Hạn Chế Của Nghiên Cứu Và Những Hướng Nghiên Cứu Tiếp Theo


Bên cạnh kiến thức chuyên môn, các kỹ năng mềm và kỹ năng công nghệ thông tin là rất cần thiết. Vì vậy, các cơ sở đào tạo cần tạo điều kiện cho sinh viên được phát triển các kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, làm việc nhóm, sử dụng máy tính, công nghệ thông tin và kỹ năng ngoại ngữ.

Các đơn vị đào tạo cũng cần tham gia nhiều hơn vào các ban soạn thảo luật, chuẩn mực kế toán – kiểm toán và các tài liệu hướng dẫn; đổi mới chương trình, phương pháp và tài liệu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, sinh viên và các chức danh nghề nghiệp liên quan kế toán – kiểm toán.

Việc tăng cường gắn kết giữa cơ sở đào tạo và các doanh nghiệp thực tế là vô cùng cần thiết và hữu ích cho sinh viên để tăng tính thực tiễn, ứng dụng trong đào tạo.

5.3.6 Hạn chế của nghiên cứu và những hướng nghiên cứu tiếp theo

5.3.6.1 Hạn chế của nghiên cứu

Về mặt lý luận, Luận án đã kế thừa các công trình nghiên cứu trước đây và bổ sung về mặt nghiên cứu lý luận khi xây dựng mô hình và xác định các yếu tố ảnh hưởng. Các kết quả nghiên cứu trình bày ở trên đã được củng cố bằng phương pháp định lượng với minh chứng cụ thể. Tuy nhiên, nghiên cứu còn những hạn chế do thực tế đề tài về thời gian kiểm toán là một yếu tố thuộc về nội bộ cuộc kiểm toán và tương đối nhạy cảm đối với các DNKT và không bắt buộc DNKT phải công bố về số giờ cho từng khách hàng cụ thể. Bên cạnh đó, đây là đề tài chưa được nghiên cứu tại Việt Nam nên trong quá trình thực hiện Luận án còn gặp nhiều khó khăn để xây dựng tổng quan trong nước.

Nghiên cứu của Luận án mới thực hiển ở việc khám phá nhân tố và đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến thời gian kiểm toán BCTC do các DNKT độc lập thực hiện tại Việt Nam. Do đó, về dữ liệu phục vụ nghiên cứu của Luận án mới thực hiện nghiên cứu tài liệu, các công trình chủ yếu của nước ngoài và phỏng vấn các chuyên gia trong lĩnh vực, thu thập phiếu điều tra khảo sát với các nhân tố được đo lường theo thang đo likert 5 điểm.

5.3.6.2 Hướng nghiên cứu tiếp theo

Trong tương lai, nếu những khuyến nghị của Luận được thực hiện như việc xây dựng Bộ chỉ số chất lượng kiểm toán và đưa số giờ kiểm toán như một chỉ số đánh giá chất lượng kiểm toán và những khuyến nghị cho hiệp hội nghề nghiệp và chính các DNKT thì những nghiên cứu sâu hơn nữa về thời gian kiểm toán BCTC do kiểm toán độc lập thực hiện tại Việt Nam vẫn sẽ là một đề tài thú vị và nhiều hàm ý về mặt chính sách và quản trị công ty cho các DNKT cũng như cơ quan quản lý và góp phần vào cơ sở lý luận để thúc đẩy hoạt động KSCL kiểm toán tại Việt Nam được thực sự có hiệu quả và có những dẫn chứng khách quan khi đánh giá chất lượng kiểm toán của các


DNKT Việt Nam, góp phần xây dựng một thị trường kiểm toán Việt Nam phát triển vững mạnh cả về chất và lượng, từ đó tạo dựng được niềm tin của người sử dụng, các chuyên gia, nhà phân tích, nghiên cứu,...vào sự minh bạch, trung thực, hợp lý của các thông tin tài chính đã được kiểm toán tại Việt Nam.


KẾT LUẬN

Luận án đã cung cấp những bằng chứng về các nhân tố tác động đến thời gian kiểm toán BCTC do kiểm toán độc lập thực hiện tại Việt Nam, một chủ đề mà rất ít nghiên cứu được thực hiện tại Việt Nam cho đến thời điểm luận án này được hoàn thành. LATS đã kiểm định được một vấn đề lý thuyết đang có nhiều quan điểm hiện nay giữa các nhà khoa học trên thế giới và thực hiện trong bối cảnh tại Việt Nam. Đề tài đã đưa ra việc xác định thời gian kiểm toán hiện nay như thế nào cho mỗi hợp đồng kiểm toán và thời gian kiểm toán được xác định theo số giờ kiểm toán. Vấn đề lý thuyết đó là có hay không mối quan hệ tuyến tính giữa các nhân tố đến thời gian kiểm toán. Cụ thể, kết quả nghiên cứu đã chứng minh được:

Tính phức tạp trong cấu trúc, quy mô và phạm vi của khách hàng càng tăng thì thời gian kiểm toán càng nhiều hơn (mối quan hệ cùng chiều);

Tính phức tạp trong quy trình lập BCTC của khách hàng càng tăng thì thời gian kiểm toán càng tăng lên (mối quan hệ cùng chiều);

Rủi ro kiện tụng từ liên quan đến DNKT/KTV khi thực hiện kiểm toán khách hàng càng tăng thì thời gian kiểm toán càng tăng lên (mối quan hệ cùng chiều);

Quy trình kiểm soát nội bộ của khách hàng càng yếu kém thì KTV càng phải dành nhiều thời gian kiểm toán hơn cho khách hàng (rủi ro kiểm soát có quan hệ cùng chiều với thời gian kiểm toán);

Kinh nghiệm và tính chuyên nghiệp của KTV và DNKT càng lớn thì thời gian kiểm toán càng giảm (mối quan hệ ngược chiều);

Năng lực nhân sự kiểm toán của DNKT càng cao thì thời gian kiểm toán càng giảm.

Để có được những kết quả như trên, Luận án đã nghiên cứu tổng quan các công trình trên thế giới và Việt Nam để đưa ra mô hình nghiên cứu và kiểm định mô hình. Những nội dung này đã được trình bày và kiểm định cụ thể tại chương 2,3,4 của LATS.

Thông qua quá trình phỏng vấn sâu, thảo luận và trao đổi kỹ lưỡng với các chuyên gia trong lĩnh vực và giàu kinh nghiệm, luận án đã đánh giá thực trạng về việc xác định, phân bổ và quản trị thời gian kiểm toán và mạnh dạn đưa ra những khuyến nghị nhằm quản lý thời gian kiểm toán hiệu quả hơn.

Như vậy kết quả nghiên cứu của luận án đã đóng góp một phần về mặt học thuật cũng như có ý nghĩa thực tiễn trong quản trị nguồn lực và phân bổ nguồn lực trong các DNKT để cuộc kiểm toán được thực hiện một cách hiệu quả và đạt chất lượng cao. Thông qua quá trình tìm hiểu, đánh giá thực tế tại các DNKT và thị trường kiểm toán, Luận án đã có những nhận xét và góp ý để hoàn thiện hơn hoạt động kiểm toán độc lập tại Việt Nam, góp phần nâng cao chất lượng kiểm toán BCTC do KTĐL thực hiện tại Việt Nam.


DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ

1. Nguyễn Thị Thanh Mai (2018), "Tổng quan nghiên cứu về ảnh hưởng của rủi ro có sai sót trọng yếu đến thời gian kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính", Tạp chí Khoa học và Đào tạo Ngân hàng', Số 194 - Tháng 7/2018.

2. Nguyễn Thị Thanh Mai (2019), "Nghiên cứu về Bộ chỉ số Chất lượng kiểm toán của các quốc gia trên thế giới", Tạp chí Khoa học và Đào tạo Ngân hàng', Số 204

- Tháng 5/2019.


3. Nguyễn Thị Thanh Mai (2020), “Ứng dụng phân tích dữ liệu và dữ liệu lớn trong kiểm toán báo cáo tài chính – lợi ích và thách thức đối với các DN kiểm toán”, Tạp chí Khoa học và Đào tạo Ngân hàng, Số 218 – Tháng 7/2020.

4. Nguyễn Thị Thanh Mai (2020), “Xu hướng áp dụng IFRS trên thế giới và lộ trình áp dụng IFRS tại Việt Nam nhằm nâng cao tính minh bạch của thông tin tài chính”, Hội thảo KH: “Kế toán – Kiểm toán với minh bạch thông tin DN trong quá trình hội nhập kinh tế ở Việt Nam”, Khoa Kế toán – Kiểm toán Học viện Ngân hàng.

5. Nguyễn Thị Thanh Mai (2016), "Những tác động của Thông tư 200/2014/TT-BTC tới hoạt động kế toán và kiểm toán BCTC cho kỳ hoạt động 2015 ", Hội thảo KH: "Đổi mới trong hệ thống kế toán Việt Nam - Những tác động đến doanh nghiệp"', ISBN: 978-604-59-6116-2.

6. Nguyễn Thị Thanh Mai (2018), "Xác định hoạt động kinh doanh và hợp nhất kinh doanh theo chuẩn mực kế toán quốc tế", Hội thảo khoa học: "Hệ thống chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế và khả năng áp dụng tại Việt Nam"', 978-604-971-227- 2, NXB Lao động.

7. Nguyễn Thị Thanh Mai (2016), Nguyễn Thị Khánh Phương và Nguyễn Thị Lê Thanh, "Kiểm toán doanh thu, chi phí nhằm hạn chế thất thoát, lãng phí trong các doanh nghiệp xây lắp ở Việt Nam: Sự cần thiết nghiên cứu", Tạp chí Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương', 476.

8. Nguyễn Thị Thanh Mai (2018), Phan Thị Anh Đào và Nguyễn Thị Bình, "Xu hướng hòa hợp trong nghề nghiệp kế toán trên thế giới", Tạp chí Khoa học và Đào tạo Ngân hàng', Số 191 - Tháng 4/2018.


9. Nguyễn Thị Thanh Mai (2019), Lê Thị Hương Trà và Nguyễn Phương Nhung, "Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về đào tạo kế toán theo chuẩn mực lập báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) tại Học viện Ngân hàng", Tạp chí Khoa học và Đào tạo Ngân hàng', Số 205 - Tháng 6/2019.

10. Nguyễn Thị Thanh Mai (2017), "Nhu cầu sử dụng thẻ điểm cân bằng để tăng cường kiểm soát nội bộ trong các ngân hàng thương mại Việt Nam", Hội thảo khoa học: "Chất lượng thông tin báo cáo tài chính các doanh nghiệp Việt Nam: thực trạng và giải pháp"', 488/QĐ-NXBLĐ.

11. Nguyễn Thị Thanh Mai (2016) và Nguyễn Bích Ngọc, "Tham gia TPP và AEC - Cơ hội và thách thức đối với nguồn nhân lực trong lĩnh vực Kế toán Kiểm toán ở Việt Nam", Tạp chí Khoa học và Đào tạo Ngân hàng', Số 166 - Tháng 3/2016.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1

Alvin A.Arens (2014), Auditing & Assurance Services, 15th edition, Pearson.

2

American Institute of Certified Public Accountants, Auditing Standards Board, Proposed Statement on Auditing Standards (1982), Timing of substantive tests.

3

Asthana, S.(2010), Interpretation of abnormal audit delays: implications for

earnings quality and firm value, Working paper, University of Texas.

4

Ashton, R.H., P.R.Graul, and J.D.Newton (1989), “Audit delay and the timeliness of corporate reporting”, Contemporary Accounting Research, Số 5, tr. 657-673.

5

Ashton, R.H, John J. Willingham and Robert K. Elliott (1987), “An Empirical Analysis of Audit Delay”, Journal of Accounting Research, Số 25, Tập 2 (Autumn, 1987), tr. 275-292.

6

Bamber, E.M., L.S. Bamber, and J.H.Bylinski (1988), “A descriptive study of audit CNKTs’ working paper revies”, Auditing: A Journal of Practice and Theory, Số 7, tr.137- 149.

7

Barney Jay (1991), “Firm resources and sustained competitive advantage”, Journal of Management, Số17, Tập 1, tr.99.

8

Bharadwaj Sundar G., Varadarajan P.Rajan and Fahy John (1993), “Substainable competitive advantage in service industries: A conceptual model and research propositions”, Journal of Marketing, Số 57, Tập 4, tr.83-99.

9

Bilal Makkawi and Mohammad J. Abdolmohammadi (2004), “Determinants of the

Timing of Interim and Majority of Audit Work”, International Journal of Accounting, Số 8, tr.139-151.


Blokdijk, H.,F.Drieenhuizen, D.A.Simunic, and M.T Stein (2006), “An analysis of cross-sectional differences in Big and Non-Big Public Accounting Firm’s Audit Programs”, Auditing: A Journal of Practice and Theory, Số 25, tr. 27 – 28.

10

Bộ Tài chính (2012), Thông tư 214/2012/TT-BTC ban hành hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, ban hành ngày 06 tháng 12 năm 2012.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 216 trang tài liệu này.

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thời gian kiểm toán báo cáo tài chính do các công ty kiểm toán độc lập thực hiện tại Việt Nam - 22



11

Bộ Tài chính (2014), Thông tư 200/2014/TT-BTC ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp, ban hành ngày 22 tháng 12 năm 2014.

12

Bộ Tài chính (2016), Báo cáo tổng hợp kết quả kiểm tra chất lượng dịch vụ kiểm toán năm 2016, Hà Nội

13

Bùi Thị Thủy (2015), Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán BCTC các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, ĐH Kinh tế quốc dân

14

Davidson R.A and W.E.Gist (1996), “Empirical evidence on the functional relation between audit planning and total audit effort”, Journal of Accounting Research, Số 34, Tập 1, tr.111-124.

15

David R.Anderson, Dennis J.Sweeney and Thomas A.Williams (2020), Thống kê trong Kinh tế và Kinh doanh, Hoàng Trọng (chủ biên dịch), NXB Kinh tế Tp.Hồ Chí Minh (Sách gốc xuất bản năm 2018).

16

DeAngelo, L.E (1981), “Auditor size and audit quality”, Journal of Accounting and Economics, Số 3.

17

Dyer J.D and A.J.Mc Hugh (1975), “The timeliness of the Australian Annual report”, Journal Accounting Research (Autumn), tr.204-219.

18

Đậu Ngọc Châu (2013), Giáo trình Kiểm toán báo cáo tài chính, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.

19

Đinh Phi Hổ (2014), Phương Pháp Nghiên Cứu Kinh Tế & Viết Luận Văn Thạc Sĩ, NXB Phương Đông, Tp.Hồ Chí Minh.

20

Đoàn Xuân Tiên (2008), Nâng cao năng lực cạnh tranh của các công ty kiểm toán độc lập ở Việt nam hiện nay, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Kiểm toán Nhà nước.

21

Đoàn Thị Ngọc Trai (2003), Hoàn thiện tổ chức kiểm toán BCTC doanh nghiệp ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.



22

Đoàn Thanh Nga (2011), Nghiên cứu đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán nhằm nâng cao chất lượng hoạt động trong các công ty kiểm toán độc lập Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

23

Feng Chen, Yu Hou, Gorden Richarson and MinLei Ye (2018), “Auditor Experience and the Timeliness of Litigation Loss Contingency Disclosures”, Contemporary Accounting Research, Số 35, Tập 2, tr.956-979.

24

E.Michael Bamber, Rober J.Ramsay (1997), “An investigation of the Effects of Specialization in Audit Workpaper Review”, Contemporary Accounting Research, Số 14, Tập 3, tr.501-513.

25

Gaumnitz, B. R., Nunamaker, T. R., Surdick, J. J. & Thomas, M. F. (1982), “Auditor consensus in internal control evaluation and audit program planning”, Journal of Accounting Research (Autumn Pt. II), 20(2), tr. 745–755.

26

Goldwasser, D., T. Arnold, and J. Eickenmeyer (2004). Accountants’ Liability, Practising Law Institute, New York.

27

Gil S.Bae, Seung Uk Choi & Joon Hwa Rho (2016), “Audit hours and Unit Audit

price of Industry Specialist Auditors: Evidence from Korea”, Contemporary Accounting Research, Số 33, Tập 1, tr. 314-340.

28

Grant R.M. (1997), “The knowledge-based view of the firm: implications for management practice”, Long Range Planning, Số 30, Tập 3, tr. 450-454.

29

Hà Thị Ngọc Hà (2012), Các giải pháp hoàn thiện, tăng cường kiểm soát chất lượng công tác kiểm toán BCTC các đơn vị có lợi ích công chúng, Đề tài cấp Ngành, Bộ Tài chính.

30

Hackenbrack, K. And W.R.Knechel (1997), “Resource Allocation Decisions in Audit Engagements”, Contemporary Accounting Research, Số 14, Tập 3, tr.481-499.

31

Hair,J.F., Black,W.C., Babin,B.J. and Anderson,R.E. (2010), Multivariate Data Analysis, 7th edition, Pearson Printice Hall.

Xem tất cả 216 trang.

Ngày đăng: 24/01/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí