Bất Cập Trong Quy Định Của Pháp Luật Về Tổ Chức, Hoạt Động Của Tập Đoàn Kinh Tế Vinashin

về các hoạt động của doanh nghiệp và về mối quan hệ giữa Chính phủ với DNNN. Theo đó, Chính phủ phải công bố công khai trước QH và phương tiện thông tin đại chúng những vấn đề như: Chuẩn mực kế toán của DNNN; báo cáo bắt buộc hàng quý đối với những vấn đề cơ bản của từng DNNN; báo cáo đầy đủ về phần vốn đầu tư của Chính phủ trình ra QH hàng năm; báo cáo hợp nhất hàng quý về toàn bộ vốn đầu tư của Chính phủ; hợp nhất các bảng cân đối và lãi - lỗ đối với phần vốn đầu tư của Chính phủ; công bố toàn bộ lợi tức của các khoản vốn đầu tư của Chính phủ.

Thứ tư, một số hướng dẫn hiện hành chưa phù hợp thực tế:

- Tại Thông tư số 117/2010/TT-BTC ngày 05/8/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế tài chính của Công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu: Vốn điều lệ điều chỉnh tăng thêm bằng vốn điều lệ được phê duyệt cộng thêm 30% tổng mức vốn đầu tư các dự án đầu tư thuộc ngành nghề kinh doanh chính được cấp có thẩm quyền phê duyệt thực hiện trong năm báo cáo [4, Điều 2, khoản 2]. Theo quy định này thì việc ấn định tỷ lệ 30% là chưa linh hoạt vì tỷ lệ vốn chủ sở hữu tại từng dự án cụ thể cơ bản là khác nhau tùy theo mức độ hiệu quả dự án và thỏa thuận với nhà tài trợ vốn.

Công ty được quyền chủ động huy động vốn phục vụ sản xuất kinh doanh trong phạm vi hệ số nợ phải trả trên vốn điều lệ của công ty không vượt quá 3 lần [4, Điều 3, khoản 3]. Theo quy định này thì việc giới hạn hệ số nợ phải trả trên vốn điều lệ của công ty không vượt quá 3 lần nhưng không xác định thời điểm đánh giá chỉ tiêu này đã gây khó khăn trong quá trình thực hiện, doanh nghiệp dễ vi phạm vì hệ số này luôn thay đổi theo diễn biến kinh doanh của doanh nghiệp.

Tổng mức đầu tư ra ngoài công ty (bao gồm đầu tư ngắn hạn và dài hạn) không vượt quá mức vốn điều lệ của công ty (bao gồm côn ty mẹ trong TĐKT, TCT, công ty mẹ trong mô hình công ty mẹ - công ty con, công ty

thành viên độc lập) [4, Điều 5, khoản 3]. Quy định này được áp dụng cho mọi TĐKTNN mà không tính đến đặc thù ngành nghề, lĩnh vực hoạt động của từng TĐKTNN. Quy định này ảnh hưởng lớn đến các trường hợp dự án trọng điểm đang triển khai thực hiện hoặc sắp hoàn thành mà vốn đầu tư ra ngoài vượt vốn điều lệ sẽ làm ngừng dự án, ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Tóm lại, hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến QTTĐKTNN chưa được ban hành đồng bộ, kịp thời; nhiều nội dung chưa được hoàn thiện, chưa tác bạch chức năng quản lý nhà nước với chức năng chủ sở hữu Nhà nước đối với TĐKTNN; cơ chế quản lý điều hành còn nhiều bất cập, thiếu văn bản hướng dẫn thi hành Luật doanh nghiệp phù hợp với thực tế hoạt động của doanh nghiệp. Khung pháp luật ban hành chưa kịp thời và đồng bộ, thường chậm hơn rất nhiều so với thực tế, gây ra lúng túng và không nhất quán trong việc thực hiện quản lý, điều hành TĐKTNN.

2.3.1.2. Bất cập trong quy định của pháp luật về tổ chức, hoạt động của Tập đoàn kinh tế Vinashin

Về Quyết định số 104/2006/QĐ-TTg: Ngay từ ban đầu, khi TĐ Công nghiệp tầu thủy VN mới được thành lập theo Quyết định số 104/2006/QĐ- TTg, ngày 15/5/2006 của Thủ tướng Chính phủ được căn cứ vào Luật Doanh nghiệp năm 1999 và Luật DNNN năm 2003. Đây là hai Bộ luật đều sắp được thay thế bằng Luật Doanh nghiệp 2005: Luật Doanh nghiệp năm 1999 hết hiệu lực vào ngày 01/7/2006 [18], Luật DNNN hết hiệu lực ngày 01/7/2010 [19]. Do đó, sau khi Quyết định 104/2006/QĐ-TTg có hiệu lực thì liên quan đến một loạt các vấn đề về quản trị tại Vinashin được áp dụng bởi các quy định được xây dựng dựa trên Luật doanh nghiệp năm 2005. Vì vây, trong quá trình áp dụng các quy định lệch nhau, thiếu đồng bộ.

Tại khoản 1, điều 1, Quyết định số 104/2006/QĐ-TTg: “Tập đoàn

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Công nghiệp tàu thủy VN là công ty nhà nước, có tư cách pháp nhân, con dấu, biểu tượng, điều lệ tổ chức và hoạt động…” [29, Điều 1, khoản 1]. Đây là quy định rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp và quyết định đến quá trình hoạt động của tập đoàn. Tuy nhiên việc quy định Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy VN có tư cách pháp nhân là đi ngược với xu hướng cũng như thực tế hoạt động của hầu hết các TĐKT trên thế giới. Dẫn đến quá trình tổ chức, quản lý, điều hành, giao dịch cũng như việc xây dựng các quy định để áp dụng cho tập đoàn gặp muôn vàn khó khăn.

Chủ tịch Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam là đại diện theo pháp luật của Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam [29, Điều 1, khoản 6], tuy nhiên không quy định cụ thể việc Chủ tịch Tập đoàn có được kiêm TGĐ. Điều này đã dẫn đến trong một thời gian dài, chức vụ Chủ tịch Tập đoàn Vinashin kiêm cả TGĐ. Chính vì việc tập chung quyền lực này dẫn đến một loạt các sai phạm tại Tập đoàn. Điểm hình là trường hợp của ông Phạm Thanh Bình cùng lúc giữ ba chức vụ quan trọng nhất tại Vinashin là Chủ tịch HĐQT, TGĐ và Bí thư Đảng ủy Tập đoàn.

Cải cách pháp luật về quản trị tập đoàn kinh tế nhà nước qua bài học Vinashin - 9

Quyết định số 104/2006/QĐ-TTg rất sơ sài, không quy định cụ thể trách nhiệm của HĐQT, TGĐ, chủ sở hữu, BKS… Ví dụ: Việc không quy định cụ thể trong việc xây dựng điều lệ Tập đoàn, thời gian phải trình chủ sở hữu phê duyệt nó đã dẫn đến việc Tập đoàn chậm xây dựng Điều lệ hoạt động và các quy định quản lý tài chính khác như quy chế quản lý tài chính, quy chế quản lý đầu tư xây dựng, các định mức kinh tế kỹ thuật…

Về Quyết định số 984/QĐ-TTg, ngày 25/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc chuyển Công ty mẹ- Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy VN thành công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu và Quyết định số 179/QĐ-TTg:

Các quy định này dù đã có nhiều điểm cụ thể, rò ràng nhưng vẫn còn không ít nội dung mang nặng dấu ấn cũ. Quyền chủ sở hữu tập đoàn Vinashin

được giao cho quá nhiều “đầu mối” từ Chính phủ, Thủ tướng, các Bộ liên quan cho đến HĐTV. Điều này dẫn đến tình trạng chưa tách bạch được chức năng quản lý nhà nước và chức năng của chủ sở hữu nhà nước đối với TĐKT; phân tán trách nhiệm, không tập trung quyền hạn, đầu mối quản lý và đánh giá tổng hợp [31].

Tại Quyết định số 179/QĐ-TTg mục tiêu thành lập tập đoàn Vinashin chưa đảm bảo tính hướng đích; tập đoàn thành lập theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, có địa vị pháp lý điều này đã đặt ra câu hỏi liệu tập đoàn có bị phá sản không? Về mặt pháp lý ai sẽ là người thực hiện chức năng quản lý và điều hành tập đoàn thông qua các hình thức đầu tư, liên kết; quản lý, điều hành thông qua thỏa thuận, hợp tác sử dụng các dịch vụ trong tập đoàn?

Về mối quan hệ giữa chủ sở hữu và đại diện chủ sở hữu: HĐTV - người đại diện chủ sở hữu nhà nước - chỉ lập báo cáo định kỳ hoặc báo cáo theo yêu cầu của Thủ tướng nhưng các báo cáo này được xử lý, thẩm định thế nào thì không rò. Chưa nói đến tình hình rất có thể xảy ra là sẽ không ai đọc báo cáo đó. Thiếu đi cơ chế này đã và sẽ không tăng cường được trách nhiệm của HĐTV. Vì vậy, việc thực hiện đại diện chủ sở hữu toàn dân của Chính phủ vẫn mang tính hình thức. Thành phần HĐTV như hiện tại dễ gây xung đột giữa lợi ích ngắn hạn của cá nhân, của tập đoàn với lợi ích của chủ sở hữu; mối quan hệ giữa HĐQT với BKS, giữa HĐQT với TGĐ chưa minh định, rạch ròi.

Ngoài ra, các quyết định này thiếu đồng bộ, mâu thuẫn với các quy định khác về tổ chức và hoạt động của công ty TNHH một thành viên: Theo điểm a, khoản 2, Điều 70, Luật doanh nghiệp thì TGĐ hoặc GĐ có trách nhiệm tổ chức thực hiện các quyết định của HĐTV [20, Điều 70, khoản 2], nhưng điều này chưa được cụ thể hóa tại Quyết định số 179/QĐ-TTg; theo khoản 6, điều 22, Quyết định số 179/QĐ-TTg thì Vinashin có từ ba đến năm KSV [32, Điều 22, khoản 6]. Tuy nhiên, theo điều 71, Luật Doanh nghiệp thì công ty TNHH chỉ có từ một đến ba KSV [20, Điều 71]…

Cơ cấu tổ chức của BKS nội bộ còn nhiều bất hợp lý: Theo khoản 3, điều 31, Quyết định số 179/QĐ-TTg: “BKS nội bộ do HĐTV quyết định thành lập; có nhiệm vụ giúp HĐTV trong việc kiểm tra, giám sát các hoạt động điều hành của TGĐ và của người đại diện phần vốn góp của Vinashin ở doanh nghiệp khác” [32, Điều 31, khoản 3]. Mặt khác, BKS các tập đoàn do HĐQT thành lập, trưởng BKS là thành viên của HĐQT được HĐQT phân công làm nhiệm vụ. Các thành viên của BKS do HĐQT lựa chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm và cả BKS hoạt động theo quy chế của HĐQT ban hành [6, Điều 26].

Đây là việc không nên vì theo thông lệ, BKS là đại diện của chủ sở hữu doanh nghiệp, kiểm tra, kiểm soát các hoạt động của HĐQT, ban điều hành nhằm đảm bảo đúng đắn, phù hợp.

Như vậy, hiểu theo nghĩa này, BKS phải độc lập thực sự với HĐQT, ban điều hành. Tuy nhiên, cách thức tổ chức BKS như các TĐKTNN hiện nay làm yếu đi rất nhiều chức năng của BKS, nếu không muốn nói đây là lỗ hổng của hoạt động kiểm soát DNNN.

Chưa kể, Nghị định này cũng cấm BKS tiết lộ kết quả kiểm tra, giám sát khi chưa được sự cho phép của HĐQT. Vậy HĐQT có đủ độ "dũng cảm" để cho BKS công bố báo cáo của mình?

2.3.2. Những hạn chế trong việc thực thi pháp luật về quản trị Tập đoàn kinh tế Vinashin

2.3.2.1. Những hạn chế trong việc thực thi pháp luật để xây dựng mô hình quản trị nội bộ tại Vinashin

Qua việc phân tích thực trạng mô hình cấu trúc nội bộ của Vinashin cũng như mối quan hệ giữa HĐQT (hoặc HĐTV), Ban TGĐ, Ban kiểm toán có thể thấy quản trị nội bộ tại Vinashin bộc lộ rất nhiều hạn chế.

* Công tác tổ chức thiếu khoa học dẫn đến cơ cấu tổ chức nặng nề, chồng chéo, chưa có mối quan hệ chặt chẽ giữa các phòng ban; mối quan hệ giữa các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn còn đơn điệu và mờ nhạt

Công tác tổ chức thiếu khoa học dẫn đến cơ cấu tổ chức nặng nề, chồng chéo, chưa có mối quan hệ chặt chẽ giữa các phòng ban: Việc phân công công việc chưa hợp lý điển hình như Ban Tài chính kế toán của Vinashin không theo dòi trực tiếp việc huy động vốn từ nước ngoài mà lại để Ban kinh doanh lo. Khi tiền về, Ban Kinh doanh phân bổ cho các công ty con, đi vay nhưng không thúc đẩy việc trả nợ, chậm tiến độ. Ban Tài chính kế toán do không được giao nhiệm vụ nên không nắm được thông tin nợ nần.

Các hình thức liên kết giữa công ty mẹ - công ty con và giữa các công ty con với nhau còn khá đơn điệu và mờ nhạt. Đặc biệt là liên kết theo thỏa thuận giữa các doanh nghiệp thành viên. Cụ thể là:

Thứ nhất, về mối quan hệ giao dịch kinh doanh nội bộ: Trong nội bộ Tập đoàn, các loại giao dịch kinh doanh như mua bán hàng hóa, cung cấp và nhận các dịch vụ, cho thuê, chuyển giao nghiên cứu và phát triển, nhượng quyền thương mại… gần như không có những đặc thù gì so với các doanh nghiệp bên ngoài Tập đoàn, chưa kết hợp hỗ trợ trong hoạt động sản xuất. Ở Vinashin xuất hiện hiện tượng chỗ thì có tàu đóng, chỗ thì lại không có tàu đóng, chỗ thì nhiều tàu, đóng tàu không kịp tiến độ, chỗ thì lại ít hợp đồng đóng tàu, chỗ thì mua vật tư thiết bị về dùng không hết, diện tích lại rộng như nhà máy Nam Triệu, Phà Rừng..., chỗ thì thiếu vật tư thiết bị, có nhiều tàu đóng lại không đủ diện tích mặt bằng như nhà máy đóng tàu Hạ Long... Có một số hoạt đông ưu tiên mua bán, đặt hàng trong nội bộ hoặc mua bán hàng hóa với nhau theo mức giá thấp hơn so với giá thị trường, nhưng cũng chỉ phát sinh trong một số trường hợp cụ thể và qua sự điều phối của công ty mẹ, không phải xuất phát từ những nguyên tắc thỏa thuận dài hạn, ổn định và thường xuyên.

Thứ hai, mối quan hệ tài chính nội bộ: Mới chỉ có quy chế tài chính của công ty mẹ mà chưa có thỏa thuận hoặc quy chế tài chính chung của tập đoàn.

Liến kết tài chính nội bộ Tập đoàn mới chỉ dừng lại ở mức độ quan hệ tài chính giữa các doanh nghiệp đơn lẻ; chưa có quan hệ gắn bó của một TĐKT. Việc xây dựng báo cáo tài chính hợp nhất tại công ty mẹ cũng gặp rất nhiều khó khăn trong xác định các khoản hạch toán bù trừ doanh thu nội bộ, loại trừ lợi nhuận từ việc mua bán tài sản giữa các công ty con cũng như vấn đề hợp nhất doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách… Nói cách khác, mối quan hệ tài chính tại Tập đoàn chưa chứng tỏ Tập đoàn là một khối mối quan hệ chặt chẽ. Thứ ba, mối quan hệ về trao đổi thông tin các doanh nghiệp thành viên:

Mối quan hệ này đã được hình thành nhưng chủ yếu theo trục dọc Công ty mẹ

- công ty con. Các dạng hình trao đổi thông tin giữa các doanh nghiệp thành viên với nhau chưa trở thành kênh thông tin được chuẩn hóa, bài bản theo một thỏa thuận thống nhất. Hình thức trao đổi thông tin tại Vinashin cơ bản dựa vào chế độ báo cáo và thông tin một chiều thiếu đa dạng. Việc xây dựng chế độ thông tin theo cơ chế hiệp thương trao đổi bàn bạc tại Vinashin chưa được sử dụng một cách thường xuyên, có kế hoạch. Việc thiếu các hình thức trao đổi thông tin như vậy sẽ không bảo đảm mục tiêu thống nhất hành động và ý chí của cả Tập đoàn; thiếu sự tham gia của các doanh nghiệp thành viên vào quá trình hoàn thiện quyết sách của công ty mẹ cũng như của cả tập đoàn.

* Mối quan hệ giữa hội đồng quản trị (hoặc hội đồng thành viên), Ban Tổng Giám đốc, Ban kiểm toán tại Vinashin bộc lộ rất nhiều hạn chế

Thứ nhất, về cơ chế phối hợp giữa HĐTV (hoặc HĐQT) và BGĐ:

Giai đoạn từ năm 2006 đến giữa năm 2010:

Thực tế tại Vinashin trong giai đoạn này: Năm 2007, khi thí điểm mô hình tập đoàn, ông Phạm Thanh Bình được bổ nhiệm giữ chức vụ chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ. Công việc của chủ tịch và TGĐ rất khác nhau, khi có ý kiến nên tìm cán bộ có năng lực để phân công, phân nhiệm chức TGĐ, ông Bình đã xin ý kiến và lập điều lệ tập đoàn, theo đó Vinashin không chỉ có một TGĐ mà có tới sáu vị. Có thể nói đây là cơ chế quản trị “độc nhất vô nhị” ở VN: Một tập

đoàn có sáu TGĐ nhưng các TGĐ vẫn ghi rò là TGĐ kinh doanh, TGĐ nội chính, TGĐ đầu tư...

Thực chất các TGĐ trên vẫn giữ chức năng PTGĐ và ông Bình trên thực tế vẫn đương nhiên nắm quyền điều hành của TGĐ. Ngoài ra ông còn giữ chức Bí thư đảng ủy, ông Bình đã tập trung trong tay mình một thứ quyền lực tuyệt đối. Các hoạt động kiểm soát, điều hành của Vinashin đều do một mình vị Chủ tịch HĐQT và người thân chi phối.

Những thất bại nặng nề của Vinashin là do chế độ tập quyền quá mức, do sự quản lý quan liêu, độc đoán, non kém, bao che của những người đứng đầu tập đoàn.

Giai đoạn từ cuối năm 2010 đến nay:

Như đã phân tích ở phần trên, Quyết định 179/QĐ-TTg quy định HĐTV là cơ quan đưa ra các quyết định về đào tạo lao động, thang, bảng lương, đơn giá tiền lương, chế độ trả lương đối với người lao động là can thiệp quá sâu vào hoạt động điều hành của BGĐ, làm giảm đi quyền hạn điều hành của BGĐ.

Ngoài ra, Vinashin chưa ban hành một cơ chế chung, thống nhất trong việc phân cấp, phân quyền giữa HĐTV và Ban TGĐ mà mới dừng lại ở việc thực hiện phân quyền của HĐTV cho BGĐ ở một số lĩnh vực cụ thể thông qua việc ban hành các Nghị quyết riêng lẻ. Như vậy do HĐQT chưa phân cấp mạnh cho Ban TGĐ nên dẫn đến tình trạng nhiều vấn đề mặc dù TGĐ có thể tự quyết định nhưng do không được phân quyền nên phải chuyển HĐTV quyết định. Vì vậy, tại Vinashin vẫn xảy ra tình trạng quá tải trong xử lý công việc dẫn đến công việc chậm được giải quyết, không tạo được tính chủ động trong hoạt động cho các đơn vị thuộc Tập đoàn.

Mặt khác, trong nội bộ HĐTV mới chỉ có sự phân công của Chủ tịch thành viên cho từng thành viên HĐTV phụ trách những lĩnh vực cụ thể mà chưa có sự phân quyền của Chủ tịch HĐTV cho từng thành viên HĐTV được

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/06/2022