Cái nhìn không gian và thời gian nghệ thuật trong hồi ký của Tô Hoài Qua hồi ký Cát bụi chân ai và Chiều chiều - 13


- “Năm 1961, Nguyễn Tuân lên Hà Giang dự khánh thành đường Bắc Quang

– Hoàng Su Phì” [25. 395].

Đây là những sự kiện gắn với từng mốc thời gian cụ thể trong cuộc đời của Nguyễn Tuân được tác giả đan xen cùng những câu chuyện đời thường của ông. Tô Hoài không miêu tả đầy đủ chi tiết mà bằng những nét phác họa khái quát, con người và tính cách của nhân vật vẫn hiện lên rò rệt. Vẫn là một Nguyễn Tuân khắc khoải cho sự đi và viết. Từ những năm trước cách mạng, Nguyễn Tuân đi làm tài tử ở Hương Cảng, rồi những năm tham gia kháng chiến trong Trung đoàn Thủ đô, năm đi Hà Giang dự khánh thành đường Bắc Quang Nguyễn Tuân vẫn thể hiện rò cá tính của mình. Từ thời gian gần, Tô Hoài bất ngờ quay ngược lại thời gian quá khứ xa, thuở: “Nguyễn Tuân được sinh ra và nhớn nhao lên ở Hàng Bạc. Phố Hàng Bạc, số nhà 49, năm 1910 – Nguyễn Tuân ghi lại như thế ở mép một quyển sách Hướng dẫn du lịch Ba Lan, có lẽ vì đương đọc chợt nghĩ đến một kỷ niệm” [25. 455]. Sau rất nhiều sự kiện và bao năm trôi qua, Tô Hoài chợt quay về thời gian xa xưa, quay về năm Nguyễn Tuân ra đời và lớn lên ở phố Hàng Bạc. Có nhiều kỷ niệm gắn liền giữa tác giả của Cát bụi chân aiChiều chiều với Nguyễn Tuân. Chuyện đời thường ở ngã năm, ngã sáu, chuyện ở quán ông lão 81, quán Tiểu Lạc Viên… . Tất cả đều trở thành những kỷ niệm sâu sắc trong cuộc đời nhà văn, và cũng từ những chi tiết vô giá ấy mà người đọc có thể hiểu thêm về tính cách, con người mỗi nhà văn.

Rồi mùa thu năm 1930 trên chuyến tàu hỏa từ Pnôm Pênh ra đến Poipet, lúc đó Nguyễn Tuân còn trẻ lắm: “mặt non choẹt, chưa chắc đã được hai mươi tuổi” [25. 501]. Nguyễn Tuân bị bắt và giam ở Thái Lan, sau đó “ đến Pnôm Pênh, vẫn bị còng tay vào nhau như thế, tống ngay xuống Sài Gòn. Lại chui vào cái xe cây khác. Rồi bị giam ở bóp cảnh sát Xóm Chiếu. Đấy gần bến tàu, hôm sau, bị đưa ra Hải Phòng” [25. 507]. Những câu chuyện gắn với


cuộc đời Nguyễn Tuân được Tô Hoài kể lại với những thời gian khác nhau, ở đó có những thời gian xác định và không xác định nhưng vẫn đầy đủ chi tiết mọi sự kiện để người đọc có thể hiểu hơn về nhà văn Nguyễn Tuân.

Một sự kiện rất quan trọng đối với cuộc đời của mỗi nhà văn đó là khi được kết nạp vào Đảng. “Nguyễn Tuân được kết nạp vào Đảng ngày 18 tháng Tư năm 1950” [25. 537]. Đây là cái mốc đáng ghi nhớ đối với mỗi người đặc biệt là Nguyễn Tuân. Khi nhà văn đang hòa mình vào dòng chảy của cuộc kháng chiến thực hiện lý tưởng sống. Nhưng “Mỗi lần cáu kỉnh, Nguyễn Tuân vùng vằng nói:

- Thế này thì tao đem trả thẻ Đảng cho Tố Hữu” [25. 537]. Nguyễn Tuân nói vậy chứ chưa bao giờ ông làm thế vì suốt cuộc đời ông vẫn lăn lộn, vẫn đi cho dù có lúc sức khỏe cạn kiệt. Cái nhìn đời thường khiến chân dung nhà văn được hiện lên nhiều chiều. Kỷ niệm cuối cùng về Nguyễn Tuân là một sự kiện buồn: “Buổi sáng có người đến bảo Đào Vũ và tôi:

- Đêm qua, nghe đài báo ông Nguyễn Tuân mất rồi.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Tôi nghĩ như vẫn buổi tôi ngồi uống một mình ở nhà ông, nhưng Nguyễn Tuân đã nằm yên từ buổi sáng hôm tôi ra đây.” [25. 663, 664]. Đời người thật ngắn ngủi, phút chốc đã ra đi. Từ một thanh niên trên “ba mươi đôi chút” nay đã vĩnh biệt thế giới này.

Tô Hoài đã sử dụng nghệ thuật miêu tả thời gian giãn cách để kể lại các sự kiện liên quan đến nhà văn Nguyễn Tuân. Sự đảo ngược trình tự thời gian kể và trình tự các sự kiện trong chuỗi sự kiện gắn với cuộc đời của Nguyễn Tuân tạo ấn tượng sâu sắc cho người đọc. Với từng mốc thời gian gắn với mỗi chặng đường đã qua của cuộc đời con người, càng để người đọc có thể hình dung đầy đủ hơn về nhân vật. Rò ràng là, mỗi sự kiện trong cuộc đời nhà văn đều là một sự kiện có ý nghĩa.

Cái nhìn không gian và thời gian nghệ thuật trong hồi ký của Tô Hoài Qua hồi ký Cát bụi chân ai và Chiều chiều - 13


Trong hồi kýCát bụi chân ai cùng với Nguyễn Tuân, Tô Hoài còn có biết bao kỷ niệm với Nguyên Hồng. Nguyên Hồng “nhà văn của người cùng khổ” tuy không xuất hiện với tần số đậm đặc như Nguyễn Tuân nhưng chuyện về ông được Tô Hoài miêu tả đều để lại dấu ấn khó quên. Đó là kỷ niệm về một truyện ngắn được in ở tuần báo Văn của Hội Nhà văn mà chính Nguyên Hồng phụ trách. “Câu chuyện một con hổ người nuôi ở nhà như con chó (…). Con hổ được đem về nuôi trong nhà … Hổ hiền lành bè bạn với con cún, con mèo, con gà” [25. 449]. Câu chuyện Nguyên Hồng viết ra với ý nghĩa đơn giản nhưng “với cách đọc soi lên gạch bút chì đỏ và suy diễn ra thì lại không thấy thế. Đời thuở nào mà người lại nuôi hổ như nuôi vịt, dễ hơn nuôi vịt” [25. 450]. “Không hiểu tức là có vấn đề” [25. 450]. Truyện ngắn này của Nguyên Hồng đã bị “Những lời đao búa truy dồn. Thế là Nguyên Hồng khùng lên, khóc òa” [25. 452]. Từ đó “nhiều cuộc phê Nguyên Hồng, tôi không thể nhớ xiết lần nào cụ thể.” [25. 458]. Truyện ngắn của Nguyên Hồng bị cho rằng là “Nhân Văn vẫn sờ sờ ra đấy, chứ đâu” [25. 452], sự kiện đó khiến Nguyên Hồng suốt một thời gian dài luôn “kè kè cặp bản thảo, (…) với những tờ báo Văn như một lá đơn để trình bày khắp nơi.” [23. 458], và mỗi lần ở đâu họp tổ hay liên tổ hay lên hội trường, Nguyên Hồng đều phân trần về sự kiện này, có những lúc nhà văn xúc động đến nỗi “to giọng đến bật khóc, vừa mếu máo vừa nói tiếp, nước mắt ròng ròng” [25. 458]. Không phải ngẫu nhiên Tô Hoài nhớ lại câu chuyện này của Nguyên Hồng. Bởi đây có thể là sự kiện không nhỏ tác động tới việc Nguyên Hồng dứt khoát trở về Nhã Nam. Và từ đó chúng ta càng hiểu rò hơn tính tình, tâm tư “nhà văn của người cùng khổ”.

Những ai đã đọc cuốn hồi ký Cát bụi chân ai không thể quên một sự kiện của nhà thơ Nguyễn Bính. Nhà thơ đã đánh mất đứa con gái ở ngã sáu


Bà Triệu trong một cơn say rượu và sau đó thì không tìm được “đã trên ba mươi năm rồi” [25. 432].

Trong cả hai cuốn hồi ký Cát bụi chân ai Chiều chiều những mốc thời gian cùng những sự kiện có liên quan đến tác giả được nhắc đến thật rò ràng và sinh động. Mặc dù Tô Hoài không ghi lại các sự kiện theo dòng thời gian tuyến tính, nhưng mỗi sự kiện được hiện diện theo dòng hồi tưởng, đều cho người đọc cảm nhận rò hơn về cuộc đời với những vui buồn, sướng khổ của mỗi con người.

Tô Hoài đã từng làm phóng viên của báo Cứu Quốc, tham gia chiến dịch tiêu diệt một chuỗi cứ điểm hành lang bờ sông Thao mùa hạ năm 1949, chiến dịch giải phóng biên giới mùa thu năm 1950 ở Cao Bằng, ở rừng Thượng Yên chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ tác giả làm nhà xuất bản Văn Nghệ rồi nhà xuất bản Hội Nhà Văn. Quãng thời gian dài với những công việc triền miên theo năm tháng trong Cát bụi chân ai là sự tiếp tục về những hồi ức ngày xưa trong Cỏ dại: “Năm tôi sáu bảy tuổi, ngày Tết, thường theo các dì tôi ra Kẻ Chợ xem hát bói tuồng đầu năm ở rạp Quảng Lạc – quen gọi là ngò Quảng Lạc, cái quán Tiểu Lạc viên bây giờ ở trong hẻm này” [25. 454]. Tô Hoài đi Lai Châu sau những “mổ xẻ phê bình” [25. 550] về tiểu thuyết Mười năm, “Tôi đi Lai Châu, cho đỡ bận lòng.” [25. 551]. Chuyến tàu đưa tác giả lên Tây Bắc kéo về bao ký ức, những ký ức đời tư của tác giả. Đó là mốc thời gian rất cụ thể: “năm 1945, mờ sáng, tôi đi với bộ đội đánh Quốc dân đảng” [25. 553]. Những ngày tháng trực tiếp tham gia chiến đấu là thời gian quý giá đối với nhà văn.

Trong Cát bụi chân ai, Tô Hoài không quên những ngày chất chứa bao kỷ niệm với các nhà văn ở Yên Dã. Đặc biệt là “mối tình” với “nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới” – Xuân Diệu: “Tôi quen Xuân Diệu trước 1945.


Tôi cũng là người được Xuân Diệu rủ đi nghe và cổ vũ Xuân Diệu lần đầu tiên diễn thuyết bài Thanh niên với quốc văn ở giảng đường đại học Hà Nội” [25.540]. Ký ức ngày xưa vụt về chốc lát: “Nhớ những tình yêu con trai với nhau, ở trong làng và ở lớp, khi mới lớn. Học lớp nhất trường Yên Phụ, nói vỡ tiếng ồ ồ, mặt sùi trứng cá” [25. 541], rồi mạch hồi tưởng lại trở về những ngày ở Yên Dã “Đương cữ mưa rào. Trong thung lũng, có khi cơn nước trắng xóa mù mịt cả ngày” [25. 541]. Ở núi rừng Yên Dã nhà văn càng hiểu hơn nét sinh hoạt và tính cách của Xuân Diệu. Tô Hoài hiểu đến từng chân tơ kẽ tóc của nhà thơ: “Xuân Diệu nhiều nữ tính thường cẩn thận, từ chi tiêu đến sáng tác”. Trong mỗi lần đi nói chuyện văn thơ, nhà thơ đều “đặt kế hoạch hẳn hoi” [25. 544], đến “mỗi bữa ăn, Xuân Diệu săn sóc thực đơn lấy” [25. 544] để “không làm chủ nhà tốn kém, lại hợp sự đòi hỏi của mình” [25. 545]. Ngay cả đến việc viết “Xuân Diệu cũng tính chi ly tức cười, mỗi bài đều có mục đích hai việc một lúc. Bài nói ở đài hoặc đăng báo rồi để in sách. Nếu không, không viết.” [25. 545], rất chi ly và kỹ càng. Không chỉ thế, nhà thơ còn là người rất cẩn thận cho mình: “ba lô Xuân Diệu vẫn đủ thứ dự trữ, mỗi chuyến đi đều sắp sẵn thế” [25. 545] và chu đáo, lo lắng cho người khác: “đến bữa vẫn cho tôi miếng thịt kho và củ tỏi” [25. 545], “hay bảo ban, nhiều khi từ những việc nho nhỏ” [25. 546]. Xuân Diệu cẩn thận, chi ly, chu đáo và thường “Xuân Diệu chê tôi viết lung tung, khuyên tôi không nên phí chữ” [25. 545] rồi “cứ phàn nàn, cảu nhảu tôi cẩu thả.” [25. 545]. Những ký ức về Xuân Diệu khiến cho nhà thơ hiện lên trên từng trang hồi ký của Tô Hoài thật gần gũi, thân tình.

Trong hồi ký Chiều chiều có rất nhiều kỷ niệm về chính tác giả. Đó là những năm tháng Tô Hoài đi thực tế ở Thái Ninh – Thái Bình. Những năm tháng Tô Hoài trực tiếp sinh hoạt với người dân, tham gia sản xuất, tham gia cải cách. Thời gian ấy là thời gian rất quý giá bởi tác giả được hòa vào dòng


chảy của cuộc sống, được tận mắt chứng kiến những thăng trầm đang diễn ra, tất cả trở thành những chất liệu phong phú trong các câu chuyện mà ông ghi lại. Từ những chuyện tham gia hoạt động các đoàn thể: “Tôi được giấy gọi đi học trường Nguyễn Ái Quốc khóa 1961” [24. 116]. Sau đó “Ở trường về, tôi lại được bầu vào ban chấp hành đảng bộ, lại tiếp tục như đã làm hai năm trước khi đi học. Đã sát nhập Đảng đoàn Văn hóa và Văn nghệ. Về Đảng bộ, đã thành lập Đảng bộ Văn hóa Văn nghệ. Bí thư Hà Huy Giáp, chịu trách nhiệm chung, phó bí thư tôi nắm khu vực các hội văn học nghệ thuật” [24. 184], đến những chuyện đời thường ở khu phố - những chuyện đời thường, nhỏ nhặt, rối rắm như “mớ bòng bong” [24. 204]: chuyện có một ông lão ở nhà ba tầng “người nhỏ thó, mặt và râu nhợt nhạt, áo sơ mi trong áo vét tử tế nhưng đã cũ. Cụ ra vỉa hè, ngồi xuống vén ống quần. (…). – Trong sổ hộ khẩu tên cụ là Vi Văn Định” [24. 219, 220]; chuyện không được nuôi chó ở khu phố vì sợ chó bị dại; rồi chuyện mẹ con nhà một chị lên xin trước cái tem phiếu để đem bán lấy tiền đong gạo cho con; chuyện đứa trẻ con chết dưới hồ; chuyện mở lớp học chữ quốc ngữ, khi khai mạc thì: “Bỗng “choang” một tiếng, vỡ cái bóng điện tối om. Nhớp nháp trên trán, tôi sờ thấy ươn ướt, nhưng ngửi không tanh, không phải chảy máu.(…). Tôi cúi nhặt được nửa quả mò ném vào mặt tôi. Quả mò đã chín nát nhoe nhoét, trơ cái hạt cứng. Trán tôi sưng bằng quả ổi” [24. 26]; rồi cả chuyện có gia đình cố tình trốn không cho con đi lính; chuyện cái nhà vệ sinh ở khu phố v.v. Mọi chuyện thường nhật của cuộc sống đi vào hồi ký của Tô Hoài không chỉ để người đọc rò hơn về một thời đã sống đã trải của nhà văn của lịch sử, mà còn góp phần khẳng định nét đặc sắc trong hồi ký của Tô Hoài.

Thời gian trong hồi ký của Tô Hoài được tổ chức theo một phong cách riêng. Trong hai cuốn hồi ký Cát bụi chân ai Chiều chiều, Tô Hoài vừa miên man theo thời gian giãn cách, khiến các sự kiện không hiện diện theo


trình tự, vừa có sự đồng hiện chồng chéo để các sự kiện về xã hội lịch sử, về đời tư của mỗi nhà văn hiện lên khá đầy đủ. Từ đó người đọc có sự hình dung rò nét về cuộc sống con người của mỗi nhân vật trong những thời điểm lịch sử khác nhau và trong tính cách của họ.


KẾT LUẬN

Cho đến nay, Tô Hoài là một cây bút văn xuôi lực lưỡng nhất trong nền văn học hiện đại Việt Nam cả về tuổi đời và tuổi nghề. Trải qua gần 70 năm miệt mài sáng tạo nghệ thuật, Tô Hoài đã có một gia tài văn chương đồ sộ mà không phải cây bút nào cũng đạt được. Trong gia tài văn chương đồ sộ ấy, Tô Hoài viết trên nhiều thể loại và ở thể loại nào ông cũng ghi được những dấu ấn đặc sắc. Nghiên cứu cái nhìn, không gian, thời gian nghệ thuật trong hồi ký của Tô Hoài (qua hai cuốn hồi ký Cát bụi chân ai Chiều chiều), chúng tôi muốn góp phần khẳng định những đặc sắc của tác giả trong thể hồi ký. Qua qua trình nghiên cứu, chúng tôi rút ra một số kết luận như sau:

1. Trong hồi ký Cát bụi chân ai Chiều chiều, Tô Hoài đã thể hiện một cái nhìn chân thực mang đậm dấu ấn lịch sử. Là người có gần 70 năm cầm bút, được chứng kiến và trải qua những giai đoạn phát triển quan trọng, những bước thăng trầm của lịch sử, Tô Hoài đã mang đến cho người đọc những thông điệp nhiều chiều cùng sự ảnh hưởng mạnh mẽ của nó. Sự tinh tế và sâu sắc trong việc lựa chọn chi tiết đã khẳng định cái nhìn chân thực và điển hình trong hồi ký của tác giả. Cái nhìn chân thực qua những sự kiện lịch sử xã hội và văn học đáng nhớ của Tô Hoài không nghiêng về một thái cực nào. Nhà văn đã “mạnh dạn thẳng thắn nói ra những chuyện buồn quá khứ, những ấu trĩ trong quan niệm văn học và chính trị một thời” cũng như thay đổi mạnh mẽ theo chiều hướng tốt đẹp để người đọc có những nhận thức, thái độ “tường minh hơn về lịch sử, văn học nước nhà trong những năm tháng đầy biến động

Đặc biệt là với cái nhìn nhân bản nghiêng về cuộc sống sinh hoạt đời thường, Tô Hoài đã cảm nhận con người từ mọi phương diện tự nhiên nhất. Trong con mắt của Tô Hoài, con người không chỉ có phẩm chất, có mọi điều tốt đẹp, cao quý mà thẳm sâu trong họ còn không ít những cá tính, thói tật

Xem tất cả 120 trang.

Ngày đăng: 22/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí