Yêu Cầu Quản Lý Nhà Nước Đối Với Tổng Công Ty 90 – 91 Theo Hướng Hình Thành Tập Đoàn Kinh Tế.

Thứ nhất, xuất phát từ vai trò chức năng vốn có của Nhà nước đối với nền kinh tế nói chung và các TCT 90 – 91 nói riêng.

Trong nền kinh tế thị trường vai trò kinh tế của Nhà nước được thể hiện qua 2 chức năng chủ yếu:

- Tổ chức và quản lý nền kinh tế

- Đầu tư phát triển kinh tế với tư cách chủ sở hữu (làm kinh tế).

Trong nền kinh tế thị trường, bàn tay vô hình của thị trường có tác động rất lớn đến việc huy động mọi tiềm lực của đất nước để phát triển kinh tế theo quy luật của kinh tế thị trường. Tuy nhiên cũng qua tác động quan hệ cung cầu của thị trường theo quy luật cạnh tranh lợi nhuận cao làm cho nền kinh tế phát minh nhiều khuyết tật, bất cập. Từ đấy đòi hỏi phải có sự can thiệp của Nhà nước. Nhà nước với tư cách người đại diện cho quyền lợi của nhân dân của dất nước bằng quyền lực của mình (công quyền) thông qua pháp luật cơ chế chính sách, thanh tra kiểm tra, xử phạt… can thiệp vào hoạt động của nền kinh tế, của thị trường. Thông qua điều chỉnh hướng các quy luật của thị trường vận động theo ý đồ của Nhà nước tức là phục vụ lợi ích của đất nước của dân. Đây là đỏi hỏi khách quan xuất phát từ yêu cầu chủ quan của mọi quốc gia. Ngày nay tất cả mọi quốc gia Nhà nước đều thực hiện chức năng, tổ chức quản lý nền kinh tế đều hướng, đưa nền kinh tế đất nước phát triển theo mục tiêu, kế hoạch định trước.

Sự phát triển kinh tế của đất nước được quyết định bởi sự tồn tại và đi lên của các doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp nhà nước chiếm giữ các vị trí, ngành lĩnh vực then chốt của nền kinh tế, quản lý các TCT 90 – 91 thuộc về vai trò chức năng của nhà nước.

Các TCT 90 – 91 là những Doanh nghiệp nhà nước lớn quan trọng then chốt trong nền kinh tế. Nó quyết định chi phối thực hiện đường lối phát triển kinh tế của đất nước đường lối đổi mới kinh tế của Nhà nước. Nhà nước là chủ sở hữu của các TCT này. Việc ra đời các Doanh nghiệp Nhà nước nói chung và các TCT 90 – 91 nói riêng là kết quả của quá trình Nhà nước đầu tư phát triển kinh tế. Do vậy tổ chức và quản lý các TCT 90 – 91 thuộc về chức năng nhiệm

vụ của Nhà nước. Thông qua quản lý Nhà nước biến các TCT 90 – 91 trở thành công cụ nòng cốt của nền kinh tế thực hiện tốt các mục tiêu nhiệm vụ phát triển kinh tế được đề ra trong kế hoạch phát triển kinh tế đất nước hàng năm. Mặt khác thông qua quản lý Nhà nước làm cho đồng vốn của Nhà nước ở các Doanh nghiệp Nhà nước ngày càng phát triển với hiệu quả kinh doanh cao. Đây là yêu cầu khách quan phù hợp với ý muốn mục tiêu chủ quan của Nhà nước.

Trong sự nghiệp đổi mới đất nước, đổi mới Doanh nghiệp Nhà nước, phát triển các TCT 90 – 91 thành TĐKT mạnh là yêu cầu khách quan đồng thời là ý đồ, chiến lược của Nhà nước Việt Nam. Với chức năng vốn có và tư cách chủ sở hữu, nhà nước quản lý các TCT 90 – 91 theo hướng hình thành các TĐKT mạnh và đòi hỏi khách quan đồng thời là ý đồ chiến lược của Nhà nước. Điều này được quán triệt xuyên suốt trong đường lối đổi mới phát triển kinh tế của Đảng và nhà nước Việt Nam.

Thứ hai, xuất phát từ vai trò chủ sơ hữu phần vốn trong các TCT 90 – 91 và ý đồ chiến lược xây dựng các TĐKT mạnh của Nhà nước.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.

Trong nền kinh tế thị trường hiện đại nhà nước tham gia đầu tư vốn và các Doanh nghiệp với vai trò là một cổ đông nhằm ổn sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp đó bảo đảm việc làm cho người lao động, đồng thời là cơ sở, hạt nhân kinh tế cho việc thực hiện chủ trương phát triển kinh tế của Nhà nước. Ở nhiều quốc gia nhờ sự đầu tư của Nhà nước vào các Doanh nghiệp mà nền kinh tế phát triển ổn định, bền vững.

Việt Nam xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN từ nền kinh tế tập trung bao cấp với tất cả các Doanh nghiệp đều thuộc sở hữu Nhà nước. Các doanh nghiệp Nhà nước trong đó có các TCT 90 – 91 chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế và quyết định tốc độ tăng trưởng, phát triển nền kinh tế đất nước.

Quản lý nhà nước đối với TCT90-91 theo hướng hình thành TĐKT - 6

Theo xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu, rộng, đa chiều, nhất là từ khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO, yêu cầu khách quan là các DN Việt Nam phải đủ mạnh để cạnh tranh với các Doanh nghiệp nước ngoài kể cả thị trường trong nước và quốc tế. Từ đó việc xây dựng

các TĐKT mạnh là ý đồ chiến lược của Đảng và chính phủ Việt Nam. Cơ sở để thực hiện ý đồ chiến lược đó là các Doanh nghiệp Nhà nước lớn. Các TCT 90 – 91 là những doanh nghiệp nhà nước lớn, chiếm giữ các ngành, lĩnh vực then chốt của đất nước. Việc phát triển các Doanh nghiệp nhà nước này quyết định và chi phối đường lối kinh tế của Nhà nước cũng như tốc độ tăng trưởng, phát triển kinh tế đất nước.

Để xây dựng các TĐKT mạnh cần phải có các Doanh nghiệp Nhà nước lớn đủ điều kiện làm cơ sở. Đây là các TCT 90 – 91. Thực hiện quản lý nhà nước đối với các TCT 90 – 91 theo hướng hình thành các TĐKT là đòi hỏi đối với Nhà nước.

Vai trò quản lý Nhà nước đối với các TCT 90 – 91 theo hướng xây dựng các TĐKT được thể hiện:

- Đưa ra các điều kiện để chuyển đổi các TCT thành TĐKT.

- Thực hiện cổ phần hoá các TCT 90 – 91 hội đủ các điều kiện để

chuyển thành các TĐKT.

- Hỗ trợ về các mặt cho những TCT 90 – 91 chuyển thành: TĐKT hoạt

động có hiệu quả.

- Kiểm tra, giám sát chống các hiện tượng tiêu cực, tham những trong quá trình chuyển đổi các TCT 90 – 91 thành TĐKT.

Tính tất yếu khách quan ở đây thể hiện vai trò quản lý nhà nước để các TCT 90 – 91 phát triển thành TĐKT một cách hiệu quả.

Thứ ba, thông qua quản lý Nhà nước đối với TCT 90 – 91 theo hướng hình thành TĐKT để Nhà nước chủ động điều chỉnh hoạt động của các TĐKT theo đúng mục tiêu đặt ra, đồng thời xử lý những tồn tại, bất cập gây cản trở cho các TCT.

Quá trình phát triển các TCT 90 – 91 thành TĐKT là quá trình tổ chức lại, đổi mới hoàn thiện về các mặt của một DNNN lớn. Qua đó nhà nước điều chỉnh mục tiêu hoạt động của TĐKT theo chiến lược kế hoạch Nhà nước. Thông qua việc chuyển đổi các TCT 90 – 91 thành TĐKT, các điều kiện về tài chính, công nghệ, nhân lực… được hoàn thiện hơn, mục tiêu kinh doanh, phạm vi hoạt

động được xác định phù hợp… Đây là yếu tố quan trọng để nâng cao khả năng cạnh tranh của các TĐKT.

Ở Việt Nam việc thành lập các TCT 90 – 91 được coi là bước quá độ, thí điểm để xây dựng các TĐKT. Do vậy còn tồn tại nhiều bất cập về các quan hệ chủ yếu sau:

- Bất cập trong quan hệ với Nhà nước.

- Bất cập trong quan hệ giữa TCT với các doanh nghiệp thành viên và giữa các đơn vị thành viên với nhau.

Những bất cập này ngày càng hạn chế năng lực cạnh tranh trên thị trường và hiệu quả kinh doanh của các TCT. Tổ chức chuyển đổi các TCT thành TĐKT là điều kiện để Nhà nước đánh giá một cách cụ thể, toàn diện về các mặt của TCT. Qua đó phát hiện những bất cập, hạn chế của TCT. Nhờ vậy khi xây dựng các TĐKT những bất cập, hạn chế, khuyết tật của các TCT được xử lý, loại bỏ.

Đây là đòi hỏi khách quan trong quản lý Nhà nước đối với các TCT xây dựng các TĐKT mạnh.

Thứ tư, xuất phát từ yêu cầu phát triển của các TCT 90 – 91.

Các TCT 90-91 là những doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam. Theo xu thế hội nhập toàn cầu hoá, Việt Nam đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế thị trường Việt Nam. Kinh tế Việt Nam gắn liền với kinh tế thế giới điều đó đã tạo nên nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam phát triển, đồng thời đặt ra nhiều thách thức đòi hỏi các Doanh nghiệp Việt Nam phải đổi mới, phát triển về các mặt để thích nghi với điều kiện mới.

Phát triển theo hướng hình thành các TĐKT là đòi hỏi khách quan của các TCT 90 – 91. Để thực hiện đòi hỏi đó Nhà nước phải có tác động tạo nên môi trường pháp lý, các điều kiện tiền đề cho quá trình chuyển đổi thành TĐKT của TCT 90 – 91.

Tuy nhiên mỗi TCT 90 – 91 có đặc điểm, điều kiện khác nhau. Nhà nước phải xem xét, đánh giá từng TCT, quá đó có đề án, lộ trình chuyển đổi phù

hợp. Không thể một lúc chuyển đổi tất cả các TCT 90 – 91 thành TĐKT. Ở đây thể hiện vai trò quản lý của nhà nước. Để thực hiện tốt quá trình này, về mặt lý luận cần thực hiện các công việc chủ yếu sau:

- Các TCT 90 – 91 khi xét thấy đã hội đủ các điều kiện để phát triển, chuyển đổi thành TĐKT phải xây dựng đề án chuyển đổi.

- Cơ quan quản lý nhà nước xem xét, đánh giá phê duyệt đề án.

- Theo đó các TCT lên kế hoạch chuyển đổi và tổ chức thực hiện.

Việc phát triển thành TĐKT là đòi hỏi khách quan đồng thời là nguyện vọng, yêu cầu chủ quan của các TCT 90 – 91. Tuy nhiên để thực hiện có hiệu quả Nhà nước phải có sự tác động để các TCT đánh giá, xử lý tất cả mọi bất cập hiện có, qua đó tạo nên điều kiện mới, môi trường mới cho TĐKT hoạt động có hiệu quả.

Thứ năm, xuất phát từ yêu cầu chống tiêu cực, tham nhũng trong quá trình phát triển các TCT 90 – 91 theo hướng hình thành các TĐKT.

Lý luận cũng như thực tiễn ở Việt Nam cho thấy quá trình chuyển đổi các Tổng công ty 90 – 91 thành TĐKT thường xảy ra nhiều tiêu cực tham nhũng nhất là về tài chính, tài sản. Điều đó làm thất thoát tài sản Nhà nước, vi phạm quyền lợi người lao động. Do vậy sự quản lý, giám sát chặt chẽ quá trình đó của Nhà nước là yêu cầu cần thiết.

Theo đó quản lý Nhà nước cần đặc biệc lưu ý để các vấn đề chủ yếu:

- Vấn đề đánh giá kết quả hoạt động của TCT trước khi chuyển đổi.

- Vấn đề đánh giá và xử lý tài sản của TCT trước khi chuyển đổi.

- Về quyền lợi việc làm cho người lao động khi thực hiện chuyển đổi, tổ chức lại sản xuất.

Đây là những vấn đề bảo đảm thành công cho quá trình phát triển các TCT 90 – 91 hình thành các TĐKT.

Từ những vấn đề trên có thể khẳng định rằng, quản lý Nhà nước đối với TCT 90 – 91 theo hướng hình thành TĐKT là đòi hỏi khách quan phù hợp với chiến lược của Nhà nước trong tiến trình đổi mới xây dựng nền kinh tế thị trường hiện đại hội nhập quốc tế.

1.2.3 Yêu cầu quản lý Nhà nước đối với tổng công ty 90 – 91 theo hướng hình thành tập đoàn kinh tế.

Phù hợp với công cuộc cải cách quản lý hành chính công, xuất phát từ vai trò của TĐKT được chuyển đổi từ TCT 90 – 91. Trong điều kiện hội nhập quốc tế, quản lý Nhà nước đối với TCT 90 – 91 theo hướng hình thành TĐKT cần đáp ứng một số yêu cầu chủ yếu sau đây.

Thứ nhất, bảo đảm cho quá trình phát triển của các TCT 90 – 91 thành các TĐKT diễn ra nhanh chóng, hoạt động ổn định và hiệu quả.

Các TCT 90 – 91 là những DNNN lớn có vị trí đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, thu hút hàng ngàn lao động…Việc phát triển các TCT này thành các TĐKT nhà nước là sự phát triển về chất. Đó là một bước đổi mới hoàn thiện các TCT nhà nước trên các mặt tài chính, chiến lược sản xuất kinh doanh, tổ chức bộ máy vì nhân sự theo mô hình TĐKT công ty mẹ công ty con. Hoạt động của các đơn vị này phải được ổn định, liên tục không bị gián đoạn đồng thời hiệu quả phải càng cao. Đây là mục tiêu cũng là yêu cầu đặt ra cho quá trình đổi mới các TCT 90 – 91 xây dựng các TĐKT. Đáp ứng điều trên đòi hỏi quá trình phát triển, chuyển đổi nhanh chóng giải quyết gọn và dứt điểm từng công việc. Đồng thời điều đặc biệt quan trọng là ổn định sản xuất kinh doanh khi chuyển sang hoạt động theo TĐKT.

Thực hiện yêu cầu này quản lý Nhà nước đối với các TCT 90 – 91 theo hướng hình thành TĐKT cần chú ý giải quyết tốt các vấn đề chủ yếu:

- Có sự chỉ đạo chặt chẽ để các TCT chuẩn bị đầy đủ, chu đáo các yếu tố điều kiện cho việc chuyển đổi.

- Giải quyết, xử lý dứt điểm, nhanh chóng các vụ việc, bất cập trước khi chuyển đổi.

- Rà soát lại kế hoạch hoạt động của đơn vị để có phương án hành động cụ thể sau khi chuyển thành TĐKT.

- Đề cao dân chủ cơ sở đối với người lao động trong quá trình thực hiện chuyển đổi thành TĐKT.

Điều quan trọng ở đây là cần xác định rõ nâng cao hiệu quả hoạt động của đơn vị làm mục tiêu chủ yếu cơ bản xuyên suốt của quá trình đưa TCT phát triển thành TĐKT.

Thứ hai, phù hợp pháp luật

Các TCT 90 – 91 phát triển thành TĐKT là một tổ hợp kinh tế lớn, phạm vi hoạt động rộng, có nhiều đơn vị khác nhau… Quá trình phát triển các TCT thành TĐKT phải chịu sự quản lý toàn diện của Nhà nước. Nhà nước quản lý tất cả các cơ sở chi nhánh, đơn vị của TCT và của TĐKT sau chuyển đổi. Để quá trình phát triển, chuyển đổi được thuận lợi đòi hỏi cơ chế quản lý của Nhà nước phải thống nhất và phù hợp với pháp luật Nhà nước, chống xu hướng mỗi đơn vị doanh nghiệp khác nhau xử lý theo cách khác nhau; các đơn vị ở các địa phương khác nhau thực hiện khác nhau. Ở đây cần coi trọng việc giải quyết quyền lợi và việc làm cho người lao động.

Trên thực tế quá trình phát triển các TCT 90 – 91 thành TĐKT là sự đổi mới, hoà thiện trên tất cả các mặt của TĐKT từ việc xác định lại chiến lược kế hoạch sản xuất kinh doanh đến tổ chức lại sản xuất, bố trí cán bộ… Điều đó, tất yếu xảy ra tình trạng “thừa” cán bộ, công nhân “thiếu” các chuyên gia, các nhà quản lý giỏi. Do vậy việc sắp xếp bố trí lao động phải quan tâm đến giải quyết việc làm bảo đảm ổn định sản xuất và đời sống cho người lao động. Các quyết định về vấn đề này phải trên cơ sở chính sách, luật pháp Nhà nước. Cơ quan quản lý Nhà nước khi đưa ra những quy định, chính sách cho quá trình chuyển đổi của các TCT phải phù hợp với pháp luật. Cần thiết loại bỏ các hiện tượng tuỳ tiện, cảm tính trong xử lý khi xảy ra tình huống quản lý.

Thứ ba, Nhà nước không can thiệp bằng mệnh lệnh hành chính, mở rộng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các TCT khi chuyển thành TĐKT.

Việc các TCT 90 – 91 chuyển thành TĐKT là quá trình phát triển chiều sâu của các TCT 90 – 91. Đây là quá trình tự vận động của các TCT khi đã hội đủ các điều kiện, yếu tố cần thiết theo quy định của pháp luật Nhà nước. Do vậy mọi sự can thiệp bằng biện pháp hành chính của Nhà nước đều hạn chế tính tự

chủ của đơn vị, dẫn đến áp đặt, gò ép. Do vậy quá trình chuyển đổi sẽ rất khó khăn, hiệu quả thấp.

Mở rộng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các TCT từ khâu chuẩn bị, lập đề án, giải quyết các công việc, xây dựng hồ sơ, thủ tục… là yếu tố quyết định sự thành công cho quá trình chuyển đổi từ TCT thành TĐKT đồng thời bảo đảm cho hoạt động của đơn vị ổn định và phát triển.

Thực hiện yêu cầu này quản Nhà nước đối với TCT 90 – 91 theo hướng hình thành TĐKT cần chú ý các vấn đề:

- Nhà nước ban hành hệ thống văn bản pháp luật quy định điều kiện yếu tố để các TCT xem xét thực hiện.

- Nhà nước thực hiện sự hỗ trợ, giúp đỡ tư vấn khi các TCT gặp khó khăn trong quá trình giải quyết các vụ việc.

- Nhà nước thực hiện thẩm tra hồ sơ, thủ tục nhanh gọn cho các TCT trong quá trình chuyển thành TĐKT.

Mặc dù Nhà nước là chủ sở hữu các TCT 90 – 91 cũng như khi chuyển thành TĐKT, nhưng tuyệt đối không can thiệp, áp đặt bằng mệnh lệnh hành chính. Mở rộng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các TCT trong quá trình chuyển đổi thành TĐKT cũng như hoạt động của TĐKT là điều cần thiết có vai trò quan trọng bảo đảm sự thành công của sự nghiệp đổi mới cũng như hoạt động của các TĐKT liên tục ổn định và có hiệu quả.

Thứ tư: Công khai

Công khai là yêu cầu mang tính nguyên tắc trong quản lý nói chung đặc biệt là quản lý hành chính Nhà nước hiện đại.

Công khai có hai hình thức căn cứ vào quyết định chính thức của Nhà nước (căn cứ vào quyết định đã đóng dấu có hiệu lực).

Một là: Công khai trước

Đây là hình thức công khai ý tưởng của Nhà nước cho dân biết. Qua đó dân góp ý với Nhà nước. Nhà nước biết được nguyện vọng của dân, điều chỉnh ý tưởng cho phù hợp với nguyện vọng của dân để ban hành các quyết định.

Xem tất cả 201 trang.

Ngày đăng: 09/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí