Nội Dung Quản Lý Nhà Nước Đối Với Tổng Công Ty 90 – 91 Theo Hướng Hình Thành Tập Đoàn Kinh Tế.

Hình thức công khai này cho phép dân được biết, được bàn bạc thảo luận và bày tỏ nguyện vọng với Nhà nước, để khi Nhà nước ban hành dân chủ động thực hiện.

Với hình thức này cơ chế “Dân biết dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”

được thực hiện triệt để.

Hai là, Công khai sau

Theo hình thức này Nhà nước hình thành ý tưởng, khảo sát, nghiên cứu hoàn thiện ý tưởng đó thành chủ trương sau đó quyết định và phổ biến công khai cho dân biết để thực hiện.

Hình thức này cho phép Nhà nước chủ động đưa ra những quyết định quản lý. Những việc thăm dò ý muốn nguyện vọng của dân (ý dân) chỉ được thực hiện qua khảo sát, nghiên cứu. Đại bộ phận dân không biết, không được bàn bạc, thảo luận với Nhà nước. Hình thức này chủ yếu phụ thuộc vào ý chí của Nhà nước, dân bị động trong thực hiện các chủ trương, quyết định của Nhà nước. Do vậy, nhiều khi giữa chủ trương chính sách của Nhà nước và thực tiễn cuộc sống có sự chênh lệch gây khó khăn trở ngại cho việc thực thi cơ chế chính sách Nhà nước.

Đặc biệt quan trọng là việc thiếu công khai hoặc công khai sau là nguyên nhân, điều kiện để các công chức Nhà nước thực hiện tiêu cực, tham nhũng thông qua kẽ hở của các chính sách, cơ chế quản lý của Nhà nước.

Quản lý Nhà nước đối với TCT 90 – 91 theo hướng hình thành TĐKT đòi hỏi phải thực hiện yêu cầu công khai mọi chủ trương, chính sách, cơ chế… cho tất cả người lao động cũng như ở mọi cơ sở kinh doanh của TCT được biết và tham gia ý kiến. Theo đó cần thực hiện một số vấn đề chủ yếu:

- Phổ biến công khai, rộng rãi cho tất cả mọi người lao động trong TCT hiểu rõ về chủ trương phát triển chuyển đổi TCT thành TĐKT.

- Công khai đề án và lộ trình thực hiện chuyển đổi

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.

- Công khai các chế độ chính sách và phương thức xử lý, thực hiện các chế độ chính sách đó. Đặc biệt là các chế độ chính sách về xử lý tài chính, tài sản đơn vị, quyền lợi và việc làm của người lao động.

- Lấy ý kiến góp ý của tất cả các tầng lớp cán bộ công nhân viên trong

Quản lý nhà nước đối với TCT90-91 theo hướng hình thành TĐKT - 7

đơn vị về những vấn đề đặt ra theo hình thức bỏ phiếu kín.

- Công khai việc xử lý các bất cập, tồn tại ở TCT trước khi chuyển thành

TĐKT.

Thực hiện những điều trên cho phép huy động triệt để mọi nguồn lực để

thực hiện quá trình chuyển đổi từ TCT sang TĐKT một cách tốt đẹp hiệu quả, tạo được sự ủng hộ của người lao động. Đặc biệt mọi đơn vị ở các cấp trong TCT cũng như cá nhân từng người lao động ở các cương vị khác nhau chủ động xử lý các công việc một cách hiệu quả nhất.

Chính thực thực hiện công khai là trên yếu tố hạn chế các tiêu cực, tham nhũng trong quá trình phát triển, chuyển đổi các TCT 90 – 91 thành TĐKT. Đồng thời là cơ sở để lành mạnh hoá quan hệ giữa Nhà nước với các Doanh nghiệp và người lao động trong quá trình thực hiện phát triển các TCT 90 – 91 thành TĐKT.

Thứ năm, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát phát hiện và xử lý kịp thời dứt điểm các vi phạm trong quá trình phát triển các TCT 90 – 91 hình thành các TĐKT.

Thanh tra, kiểm tra, giám sát là chức năng đồng thời cũng là yêu cầu của công tác quản lý nhà nước đối với các TCT 90 – 91 theo hướng hình thành các TĐKT. Theo đó bên cạnh việc ban hành các văn bản pháp luật, cơ chế chính sách… nhà nước cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát mọi hành động của TCT cũng như các đơn vị thành viên. Qua đó phát hiện những vi phạm, tiêu cực xảy ra. Đồng thời phải xử lý triệt để và dứt điểm các vi phạm. Thông qua đó lành mạnh hoá, trong sạch hoá mọi hoạt động cũng như đội ngũ cán bộ công nhân viên khi bắt đầu hoạt động theo hình thức TĐKT. Pháp lệnh chống tham nhũng coi đây là yêu cầu đặc biệt quan trọng trong công tác quản lý Nhà nước. Nó cho phép chủ động ngăn ngừa các hiện tượng tiêu cực, tham nhũng trong quá trình phát triển các TCT 90 – 91 xây dựng thành các TĐKT nhà nước mạnh. Mọi người dân ở các cương vị khác nhau rất quan tâm đến vấn đề

này, đồng thời đây cũng là nội dung quan trọng trong đổi mới quản lý nhà nước, thực hiện cải cách nền hành chính quốc gia ở Việt Nam hiện nay.

1.2.4 Nội dung quản lý Nhà nước đối với Tổng công ty 90 – 91 theo hướng hình thành tập đoàn Kinh tế.

Như trên đã nêu Nhà nước quản lý các TCT 90 – 91 theo hai giác độ.

- Quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp trong đó có TCT 90 – 91.

- Quản lý nhà nước đối với các TCT 90 – 91 với tư cách chủ sở hữu.

1.2.4.1 Nội dung quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp trong đó có các TCT 90 – 91.

Với giác độ này Nhà nước thực hiện quản lý vĩ mô đối với tất cả các loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế. Theo đó Nhà nước thực hiện một số nội dung chủ yếu sau đây.

Thứ nhất, xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội đất nước của ngành, lĩnh vực địa phương hàng năm và dài hạn.

Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của đất nước, ngành lĩnh vực, địa phương… là định hướng cho các doanh nghiệp nói chung và các TCT 90 – 91 nói riêng xây dựng chiến lược phát triển, chiến lược cạnh tranh, chiến lược đầu tư…

Căn cứ vào quy hoạch của Nhà nước, các TCT 90 – 91 hoạch định xu thế phát triển của mình từ đó có chương trình, kế hoạch dự án đầu tư phù hợp. Trong nền kinh tế thị trường, Nhà nước không can thiệp vào hoạt động của doanh nghiệp, song kế hoạch quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của Nhà nước là căn cứ, định hướng cho chiến lược của các doanh nghiệp. Chiến lược, kế hoạch của Nhà nước càng ổn định, cụ thể càng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xây dựng được chiến lược cạnh tranh phù hợp.

Kinh nghiệm các nước cũng như thực tế Việt Nam những năm đổi mới cho thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa chiến lược, kế hoạch phát triển của đất nước và chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp. Chiến lược, kế hoạch của Nhà nước không cụ thể, ổn định, dài hạn làm cho các doanh nghiệp, các tập đoàn xây dựng chiến lược đầu tư phát triển lâu dài gặp lúng túng, các doanh nghiệp hoạt động

mang tính cục bộ, thời vụ và thường bị động trên thị trường. Ở các nước phát triển Nhà nước rất coi trọng vấn đề này.

Thứ hai, Nhà nước ban hành hệ thống văn bản pháp luật thiết lập điều kiện và môi trường pháp lý cho các doanh nghiệp trong đó có TCT 90 – 91.

Nhằm tạo điều kiện, môi trường pháp lý cho việc hình thành cũng như vận động của các hoạt động kinh tế, Nhà nước ban hành hệ thống văn bản pháp luật. Căn cứ vào các điều kiện, tiêu chuẩn pháp lý đó, các tổ chức, cá nhân thiết lập các mối quan hệ kinh tế. Đây là những chuẩn mực làm căn cứ, cơ sở cho các hoạt động và quan hệ kinh tế trong đời sống kinh tế - xã hội.

Điều quan trọng ở đây là hệ thống văn bản pháp lý phải đồng bộ, cụ thể, xoá bỏ hiện tượng “vận dụng”, cơ chế “xin cho”. Thông qua đó tạo môi trường lành mạnh, bình đẳng cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế cạnh tranh trên thị trường.

Đối với các TCT 90 – 91 và các TĐKT những nội dung chủ yếu mà hệ thống pháp luật kinh tế quy định gồm:

- Mức vốn pháp định cho TĐKT, các công ty thành viên.

- Cơ cấu vốn trong các công ty

- Các quy định pháp luật về tài chính, kế toán, kiểm toán.

- Pháp luật về thương mại

- Pháp luật về bảo vệ môi trường.

- Pháp luật về lao động.

- Chế độ tiền lương.

…………………………………….

Hệ thống văn bản pháp luật này tạo nên môi trường, cơ sở pháp lý cho mọi hoạt động của doanh nghiệp trong đó có các TCT 90 – 91.

Thứ ba, Nhà nước sử dụng các chính sách kinh tế vĩ mô để điều tiết, khuyến khích hỗ trợ đối với các doanh nghiệp trong đó có TCT 90 – 91.

Những công cụ chính sách vĩ mô chủ yếu nhà nước thường dùng gồm:

- Các chính sách tài chính tiền tệ:

Hệ thống chính sách tài chính tiền tệ có tầm quan trọng đặc biệt điều tiết hoạt động quan hệ tài chính của các doanh nghiệp trong đó có các TCT 90 –

91. Thuộc nhóm này có những công cụ rất trọng như: Chính sách tín dụng, chính sách giá, chính sách tỷ giá hối đoái, chính sách thuế….

- Chính sách đầu tư, đặc biệt là đầu tư từ nguồn vốn NSNN:

Đầu tư là hoạt động xuất vốn nhằm thu lợi ích, nó thể hiện sự bỏ ra hay sự hy sinh tiêu dùng ở hiện tại (như tiền vốn, của cải vật chất, sức lao động, trí tuệ…) để thu được các kết quả lớn trong tương lai cho người đầu tư. Nhìn chung đầu tư là hoạt động xuất vốn nhằm thu lợi ích, lợi ích đạt được trong tương lai là mục đích và vốn là phương tiện để nhà đầu tư đạt mục đích đó.

Khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp phụ thuộc nhiều vào hoạt động đầu tư, vì kết quả mà đầu tư mang lại chính là tăng năng lực sản xuất, công nghệ mới, sản phẩm mới… Vai trò công cụ đầu tư ở đây là công cụ vĩ mô, chủ thể đầu tư là Nhà nước. Khả năng cạnh tranh và phát triển của doanh nghiệp được tăng lên không chỉ qua hoạt động đầu tư của bản thân mà còn bằng hoạt động đầu tư của Nhà nước vào cơ sở hạ tầng như xây dựng đường sá, cầu ống, bến bãi, hệ thống thông tin liên lạc, đầu tư phát triển hệ thống tài chính, ngân hàng, đầu tư xây dựng hệ thống thông tin thị trường, đào tạo nguồn nhân lực… Với những nước kém phát triển, đây thường là kết quả đầu tư từ phía Nhà nước vì những hoạt động đầu tư này đòi hỏi vốn lớn, thời gian thu hồi chậm nên vượt ra ngoài khả năng của các doanh nghiệp. Hoạt động đầu tư của Nhà nước vào các lĩnh vực trên làm hạ thấp các chi phí của các doanh nghiệp, giảm bớt các khâu trung gian, tạo thuận lợi trong giao lưu mua bán sản phẩm, dễ tiếp cận với thị trường các yếu tố đầu vào cũng như đầu ra.

Việc Nhà nước đầu tư chi những khoản chi lớn nhằm cải cách hoạt động của doanh nghiệp nhà nước (DNNN) sẽ làm tăng hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước, đồng thời tạo ra tác động lan toả tới các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác. Hơn nữa đầu tư của Nhà nước nhằm cải cách nền kinh tế nói chung và cải cách hành chính nói riêng tại các cơ quan công quyền như cơ quan thuế, cơ quan hải quan, cơ quan cấp

phép đăng ký kinh doanh v.v… đều là yếu tố quan trọng cải thiện môi trường kinh doanh cho doanh nghiệp.

Đầu tư của Nhà nước làm hình thành các vùng, các khu công nghiệp, khu chế xuất… tạo nên các vùng kinh tế lớn, thúc đẩy kinh tế cả nước tăng trưởng, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại – điều kiện giúp cho doanh nghiệp và các TĐKT kinh doanh hiệu quả.

Như vậy, đầu tư từ ngân sách nhà nước là không thể thiếu và rất quan trọng song vấn đề đặt ra là trong điều kiện NSNN hạn hẹp thì vốn đầu tư của Nhà nước cần có trọng điểm, đóng vai trò dẫn dắt, hướng dẫn đề làm “vốn mồi” cho hoạt động đầu tư từ các thành phần kinh tế để huy động mọi nguồn lực cho phát triển, tránh tình trạng kinh tế nhà nước chèn lấn đầu tư tư nhân. Bên cạnh đó, chi NSNN cho khoa học công nghệ, giáo dục, đào tạo… sẽ tạo nên nền công nghệ quốc gia tiên tiến và nguòn nhân lực chất lượng cao, đây là nền tảng quyết định hai trong các yếu tố đầu vào quan trọng của TĐKT và các doanh nghiệp nói chung.

Thứ tư, quy định hệ thống thủ tục hành chính thực hiện các mối quan hệ giữa cơ quan quản lý nhà nước và các doanh nghiệp trong đó có các TCT 90

– 91.

Quan hệ giữa cơ quan quản lý Nhà nước với các doanh nghiệp là quan hệ giữa chủ thể quản lý và khách thể quản lý. Trong thực tế có rất nhiều mối quan hệ khác nhau. Mỗi mối quan hệ có hệ thống thủ tục hành chính cụ thể do pháp luật quy định. Các thủ tục hành chính này nhiều trường hợp gây khó khăn cho các doanh nghiệp.

Nhà nước Việt Nam trong quá trình cải cách hành chính đã thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo hướng đơn giản hoá thủ tục hành chính, xây dựng cơ chế một đầu mối (một cửa) thông qua việc công khai hoá các bộ thủ tục hành chính.

Trong quan hệ với cơ quan quản lý nhà nước, bắt buộc các doanh nghiệp trong đó có các TCT 90 – 91 phải thực hiện đầy đủ các thủ tục hành chính, tuân thủ đúng lộ trình, thời gian quy định về thủ tục hành chính.

Thứ năm, tổ chức thanh tra, kiểm tra đối với các doanh nghiệp trong đó có các TCT 90 – 91.

Thanh tra, kiểm tra là chức năng vốn có của quản lý nhà nước. Thanh tra, kiểm tra nhằm phát hiện các bất cập về cơ chế chính sách của nhà nước để có biện pháp hoàn thiện, đồng thời qua thanh tra, kiểm tra phát hiện các vi phạm tiêu cực trong hoạt động của các doanh nghiệp để kịp thời ngăn chặn và xử lý kịp thời nhằm lành mạnh hơn hoạt động của các doanh nghiệp trong đó có các TCT 90 – 91.

Hiện nay nhà nước thực hiện hai chế độ thanh tra.

- Thanh tra thường xuyên định kỳ:

Cuộc thanh tra này nhằm đánh giá tình hình quản lý sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, qua đó phát hiện bất cập về chế độ tài chính của Nhà nước cũng như công tác quản lý tài chính của đơn vị để có biện pháp hoàn thiện. Thanh tra định kỳ có thể thực hiện hàng năm, nó có tác dụng rất lớn đối với việc hoàn thiện quản lý kinh doanh cho các doanh nghiệp.

- Thanh tra đột xuất.

Đây là những đợt thanh tra khi có vụ việc không bình thường xảy ra. Thanh tra đột xuất nhằm phát hiện những tiêu cực, tham nhũng đặc biệt là về tài chính ở các Doanh nghiệp. Nhằm lành mạnh hoá hoạt động tài chính của các doanh nghiệp cũng như phát huy triệt để tác dụng công cụ thanh tra, cần thiết phải xử lý triệt để đối với những vi phạm khi thanh tra phát hiện ra.

Hoạt động thanh tra đối với các doanh nghiệp được thực hiện theo pháp luật về thanh tra.

1.2.4.2 Nội dung quản lý nhà nước với tư cách chủ sở hữu đối với các tổng công ty 90 – 91 theo hướng hình thành các Tập đoàn kinh tế.

Trong nền kinh tế Việt Nam các TCT 90 – 91 nhà nước đầu tư 100% vốn. Khi các TCT 90 – 91 chuyển thành tập đoàn kinh tế theo mô hình công ty mẹ - công ty con nhà nước đầu tư vốn vào các doanh nghiệp của tập đoàn theo các hình thức:

- Đầu tư 100% vốn ở các công ty mẹ.


con.

- Đầu tư hơn 50% vốn (số vốn cổ phần chi phối) đối với một số công ty


- Đầu tư một số cổ phần nhất định vào các công ty con khác.

Các hình thức đầu tư này của nhà nước được thực hiện thông qua quá

trình sắp xếp lại, cổ phần hơn DNNN trước khi chuyển đổi các TCT 90 – 91 thành TĐKT.

Quản lý nhà nước với tư cách chủ sở hữu đối với các TCT 90 – 91 chuyển thành các TĐKT được thực hiện qua các nội dung chủ yếu sau đây:

Một là, ban hành quy định về các điều kiện, tiêu chí cần thiết cho phép các TCT 90 – 91 phát triển thành TĐKT.

Đây là những căn cứ pháp lý để các TCT 90 – 91 đánh giá, xem xét, chuẩn bị đủ các điều kiện, tiêu chí lập đề án phát triển, chuyển đổi thành TĐKT.

Hai là, quy định hệ thống thủ tục hành chính để các TCT 90 – 91 thực hiện khi chuyển đổi thành TĐKT

Những quy định này là bắt buộc đối với các TCT 90 – 91 khi muốn phát triển chuyển đổi thành TĐKT. Chẳng hạn quy định các TCT 90 – 91 phải có đề án, kế hoạch chuyển đổi thành TĐKT. Trước khi chuyển đổi phải chấn chỉnh, đánh giá lại tài sản, có phương án thực hiện cổ phần hoá đối với một số đơn vị trong Tổng công ty..

Ba là, thẩm định, phê duyệt đề án chuyển đổi cho từng Tổng công ty.

Các TCT 90 – 91, phải có đề án chuyển đổi thành TĐKT, có phương án tổ chức và hoạt động theo hình thức TĐKT… Cơ quan quản lý nhà nước thẩm định, phê duyệt và ra quyết định cho từng TCT 90 – 91 chuyển đổi hình thành các TĐKT.

Bốn là, thực hiện cấp vốn, tài sản ban đầu cho TĐKT sau khi chuyển

đổi.

Nhà nước có quy chế về cấp vốn, tài sản ban đầu cho TĐKT và được cụ

thể hoá cho công ty mẹ và các công ty con khác.

- Đối với công ty mẹ, Nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/05/2022