này, trong những năm ấy, cứ quẩn quanh chỗ cái dốc Hàng Kèn oan nghiệt thế nhỉ?
Chợt nghĩ thế nào, hai tay bố Hiền giơ Hiền ra, đưa Hiền cho một người đàn ông đương đi tới.” [25. 432]. Không gian định mệnh – không gian ngã sáu Hàng Kèn, nơi đã diễn ra bao nhiêu vui buồn của tác giả và những người bạn của mình. Nơi chất chứa bao sự kiện lịch sử cũng như những sự kiện có liên quan đến cá nhân nhà văn. Và bây giờ không gian ấy gắn thêm một sự kiện nữa – một sự kiện đau lòng: Nguyễn Bính mất con. Tô Hoài đứng ở điểm nhìn khách quan để ghi lại sự thật này. Tác giả miêu tả xúc cảm, tâm trạng xót xa của Nguyễn Bính: “Nguyễn Bính thất thểu suốt đêm. Sáng ra, nhợt nhạt thẫn thờ bước giữa trống không.” [25. 432]. Hình ảnh thất thểu của Nguyễn Bính khiến người đọc vừa cảm nhận được nỗi buồn của người bố mất con, vừa cảm nhận được tâm trạng cảm thông chia sẻ của Tô Hoài trước nỗi đau mất con của bạn.
Không gian sự kiện lịch sử xã hội hay không gian sự kiện có liên quan đến mỗi gia đình, cá nhân đều có sự hiện diện của tác giả. Tô Hoài luôn đặt mình ở điểm nhìn khách quan, đứng ngoài để miêu tả, ghi chép. Chính vì thế mà mỗi trang viết của nhà văn đều mang lại độ tin cậy cần thiết.
Hồi ký là lối văn nói về chính cái tôi, nói về bản thân tác giả hoặc những gì mình chứng kiến cho nên trong không gian hiện thực gắn liền cá nhân nhân vật “tôi” xuất hiện với rất nhiều sự kiện. Đó là không gian của ngôi trường trong chuyến đi Hà Giang của tác giả cùng Nguyễn Tuân, Hoàng Trung Thông, Trọng Hứa với tâm trạng “Cái vui được đến một nơi chưa hề đến”: “ Tôi sang trường chơi với các thày giáo cô giáo – hồi ấy công tác diệt dốt và học chữ Mèo đương sôi nổi. Dưới huyện cán bộ Kinh công tác vùng cao tối nào cũng phải đến học chữ Mèo. Trên núi Vằn Chải, thày Hùng quê bên Thái Nguyên, cô Mai người Tày Bắc Quang với nhiều thày người Mông
trong huyện, các thày Chứ, thày Páo, thày Chúng. Và cô giáo sinh Ly Chờ, cô gái xinh xinh bé bỏng quê Sà Phìn” [23. 580]. Sự kiện này là một trong rất nhiều các sự kiện khác liên quan đến nhà văn. Từ tâm trạng: “Cái vui được đến một nơi chưa hề đến” tác giả cho người đọc thấy rò một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước – công tác diệt dốt ở vùng cao. Ở ngôi trường này, không chỉ có người bản địa mà còn có các thầy từ mọi vùng quê trong sự đồng lòng xây dựng phong trào ở vùng núi xa xôi của Tổ quốc.
Trong hồi ký của mình, không gian cụ thể luôn gắn liền với những sự kiện có liên quan đến từng con người. Sau khi xảy ra việc Nhân Văn, Tô Hoài “đáp tàu xuống Thái Bình” [24. 31], “Tự nguyện hay không, tôi thấy tôi phải đi mới giải quyết được bế tắc cho mình.” [24. 31]. Tô Hoài đi cải cách ruộng đất ở các làng quê của Quảng Xương, Nông Cống, Hải Dương, rồi bây giờ là Thái Bình. Những chuyến đi đó khiến nhà văn thấm thía hơn và có cái nhìn chân thực hơn về con người và cuộc sống.
Đi và được đi, đó cũng là niềm vui của người cầm bút. Nhưng cũng có lúc nhà văn dừng lại để chiêm nghiệm cuộc sống xung quanh. Đó là những năm tháng Tô Hoài tham gia làm công tác ở khu phố - nơi cư trú của gia đình tác giả. Nhà văn tham gia công tác ở khu phố với tất cả tấm lòng và sự nhiệt huyết. Ở đó có đủ loại công việc phức tạp, có đủ tầng lớp xã hội, đủ loại hạng người. Tham gia công tác khu phố Tô Hoài mới cảm nhận hết được nhiều điều phức tạp và rối rắm trong cuộc sống thường nhật của người dân. Mọi công việc, từ nhỏ nhất Tô Hoài đều tham gia không từ nan: “Trưởng ban đại biểu khối phố cũng như trưởng thôn ở xóm – một hình thức tự quản, nhưng công việc thì lại chẳng khác chủ tịch xã. Có lịch giao ban với tiểu khu, không được có con dấu nhưng cứ chứng nhận, xác minh, giới thiệu đủ thứ: đăng ký kết hôn; xin miễn phí cho người nghèo nằm nhà thương; mua bán nhà; đưa giấy gọi nghĩa vụ quân sự; mở lớp xóa nạn mù chữ, lớp chống tái mù; phụ
Có thể bạn quan tâm!
- Cái nhìn không gian và thời gian nghệ thuật trong hồi ký của Tô Hoài Qua hồi ký Cát bụi chân ai và Chiều chiều - 5
- Không Gian Hiện Thực Cụ Thể Gắn Với Những Sự Kiện Đáng Nhớ
- Cái nhìn không gian và thời gian nghệ thuật trong hồi ký của Tô Hoài Qua hồi ký Cát bụi chân ai và Chiều chiều - 7
- Cái nhìn không gian và thời gian nghệ thuật trong hồi ký của Tô Hoài Qua hồi ký Cát bụi chân ai và Chiều chiều - 9
- Cái nhìn không gian và thời gian nghệ thuật trong hồi ký của Tô Hoài Qua hồi ký Cát bụi chân ai và Chiều chiều - 10
- Thời Gian Nghệ Thuật Trong Hồi Ký Của Tô Hoài
Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.
trách vệ sinh, đánh bả chuột, phun thuốc muỗi; lập danh sách rồi lĩnh và phát tem phiếu lương thực cuối năm. Ôi chao, một đống việc phải mó tay vào. Có hôm đương họp, người chạy vào báo: phố bên kia cho người lấy phân trộm, xe thồ cứt thối khắp xóm. Thế là lại phải chạy sang.” [24. 200]. Vất vả là thế nhưng công việc ấy đem lại cho tác giả niềm vui, hơn hết là có thể hiểu được cuộc sống sinh hoạt của người dân thị thành vào những năm khó khăn, những năm kháng chiến.
Như vậy, trong hồi ký của Tô Hoài không gian sự kiện có những nét đặc trưng riêng. Trong tiểu thuyết Miền Tây không gian sự kiện và không gian tâm lý hòa quyện không tách rời tạo nên tâm trạng phức tạp của nhân vật, hướng tới tâm trạng của nhân vật nhiều hơn. Nhân vật bà Giàng Súa trong tác phẩm này được tác giả tạo nên với tính cách và đời sống tinh thần rất riêng. Mỗi sự kiện xảy ra đều tác động đến tâm lý của bà Giàng Súa, khi lo lắng, suy nghĩ, khi buồn, khi vui. Mỗi khi nghĩ đến Tết, lòng bà lại náo nức bởi từ lâu mẹ con bà đã không biết đến Tết: “Từ lâu lắm, lũ con bà Giàng Súa nương náu trong rừng không biết Tết, chỉ mang máng cái Tết, vì vậy bao giờ nghĩ đến cũng thấy náo nức vô cùng” [26. 20]. Có những lúc bà Giàng Súa lại “nước mắt đầm đìa ” [26. 38] khi nghĩ đến cảnh sống tăm tối khổ cực của mình. Và từ khi chính quyền được thành lập, cuộc sống của bà thay đổi, tâm lý của nhân vật cũng thay đổi theo. Bà Giàng Súa sung sướng ngỡ ngàng bởi “Những điều mới lạ thật mới lạ. Bà Giàng Súa tin có điềm lành đến thì chắc bỏ được cái khổ. Những điều tốt lành đã đến, làm cho lòng người khô cạn bỗng dưng chợt vui như đầu năm thấy điềm con chim én về làm tổ trong mái nhà” [26. 46]. Như vậy trong tiểu thuyết Miền Tây sự kiện đều có những tác động không nhỏ tới tâm lý của nhân vật. Mỗi không gian sự kiện tạo nên những cung bậc tâm trạng khác nhau cho nhân vật. Không gian trong hồi ký của Tô Hoài là những không gian hiện thực gắn liền sự kiện lịch sử, đời tư để
người đọc nhận diện lịch sử và tái hiện chân dung nhân vật một cách chân thực và khách quan.
Đến với hồi ký Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng hay Tuổi thơ im lặng của Duy Khán chúng ta càng thấy nghệ thuật khác biệt trong hồi ký Tô Hoài. Với Nguyên Hồng hồi ký là một chuỗi các sự kiện của gia đình, của chính mình. Ở đó nhà văn bộc lộ mọi cung bậc của nguồn cảm xúc: niềm vui, nỗi buồn, bất hạnh, khổ đau và niềm hạnh phúc. Cái “tôi” trong tác phẩm này là cái “tôi” tâm trạng, cảm xúc hướng nội. Chúng ta không thể quên được hình ảnh “nước mắt tôi đã ròng ròng rớt xuống hai bên mép rồi chan hòa đầm đìa ở cằm và ở cổ”, “cổ họng đã nghẹn ứ khóc không ra tiếng” [6. 215] của cậu bé Hồng khi nghe cô kể về tình hình của mẹ, rằng mẹ tôi đã có em bé “(…)mẹ tôi ngồi cho con bú ở một bên rổ bóng đèn. Mẹ tôi ăn vận rách rưới, mặt mày xanh bủng, người gầy rạc đi, (…)” [6. 215]. Và nhất là niềm hạnh phúc khôn tả của một cậu bé cô đơn, tủi nhục sau bao ngày đằng đẵng xa cách bỗng lại được lăn vào lòng mẹ “Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. … Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng…” [6. 216, 217] để lại cảm xúc khó phai mờ trong lòng độc giả.
Với Duy Khán, hồi ký Tuổi thơ im lặng là những kỷ niệm từ lúc tác giả được sinh ra cho đến năm mười lăm tuổi. Đó là tình cảm yêu thương, nỗi nhớ da diết cảnh vật làng quê, người thân của tác giả. Từ những con vật gần gũi, thân quen với cuộc sống như chó, mèo, cái cò, cái vạc, cái nông … hay người thân như chị Ngoãn, cô Phan, bà kép Hỉ, chú Ất … đến hình ảnh làng quê khi Cách mạng tháng Tám thành công: “Cờ đỏ bờ đê, đỏ cả cây đa đình, đỏ cả ngọn tre” [29. 87], những trận Tây càn: “Đạn veo véo qua đầu. Tất cả
làng chạy lên núi, nấp khe suối. Làng đã bắt đầu cháy” [29. 92]. Tất cả các sự kiện, sự việc được tác giả nói tới với tấm lòng yêu mến quê hương bằng giọng điệu tự hào. Các nhân vật, sự kiện… được thể hiện theo lối “chấm phá” chỉ một vài chi tiết, nhưng gây ấn tượng thật mạnh – đọc một lần là không thể nào quên.
Không gian sự kiện trong Cát bụi chân aivà Chiều chiều mang một đặc điểm khác. Sự kiện được tác giả hồi tưởng và tái hiện với thái độ khách quan và cách kể tỉnh táo: “Không lên giọng, không nhấn mạnh. Thậm chí không muốn bất cứ sự can thiệp nào của một ý chí chủ quan, nhằm xác định một “chủ đề tư tưởng” nên” truyện của Tô Hoài cứ tự nhiên mà thủ thỉ cái tiếng nói hồn nhiên của bản thân sự sống.” [32. 28], và “không cần thêm vào đấy một lời bình, một thái độ” [32. 384]. Do đó mỗi sự kiện trong hồi ký Tô Hoài là một bức tranh hiện thực và từng nhân vật bộc lộ khách quan trung thực đến hiếm thấy.
Như vậy trong hồi ký của Tô Hoài không gian sự kiện mang một ý nghĩa đặc biệt. Không gian sự kiện giúp người đọc thấy được nhân vật với đầy đủ mọi phương diện, đặc biệt là tiến tới tiếp cận con người ở phương diện đời thường. Những biểu hiện bề ngoài trong mỗi sự kiện của nhân vật trong hồi ký chủ yếu là để làm nổi bật tính cách, tâm tư, tư tưởng, hành động của nhân vật đó.
Tóm lại, trong hồi ký Tô Hoài, với cái nhìn chân thực mang dậm dấu ấn lịch sử, nó không những đem đến cho người đọc thấu hiểu những giai đoạn cách mạng cam go mà không gian sự kiện đời tư còn cho mỗi chúng ta hiểu rò hơn tính cách, cuộc sống sinh hoạt của những nhà văn có tên tuổi.
2.2.2. Không gian sinh hoạt đời thường
Xuất phát từ đặc điểm của hồi ký và từ cái nhìn nhân bản nghiêng về cuộc sống sinh hoạt đời thường của Tô Hoài, trong hai tập hồi ký Cát bụi
chân ai và Chiều chiều không gian sinh hoạt rất đậm nét, thể hiện đặc sắc phong cách nghệ thuật của Tô Hoài. Không gian sinh hoạt đời thường là không gian đã được nhà văn tạo dựng từ các tập hồi ký trước, đặc biệt là hồi ký Cỏ dại. Từ cuốn hồi ký này không gian sinh hoạt đời thường luôn hiện diện và trở thành một yếu tố nghệ thuật không thể thiếu tạo nên phong cách nghệ thuật tác giả.
Không gian sinh hoạt là nơi để nhân vật thực hiện các hoạt động sống. Nơi đó có thể là phòng ở, phòng làm việc, quán xá, đường phố, chuyến xe, làng quê v.v. Không gian sinh hoạt là không gian mà ở đó nhân vật bộc lộ mình một cách tự nhiên nhân bản nhất. Như chúng ta đều biết “Tô Hoài rất nhạy cảm với những cảnh sinh hoạt, những tập tục quen thuộc của từng vùng quê, từng gia đình, từng con người” [40. 36] nên trong hồi ký tác giả ghi lại rất nhiều những cảnh sinh hoạt của các bạn văn nghệ sĩ, những người nông dân … và của chính mình. Những cảnh sinh hoạt ấy tạo nên không gian rất gần gũi và giúp cho người đọc hiểu thêm về cuộc sống cũng như tính cách các nhân vật được tác giả nói tới.
Trong tiểu thuyết Miền Tây, Tô Hoài miêu tả cuộc sống của con người vùng Tây Bắc qua hai không gian đối lập nhau: không gian ngột ngạt tăm tối của chế độ cũ và không gian tươi sáng của chế độ mới. Qua không gian xã hội ấy chúng ta nhận thấy hai cảnh đời trái ngược nhau của người dân Tây Bắc: khổ đau trong xã hội cũ và tươi vui, hạnh phúc trong xã hội mới. Nhưng với một cái nhìn nhân bản nghiêng về cuộc sống sinh hoạt đời thường, ở hai tập hồi ký Cát bụi chân ai và Chiều chiều Tô Hoài đã xây dựng không gian mang dấu ấn riêng. Xuất phát từ sự gần gũi và thấu hiểu cá tính của mỗi bạn văn, Tô Hoài đã tạo dựng không gian sinh hoạt để đi sâu bộc lộ những mảnh đời, những tính cách riêng thật phong phú và đa dạng.
Không gian gia đình – căn phòng là một không gian tiêu biểu của không gian sinh hoạt. Ở đây mọi công việc, mọi diễn biến sinh hoạt của cá nhân được hiện diện rò nét. Đây là không gian gia đình – căn phòng của nhà văn Nguyên Hồng được Tô Hoài nhắc tới nhiều lần trong Cát bụi chân ai: “Về Hà Nội, Nguyên Hồng và vợ con thuê cái gác hai một nhà ở phố Miriben cũ bên cạnh viện Mắt gần chợ Hôm. Nhớ những lần Nguyên Hồng rủ đến chơi nhà thường vào buổi chiều thứ bảy. Dựng xe đạp cái sân chung nhớp nháp nhà dưới rồi lên gác. Nhà một buồng lủng củng ba lô, tay nải. Chẳng khác trước kia ở dưới bãi Nghĩa Dũng. Chỉ thêm trẻ con chạy ra chạy vào lít nhít rối cả mắt. (…).
- Ngồi vào đây lấy chỗ cho mẹ nó kê cái hỏa lò. Chả rán phải chén nóng tại chỗ mới hay.
Nguyên Hồng lui cui dẹp quanh cho tôi ngồi tựa lưng vào tường trông ra chằng chịt dây điện ngoài cửa sổ, lá xà cừ rụng bay rào rào” [25. 422, 423]. Sau khi hòa bình lập lại gia đình Nguyên Hồng về Hà Nội, về thủ đô. Một sự thay đổi lớn đối với cả gia đình nhà văn. Từ một nơi có bãi đất rộng “bãi Nghĩa Dũng” về một nơi phải ở nhà thuê, “nhà một buồng”. Hai cảnh không gian đối lập, giữa cảnh rộng rãi, thoáng đãng với cảnh nhỏ hẹp, khép kín càng bộc lộ cuộc sống khó khăn, thiếu thốn của gia đình Nguyên Hồng. Căn phòng ở gác hai của Nguyên Hồng không đủ rộng cho khách ngồi. Mỗi lần khách đến chủ nhà phải “lui cui dẹp quanh”. Khách “ngồi tựa vào tường trông ra chằng chịt dây điện ngoài cửa sổ, lá xà cừ rụng bay rào rào”. Không gian trong phòng đã chật hẹp, không gian bên ngoài càng bị thu hẹp hơn. Khoảng không gian nhìn qua khung cửa chỉ thấy “chằng chịt dây điện” cũng đủ thấy sự ngột ngạt, bức bối mà cả gia đình Nguyên Hồng phải đối mặt. Tô Hoài đặc tả căn phòng của gia đình nhà văn Nguyên Hồng thật khách quan trong trường nhìn của tác giả, qua đó thể hiện cuộc sống khó khăn của gia đình nhà
văn. Đó cũng là sự khó khăn của bao gia đình khác trong giai đoạn mới của lịch sử. Về Hà Nội – đó là một sự kiện đáng ghi nhớ, một bước ngoặt trong sự thay đổi suy nghĩ của nhà văn đa cảm, chân thành này. Không gian căn phòng của gia đình Nguyên Hồng phần nào thể hiện phong cách sinh hoạt của nhà văn. Tô Hoài rất tôn trọng cách sống, cách suy nghĩ của các bạn văn nên tất cả những gì ông miêu tả đều hiện diện trung thực đến hiếm thấy. Người đọc không thể hình dung cuộc sống đời thường của nhà văn nếu không có những cảnh sinh hoạt như vậy. Không gian sinh hoạt của gia đình Nguyên Hồng cho thấy sự ấm cúng, gần gũi, thân tình, không lạ lùng xa cách cho dù hoàn cảnh gia đình còn khó khăn, túng thiếu.
Mặc dù cuộc sống còn nhiều thiếu thốn nhưng tấm lòng của Nguyên Hồng vô cùng rộng mở, chân tình, thoáng đạt. Trong căn phòng chật chội ấy: “ Nguyên Hồng rủ tôi đến chơi nhà. Không phải chiều thứ bảy, khác mọi khi. Tôi hỏi:
- Lại nem Sà Goòng?
- Ừ, mới kiếm được cái rau hay lắm.
Đúng, lại chả giò với nhân nhau thai băm với mộc nhĩ. Vẫn trên căn gác mọi khi. Các cháu, đứa bổ củi, đứa xuống nhà rửa rau, đứa ngồi học cạnh cửa sổ. Người trong phòng bề bộn hơn đồ đạc. Chị ấy gầy leo khoeo đã chớm bệnh hen, đương lúi húi rán chảo nem trên hỏa lò than cám. Chị đi làm về, “sao hang sách đóng cửa sớm thế” – tôi hỏi. Chị cười nhẹ nhàng, không trả lời câu hỏi mà sau tôi mới hiểu. Cụ bà bên góc tường đương đùm mụn áo sứt chỉ của cháu nào.” [25. 484]. Lần thứ hai căn phòng của gia đình Nguyên Hồng được tác giả miêu tả. “Căn gác mọi khi” chật chội, bề bộn nhưng không khí gia đình rất ấm cúng. Các con của nhà văn mỗi đứa một việc, vợ Nguyên Hồng thì “gầy leo khoeo chớm bệnh hen” nhưng rất chu đáo với bạn của chồng.