Thời Gian Nghệ Thuật Trong Hồi Ký Của Tô Hoài


giữa bụi”, “Quanh búi tre, nơi cho người ngồi hóng mát”, những con trâu, con bò “đã thành lệ, bao giờ cũng đứng cọ sườn vào lưng cây”…

Không gian làng quê còn hiện lên cuộc sống nhọc nhằn của những người nông dân “đầu tắt mặt tối”: “Hai bên cánh đồng lác đác những đầu bờ cắm đòn xóc, treo cái mồi rơm, ấm nước. Nhiều nơi còn gặt muộn. Nhưng nhiều chỗ đã làm mùa, đương cày dầm. Rồi có ruộng cày xếp ải quanh bờ, đất đã nỏ, sắp tháo được nước. Chỗ làm mùa, chỗ sang màu, đồng áng chẳng còn phân biệt màu vụ, lúc nào cũng lật đất kiếm cái ăn.” [24. 87, 88]. Không khí làm việc khẩn trương, nơi còn gặt, nơi đã cày dầm, nơi cày xếp ải quanh bờ; chỗ chuẩn bị làm mùa, chỗ sang màu đã phản ánh sự tất bật và bản chất làm ăn chăm chỉ của người nông dân trên mảnh đất gắn bó máu thịt với mình. Miền Bắc không còn tiếng súng của chiến tranh nhưng cuộc chiến với sự sống, sự tồn tại thì không bao giờ ngừng nghỉ. Người dân “ lúc nào cũng lật đất kiếm cái ăn”, lúc nào cũng trăn trở vì công việc. Tô Hoài không chỉ là nhà văn thấu hiểu bản chất và công việc của người nông dân mà ông còn là người sử dụng ngôn ngữ rất chính xác để miêu tả nỗi nhọc nhằn của họ. “Lật đất” chỉ với cụm từ này thôi ta có thể hình dung ra một cuộc chiến với sự sinh tồn cũng rất quyết liệt để từ đó cho người đọc thấy quá trình phát triển vận động của không gian làng quê, không gian đầy ắp những sự kiện trong cuộc sống mưu sinh của họ.

Tác giả trở lại xóm Đồng. Làng quê nay đã đổi khác: “Mấy nóc nhà lèo tèo và cây đa chợ Thượng không còn. Một trường tiểu học, dãy nhà quây trong bốn phía tường gạch quét vôi vàng”[24. 523], “Xóm Đồng ngay kia. Cái mà tôi nhận ra, ấy là mặt nước con sông nhỏ cong cong quanh xóm. Còn những khoanh tre thì đã bị phát quang.”[24. 523], “Tôi bỡ ngỡ đôi chút khi nhớ chỗ ấy là một cái ao. Bây giờ mọc lên nếp nhà hai tầng, dưới sân trên giại bể có giàn trầu không, cổng sắt khóa. Tôi đương vào ngò nhà ông Ngải


mà cứ vừa quen vừa lạ . Cái nhà vẫn trong kia, nhưng không vách đất mà tường lên vàng khè. Đầu nhà trổ ra vườn chỗ ấy đặt chò mước đái, chúng tôi đã làm hố ủ phân xanh, ngoài kia những cây chè khẳng khiu. Bây giờ xi măng chát phẳng, mất cả mấy cây cau lùn đằng trước. Nhưng dòng sông vẫn thấp thoáng sau bờ rào búi hóp. Cái chuôm thả vịt còn nhưng chỉ như vũng nước bên chân tường.” [24. 524]. Sự thay đổi của làng quê cũng là sự thay đổi của đất nước. Làng quê bây giờ không còn nghèo nàn như xưa, nhà không còn vách đất mà bằng tường gạch vôi vàng. Những khoanh tre ngày xưa đã bị phát quang, chỗ cái ao giờ là ngôi nhà hai tầng… Cảnh vật đã đổi thay nhiều. Nhất là khi tác giả chứng kiến với một thái độ không khỏi ngạc nhiên ở xóm Đồng: “ở nơi nước ngọt nước lợ tít mù thế này mà các đầu xóm cắm biển cũng đánh số xóm 1, xóm 3 như ở Cầu Giấy, ở Nghĩa Đô đất Kẻ Chợ.” [24. 523, 524]. Làng quê đã có những nét mới gần với thành phố. Cả nhà ông Ngải- nhân vật trở đi trở lại trong Chiều chiều cũng thay đổi nhưng lắng sâu trong tiềm thức vẫn còn sót lại một chút gì đó. Hình như chủ nhân của khóm tre, của cái chuôm, của những bát nước chè đặc sánh không muốn làm mất đi hình ảnh dân dã, thân thuộc của làng quê, của chính mình.

Tóm lại không gian sinh hoạt trong hồi ký của Tô Hoài là một không gian đặc sắc được xuất hiện đậm đặc. Nó đã góp phần làm nên phong cách nghệ thuật của nhà văn. Từ không gian này tác giả vừa cho chúng ta thấu hiểu từng chặng đường đã qua của cách mạng Việt Nam, vừa tạo điều kiện cho người đọc tiếp cận với nhân vật một cách gần nhất, rò nét nhất và cũng nhân bản nhất. Từ cái nhìn chân thật mang đậm dấu ấn lịch sử và cái nhìn nhân bản nghiêng về cuộc sống sinh hoạt, Tô Hoài đã tạo nên một không gian mang sắc thái riêng trong hồi ký. Không gian sinh hoạt hòa cùng không gian lịch sử - xã hội tạo nên một không gian toàn cảnh rộng lớn về con người, xã hội để nhà văn gửi nhiều thông điệp đến cho bạn đọc.


Chương 3

THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG HỒI KÝ CỦA TÔ HOÀI

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

3.1. Khái niệm thời gian nghệ thuật

Cũng như không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật là dạng tồn tại mang tính đặc thù của vật chất, nghĩa là nghệ thuật có thời gian riêng để thể hiện phương thức tồn tại và triển khai thế giới. Nếu như không gian nghệ thuật không phải là không gian vật lý thì thời gian nghệ thuật cũng chưa phải tồn tại trong thời gian vật chất, mà thời gian nghệ thuật luôn vận động, biến đổi gắn liền với sự cảm thụ về thời gian.

Cái nhìn không gian và thời gian nghệ thuật trong hồi ký của Tô Hoài Qua hồi ký Cát bụi chân ai và Chiều chiều - 11

Các tác giả trong cuốn Từ điển tiếng Việt cho rằng: “thời gian là hình thức tồn tại cơ bản của vật chất (cùng với không gian) trong đó vật chất vận động và phát triển liên tục, không ngừng”. Đứng về phương diện triết học, “thời gian là hình thức tồn tại của vật chất bao gồm những thuộc tính, độ lâu của sự biến đổi, trình tự xuất hiện và mất đi của sự vật, các trạng thái biến đổi khác nhau của thế giới vật chất.” Như vậy thời gian là một phạm trù cơ bản của cuộc sống. Thế giới tự nhiên và con người đều tồn tại trong quá trình vận động của thời gian. Tuy nhiên thời gian vật chất và thời gian nghệ thuật có những phạm trù riêng. Những sự kiện trong tác phẩm nghệ thuật không thể tồn tại trong thời gian vật chất. Bởi ở tác phẩm nghệ thuật, con người có quá trình vận động và phát triển riêng. Trong tác phẩm nghệ thuật, con người có thể trải qua một cuộc đời, một ngày, trải qua nhiều thế hệ, hoặc quay về quá khứ, hay nhảy vượt tới tương lai. Vì thế “thời gian nghệ thuật là thời gian mà ta có thể thể nghiệm được trong tác phẩm nghệ thuật với tính liên tục và độ dài của nó, với nhịp độ nhanh hay chậm, với chiều thời gian và hiện tại, quá khứ hay tương lai ” [47. 61]. Như vậy thời gian nghệ thuật có thể mang tính liên tục, cái này xảy ra sau cái kia theo một trình tự nhưng cũng có thể đảo ngược sự liên tục của nó. Bởi thế thời gian nghệ thuật có thể đảo ngược quay


về quá khứ. Người nghệ sĩ có thể chọn điểm bắt đầu và kết thúc, có thể là nhanh hay chậm, có thể kể xuôi hay đảo ngược, có thể chọn độ dài một khoảnh khắc hay nhiều thế hệ, nhiều cuộc đời. Thời gian thể hiện ý thức sáng tạo chủ động, tự do mang đậm dấu ấn của tác giả.

Trần thuật trong văn học nghệ thuật bao giờ cũng xuất phát từ một điểm nhìn nhất định trong thời gian. Cái được trần thuật bao giờ cũng diễn ra trong thời gian, được biết qua thời gian. Thời gian nghệ thuật vừa là hình thức hiện hữu, vừa là hình thức tư duy của con người được diễn tả bằng ngôn từ trong quá trình miêu tả tính cách, hoàn cảnh, đường đời của nhân vật. Do đó “Thời gian nghệ thuật là hình thức nội tại của hình thức của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó” [11. 219].

Thời gian nghệ thuật là hình thức nghệ thuật, sản phẩm sáng tạo của tác giả bằng các phương tiện nghệ thuật nhằm làm cho người thưởng thức cảm nhận được: hoặc hồi hộp đợi chờ, hoặc thanh thản vô tư, hoặc đắm chìm vào quá khứ. Nhưng thời gian nghệ thuật cũng không phải là một hiện tượng của tâm lý mà cá nhân người đọc muốn cảm thụ nhanh chậm tùy ý. Thời gian nghệ thuật là một sáng tạo khách quan trong chất liệu. Nếu như một tác phẩm có thể gây hiệu quả hồi hộp đợi chờ thì đối với ai, lúc nào, khi cảm thụ thời gian ấy đều xuất hiện. Điều đặc biệt là thời gian nghệ thuật là một biểu tượng, một tượng trưng, thể hiện một quan niệm của nhà văn về cuộc đời và con người.

Chẳng hạn khi ta đọc truyện ngắn Dưới bóng hoàng lan của Thạch Lam ta sẽ cảm nhận mình đang quay về quá khứ. Nhà văn đã sử dụng thời gian hồi tưởng để miêu tả cuộc đời nhân vật Thanh. Nhân vật Thanh dù đã trưởng thành nhưng khi quay trở về thăm bà chàng lại thấy mình như bé lại. Kỷ niệm thơ ấu, sự yêu thương và chở che trong vòng tay của bà nội, cảnh ngôi nhà và khu vườn yên tĩnh vẫn vẹn nguyên như ngày xưa… Thạch Lam


như “ghìm giữ nhịp trôi của thời gian” làm cho người đọc tưởng mình đang sống trọn vẹn cùng quá khứ. Thời gian trong văn học có thể được các nhân vật cảm nhận khác nhau tùy theo hoàn cảnh sống của họ.

Trong Truyện Kiều của Nguyễn Du nhân vật Thúy Kiều đã từng có lúc cảm thấy thời gian dài đằng đẵng một ngày dài tựa ba thu:

Sầu đong càng lắc càng đầy

Ba thu dồn lại một ngày dài ghê

Nhưng cũng có lúc nàng lại thấy thời gian trôi đi nhanh chóng, mười mấy năm trời mà như thoáng chốc:

Chốc đà mười mấy năm trời Còn ra khi đã da mồi tóc sương

Như vậy thời gian nghệ thuật trong văn học khác với thời gian khách quan, nó có thể trôi rất nhanh, bị dồn nén hay kéo dài cái chốc lát thành vô tận.

Có thể nói thời gian nghệ thuật được xây dựng theo cách cảm nhận thời gian của con người. Phản ánh sự cảm thụ thời gian của con người trong từng thời kỳ lịch sử, từng giai đoạn phát triển, thể hiện sự cảm thụ độc đáo của tác giả về phương thức tồn tại của con người trong tác phẩm.

Thời gian nghệ thuật là sự sáng tạo của nghệ sĩ để tạo ra “một thế giới nghệ thuật có thể trường tồn trong thời gian” (Trần Đình Sử). Như vậy thời gian nghệ thuật đã góp phần bộc lộ rò quan điểm và tư tưởng của nhà văn. Có khi nhà văn tổ chức vận hành thời gian nghệ thuật trong tác phẩm của mình theo diễn biến của câu chuyện, được trình bày theo sự phát triển trước sau của thời gian. Đó là thời gian sự kiện, thời gian này được tính theo độ dài thời gian mà nó diễn ra. Các sự kiện được xâu chuỗi và xuất hiện một cách tuần tự, không đứt quãng. Tác phẩm không có thời gian chết và sức hấp dẫn của nó là ở nhịp điệu dẫn dắt câu chuyện. Ví dụ như tác phẩm: Tam quốc diễn nghĩa


– La Quán Trung, Tây du kí – Ngô Thừa Ân, Hoàng lê nhất thống chí – Ngô gia văn phái …

Bên cạnh kiểu thời gian này còn có kiểu thời gian tâm lý. Nhà văn kéo dài thời gian để diễn đạt tâm trạng chờ đợi của nhân vật, có khi buộc thời gian phải đứng lại vận động theo chiều ngược lại hay vận động ngược chiều để thể hiện sự hồi tưởng của nhân vật. Quá khứ, hiện tại và tương lai không tách rời mà đan cài lẫn nhau; cái hôm qua hiện hữu trong cái hôm nay, cái hôm nay dự báo cái ngày mai. Điều đó thể hiện quan niệm về sự vận động biện chứng của con người và lịch sử.

Là một phạm trù của thi pháp học, thời gian nghệ thuật đã “cung cấp một cơ sở để phân tích cấu trúc bên trong của hình tượng văn học, cũng như nghiên cứu các loại hình, các hiện tượng nghệ thuật trong lịch sử” [35, 68].

Thời gian nghệ thuật rất đa dạng. Nó là một thuộc tính tất yếu của hình tượng nghệ thuật. Các nhà văn khi sáng tạo nên công trình nghệ thuật thường sử dụng yếu tố thời gian nghệ thuật như một phương tiện cần thiết để tái hiện đời sống con người.

Khi nghiên cứu thời gian nghệ thuật, các nhà nghiên cứu cũng đưa ra một số cách phân loại.

M.Bakhtin (nhà nghiên cứu văn học Nga) trong bài viết Tiểu thuyết giáo dục và ý nghĩa của nó trong lịch sử chủ nghĩa hiện thực (Tạp chí văn học số 4 - 1999) đã phân chia thời gian nghệ thuật trong tác phẩm văn học thành bốn loại: thời gian phiêu lưu, thời gian cổ tích, thời gian tiểu sử và thời gian lịch sử.

G.S Trần Đình Sử quan niệm trong tác phẩm văn học có thời gian trần thuật và thời gian được trần thuật:

Thời gian trần thuật là thời gian vận động theo dòng vận động tuyến tính một chiều của văn bản ngôn từ. Người ta nói văn học là nghệ thuật thời


gian bởi văn học diễn đạt các sự vật hiện tượng theo trật tự thời gian của lời nói liên tục, từ câu đầu đến câu cuối cùng, không đảo ngược. Thời gian trần thuật là thời gian của người kể, của sự kể. Nó có mở đầu và kết thúc; có tốc độ và nhịp độ riêng do người kể có thể nhanh hay chậm, kể lướt hay kể tỉ mỉ, dừng lại miêu tả chi tiết; có thể sắp xếp trật tự thời gian của sự việc đem cái xảy ra sau kể trước và ngược lại; nó luôn mang thời hiện tại (tương ứng với thời hiện của người nói).

Thời gian được trần thuật là thời gian của sự kiện được nói tới bao gồm: thời gian sự kiện, thời gian nhân vật, thời gian thiên nhiên, thời gian sinh hoạt, thời gian phong tục, thời gian xã hội lịch sử.

Nghiên cứu thời gian nghệ thuật trong hồi ký Cát bụi chân aiChiều chiều của Tô Hoài chúng tôi thấy thời gian nghệ thuật trong hai tập hồi ký này được thể hiện trên hai bình diện: thời gian lịch sử và thời gian đời tư. Chính nó đã góp phần làm nên thành công của hồi ký Tô Hoài.

3.2. Thời gian nghệ thuật trong hồi ký của Tô Hoài

3.2.1. Thời gian lịch sử rộng mở đa chiều

Thời gian lịch sử là “thời gian thay đổi sơn hà, sự hưng phế, thịnh suy của xã hội. Nó đánh dấu bằng các sự kiện lên ngôi, niên hiệu, chiến tranh, nội chiến, ngày giải phóng, ngày hòa bình, ngày cách mạng, các đổi thay trong chính sách làm đổi thay cuộc sống và số phận của bao nhiêu người” [47. 67].

Nhà nghiên cứu văn học Nga M. Bakhtin trong bài viết Tiểu thuyết giáo dục và ý nghĩa của nó trong lịch sử chủ nghĩa hiện thực (sách đã dẫn) có đưa ra khái niệm về thời gian lịch sử: “Sự hình thành con người diễn ra trong thời gian lịch sử hiện thực với tính tất yếu của nó, với sự đầy đủ của nó, với tương lai của nó, với tính không gian sâu sắc của nó”.

Như vậy, thời gian lịch sử là thời gian hiện thực với những sự kiện quan trọng, đánh dấu bước đi và nấc thang có ý nghĩa của mỗi dân tộc.


Nghiên cứu thời gian nghệ thuật trong hai tập hồi ký Cát bụi chân ai Chiều chiều của Tô Hoài chúng tôi thấy do đặc điểm hồi kí có những điểm khác với các thể loại khác nên thời gian nghệ thuật trong hồi ký nói chung và hai tập hồi ký của Tô Hoài nói riêng được tổ chức không theo một trình tự biên niên hay quy luật có sẵn. Trong bài viết “Cấu trúc thời gian và ngôn ngữ trong Cát bụi chân ai” tác giả Đặng Thị Hạnh đã nhận thấy: “Dòng hoài niệm trong Cát bụi chân ai chạy lan man, rối rắm như ba mươi sáu phố phường, những phố hẹp của Hà Nội cổ đan xen nhau dày đặc, với những rẽ ngoặt quanh co …, (…). Thời gian hồi tưởng như ngẫu hứng, cũng chạy lông bông theo dòng hoài niệm, móc vào đâu đấy, dừng lại một lát rồi lại đi, vấp phải một câu nói, có khi chỉ là một từ, tên con tàu Chantilly chẳng hạn, chứ không hẳn phải là một bóng chiều trên sóng hồ lăn tăn nhà Thủy Tạ, là đã có thể đổi chiều, đi ngược về trước hoặc lùi về sau, có khi hàng chục năm. Tưởng đó cũng là bình thường khi “trò chơi lớn” của văn viết hồi ký là đặt chồng lên nhau các lớp thời gian” [32. 398]. Cũng theo tác giả Đặng Thị Hạnh “đối với giới nghiên cứu phương Tây thì điều này đánh dấu sự chuyển đổi vị trí của cái tôi nhân chứng trong các sự kiện lịch sử thời hiện đại: Việc không còn tuân thủ trình tự biên niên như hồi ký cổ điển khiến cho “không gian và thời gian truyện kể được đặt cao hơn không gian và thời gian các sự cố được kể” [32. 398].

Tô Hoài là nhà văn của những cảm hứng nhân văn đời thường, vì thế trong sáng tác của ông đặc biệt là hồi ký người ta ít thấy âm hưởng hào hùng của những năm tháng chiến tranh như những tác phẩm thời kỳ 1945 – 1975. Tô Hoài viết về cách mạng trên cái nền của những bức tranh sinh hoạt đời thường. Bởi vậy thời gian trong sáng tác của Tô Hoài đôi khi không được cụ thể và thật sự xác định. Tuy nhiên không phải vì thế mà sáng tác của Tô Hoài thoát ly khỏi hiện thực cách mạng, ông tái hiện lịch sử theo cách riêng của

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/07/2022