Mô Hình Tổng Công Ty Nhà Nước- Hình Thức Thí Điểm Tập Đoàn Kinh Tế Ở Việt Nam:



lợi nhuận tương xứng. Tuy nhiên, các tập đoàn vẫn tồn tại vì các tập đoàn không thể phá sản hay sụp đổ. Khi họ làm ăn thua lỗ liên tiếp, Chính phủ lại bơm thêm tiền để tiếp tục duy trì sản xuất kinh doanh bởi lẽ các “trụ cột” của nền kinh tế không thể chết. Sự trợ cấp này đã gây nên tâm lý trì trệ cho các nhà lãnh đạo tập đoàn, không cải cách một cách năng động và tích cực các hoạt đông kinh doanh.

Các tập đoàn được thành lập theo chiến lược sản xuất thay thế hàng nhập khẩu và đẩy mạnh xuất khẩu. Tuy nhiên chính vì chiến lược này mà Trung quốc đã phải trợ cấp rất nhiều cho các tập đoàn thay vì hỗ trợ để các tập đoàn đổi mới về công nghệ. Hầu hết các tập đoàn lớn đều độc quyền thuộc các ngành chủ chốt nên luôn nhận được sự bảo vệ từ Nhà nước thông qua hàng loạt chính sách hạn chế nhà đầu tư nước ngoài. Chính vì vậy, trong hàng thập kỷ, các tập đoàn này không có đối thủ trong nước và quốc tế, không có động lực để cải tiến kỹ thuật và nâng cao tính cạnh tranh.‌‌

5.8. Gánh nặng của cơ chế cũ để lại và nghĩa vụ xã hội trong quá khứ :

Trong cơ chế cũ, nhiều doanh nghiệp Nhà Nước vẫn cung cấp các dịch vụ công cộng như trường học, nhà trẻ, mẫu giáo, bệnh viện và các cửa hàng. Các gánh nặng về nghĩa vụ xã hội truyền thống có từ thời kinh tế kế hoạch hóa cũng đang làm giảm khả năng sinh lời của tập đoàn. Trong các công ty mẹ vẫn có các phòng hỗ trợ phục vụ cho sản xuất chính, ví dụ như bảo dưỡng thiết bị, sửa chữa máy móc, máy phát điện, giao thông, cung cấp các linh kiện, bộ phận sản phẩmNhững bộ phận này là một phần nguyên nhân dẫn đến kém hiệu quả mà đáng lẽ ra phải được chuyển ra khỏi công ty. Một số các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh và các phòng hỗ trợ nên độc lập với doanh nghiệp, nhiều bộ phận khác cần bán hoặc đóng cửa. Điều này sẽ cần đến các sắp xếp lại, sa thải lao động và tái tạo việc làm một cách nhanh chóng và cũng gây tốn kém.

Ngoài ra, các chi phí do thực hiện cải cách, sáp nhập, tổ chức lại, phá sản, đánh giá lại tài sản, dịch vụ trung gian và chính sách không tốt đã trở thành gánh nặng cho tập đoàn.


CHƯƠNG III.

Bài học cho Việt Nam trong qúa trình hình thành và phát triển các tập đoàn

I. Quá trình hình thành các tập đoàn ở Việt Nam:

1. Mô hình tổng công ty Nhà Nước- hình thức thí điểm tập đoàn kinh tế ở Việt nam:

1.1. Sự hình thành các Tổng công ty Nhà Nước:

Tháng 3 năm 1994, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 90/TTg và Quyết định số 91/TTg nhằm tổ chức lại hệ thống các liên hiệp xí nghiệp, các công ty lớn thành hai loại hình Tổng công ty- hình thức thí điểm tập đoàn kinh tế ở Việt Nam. Một là các Tổng công ty Nhà nước được thành lập theo Quyết định 90/TTg (gọi tắt là Tổng công ty 90), phải có tối thiểu 5 đơn vị thành viên quan hệ với nhau, toàn Tổng công ty phải có vốn pháp định trên 500 tỷ đồng. Hai là loại hình Tổng công ty Nhà nước được thành lập theo Quyết định 91/TTg (gọi tắt là Tổng công ty 91), phải có tối thiểu 7 đơn vị thành viên quan hệ với nhau, vốn pháp định trên 1000 tỷ đồng.

Trên cơ sở sắp xếp lại 250 tổng công ty, liên hiệp xí nghiệp đã thành lập trong thời kỳ quản lý tập trung, Thủ tướng Chính phủ đã cho thành lập 94 Tổng công ty Nhà nước, trong đó có 17 Tổng công ty 91 và 77 Tổng công ty 90.

Bảng 1: Danh sách Tổng công ty 90 và Tổng công ty 91


Số TT

Ngành/ Lĩnh vực

Tổng công

ty 91

Tổng công ty

90

1

Công nghiệp

7

12

2

Nông nghiệp

4

14

3

Giao thông vận tải

2

12

4

Xây dựng

1

11

5

Bưu chính viễn thông

1

0

6

Dầu khí

1

0

7

Hàng không

1

0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.


8

Thủy sản

0

3

9

Tài chính

0

1

10

Ngân hàng

0

5

11

Thương mại

0

8

12

Y tế

0

2

13

Văn hóa thông tin

0

1

14

Địa phương

0

8


Tổng cộng

17

77


Nguồn: Mô hình tập đoàn kinh tế trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa- GS. TSKH Vũ Huy Từ- Nhà Xuất Bản Chính trị quốc gia 2002.


1.2. Thực trạng hoạt động của các Tổng công ty Nhà Nước:

Ban đầu, nhiều Tổng công ty đã thể hiện vai trò nòng cốt, chủ lực của nền kinh tế và có những thành công nhất định. Nhiều công ty hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, duy trì tỉ lệ tăng trưởng tương đối cao, ổn định việc làm cho 600 ngàn lao động, nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên và tích cực tham gia thực hiện các chính sách xã hội. Nhưng sau đó, do còn nhiều yếu kém, khuyết điểm của mô hình, các Tổng công ty bộc lộ nhiều hạn chế về kết quả kinh doanh.

So với các doanh nghiệp Nhà Nước thì Tổng công ty nhà nước chiếm tỷ trọng lớn về vốn (66%) nhưng mới tạo ra được 58% doanh thu. Như vậy bên cạnh những công ty hoạt động tốt còn có những Tổng công ty chiếm vốn lớn nhưng tạo ra ít sản phẩm. Các chỉ tiêu tăng trưởng về vốn, doanh thu, lợi nhuận và nộp ngân sách Nhà nước hay các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế đều giảm qua các năm.

1.3. Sự chuyển hóa các Tổng công ty Nhà Nước thành các tập đoàn:

Nhận thức rõ ưu thế của mô hình Tập đoàn, Chính phủ quyết định cải cách các công ty này thành 19 tập đoàn Nhà Nước- hậu duệ của các Tổng công ty 91- nắm giữ vị thế gần như độc quyền ở nhiều ngành công nghiệp nặng. Tuy nhiên, cấu trúc của các tập đoàn này không khác gì mấy so với các Tổng công ty trước đây.



Trên cơ sở các Tổng công ty Nhà Nước, các tập đoàn kinh tế dần dần được hình thành thông qua quyết định hành chính của Nhà Nước. Tập đoàn có tư cách pháp nhân và được cấp con dấu riêng, đồng thời có quyết định bổ nhiệm Tổng giám đốc Tập đoàn. Có thể xem xét rõ hơn về sự chuyển đổi này thông qua quyết định của Chính phủ hình thành tập đoàn dệt may:

“Tập đoàn dệt may Việt Nam” là tổ hợp các công ty có Công ty mẹ- Tập đoàn Dệt May Việt Nam, các công ty con, các công ty liên kết, các đơn vị sự nghiệp được tổ chức lại theo Quyết định số 314/2005/QĐ- TTg ngày 02 tháng 12 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án thí điểm thành lập Tập đoàn Dệt may Việt Nam. Tập đoàn sử dụng tư cách pháp nhân của Công ty mẹ- Tập đòan Dệt may Việt Nam để quản lý và điều hành Tập đoàn”- (theo quyết định số 158/2006/QĐ - TTG ngày 03 tháng 07 năm 2006 phê duyệt điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty mẹ- Tập đoàn Dệt may Việt Nam).

Như vậy việc hình thành tập đoàn nước ta hiện nay hầu như chỉ là đổi tên từ Tổng công ty thành Tập đoàn, về cơ bản tập đoàn không khác gì mấy so với các Tổng công ty trước đây. Mô hình chuyển đổi này cũng tương tự như mô hình ở Trung Quốc khi các công ty Nhà Nước được chuyển đổi thành các tập đoàn Nhà Nước tổ chức theo mô hình công ty mẹ- công ty con. Các công ty mẹ trong tập đoàn thuộc sở hữu nhà nước đa phần đựoc thành lập theo mô hình công ty TNHH một thành viên thuộc sở hữu nhà nước.

2/ Các tập đoàn kinh tế tư nhân:

2.1. Thực trang quá trình hình thành tập đoàn tư nhân ở Việt Nam:

Hiện nay Việt Nam đã có nhiều doanh nghiệp hay nhóm doanh nghiệp mạnh, tích hợp, liên kết các thế mạnh để hoạt động dưới bộ máy điều hành chung, một thương hiệu chung tạo ra sự phát triển vượt bậc. Đây chính là sự liên kết, hình thành mô hình tập đoàn kinh tế tư nhân, tiêu biểu như FPT, Đồng Tâm, Kinh Đô, Hòa Phát, Hoàng Anh Gia Lai, Vincom, Trung Nguyên...Tuy nhiên, những tập đoàn tư nhân này chưa thực sự đủ mạnh để có thể gọi là tập đoàn và vẫn đang trong quá trình phát triển và hoàn thiện về cơ cấu.



Tập đoàn không phải là một pháp nhân hoặc tổ chức độc lập do vậy từng công ty trong tập đoàn có cơ cấu quản lý riêng theo mô hình thành lập công ty đó. Phần lớn các công ty hiện nay đều là loại hình công ty cổ phần và công ty TNHH, trong đó loại hình công ty cổ phần được lựa chọn nhiều, đặc biệt là đối với công ty mẹ trong tập đoàn.

Mối quan hệ giữa các công ty trong tập đoàn được thực hiện thông qua một số cách thức sau:

- Thông qua việc sở hữu một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của công ty mẹ đối với công ty con. Công ty mẹ sẽ có đại diện phần vốn góp tại công ty con và gián tiếp kiểm soát hoạt động của công ty con tương ứng với tỷ lệ vốn góp. Đây là mối liên hệ chính thức và có giá trị áp đặt cao nhất. Đối với việc quản lý phần vốn góp tại các công ty con rất nhiều doanh nghiệp cử người đại diện phân phối vốn góp nhưng không có các quy định cụ thể và các cơ chế cụ thể kiểm soát đại diện phần vốn góp của người đại diện.

- Thông qua việc hỗ trợ, hợp tác của công ty mẹ đối với các công ty con hay ngược lại hoặc giữa các công ty trong tập đoàn với nhau bằng các hình thức hợp đồng hoặc giao dịch. Cách thức này tạo ra mối liên hệ chính thức, có giá trị pháp lý. Tuy nhiên cách thức này dựa trên cơ sở ngang bằng và bình đẳng ( không giống mối quan hệ thông qua sở hữu phần vốn góp – là quan hệ áp đặt).

- Thông qua việc hỗ trợ không chính thức của công ty mẹ cho công ty con hoặc giữa các công ty trong tập đoàn. Việc hỗ trợ không chính thức này là cách thức dựa trên mối quan hệ “tình cảm” và cả lợi ích mà không hình thành bất cứ hợp đồng hay thoả thuận nào. Ví dụ: công ty mẹ hỗ trợ công ty con trong việc cung cấp các thông tin, kinh nghiệm về quản lý, nhân sựđể công ty con nhanh chóng xây dựng một bộ máy có hiệu quả; các công ty dựa trên kinh nghiệm trong lĩnh vực hoạt động của mình sẽ chia sẻ thông tin cho các công ty khác trong tập đoàn thậm chí trong phạm vi cho phép có thể cung cấp miễn phí nguồn lực cần thiết cho của công ty khác trong tập đoàn


2.2. Cơ cấu một số tập đoàn tư nhân ở Việt Nam:

Tập đoàn FPT:

Sơ đồ 2: Cấu trúc sở hữu và quản lý của tập đoàn FPT


Bảng 2 Cơ cấu sở hữu của công ty mẹ với các công ty con trong tập đoàn FPT 1


Bảng 2: Cơ cấu sở hữu của công ty mẹ với các công ty con trong tập đoàn FPT

TT

Công ty con

Tỷ lệ sở hữu

1

Công ty TNHH Hệ thống Thông tin FPT

100%

2

Công ty TNHH Công nghệ di động FPT

100%

3

Công ty TNHH Phân phối FPT

100%

4

Công ty Cổ phần Viễn thông FPT

45,45%


5

Công ty Cổ phần Phần mềm FPT

72%

6

Công ty TNHH Bán lẻ FPT

100%

7

Công ty Cổ phần chứng khoán FPT

25%

8

Công ty Cổ phần quản lý quỹ FPT

33%

9

Công ty TNHH Dịch vụ tin học FPT

100%

10

Công ty TNHH Phát triển Khu công nghệ cao Hòa Lạc

100%

11

Công ty TNHH Bất động sản FPT

100%

12

Công ty TNHH Truyền thông Giải trí FPT

100%

13

Công ty Cổ phần Quảng cáo FPT

60%

14

Công ty Cổ phần Dịch vụ trực tuyến FPT

24%

15

Đại học FPT

100%

16

Ngân hàng Cổ phần thương mại FPT

15%


Tập đoàn REE:

Sơ đồ 3: Cấu trúc sở hữu và quản lý của tập đoàn REE


Hệ thống Kinh Đô:‌

Sơ đồ 4: Cấu trúc sở hữu và quản lý của tập đoàn Kinh Đô


Nguồn: Tài liệu Hội thảo nghiên cứu tập đoàn kinh doanh- công ty FPT 2008


II. Lựa chọn mô hình tập đoàn:

Hiện nay, quá trình hình thành các tập đoàn ở Việt Nam vẫn còn đang ở giai đoạn sơ khai. Việc lựa chọn những mô hình phù hợp để xây dựng tập đoàn đang là một vấn đề quan trọng đối với các tập đoàn ở Việt Nam. Xem xét và đánh giá các mô hình ở Đông Á sẽ giúp ích rất nhiều cho Việt Nam trong việc lực chọn hướng đi của mình.

1. Hàn Quốc:

Công bằng mà nói, các tập đoàn Hàn Quốc đã phát triển và thịnh vượng trong một thời gian dài, và tạo ra một nền tảng kinh tế kỹ thuật cho nền kinh tế nói chung và ngành công nghiệp nói riêng. Tuy nhiên đó là sự phát triển không bền vững và mô

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 09/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí