Trách Nhiệm Của Chủ Thể Nhận Bảo Lĩnh

thay thế bằng biện pháp bảo lĩnh) và gửi ngay quyết định đó đến cơ sở đang giam giữ bị can, bị cáo để thi hành.

Trường hợp VKS không phê chuẩn quyết định áp dụng biện pháp bảo lĩnh thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án ra quyết định huỷ bỏ quyết định áp dụng biện pháp bảo lĩnh và thông báo ngay cho bị can, bị cáo, người nhận bảo lĩnh biết.

- Trong giai đoạn truy tố, xét xử:

Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ khi nhân

đươc

đơn xin bảo lĩnh

của người nhận bảo lĩnh , Viên

kiểm sát , Tòa án phải ra quyết định áp dụng

biện pháp bảo lĩnh; trường hợp không cho áp dụng phải nêu rõ lý do.

Khi ra quyết định áp dụng biện pháp bảo lĩnh Viện kiểm sát, Tòa án phải ra quyết định thay thế BPNC (hủy bỏ biện pháp tạm giam, thay thế bằng biện pháp bảo lĩnh) và gửi ngay quyết định đó đến cơ sở đang giam giữ bị can, bị cáo để thi hành.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.

- Quyết định áp dụng biện pháp bảo lĩnh và quyết định của Viện kiểm sát phê chuẩn hoặc không phê chuẩn quyết định áp dụng biện pháp bảo lĩnh (trong giai đoạn điều tra) phải được giao cho bị can, bị cáo thông qua cơ sở giam giữ, người nhận bảo lĩnh [7].

Về phía người nhận bảo lĩnh, khi nhận bị can, bị cáo cần ghi rõ ràng

Biện pháp bảo lãnh trong luật tố tụng hình sự Việt Nam - 14

trong giấy cam đoan, người nhận bảo lĩnh phải cam kết:

- Không để bị can, bị cáo bỏ trốn hoặc vắng mặt không có lý do chính đáng;

- Không để bị can, bị cáo trốn tránh, gây trở ngại cho quá trình điều tra, truy tố, xét xử bằng những hành vi như can thiệp, tác động đối với nhân chứng, người bị nghi là đồng phạm trong vụ án hoặc cố ý tiêu hủy, làm sai lệch chứng cứ của vụ án;

- Không để bị can, bị cáo tiếp tục phạm tội;

- Có mặt theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, truy tố, xét xử;

- Phải chịu trách nhiệm trước pháp luật khi vi phạm các cam kết trên.

Nghiên cứu BLTTHS của một số nước cho thấy, bên cạnh quy định về nghĩa vụ của người nhận bảo lĩnh thì các nước còn có quy định về nghĩa vụ đối với bị can, bị cáo khi được bảo lĩnh. Biện pháp bảo lĩnh là quyền nhưng cũng là nghĩa vụ, do đó các bên phải có trách nhiệm cùng thực hiện cam kết này. Nghĩa vụ của bị can, bị cáo có thể quy định như sau:

- Không tiếp tục phạm tội;

- Không trốn tránh, không gây trở ngại cho quá trình điều tra, truy tố, xét xử bằng những hành vi như can thiệp, tác động đối với nhân chứng, người bị nghi là đồng phạm hoặc cố ý tiêu hủy, làm sai lệch chứng cứ của vụ án;

- Có mặt đúng thời gian, địa điểm ghi trong giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án.

Thực tiễn áp dụng biện pháp bảo lĩnh cho thấy, khi áp dụng biện pháp này, các cơ quan THTT ở một vài địa phương áp dụng thêm biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú. Như thế có cần thiết không? Xét thấy biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú là một biện pháp độc lập không liên quan và ảnh hưởng gì đến bảo lĩnh, nếu cùng một lúc áp dụng cả hai BPNC mà tính chất của nó tương tự nhau sẽ dẫn đến chồng chéo, thừa, không cần thiết. Trong khi nếu không quan tâm đến những điều kiện nhằm hạn chế vi phạm nghĩa vụ cam đoan thì khả năng bỏ trốn hay tiếp tục phạm tội của cả hai biện pháp này là như nhau [12].

3.2.1.5. Chủ thể bảo lĩnh

- Vấn đề quy định cá nhân nhận bảo lĩnh “phải có ít nhất 2 người”, mỗi quan điểm đều có tính hợp lý riêng, nhà làm luật cần cân nhắc, quy định cho phù hợp với tình hình thực tiễn, miễn sao phải hiệu quả trong việc giám sát, theo dõi và giáo dục bị can, bị cáo cũng như bảo đảm mục đích mà BPNC đã đặt ra. Như đã nói, bản chất pháp lý của biện pháp bảo lĩnh là để thay thế biện

pháp tạm giam. Do đó, dù cho số lượng người nhận bảo lĩnh là một người, một số người hay thế nào đi nữa cũng không ảnh hưởng tới hình thức bảo lĩnh. Bởi khi đã đồng ý nhận bảo lĩnh thì người nhận bảo lĩnh đều phải có trách nhiệm và nghĩa vụ cam đoan như nhau trong việc giám sát và quản lý bị can, bị cáo, cần phải nhìn vào khả năng thực tế thực hiện cam kết, chứ không nhìn vào hình thức bảo lĩnh. Trách nhiệm của họ không có sự san sẻ khi có sự vi phạm. Hơn nữa, việc có 2 người cùng bảo lĩnh, cùng quản thúc sẽ đánh vào tâm lý của bị can, bị cáo [1; 13; 44].

- Cần quy định rõ ràng hơn về khái niệm “người thân thích”. Đây là một quy định hợp lý, khi cho rằng người thân thích là người nắm bắt được tâm lý, từ đó có thể quản lý, giám sát được bị can, bị cáo. “Người thân thích” được pháp luật hôn nhân và gia đình giải thích là những người có quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc do quan hệ nuôi dưỡng. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của một số nước trên thế giới, bên cạnh việc quy định người thân thích được bảo lĩnh, pháp luật còn dành quyền này cho đại diện theo pháp luật, người giám hộ. Đây cũng là những đối tượng có thể bảo lĩnh bị can, bị cáo, vì họ là những người quan tâm tới bị can, bị cáo, cùng đồng hành với bị can, bị cáo ở một giai đoạn TTHS nhất định. Do đó, nên quy định thêm những trường hợp này để biện pháp bảo lĩnh thực sự trở thành phương tiện bảo hộ quyền của các tầng lớp nhân dân [55].

- Vấn đề “nơi cư trú” của cá nhân nhận bảo lĩnh có bắt buộc phải cùng địa chỉ, cùng địa phương hay không? Theo quan điểm của tôi, chủ thể nhận bảo lĩnh không nhất thiết phải cùng địa chỉ, cùng địa phương, nhưng cũng không nên quy định phạm vi lãnh thổ quá rộng, với những chủ thể là người nước ngoài, người có hai quốc tịch, những người không sinh sống thường xuyên và có nơi cư trú trên lãnh thổ Việt Nam. Bởi vì, thứ nhất, người nhận bảo lĩnh khó có thể quản lý, theo dõi sát sao bị can, bị cáo khi không có mặt

tại Việt Nam và khó bảo đảm rằng bị can, bị cáo không tiếp tục phạm tội, không gây trở ngại cho quá trình THTT và có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan THTT; thứ hai, khó kiểm soát người nhận bảo lĩnh trong việc thực hiện trách nhiệm đã cam đoan, nếu có vi phạm xảy ra thì thủ tục tiến hành xử lý đối với người nhận bảo lĩnh không sống trên lãnh thổ Việt Nam cũng phức tạp hơn, tốn kém nhiều chi phí hơn cho Nhà nước. Để đảm bảo khách quan, cũng như nêu cao tinh thần trách nhiệm thì các cơ quan THTT khi đã đồng ý cho bảo lĩnh thì cần có công văn gửi đến hoặc trực tiếp gửi đến chính quyền địa phương nơi người nhận bảo lĩnh cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người nhận bảo lĩnh làm việc thông báo về việc đã cho nhận bảo lĩnh và đề nghị hợp tác, giúp đỡ người nhận bảo lĩnh hoàn thành nghĩa vụ.

- Vấn đề tiêu chuẩn đánh giá cá nhân nhận bảo lĩnh. Để đảm bảo mục đích của BPNC thì cá nhân nhận bảo lĩnh phải là người có đủ khả năng thực hiện nghĩa vụ đã cam đoan, như thế mới thể hiện được tính khả thi của biện pháp bảo lĩnh. Cá nhân nhận bảo lĩnh phải là người đã thành niên, có đủ uy tín với người được bảo lĩnh và có khả năng thực hiện nghĩa vụ trên thực tế, không nên quy định người nhận bảo lĩnh là người chưa thành niên vì xét về thực tế, tâm, sinh lý của những chủ thể này chưa ổn định, khả năng kiểm soát bản thân còn hạn chế thì làm sao đủ khả năng giám sát người khác. Cũng như vậy, người có nhược điểm về tâm thần, người đã có tiền án, tiền sự hay người dính líu đến vụ án, người không có uy tín đối với bị can, bị cáo thì không thể trở thành chủ thể nhận bảo lĩnh. Khả năng thực hiện nghĩa vụ đã cam đoan cũng nên được xem xét ở góc độ sức khỏe, người quá già yếu muốn trở thành người nhận bảo lĩnh, nhưng thực tế cho thấy họ không còn đủ khả năng theo dõi, giám sát bị can, bị cáo [1; 13; 55].

Theo hướng dẫn của Nghị quyết số 01/2006 của Hội đồng thẩm phán TANDTC thì “người già” là người từ 70 tuổi trở lên. Còn theo Nghị quyết số

01/2007 của Hội đồng thẩm phán TANDTC, “người quá già yếu” là người từ 70 tuổi trở lên hoặc là người từ 60 tuổi trở lên nhưng thường xuyên đau ốm. Như vậy, để một người già có đủ sức khỏe trở thành người nhận bảo lĩnh thì nên quy định phải có xác nhận của bệnh viện đa khoa về tình trạng sức khỏe.

- Luật đã có quy định về tiêu chuẩn để cá nhân nhận bảo lĩnh nhưng lại chưa nêu rõ cơ quan, tổ chức nào có trách nhiệm hay thẩm quyền xác nhận. Tôi cho rằng để đảm bảo yếu tố khách quan, thì đối với cá nhân nhận bảo lĩnh, cơ quan THTT hướng dẫn họ về xác nhận tại công an cấp phường, xã nơi người đó cư trú xác nhận về tiêu chuẩn, tư cách đạo đức và xác nhận nơi cư trú của mình. Cá nhân là người của cơ quan, tổ chức nhận bảo lĩnh thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức đó xác nhận về tiêu chuẩn, tư cách đạo đức và nơi làm việc của họ.

- Sự tự nguyện của các bên.

+ Trong biện pháp bảo lĩnh, người nhận bảo lĩnh và người được bảo lĩnh đều phải có nghĩa vụ thực hiện cam đoan. Để biện pháp bảo lĩnh thể hiện đúng tinh thần tự nguyện của các bên, để tránh cho các bị can, bị cáo ở vào thế bị động thì ngoài sự đồng ý của người nhận bảo lĩnh thì còn cần có sự đồng ý của cả người được bảo lĩnh. Do đó, nếu bị can, bị cáo không đồng ý bảo lĩnh thì cần ghi rõ việc này trong đơn xin bảo lĩnh của người nhận bảo lĩnh, để các cơ quan THTT tránh bị hiểu nhầm là áp dụng biện pháp tạm giam không đúng đối tượng.

+ Trường hợp người nhận bảo lĩnh không muốn tiếp tục (hay là xin ngừng) nhận bảo lĩnh thì giải quyết thế nào? Bảo lĩnh là hình thức thể hiện sự tự nguyện của người nhận bảo lĩnh, họ dựa trên khả năng thực tế của việc thực hiện nghĩa vụ cam đoan với cơ quan THTT. Nếu họ thấy không đủ khả năng để thực hiện nghĩa vụ cam đoan nữa thì hoàn toàn có quyền xin ngừng bảo lĩnh và làm đơn đề nghị xin dừng thực hiện nghĩa vụ mà họ đã cam kết,

giao bị can, bị cáo lại cho cơ quan THTT xử lý. Trường hợp xin ngừng được chấp nhận và trách nhiệm của người nhận bảo lĩnh không đặt ra khi người được bảo lĩnh chấp hành đúng những gì đã cam kết. Nếu xin ngừng sau khi bị can, bị cáo phạm tội mới, cản trở, gây khó khăn cho quá trình điều tra, truy tố, xét xử, không có mặt theo giấy triệu tập… thì trách nhiệm vẫn đặt ra với người nhận bảo lĩnh như ban đầu, trách nhiệm này có thể được xem xét, dựa vào tính chất và mức độ thiệt hại của hành vi mới do bị can, bị cáo gây ra hoặc dựa vào vai trò của người bảo lĩnh trong việc để xảy ra vi phạm [13].

- Vấn đề tiêu chuẩn đánh giá chủ thể là cơ quan, tổ chức nhận bảo lĩnh. Hình thức này cần được xem xét kĩ lưỡng trong việc quy định cơ quan nào có trách nhiệm đánh giá tiêu chuẩn của cơ quan, tổ chức nhận bảo lĩnh. Thực tiễn cho thấy nếu có trường hợp cơ quan, tổ chức đứng ra nhận bảo lĩnh thì cơ quan THTT hướng dẫn cơ quan, tổ chức đó ghi rõ trong đơn địa chỉ trụ sở làm việc, viết cam đoan, người đứng đầu cơ quan, tổ chức đó ký tên, đóng dấu vào đơn. Một quy trình rất đại khái và không có ràng buộc cụ thể. Vì vậy, cần quy định rõ ràng tiêu chuẩn để cơ quan, tổ chức nhận bảo lĩnh phải là cơ quan, tổ chức chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, chưa có quyết định giải thể hay chuyển ra nước ngoài…. Cơ quan công an cấp xã, phường là nơi xác nhận tính hợp pháp của người đứng đầu cơ quan, tổ chức và nơi cơ quan, tổ chức đặt trụ sở. Nếu có yếu tố nước ngoài thì cơ quan công an cấp quận, huyện xác nhận [1].

3.2.1.6. Trách nhiệm của chủ thể nhận bảo lĩnh

a) Có nên quy định đóng tiền khi nhận bảo lĩnh?

Nghiên cứu kinh nghiệm lập pháp của các nước cho thấy, đa số các quốc gia đều quy định bị can, bị cáo muốn được bảo lĩnh thì người bảo lĩnh phải đặt một khoản tiền, do một cơ quan tố tụng có thẩm quyền xác định mức tiền theo căn cứ nhất định nhằm đảm bảo mục đích của việc tạm giam. Nếu

người được bảo lĩnh vi phạm nghĩa vụ đã cam đoan thì số tiền đó sẽ bị tịch thu, sung quỹ Nhà nước. Như vậy, cơ chế ràng buộc trách nhiệm ở đây là rất rõ ràng, cơ quan THTT nắm giữ một khoản tiền nhất định của người nhận bảo lĩnh, một mặt đây là biện pháp kinh tế đánh vào ý thức, trách nhiệm của người nhận bảo lĩnh trong việc giám sát bị can, bị cáo, mặt khác là đảm bảo cho mục đích ngăn chặn và phòng ngừa tội phạm.

Tuy nhiên, trong pháp luật TTHS Việt Nam, bảo lĩnh được xem như một biện pháp thay thế tạm giam, sâu xa hơn nữa, bảo lĩnh là biện pháp sử dụng sự uy tín, niềm tin của người nhận bảo lĩnh đứng ra nhận giám sát, giáo dục bị can, bị cáo khi được tại ngoại. Niềm tin rằng chủ thể nhận bảo lĩnh có thể đảm đương được trách nhiệm theo dõi, cải tạo bị can, bị cáo. Niềm tin rằng khả năng bị can, bị cáo gây khó khăn, cản trở hoạt động tố tụng là khó xảy ra.

Biện pháp bảo lĩnh không tính đến khả năng tài chính của bị can, bị cáo, của người nhận bảo lĩnh nhưng biện pháp đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm thì có. Vậy nếu người nhận bảo lĩnh không có tiền để bảo lĩnh thì sẽ thế nào mặc dù bị can, bị cáo, người thân của họ thuộc diện được bảo lĩnh? Biện pháp có sự ràng buộc “yếu ớt” này chủ yếu dựa vào những lý do trên, nhưng cũng chính bảo lĩnh lại làm nhẹ lòng những gia đình có hoàn cảnh khó khăn, nghèo khổ, không có tiền vẫn có thể bảo lĩnh cho con em mình tại ngoại trở về với gia đình. Và như vậy, nếu quy định cơ chế ràng buộc biện pháp bảo lĩnh ngay từ đầu là đóng một khoản tiền nhất định thì không phải ai cũng làm được, nó sẽ đánh mất giá trị nhân văn vốn có của biện pháp này. Hơn thế nữa, nếu quy định đặt một khoản tiền có thể gây ra nhầm lẫn với biện pháp đặt tiền để đảm bảo. Do đó, để bảo lĩnh trở thành một biện pháp ưu việt thì nên giữ nguyên quy định như hiện nay là không quy định đóng tiền để bảo lĩnh bị can, bị cáo.

b) Xác lập trách nhiệm của chủ thể nhận bảo lĩnh khi vi phạm nghĩa vụ đã cam đoan

Cơ sở xác định trách nhiệm là sự cam đoan giữa người nhận bảo lĩnh

với quan THTT. “Vì vậy, để có cơ sở xác định trách nhiệm của người nhận bảo lĩnh thì nên coi việc thực hiện cam kết đối với người nhận bảo lĩnh cũng chính là việc thực hiện nghĩa vụ của hợp đồng giữa họ với cơ quan THTT” [21]. Do đó, nếu bị can, bị cáo vi phạm nghĩa vụ cam đoan, họ sẽ bị áp dụng BPNC khác nghiêm khắc hơn, còn người nhận bảo lĩnh không thực hiện nghĩa vụ đã cam kết thì ngoài việc họ bị tước quyền bảo lĩnh, họ còn phải chịu trách nhiệm vật chất.

Tác giả Nguyễn Vạn Nguyên cho rằng “Khi cá nhân hoặc tổ chức nhận bảo lĩnh vi phạm nghĩa vụ đã cam kết thì cần áp dụng trách nhiệm vật chất đối với họ” [13]. Theo tác giả Phạm Ngọc Ánh, “Cá nhân hoặc tổ chức nhận bảo lĩnh vi phạm nghĩa vụ cam đoan sẽ bị xử phạt hành chính…” [1]. Theo tác giả Nguyễn Duy Thuận thì “Người nhận bảo lĩnh vi phạm nghĩa vụ đã cam đoan có thể bị phạt tiền” [47]. Theo tác giả Trịnh Tiến Việt “Cá nhân hoặc tổ chức nhận bảo lĩnh vi phạm nghĩa vụ đã cam đoan phải chịu trách nhiệm vật chất…” [54]. Tác giả đồng tình với các quan điểm trên về việc xử lý chủ thể nhận bảo lĩnh vi phạm nghĩa vụ đã cam kết. Tuy nhiên, cũng cần phải xem xét tới tính chất và mức độ do hành vi của bị can, bị cáo gây ra trong quá trình bỏ trốn. Do đó, ngoài việc phải chịu trách nhiệm vật chất, người nhận bảo lĩnh còn có thể phải chịu trách nhiệm hình sự nhất định nhằm răn đe, ngăn ngừa những người nhận bảo lĩnh khác có trách nhiệm hơn đối với cam kết của mình.

Thực tế cho thấy trách nhiệm vật chất có thể áp dụng cho mọi chủ thể nhận bảo lĩnh. Song trách nhiệm hình sự thì không. Cho tới nay, trong hệ thống pháp luật hình sự và TTHS Việt Nam vẫn chưa tồn tại quy phạm xử lý hình sự đối với cơ quan, tổ chức hay một pháp nhân nào đó. Do vậy, trách nhiệm hình sự không thể đặt ra với chủ thể nhận bảo lĩnh là cơ quan, tổ chức. Vì thế, nếu quy định chủ thể nhận bảo lĩnh có thể là cơ quan, tổ chức sẽ khó xác định căn cứ pháp lý và xử lý trách nhiệm khi có vi phạm hình sự xảy ra.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/10/2023