Cái nhìn không gian và thời gian nghệ thuật trong hồi ký của Tô Hoài Qua hồi ký Cát bụi chân ai và Chiều chiều - 10


cánh rừng… . Tất cả đều được gắn với những con người trí thức hoạt động trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật. Cuộc sống nơi núi rừng dường như đã đem đến cho họ những nguồn vui mới.

Rò ràng là Tô Hoài có con mắt tinh tường, với mỗi nhân vật tác giả lại gắn họ vào những cảnh sinh hoạt khác nhau tạo nên sự khác biệt về số phận, cuộc sống hay tính cách của mỗi người. Đọc hồi kýChiều chiều ta không thể quên được hình ảnh ông Ngải – người nông dân thật thà chịu khó với khung cảnh rất đặc trưng của gia đình quê. Một không khí gia đình đầm ấm, hòa thuận: “Hôm ấy, Toàn với Hến ra vườn cắt hai buồng chuối tây, mỗi buồng hơn mười nải. Mỗi góc vườn có đến mấy chục cây chuối, chuối dấm chuối chin chẳng mấy phiên chợ Phố, chợ Diêm không có chuối ra chợ. Mà tôi không thấy nhà ăn quả chuối nào bao giờ. Mai đi chợ Diêm từ lúc sao chưa lặn, thế mà khi Toàn về trong làng, tối mẹ con Hến lại đi kéo lúa như mọi khi, đến khuya ngủ một lúc gà đã gáy dồn. Bà Ngải lại gọi: “Hến! Hến! Trỗi! Trỗi!” Tinh mơ ông Ngải đã ngồi đầu chòng với cái vò nước, cái điếu cày. Cô hến trở mình, ngái ngủ. Phải vài ba lần bà Ngải quát gọi, cô Hến mới ậm ừ ngồi lên. Lại ra nhóm bếp, bắc nồi, tra gạo bà Ngải đã vo sẵn, lúc quẫn cơm xong lại vào giường lăn ra. Đến lượt bà Ngải bày mâm bát, bắc cơm, lại hò: “Trỗi! Trỗi!” Cô Hến trở mình, chép miệng, ú ớ. Phải mấy câu giật lên nữa cô mới thật ngồi dậy được và ra chỗ mâm chòng.” [24. 86]. Bằng giọng điệu rất khách quan của người kể chuyện, đã miêu tả cảnh sinh hoạt của gia đình ông Ngải – một gia đình nông dân nghèo. Cảnh sinh hoạt ấy diễn ra trong một không gian cụ thể với những việc làm cụ thể. Từ cảnh đi chợ từ lúc sao chưa lặn, đến cảnh nấu cơm bữa sáng từ tinh mơ, tối kéo lúa … . Sự tất bật của gia đình ông Ngải được tác giả miêu tả cụ thể và chân thực. Cuộc sống sinh hoạt của mọi thành viên trong gia đình được kết nối bằng một không gian ấm cúng chan chứa yêu thương.


Trong hồi ký của mình, ở không gian nào cũng vậy, Tô Hoài luôn chọn điểm nhìn khách quan. Tác giả hiếm khi bộc lộ cảm xúc dạt dào trong câu chuyện kể. Nhà văn muốn để cho người đọc tự phán xét, bình luận về những sự vật, sự việc, những nhân vật mà tác giả miêu tả. Khác với Nguyên Hồng cảm hứng hướng nội đã đem đến cho những trang hồi ký của ông đẫm chất trữ tình. Hãy lắng nghe Nguyên Hồng kể lại cảnh sinh hoạt của gia đình mình khi ông còn nhỏ, lúc đó cha mất, mẹ đi làm ăn xa mấy bà cháu phải đến sống nhờ nhà người cô trong “một gian nhà chật hẹp”: “Một gian nhà rộng chừng hơn hai manh chiếu lại còn phải chứa một khoảng làm bếp chung cho ba gia đình gần hai chục người. Cạnh nhà là một cái lối vừa là đường đi lên nhà trên, vừa là chỗ rửa bát và rãnh thoát nước. Diện tích còn lại vừa đủ kê một cái giường con, một cái bàn, một cái hòm sát với nhau không hở một phân, và dưới gầm giường không bao giờ được ai chui vào quét cả vì chồng chất các thứ củi đóm và rổ rá. Mặt bàn đầy những ấm chén, cơi trầu và các đồ dung của bà tôi. Trên chiếc thúng đựng các thứ dẻ rách. Các thứ dẻ rách ấy là quần áo của anh em tôi và sách vở.

Không thể nằm và cũng không được nằm chen vào cái giường đã thừa người kia có chỉ chực đổ sụp lên những nồi niêu bát đĩa ở bên dưới, tôi phải nằm ở cánh phản gỗ nhỉnh hơn chiếc ghế dài kê sát với giường ngay rìa lối đi lại. Chính trên cánh phản này tôi đã thao thức trong bao nhiêu đêm vắng lặng mà ngoài trời mưa phùn và sương đặc dệt thành tấm màn trùm lên cảnh vật, và tiếng gió vu vu một giờ một thổi sâu vào lòng người.” [6. 226]. Với giọng điệu và ngôn ngữ trần thuật mang cái “tôi” đầy cảm xúc, Nguyên Hồng đã tự bộc bạch cuộc sống gian truân vất vả và tâm trạng của chính mình. Không gian căn phòng của Nguyên Hồng bề bộn với bao nhiêu thứ linh tinh của bà, của “anh em tôi” vừa gợi lên sự chật hẹp vừa gợi lên sự tù túng. Nhà chật người đông nên “tôi phải nằm ở cánh phản gỗ nhỉnh hơn chiếc ghế dài kê sát


với giường ngay rìa lối đi lại”. Cảnh khó khăn ấy khiến cho “tôi đã thao thức trong bao nhiêu đêm vắng lặng” để nghe “tiếng gió vu vu” đang thổi “sâu vào lòng người” … .

Trong hồi ký của Tô Hoài, không gian sinh hoạt xuất hiện rất đậm đặc. Từ Cỏ dại ký ức về “ngôi nhà gạch cổ” với cảnh “về mùa đông, đánh bạn với ổ rơm. Hai đầu hồi, cầy cáo đào hầm hố ngổn ngang, nổi lên từng ụ gò đống, thành lũy đất vụn …” đến Cát bụi chân aiChiều chiều tạo thành một nét đặc sắc riêng trong nghệ thuật thể hiện của nhà văn.

Xâu chuỗi không gian sinh hoạt đặc sắc mang phong cách Tô Hoài trong hai tập hồi ký Cát bụi chân ai Chiều chiều chúng tôi còn thấy ngoài không gian gia đình – căn phòng còn có không gian làng quê và không gian đường phố.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Con người tự kiến tạo con đường, các ngã rẽ và cũng chính trên các con đường, ngã rẽ ấy tạo nên những mối quan hệ, những sinh hoạt thường nhật của con người. Đó là “Những ngã năm, ngã tư, ngã bảy, người đi lại sinh ra đường cái và mọi sinh hoạt, làm ăn, đắp đổi, người hút thuốc lào thì có người bán đóm, phường chợ thì có người đóng đinh đế giày, ông bán hàng nước chè tươi, ông lão chữa giày dép và khách dừng chân” [25. 386]. Những ngã năm, ngã tư, ngã bảy khi được “sinh ra” đều trở thành nơi làm ăn, buôn bán, giao lưu, gặp gỡ của con người. Người xưa thường nói con người sinh sống ở đâu là có đường đi, có hàng quán và có chợ ở đó. Không chỉ có vậy, tại những nơi ngã rẽ còn diễn ra hoạt động phục vụ cuộc sống tinh thần của người dân: “Trong lòng và vỉa hè ngã sáu quang đãng cứ khoảng mười giờ tối trở đi mới lập lòe hàng quán. Những tối thứ bảy, từ đầu Hàng Đào xuống Tràng Thi, đến tận chợ Đuổi, mọi ngã ba ngã bảy đều kê bục, cắm cờ. Các đoàn văn công nhảy xạp ràm rạp. Tiếng Trần Chất hát Chiếc khăn piêu đến đinh tai trong loa. Người xem chen chúc lúc ấy mới vãn. Đội quân cảnh đeo băng đỏ


Cái nhìn không gian và thời gian nghệ thuật trong hồi ký của Tô Hoài Qua hồi ký Cát bụi chân ai và Chiều chiều - 10

đã bắt đầu đi tuần đêm thiết quân luật. Các gánh lục tào xá, cháo gà phải hai ba giờ sang mới hết hàng. Đã quảy về, còn có người gọi theo. Bình yên, chẳng ai nhớ thành phố hãy còn phải quản trị theo chế độ quân sự. Dọn hàng quá khuya đã thành lệ.

Khi có hàng quà, những ngã ba đã văng vắng hiện ra bộ mặt khác. Chốc chốc, thong thả qua một xe đạp lênh khênh, tiếng vòng nan hoa quay gió vù vù. ” [25. 387]. Đó là những giây phút bình yên, đông vui hiếm hoi của người dân được diễn ra ở ngã ba, ngã bảy.

Miêu tả cảnh sinh hoạt đặc sắc ấy Tô Hoài vừa đem đến cho người đọc sự am hiểu về cảnh sinh hoạt một thời, vừa thể hiện sự gắn bó máu thịt của nhà văn với từng chặng đường phát triển của xã hội.

Tô Hoài - người đã sống hết mình với từng khoảnh khắc của Hà Nội đã ghi lại những hình ảnh thật nhất trong cuộc sống sinh hoạt người dân Hà Nội lúc bấy giờ. Bằng cái nhìn chân thực và nhân bản, Tô Hoài đã “quay” lại không gian sinh hoạt để miêu tả hết sức chi li, tỉ mỉ. Những tưởng cái mà Tô Hoài miêu tả không có gì lạ, tất cả đều hiển hiện ở cuộc sống nhưng với cách ghi lại “nhẩn nha” [25. 929] đã thực sự lôi cuốn người đọc. Lắng nghe và quan sát, Tô Hoài tái hiện không gian đường phố với tất cả cảnh sinh hoạt sôi động một thời đã qua.

Không gian đường phố được Tô Hoài nhắc đến nhiều lần ở hồi ký Cát bụi chân ai đó là ngã sáu Hàng Kèn. Đây là một không gian của những sự kiện xã hội lịch sử nhưng đồng thời ở đó cũng diễn ra những sinh hoạt của tác giả, bạn văn của Tô Hoài. Thời gian không xác định nhưng có lẽ là rất gần với cuộc chiến tranh thứ nhất, không gian “Ở cái ngã sáu đường đời ấy vẫn leo lét ngọn đèn con của lão cà phê 81, ánh đèn chai vừa lửa bếp thùng cháo bác Chữ. Mấy cái xích lô tã chốc lại lạch xạch lượn lờ qua. Trông mặt người đạp xe cũng có thể đoán được tông tích, mỗi người đều hằn nét bộ mặt thời gian


và tờ lịch hàng ngày của thành phố” [25. 390]. Không gian cái ngã sáu đường đời ấy chỉ có “ngọn đèn leo lét”, “ánh đèn chai vừa lửa bếp” tạo nên cái thanh vắng của đêm và trở thành không gian hồi tưởng của tác giả, của Nguyễn Tuân. Không gian nhớ, không gian hồi tưởng lại chuyện xưa cũ. Cho dù có vào “những đêm gió lùa rào rạt mặt nhựa” [25. 401], Nguyễn Tuân vẫn ngồi đấy, bên gốc xà cừ, cốc cà phê bỏ lạnh để nhớ tới Két, người phổ kỵ năm xưa, gặp lại trong một chiến dịch, để rồi không bao giờ gặp lại nữa. Và với chính Tô Hoài: “Tôi cũng vậy. Tôi đến cái ngã năm, ngã sáu này không phải ngẫu nhiên. Mười năm trước…” [25. 401]. Dường như cái ngã sáu đó là nơi hội tụ mọi câu chuyện, mọi hồi ức về những chuyện xưa cũ: “Đêm thành phố trên ngã năm ngã sáu bờ hè. Khách đến, khách đi, lủi thủi trong bóng tối, không báo in, báo tường mà mọi chuyện đâu cũng theo người tụ lạ, mỗi người đem đến một chuyện. Ông Ba Lan và Buđa và ông Aki chẳng bao giờ gặp nhau nữa, nhưng cứ nhớ như hôm qua, như lão 81 lúc nào cũng quan khâm sứ Grapphơi. Vâng, đã là nhớ lại thì dẫu vui xưa cũng là nỗi buồn bây giờ” [25. 413]. Với con mắt quan sát rất tinh tường, Tô Hoài cho chúng ta thấy và cảm nhận được một không gian buồn buồn, trống trải được “nóng” lên bởi những câu chuyện, “mỗi người đem đến một chuyện”. Có rất nhiều lượt khách đi qua đi lại ngã năm ngã sáu, họ không cần báo in, báo tường nhưng mỗi câu chuyện họ đem đến cũng làm cho không gian ngã năm, ngã sáu trở nên thân thiết hơn giữa những người xa lạ. Mọi cảm xúc của tác giả được đổ dồn về ngã sáu. Và cái ngã sáu định mệnh nhà thơ Nguyễn Bính đánh mất đứa con gái tên Hiền, Tô Hoài day dứt: “Đến ngã sáu Bà Triệu – ô hay, làm sao mà bao nhiêu tâm sự nước mắt nụ cười của người viết truyện này, trong những năm ấy, cứ quẩn quanh chỗ cái dốc Hàng Kèn oan nghiệt thế nhỉ?” [25. 432]. Tâm sự buồn vui của tác giả đều xoay quanh ngã sáu Hàng Kèn oan nghiệt


này. Không gian đường phố rộng thênh thang nhưng “nụ cười nước mắt” của người viết truyện đều quẩn quanh cái ngã sáu định mệnh đó.

Đường phố gắn liền với cuộc sống của mọi người, đặc biệt là của tác giả. Phố phường Hà Nội trở thành máu thịt của Tô Hoài: “Nhiều hôm tan họp tối, đạp xe về trong thành phố, tạt vào cái Hà Nội 36 phố phường ăn chơi cũ, lông bông khuây khỏa đôi chút, sang mai lại lóc cóc xuống lớp học dưới ấp sớm.” [25. 453]. Phố phường Hà Nội cho tác giả thêm niềm vui và sự thoải mái. Chính cái không khí nhộn nhịp của nơi phồn hoa đô hội, “ăn chơi cũ” đã đem đến sự mới mẻ trong tâm hồn nhà văn.

Cát bụi chân ai Chiều chiều, những số phận, những con người, những hồi ức tưởng như bị tách rời riêng biệt trong mạch kể nhưng nó lại rất gắn bó với cuộc đời riêng của tác giả. Chính vì thế “đằng sau cái “lộ trình” của hoài niệm có vẻ lan man và thường xuyên bị ngắt quãng, ở Cát bụi chân ai Chiều chiều vẫn có sự liền mạch, nhất quán trong cảm hứng và trong mạch truyện” [54. 83]. Không gian làng quê cũng nằm trong sự liền mạch ấy của hồi ký. Tô Hoài dường như có duyên nợ với những vùng quê tác giả đã đi qua hay đã từng sống. Những trang đầu tiên của hồi ký Chiều chiều là một vùng quê ở Thái Bình và kết thúc hồi ký là một chuyến đi trở về vùng quê ấy: “Tôi lại về xóm Đồng. Chẳng phải vì thế nào. Mỗi người đều có thói quen, nếp nghĩ, sinh hoạt, đi đứng…” [24. 515].

Tô Hoài đến với không gian làng quê xóm Đồng vào những tháng ngày của đợt đi thực tế. Xóm Đồng ở vùng quê lúa Thái Bình: “Cái xóm tôi đến là xóm Đồng. Về quê, chỉ những cái tên cũng đã mường tượng ra lai lịch làng xóm. Không phải như bây giờ nhà cửa cứ mọc loang ra khắp nơi. Những cái tên ngày ấy đã chỉ ra cái gốc gác. Xóm Đồng, xóm Trại, xóm Mới, xóm Ao… là những nơi ở mới bên lũy tre rìa làng, bọc quanh các xóm Trung, xóm Giữa, xóm Đình sầm uất của các nhà có máu mặt, các nhà chức việc. Xóm trong


lũy, ngoài lũy là nhà thiên hạ đến ngụ cự, nhà mò, hay là nhà đông người phải san ra, dần dần nhiều năm mới ấm chỗ, có khói bếp, cây cau, cây rơm và đường cứt trâu.

Đứng trên đê trông xuống mênh mông – cả tỉnh Thái Bình đều bốn phía chân trời, không nhấp nhô gò đống, không một chấm núi. Chỉ rợn lên những cánh đồng, những con đê, những bờ tre. Con sông Diêm lừ đừ, phẳng lặng. Cái chợ họp hôm họp mai chốc lát đầu bến cũng gọi là chợ Phố, có lẽ vì cũng có lò rèn, lò may, quán nước. Chốc chốc lại đi qua một bọn các cô, ống quần gấu váy túm lên tận bẹn, cặp đùi đen nhánh tròn như cái chĩnh. Đoàn người vác những cái dặm xuống chuôm sâu. Ở đồng đất này, đàn bà đi đặt lờ cá, đánh te, cày bừa chẳng khác đàn ông. Gặp khi một bọn đi dưới đồng lên các cô cứ nồng nỗng tắm truồng ở đầu cống Bắc thì đàn ông cũng không dám bén mảng qua.” [24. 33]. Tô Hoài là nhà văn có biệt tài miêu tả. Trong tập Truyện Tây Bắc hay tiểu thuyết Miền Tây không gian thiên nhiên là không gian tác giả miêu tả rất thành công. Không gian đó in đậm dấu ấn của con người và cuộc sống người dân miền núi Tây Bắc trong những giai đoạn đặc biệt của lịch sử đất nước: trước và sau cách mạng tháng Tám. Ở hồi ký, sở trường miêu tả của Tô Hoài thể hiện ở việc tạo dựng không gian sinh hoạt. Không gian làng quê với những đặc trưng riêng được nhà văn miêu tả rất thành công. Trong không gian ấy diễn ra những công việc và hoạt động của người nông dân. Không gian làng quê khác hẳn với không gian ngột ngạt, khó thở của phố thị, người nông dân tự do trong chính ruộng đồng mênh mông của mình. Một không gian làng quê in đậm phong cách sinh hoạt của họ.

Trong những năm về thực tế ở vùng quê nghèo, Tô Hoài đã để cho người đọc thấy được cái vẻ tạm bợ của một xóm trại: “Vào xóm càng rò ra cái xóm trại còn tạm bợ. Nhà nhà đều tường đất, những hốc khoét vào trong tường đựng mọi thứ, cái điếu cày, bó đóm, nắm giẻ rách, rổ đậu đãi, niêu tép


kho. Cái bùi nhùi rơm lấy dưới bếp lên, tiếng thổi lửa phù phù. Đâu mà có giẻ rách làm nòm, ở xó xỉnh này cái giẻ cũng được khối việc khác.” [24. 34]. Từ những chi tiết đời thường, Tô Hoài đã ghi lại cảnh sinh hoạt mang đậm dấu ấn vùng quê nghèo. Ngay hôm đầu tiên đến xóm nghèo này, Tô Hoài đã nhận thấy hình ảnh ngôi nhà tường đều bằng đất. Ở đó có những hốc khoét để đựng mọi thứ cần thiết của một gia đình. Ngòi bút tả thực của Tô Hoài thật sắc sảo và nhạy bén khi dựng lại khung cảnh nghèo nàn của người dân làng quê xóm Đồng. Khi miêu tả Tô Hoài rất giỏi nắm bắt cái thần của đối tượng. Nhà văn biết lựa chọn những chi tiết đúng và trúng. Trong hồi ký Chiều chiều của mình, những dòng miêu tả về loại tre lép đã nói lên điều đó: “Nói đến tre, người ta tưởng lũy tre, khoanh tre chằng chịt, lởm chởm gai, trộm cướp và con lợn con gà không lách, không chui được. Chiều chiều, đàn cò bợ đi ăn về đậu ngất ngưởng trên ngọn. Chẳng ai để mắt đến cái giống tre lép, cao hơn đòn gánh, bằng cây sậy mà không có gai, mọc thành búi trong các xó xỉnh ao chuôm.

Bụi tre lép lá lưa thưa nhợt nhạt. Tên là lép, đã biết là giống tre hèn, vót làm đũa, chẻ cái lạt cũng không xong. Mỗi búi vái mươi cây đầu xóm, bờ ao, ngò ngang như bờ rào chỉ đường. Trẻ con chơi đánh hú rúc vào giữa bụi. Những con trâu, con bò dưới đồng về, đã thành lệ, bao giờ cũng đứng cọ sườn vào lưng cây. Con đỉa rơi phọt máu tươi, con ruồi trâu mải hút máu, chết kẹp giữa thân tre. Quanh búi tre, nơi cho người ngồi hóng mát” [24. 42]. Trong hồi ký của Tô Hoài, những đoạn miêu tả cảnh sinh hoạt đều mang đến cho người đọc một sự cảm nhận nào đó của đối tượng. Miêu tả loài tre đặc biệt này gắn với cuộc sống sinh hoạt của người dân là sở trường của nhà văn. Hình ảnh cây tre cho ta thấy bóng hình làng quê vừa dân dã vừa quen thuộc. Tre rất gắn bó thân thiết với người dân, ở đó: “Trẻ con chơi đánh hú rúc vào

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/07/2022