Thời Gian Đời Tư Đồng Hiện Chồng Chéo


mình. Đặc biệt trong hồi ký Tô Hoài viết về lịch sử không giống bất cứ nhà văn nào. Là người đã từng sống và chứng kiến những bước chuyển mình của lịch sử dân tộc, trên từng trang viết của ông chúng ta thấy những sự kiện lịch sử hiện lên một có ý thức. Những sự kiện lịch sử ấy là những mốc đánh dấu sự đổi thay của cuộc sống, thay đổi vận mệnh của con người, của dân tộc. Do đó, qua sự kiện lịch sử những vấn đề của xã hội, con người hiện lên nhẹ nhàng mà sâu sắc. Ngoài thời gian lịch sử trọng đại của những cuộc cách mạng, cuộc kháng chiến của dân tộc, trong hồi ký của Tô Hoài còn xuất hiện những mốc thời gian liên quan tới nghề viết của các nhà văn và của chính tác giả.

Trong hồi ký Cát bụi chân aiChiều chiều một điều chúng ta dễ nhận thấy là những mốc sự kiện lịch sử chỉ được Tô Hoài phác họa thoáng qua nhưng cũng đủ để chúng ta nhận diện được một cách tổng quát về tình hình xã hội lúc bấy giờ. Thời gian trong hồi ký của Tô Hoài được tổ chức theo dòng hoài niệm nên các sự kiện được nói tới thường “chạy lông bông”. Tô Hoài khi viết về thời gian thường không có ngày, giờ, tháng, năm thật chính xác. Nhà văn chỉ ước đoán bằng những khoảng ước định như: “năm ấy”, “những năm ấy”, “khoảng những năm”, “mấy năm”, “hồi ấy” … nhưng chúng ta vẫn có thể biết được các sự kiện theo dòng lịch sử của dân tộc.

Không gian và thời gian có một mối liên hệ mật thiết với nhau, nhất là trong hồi ký của Tô Hoài. “Vào quãng giữa thế kỷ này thành phố và con người đều trải nhiều quãng đời chằng mắt xích với nhau.” [25. 389]. Vì lẽ đó mà không ít lần tác giả nhắc tới cái ngã năm, ngã sáu. Những năm tháng khắc nghiệt của chiến tranh, con người và thành phố của họ đều cùng phải chống đỡ lại sự tàn phá của giặc ngoại xâm. Vì thế, con người và thời gian của những sự kiện “chằng mắt xích với nhau”. Tô Hoài không trần thuật lại lịch sử mà ghi lại câu chuyện đời thường. Những câu chuyện đời thường đó lại có


sự liên kết chặt chẽ với lịch sử. “Thế nào mà ở đây Nguyễn Tuân lại nhớ tới Két chiến dịch sông Thao mùa hạ 1949. Chập tối, bộ đội qua sông xuống đò bến đền Đông Cuông gần Mậu A. Chúng tôi hành quân suốt đêm vào hậu dịch để kịp chiều hôm sau đánh đồn Đại Bục. Tình cờ, gặp lại Két ở Mậu A, Nguyễn Tuân quen Két, Trung đoàn Thủ đô. Chiến dịch ấy, trung đội trưởng Két đã hy sinh, nằm lại bờ bên kia sông Thao” [25. 391]. Tô Hoài không ghi lại diễn biến của chiến dịch này nhưng qua việc nhà văn hồi tưởng cuộc gặp gỡ tình cờ với Két và sự hi sinh của anh, người đọc cũng hình dung được một phần cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp cam go ác liệt. Trung đoàn Thủ đô là một trung đoàn kiên cường, bất khuất và có rất nhiều chiến công trong cuộc kháng chiến trường kì chín năm. Trong trung đoàn đó đã có biết bao chiến sĩ anh dũng và đã hi sinh như trung đội trưởng Két để bảo vệ nền hòa bình cho Thủ đô nói riêng và đất nước nói chung. Mốc lịch sử ấy không những nhà văn tái hiện được một chiến dịch hào hùng mà còn ghi nhận sự có mặt của các nhà văn lớn của nước nhà cùng tham gia chiến dịch.

Rồi những năm tháng chiến tranh, nhiều gia đình ở Hà Nội phải đi tản cư đến những vùng bình yên. “Kháng chiến, Nguyên Hồng và Kim Lân đưa gia đình tản cư lên ấp Cầu Đen trên Nhã Nam.” [25. 422]. Sự kiện lịch sử này mãi mãi in đậm trong trí nhớ mỗi người dân Việt Nam đặc biệt là các nhà văn. Các nhà văn và gia đình của họ theo dòng tản cư về mọi miền quê hòa vào không khí chung của cách mạng. Trong dòng hoài niệm, Tô Hoài còn nhớ như in năm Hội Nhà văn được thành lập. Đó là: “Giữa năm 1957, Hội Nhà văn được thành lập. Nguyên Hồng phụ trách tuần báo Văn của Hội. Đã nhiều năm làm nghề viết trong kháng chiến và có làm báo, làm xuất bản nhưng cũng là ngồi trong rừng điều khiển đôi quang gánh sách báo đi các chiến khu, chúng tôi bỡ ngỡ và háo hức những công việc mới.” [25. 423]. Đó là một sự kiện quan trọng cho cả đất nước, đặc biệt là cho nền văn học của nước nhà.


Sự kiện lịch sử này có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong đời sống văn học. Bởi từ đây cách mạng đã trao cho họ một sứ mệnh riêng. Ngòi bút các nhà văn trở thành vũ khí chiến đấu. Họ viết trong kháng chiến, họ làm báo, làm xuất bản, phục vụ cho chiến khu. Cuộc sống vất vả, khó khăn ở chiến khu in đậm trên từng trang hồi ký của Tô Hoài: “Chín năm ở rừng, không có lương, quần áo phát theo mùa, xà phòng tắm và giặt cũng lĩnh ở kho từng miếng. Cơ quan sắm dao kéo, tông đơ mọi người húi đầu cho nhau.” [25. 423]. Chín năm ở rừng, chín năm cùng cả nước kháng chiến chống thực dân Pháp, chín năm sống trong sự khó khăn, gian khổ, thiếu thốn nhưng cũng là quãng thời gian có ý nghĩa nhất với mỗi nhà văn. Mỗi kỷ niệm trở về trên từng trang hồi ký của Tô Hoài như một lời nhắc nhở con người gắn bó với lịch sử dân tộc, cho dù đó là những năm tháng nếm mật nằm gai. “Mấy năm ở rừng Thượng Yên mà nhớ lại tưởng như đâu một vài ngày. Bởi chỉ khi ra ngoài, đi công tác, đi chiến dịch, quang cảnh và mọi việc mới đổi khác. Trở về trong rừng, ngày ngày lại như thế. Dậy theo hiệu còi, tập thể dục, vác xẻng cuốc, xách ống vầu nước tiểu xuống sườn đồi tăng gia rồi lên làm việc, đến giờ sang nhà bếp ăn cơm, họp kiểm điểm cuối ngày, vào xóm người Dao dân vận, dạy học, làm vệ sinh quét dọn nhà, chuồng trâu… ” [25. 416].

Thời gian trong hồi ký của Tô Hoài được lồng ghép, đan cài vào nhau. Các sự kiện nối chồng chéo chằng chịt khiến cùng một lúc, người đọc có thể được chứng kiến nhiều sự kiện quan trọng của lịch sử. Khi là thời gian ở rừng Thượng Yên, khi lại là những sự kiện báo chí làm ầm ĩ cả giới văn nghệ sĩ: “Chúng tôi bị kiểm điểm qua loa: Bỏ lớp học quan trọng đi ăn mừng đường xe lửa được khôi phục, việc không cần thiết. Báo Nhân Văn ra đến số 6 bị tịch thu tại nhà in. Các báo hoan nghênh việc đó. Một số văn nghệ sĩ chúng tôi chẳng biết ai chủ trương cũng ra tuyên bố tán thành sự tịch thu báo Nhân Văn. Nhà xuất bản Minh Đức đóng cửa. Hồi ấy, báo in còn ít, chỉ tính số

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.


nghìn. Nhưng một tờ báo bị cấm thì ầm ĩ ngay. Bấy giờ, cuối năm 1956.” [25. 444]. Sự kiện này có tác động không nhỏ tới đời sống tinh thần của nhiều nhà văn cũng như độc giả. Vào thời điểm lịch sử lúc bấy giờ việc tịch thu báo Nhân Văn được sự ủng hộ của rất nhiều người. Đó là thời điểm “ cuối năm 1956”. Thời gian này miền Bắc đã hòa bình, cuộc kháng chiến trường kì chín năm đã kết thúc bằng một chiến thắng làm chấn động địa cầu: chiến thắng Điện Biên Phủ. Việc một tờ báo bị cấm trở thành sự kiện “ầm ĩ”. Và những hệ lụy của sự kiện này sẽ không bao giờ lịch sử có thể quên. Sự kiện này không chỉ thể hiện cái nhìn của chân thực của tác giả mà còn là cái mốc lịch sử không quên. Những sự kiện ấy ăn sâu vào tiềm thức của nhiều người và gây không ít ảnh hưởng trong giới văn nghệ sĩ một thời gian dài. Chính vì thế mà có “những cuộc họp tập thể này gọi là chỉnh huấn” [25. 472]. “Mùa đông 1951, ở rừng Chiêm Hóa, hai tháng dự lớp đầu tiên chỉnh huấn gọi là “theo phương pháp Hoa Nam”. Lớp ấy nòng cốt các ngành các giới và địa phương học xong về tỏa ra rộng khắp.” [25. 473, 474]. “Chỉnh huấn xong ở Chiêm Hóa, về tổ chức chỉnh huấn trí thức và văn nghệ sĩ.” [25. 475]. Trong đợt chỉnh huấn rất nhiều nhà văn được tham gia: “Người đi thực tế thì không ai giống ai” [24. 29]. “Chúng tôi về lao động và xây dựng hợp tác xã một thôn ở Thái Thụy, huyện Thái Ninh. Mỗi xã mới tổ chức hợp tác xã ở một làng thí điểm.”. [25. 483]. Tổ chức hợp tác xã đã đem lại một luồng gió mới cho những người nông dân, những người của ruộng đồng. Xây dựng hợp tác xã với phương châm làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu đã đem lại niềm tin cho người dân. Có lẽ vì thế mà ông Ngải (Chiều chiều) cho dù trước đó không đi Việt Minh nhưng “Bây giờ có hợp tác ông vào ngay” [24. 80] vì “ông lại cắt nghĩa rằng vào hợp tác ai cũng phải lao động. Lao động được chấm công, ăn thóc, không làm thì nhịn há mồm ra. ” [24. 81].

Cái nhìn không gian và thời gian nghệ thuật trong hồi ký của Tô Hoài Qua hồi ký Cát bụi chân ai và Chiều chiều - 12


Thời gian trôi đi những dấu ấn lịch sử còn đó trên từng trang hồi ký của Tô Hoài cuộc kháng chiến chống Pháp trường kì chín năm, những thay đổi trong cơ cấu tổ chức xã hội… đều được Tô Hoài ghi lại. Các mốc thời gian tuy không chính xác từng ngày, từng tháng theo dòng biên niên của lịch sử nhưng bằng nghệ thuật tổ chức thời gian riêng, Tô Hoài đã cho người đọc thấy rò diện mạo lịch sử - xã hội đất nước qua từng thời kỳ cách mạng.

Nếu như ở tập Truyện Tây Bắc và tiểu thuyết Miền Tây thời gian lịch sử được tác giả ghi lại chủ yếu là sự đổi mới của vùng miền núi Tây Bắc sau Cách mạng tháng Tám và quá trình thoát khỏi ách cai trị của thực dân Pháp thì trong hai cuốn hồi ký Cát bụi chân ai Chiều chiều thời gian sự lịch sử được tác giả nhắc tới qua nhiều sự kiện khác nhau trong đời sống và trong văn học. Ngoài các sự kiện lịch sử đã nói tới, Tô Hoài còn không thể không thể nhắc tới một sự kiện lịch sử trọng đại đó là những năm chống đế quốc Mỹ. Khi ghi lại thời khắc lịch sử này, Tô Hoài nhắc lại: “Những năm trước 60, ở cái dốc ngã sáu Hàng Kèn ban đêm thanh vắng lắm. Những cây sấu, cây sữa cũng chưa như mấy năm sau phải một trận bom Mỹ đánh sập hai ngôi nhà và mấy gốc cây cổ thụ” [25. 385, 386]. Những năm trước 60 là những năm hòa bình mới được lập lại ở miền Bắc sau cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi, cuộc sống đang yên bình thì chiến tranh lại nổ ra. Thủ đô Hà Nội phải gánh chịu những trận bom tấn ác liệt của đế quốc Mỹ. Sự kiện lịch sử này là cái mốc quan trọng báo hiệu nền hòa bình ở miền Bắc đang bị đe dọa. Chiến tranh chống đế quốc Mỹ đã bắt đầu. Sự tàn phá của chúng không thể không dữ dội, cách mạng Việt Nam lại bước vào một chặng đường mới.

Các sự kiện lịch sử được Tô Hoài hồi tưởng chồng chất lên nhau tạo nên phong cách rất riêng. Trong khi tái hiện hiện thực Tô Hoài thay đổi liên tục không gian và thời gian. Có khi gặp một sự kiện nào mạnh kể lại bất ngờ


chuyển hướng. Mặc dù vậy, trong tầng sâu của dòng hồi tưởng các sự kiện trọng đại vẫn tạo nên sự lôgic nhất định.

Vùng quê Vĩnh Linh sau chiến tranh được tác giả ghi lại: “Vĩnh Linh hòa bình bây giờ khác xưa, nhưng mỗi lần qua tôi vẫn một nỗi bâng khuâng ấy. Cuối 1975, chuyến tàu suốt Hà Nội – Sài Gòn vào ga Tiền An trên Bến Hải hơn mười cây số. Người đôi bên hàng tàu xôn xao, náo nức. (…)” [23. 564]. Hòa bình đã mang lại cho con người đất Vĩnh Linh anh hùng sự “xôn xao, náo nức”. Đó chính là âm thanh của cuộc sống hòa bình. Khoảnh khắc ấy mỗi người dân Việt Nam đều đã chờ đợi từ rất lâu. Từ đây cuộc sống của người dân Vĩnh Linh nói riêng và của người dân Việt Nam nói chung bước sang một trang mới.

Thời gian lịch sử được mở rộng ra nhiều chiều ở những sự kiện và hoàn cảnh khác nhau. Trong hồi ký của mình, Tô Hoài có trên một lần nhắc tới không khí của cái tết. Những cái tết trong lửa đạn: “Năm cùng tháng tận, tết nhất đến nơi mà thành phố vẫn phấp phỏng không biết bom đạn trên trời ập xuống lúc nào” [25. 593]. Tết là quãng thời gian sum vầy, đầm ấm của mỗi người vậy mà họ phải đón tết trong lo âu, phấp phỏng. Chiến tranh đã khiến niềm vui và hạnh phúc đó không được trọn vẹn. Giao thừa ở Hà Nội trong những năm bom đạn chiến tranh thật khắc nghiệt: “Đêm nay Hà Nội lại giao thừa.

Chặp tối, năm hết tết đến, vẫn loa báo động máy bay địch cách 40 ki lô mét … máy bay địch 20 ki lô mét … trong cái thành phố thương tâm bất cần đời này, cái tết mơ ước vẫn đến như từ bao nhiêu năm qua. Tối tối, vô khối xe đạp còn hối hả đi mua hoa – những bó hoa cúc vạn thọ vàng rỉ ế ẩm, người chơi hoa năm nào cũng khuân cúc vạn thọ sau cùng.” [25. 612]. Bom đạn chiến tranh là thế, có thể chết bất cứ lúc nào nhưng “cái tết mơ ước vẫn đến”. Hình như người Hà Nội không quan tâm tới việc “máy bay địch cách 40 ki lô


mét” hay “20 ki lô mét”, họ chỉ muốn có một cái tết – một cái tết bình thường như “mơ ước”. Bằng sự lồng ghép tài tình giữa lịch sử và sự kiện, nhà văn đã giúp người đọc hướng tới khung cảnh lịch sử trọng đại bằng cách nhìn vào cuộc sống sinh hoạt. Người dân không thể được hưởng cái tết bình yên nếu vẫn còn “loa báo động máy bay địch”. Tuy vậy, Hà Nội dù phải chịu những trận “mưa bom bão đạn” nhưng không vì thế mà nếp sinh hoạt của người dân Hà Thành bị mất đi. Họ vẫn sống trong không khí chuẩn bị đón giao thừa cũng những thói quen nếp sống từ ngàn đời.

Với các mốc thời gian sự kiện lịch sử ấy, ta càng hiểu hơn về nhà văn Tô Hoài. Không chỉ là nhà văn ông còn là một chiến sĩ, không chỉ là một người yêu nước gắn bó với từng bước đi của cách mạng, ông còn là một người am hiểu sâu sắc nét đẹp văn hóa của người dân Hà Nội nói riêng và truyền thống dân tộc Việt Nam nói chung.

Thời gian qua những trang hồi ký của Tô Hoài đã đem đến cho người đọc những hình dung thật cụ thể về cuộc sống, về những gì diễn ra trong các giai đoạn lịch sử trọng đại của dân tộc, để từ đó mỗi chúng ta các thế hệ độc giả thêm hiểu, thêm tự hào về đất nước mình. Một đất nước 30 năm chìm trong bom đạn mà vẫn giữ gìn được nét đẹp văn hóa và bản sắc dân tộc.

Như vậy, qua thời gian lịch sử trong hai cuốn hồi ký Cát bụi chân ai Chiều chiều, Tô Hoài đã làm sống lại những sự kiện, những bước đi của cách mạng Việt Nam. Yếu tố thời gian lịch sử đã trở thành phương tiện để nhà văn miêu tả một cách chân thực các sự kiện đáng nhớ của cách mạng.

3.2.2. Thời gian đời tư đồng hiện chồng chéo

Thời gian đời tư là thời gian mà các sự kiện trong cuộc đời nhân vật được hiện diện theo một trình tự rất linh hoạt và đa dạng. Thời gian đời tư của nhân vật có thể được tác giả sắp xếp theo một trình tự tuyến tính nhưng cũng có khi được tác giả tổ chức theo kiểu thời gian gấp khúc, có sự giãn cách.


Thời gian trong hồi ký Tô Hoài thường là thời gian đồng hiện giữa quá khứ gần và quá khứ xa.

Trong hai cuốn hồi ký Cát bụi chân ai Chiều chiều có rất nhiều nhân vật xuất hiện, chủ yếu là các nhà văn hiện đại Việt Nam. Các sự kiện liên quan tới mỗi nhà văn được Tô Hoài ghi lại chi tiết, cụ thể nhưng các sự kiện ấy lại không được tác giả tổ chức theo trật tự thời gian tuyến tính. Có rất nhiều nhà văn nổi tiếng trong nền văn học Việt Nam được Tô Hoài nhắc đến trong Cát bụi chân ai và mỗi nhà văn đều được gắn với những sự kiện đáng nhớ khiến họ hiện diện bằng xương bằng thịt.

Nhà văn xuất hiện với tần số đậm đặc trong cuốn hồi ký Cát bụi chân ai là “người bạn vong niên” [25. 399] của Tô Hoài - Nguyễn Tuân. Hình ảnh Nguyễn Tuân được xuất hiện bắt đầu từ một mốc thời gian ước lệ: “Năm ấy, Nguyễn Tuân cũng chỉ khoảng trên ba mươi đôi chút.” [25. 383], nhưng đã có cách ăn mặc, đi đứng khác người. Để khắc họa hình ảnh và cá tính của Nguyễn Tuân, Tô Hoài lựa chọn những mốc thời gian giãn cách. Các sự kiện trong cuộc đời của nhà văn không được miêu tả theo trật tự thời gian xuôi chảy mà theo diễn biến cuộc đời nhân vật theo dòng hồi tưởng của tác giả.

- “Những năm về sau, Nguyễn Tuân vẫn làm việc cho viết, khắc khoải sự viết, mà không viết bao nhiêu” [25. 385].

- “Đi và đi, thực và mộng cả đời Nguyễn Tuân. Làm thế nào đi được, chỉ cốt đi được. Năm 1937, Nguyễn Tuân ra Hương Cảng làm tài tử màn bạc” [25. 391].

- “Mùa hạ năm 1949, Nguyễn Tuân và tôi theo tiểu đoàn 54 Trung đoàn Thủ đô tiến quân vào mở chiến dịch tiêu diệt một chuỗi cứ điểm hành lang bờ sông Thao án ngữ Tây Bắc, các đồn Đại Bục, Đại Phác, Khe Pịa, Ngòi Mác, Mã Yên Sơn lên đến đồn tiểu khu Phố Ràng” [25. 394].

Xem tất cả 120 trang.

Ngày đăng: 22/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí