Những Hạn Chế Về Quản Lý, Giám Sát Của Chủ Sở Hữu

quyết định đối với những vấn đề thuộc lĩnh vực mình phụ trách. Do vậy, mọi vấn đề TGĐ xin ý kiến của HĐTV đều phải thực hiện xin ý kiến từng thành viên HĐTV, trên cơ sở đó Chủ tịch HĐTV mới ra quyết định. Thực trạng này dẫn đến việc Chủ tịch HĐTV phải xử lý quá nhiều công việc, trong khi đó các thành viên khác lại không có quyền quyết định đối với lĩnh vực mình được phân công, phụ trách.

* Tính khách quan trong các quyết định của Ban kiểm soát/Kiểm soát viên chưa: Cách thức tổ chức BKS như các TĐKT hiện nay nó làm yếu đi rất nhiều chức năng của BKS, nếu không muốn nói đây là lỗ hổng của hoạt động kiểm soát DNNN, nó cũng ảnh hưởng rất lớn đến các quyết định của BKS.

Theo TS. Đặng Văn Thanh, một trong các lý do yếu kém trong hoạt động tài chính dẫn Vinashin đến tình cảnh như vừa qua là trong các TĐKTNN hầu như kiểm soát tài chính chưa được coi trọng, không duy trì hệ thống kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ. Đặc biệt tại Vinashin, kiểm soát tài chính và thực hiện các hoạt động tài chính đều do một đơn vị thực hiện, không đảm bảo tính độc lập tương đối của bộ máy kiểm toán nội bộ [25].

2.3.2.2. Những hạn chế về quản lý, giám sát của chủ sở hữu

Một số cơ quan tham mưu liên quan thuộc Chính phủ, một số địa phương và một số cơ quan chức năng kiểm tra, giám sát ở Trung ương có thiếu sót, khuyết điểm trong việc thực hiện chức năng quản lý Nhà nước và chức năng đại diện chủ sở hữu Nhà nước đối với Tập đoàn; chưa sát sao giám sát, kiểm tra chặt chẽ và đánh giá đúng, kịp thời về công tác tổ chức, cán bộ và tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, thực hiện định hướng chiến lược phát triển của Tập đoàn theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 3 (khóa IX) và Kết luận số 45-KL/TW, ngày 10-4-2009 của Bộ Chính trị về việc thí điểm mô hình TĐKT; từ năm 2006-2009 tuy đã qua 11 lần kiểm toán, kiểm tra, thanh tra nhưng vẫn không phát hiện được đầy đủ, kết luận đúng tình hình và những

yếu kém, khuyết điểm nghiêm trọng của Tập đoàn, chưa đưa ra những biện pháp chấn chỉnh, ngăn chặn, xử lý kịp thời, có hiệu quả.

Nguyên nhân tiếp theo được chỉ ra là: Việc quản lý Nhà nước và thực hiện quyền chủ sở hữu của Chính phủ với TĐKT nói chung và Vinashin nói riêng còn nhiều bất cập, lúng túng. Bộ Giao thông Vận tải chưa phát hiện kịp thời những yếu kém trong hoạt động và cố ý làm trái của tập đoàn để chủ động, đề nghị các cơ quan chức năng và báo cáo Thủ tướng ngăn chặn, xử lý.

2.3.2.3. Mối quan hệ về nhân sự lãnh đạo và nguồn lao động

Thực tế, tại Vinashin vẫn áp dụng nguyên tắc mỗi doanh nghiệp thành viên là một chủ thể độc lập trong vận hành các hoạt động về lao động, tiền lương; thiếu sự thống nhất trong Tập đoàn, chưa có nguyên tắc chung để vận dụng những phương pháp xác định mức lương, thưởng có tính cạnh tranh và chế tài xử lý các trường hợp vi phạm, chưa thực hiện hệ thống đánh giá hiệu quả công việc áp dụng trong toàn bộ Tập đoàn. Việc trao đổi và luân chuyển cán bộ và lao động diễn ra lẻ tẻ, theo tình huống, chưa theo chiến lược thống nhất.

Việc chia sẻ lợi ích bên trong TĐKTNN mới bước vào sản xuất kinh doanh, phân phối nguồn lực, như cung cấp đầu vào, hợp tác sản xuất, cung ứng dịch vụ… chưa chú trọng xây dựng cơ chế rò ràng về chia sẻ lợi ích từ kết quả và lợi nhuận phát sinh từ mối quan hệ tập đoàn.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

2.3.2.4. Việc công bố thông tin

Một lượng rất lớn những thông tin về Vinashin không hề xuất hiện trên phương tiện thông tin đại chúng: Năng lực quản lý hạn chế lại đầu tư tràn lan không liên quan tới chức năng kinh doanh cốt lòi, đội ngũ lãnh đạo có những biểu hiện chuyên quyền, độc đoán, báo cáo không đúng về thực trạng sử dụng vốn, kết quả đầu tư và khai thác kinh doanh và khi Vinashin lâm vào tình cảnh thua lỗ nặng nề, vay nợ lớn và có nguy cơ mất khả năng thanh toán, phá sản, lực lượng đông đảo công nhân bị nợ lương, mất việc làm đã phải bỏ và chuyển việc….

Cải cách pháp luật về quản trị tập đoàn kinh tế nhà nước qua bài học Vinashin - 10

Thông tin được công bố chính thức về các vấn đề và khó khăn của Vinashin nhiều nhưng nội dung giống nhau, dừng lại ở các con số cộng gộp nên khó sử dụng cho phân tích sâu, khắc họa đầy đủ bức tranh, cũng như xây dựng các kịch bản vận hành trong tương lai. Thông báo của Văn phòng Chính phủ về “Tình hình hoạt động và chủ trương, giải pháp để ổn định, phát triển Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam”, vào ngày 4-8-2010, cho đến nay là tài liệu chính thức có mô tả đầy đủ nhất về hiện trạng Vinashin. Trong khi ngân sách nhà nước phải bỏ ra để giải quyết các khoản nợ, đầu tư dàn trải của Vinashin nhưng người dân không hề có những thông tin chính thức về việc này.

2.3.2.5. Việc quản trị vốn yếu, kém, đầu tư dàn trải, thiếu khoa học

TĐKTNN Vinasinh đã lạm dụng các ưu đãi (nhất là về vốn, nghĩa vụ tài chính và điều kiện đất đai) cùng các cơ hội kinh doanh độc quyền hơn những loại hình doanh nghiệp khác từ các “lỗ hổng cơ chế”, nên việc đầu tư đa ngành vì mục tiêu lợi nhuận thị trường thuần tuý, nhất là có tính chất cơ hội cục bộ, cá nhân tất yếu sẽ gây ra những cạnh tranh không lành mạnh hoặc những cái giá đắt đỏ phải trả cho rủi ro thị trường, sự thiếu trách nhiệm và nạn tham nhũng… dẫn đến không kiểm soát được hoạt động của mình.

Thực tiễn cho thấy, những tác động mặt trái của đa dạng hoá đầu tư là do: Khi doanh nghiệp đầu tư đa ngành, đa nghề ít nhiều bản thân doanh nghiệp đánh mất đi lợi thế cạnh tranh, lợi thế so sánh của mình, rất dễ mắc sai lầm do sự phân tán các nguồn lực và thiếu kinh nghiệm của bộ máy quản lý. Bên cạnh đó, việc kiểm soát vốn vào hoạt động đa lĩnh vực là rất phức tạp, nếu làm không tốt thì sự thất thoát, lãng phí và khả năng đổ vỡ tài chính. Đặc biệt, cần thấy rằng, với khả năng tài chính có hạn, việc đầu tư vốn dàn trải sẽ buộc doanh nghiệp phải tìm đến nguồn vốn mới với những điều khoản thương mại ngặt nghèo, dễ đưa họ sa vào chiếc bẫy nợ nần. Đi lên từ ngành đóng tàu, lẽ ra Vinashin nên chú trọng phát triển ngành nghề của mình trước khi bành trướng

sang các lĩnh vực khác. Tuy nhiên, Vinashin đã đầu tư “lấn sân” một số ngành như thép, tài chính, bất động sản, điện…

Năng lực lãnh đạo yếu kém cùng sự đầu tư dàn trải không kiểm soát được là một trong những nguyên nhân cơ bản đánh chìm con tàu Vinashin.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong Chương 2, Luận văn đã khái quát những nét chủ yếu về lịch sử hình thành phát triển cũng như thực trạng hoạt động của Vinashin. Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu, Luận văn tập trung làm rò thực trạng về quản trị Tập đoàn Vinashin qua việc phân tích cấu trúc nội bộ của Vinashin cũng như mối quan hệ giữa các bộ phận quản lý, điều hành, kiểm soát thuộc bộ máy quản trị của Vinashin và vấn đề bảo vệ quyền lợi của các bên có liên quan. Từ những phân tích đó, Luận văn đã làm rò những bất cập về khung pháp lý liên quan đến quản trị TĐKTNN và những bất cập trong cơ cấu tổ chức, điều hành tại Vinashin; đó cũng là cơ sở cho việc đề xuất những giải pháp nhằm nâng hiệu quả quản trị tập đoàn Vinashin (hiện nay là TCT Công nghiệp tàu thủy) nói riêng và TĐKTNN nói chung trong thời gian tới.

Chương 3

NHỮNG BÀI HỌC RÚT RA TỪ VỤ VIỆC VINASHIN VÀ VẤN ĐỀ CẢI CÁCH PHÁP LUẬT QUẢN TRỊ TẬP ĐOÀN KINH TẾ NHÀ NƯỚC

Ở VIỆT NAM HIỆN NAY


3.1. Những bài học rút ra từ vụ việc Vinashin

Vinashin đổ vỡ là điều đau xót nhưng cũng nhờ vậy mà nhiều lỗ hổng lớn, lỗ hổng mang tính quy luật, mang tính hệ thống mới phát lộ, hay nói đúng hơn mới được nhìn nhận. Bài học Vinashin - bài học trên bước đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã phải trả “học phí“ quá đắt. Qua thực trạng nguyên nhân dẫn đến vụ việc vỡ nợ của tập đoàn Vinashin nêu trên, có thể thấy những sai lầm trong công tác quản trị tại tập đoàn này cũng như những bất cập của các quy định của pháp luật về QTTĐKTNN là nguyên nhân chính. Rò ràng ban quản trị tập đoàn Vinashin đã mắc phải nhiều sai lầm nghiêm trọng. Nhìn lại sự thất bại đó, có thể rút ra được những bài học bổ ích cho công tác quản trị tại các TĐKTNN.

3.1.1. Bài học về việc xây dựng khung pháp lý hoàn chỉnh cho tập đoàn kinh tế nhà nước

Khái niệm về TĐKT cũng chưa được thống nhất, lúc thì xác định có tư cách pháp nhân, lúc thì không có tư cách pháp nhân; công ty mẹ - TĐKTNN lúc đầu chưa được xác định là loại hình công ty gì, sau khi Chính phủ ban hành Nghị định 25/2010/NĐ-CP được xác định là công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu. Khung pháp lý hiện tại chưa có sự phân định rò giữa chức năng sở hữu và các chức năng khác của nhà nước có thể ảnh hưởng tới điều kiện hoạt động của TĐKTNN, đặc biệt là chức năng điều tiết thị trường.

Khuôn khổ pháp lý và quản lý phải cho phép TĐKTNN linh hoạt trong thay đổi cơ cấu vốn khi việc này là cần thiết để đạt được mục tiêu của doanh nghiệp. Vụ Vinashin một lần nữa cho chúng ta thấy rằng việc áp dụng và thực

hiện theo các nguyên tắc OECD trong QTCT nói chung và cho QTTĐKTNN nói riêng là hết sức quan trọng. Bài học được rút ra ở đây cần phải quán triệt và thực hiện một cách nghiệm túc các nguyên tắc OECD trong QTCT, đặc biệt là phải đảm bảo khung pháp lý và quản lý hiệu quả cho TĐKTNN [17].

3.1.2. Bài học về công tác tổ chức, mối quan hệ giữa công ty mẹ - công ty con, giữa các doanh nghiệp cấp II, giữa các phòng ban chức năng

Công tác tổ chức thiếu khoa học dẫn đến cơ cấu tổ chức nặng nề, chồng chéo, chưa có mối quan hệ chặt chẽ giữa các phòng ban, việc phân công công việc chưa hợp lý.

Các hình thức mối quan hệ giữa công ty mẹ - công ty con và giữa các công ty con với nhau còn khá đơn điệu và mờ nhạt. Nội dung mối quan hệ chủ yếu xuất phát từ hình thức mối quan hệ thông qua vai trò điều phối của công ty mẹ. Các hình thức mối quan hệ khác còn mờ nhạt, đặc biệt là mối quan hệ theo thỏa thuận giữa các doanh nghiệp thành viên.

Do đó, cần phải có một cơ cấu tổ chức khoa học, ổn định; giữa các đơn vị trong Tập đoàn cần xây dựng một cơ chế phối hợp hợp lý, tránh chồng chéo để kịp thời hỗ trợ, “giúp đỡ” nhau cùng phát triển.

3.1.3. Bài học về năng lực quản lý

Quy mô của Vinashin là quá lớn so với năng lực quản lý với hơn 200 doanh nghiệp thành viên, hàng trăm ngàn tỉ đồng vốn kinh doanh, trải trên địa bàn rộng suốt từ Bắc đến Nam. Tình trạng “quá tải” trong quản lý như vậy sẽ dẫn đến thua lỗ là đương nhiên. Rò ràng sự thất bại của Vianshin phần lớn là do năng lực, trình độ quản trị doanh nghiệp yếu kém; quản lý tài chính lỏng lẻo; xây dựng và thực hiện kế hoạch sản xuất - kinh doanh, kế hoạch đầu tư quá nhanh, quá nóng, không phù hợp với nguồn vốn và năng lực quản lý vốn.

Nếu lấy nguồn vốn đối ứng của chủ đẩu tư để thực hiện các dự án, chắc chắn Vinashin sẽ không bao giờ có đủ năng lực tài chính để thực hiện các siêu dự án. Dễ nhận thấy rằng vốn chủ sở hữu của Vinashin (9.520 tỷ đồng) chỉ là

quá nhỏ so với quy mô và phạm vi đầu tư mà Tập đoàn này đã thực hiện. Để thực hiện “giấc mơ” của mình, Vinashin đã vay những khoản vay thương mại khổng lồ tiềm ẩn rủi ro, mạo hiểm. Dù cho làm kinh tế thì phải chấp nhận mạo hiểm nhưng mạo hiểm một cách mù quáng như Vinashin thì chắc các tập đoàn, TCT nhà nước khác nên rút kinh nghiệm.

Thực tế chứng minh rằng, các TĐKT, các TCT nhà nước và người đứng đầu các TCT, tập đoàn này được giao quá nhiều quyền lực. Một khi được tập trung quyền lực trong tay sẽ dẫn đến tình trạng chuyên quyền, độc đoán, đầu tư không kiểm soát.

Tất cả đều xuất phát từ ý chí của những người đứng đầu Tập đoàn vì họ đã có trong tay một sự tập trung quyền lực quá lớn chuyển giao từ Chủ sở hữu. vì vậy cần phân chia quyền lực hợp lý để tránh độc đoán chuyên quyền nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, hoàn thành mục tiêu đã định.

Vì vậy cần nâng cao trình độ quản lý khi doanh nghiệp có quy mô ngày càng lớn, đồng thời nên tinh giản bộ máy tổ chức thông qua tái cơ cấu để giảm áp lực cho công tác quản trị của doanh nghiệp và quản lý vốn, chống đầu tư dàn trải, không kiểm soát được.

3.1.4. Bài học về công tác kiểm tra, giám sát các tập đoàn

Như đã phân tích ở trên, nếu như các cơ quan quản lý và cơ quan giám sát tập đoàn phối hợp với nhau tốt hơn thì con tàu Vinashin sẽ không rơi vào tình trạng như bây giờ. Nếu như Kiểm toán nhà nước và thanh tra Chính phủ có cơ chế phối hợp ăn khớp hơn, hay Bộ Giao thông vận tải không chỉ dừng lại ở việc lắng nghe báo cáo sai sự thật của tập đoàn này… Rò ràng các cơ quan quản lý đã gần như bị động và luôn trong trạng thái không theo kịp với mỗi bước đi của Tập đoàn này.

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong nhìn nhận việc giám sát tập đoàn là phải tạo một thiết chế chuyên giám sát các tập đoàn Nhà nước, trong đó chú ý đến yếu tố độc lập của cơ quan giám sát chuyên trách: “Công tác

giám sát phải được thực hiện một cách độc lập, tránh hiện tượng chính đơn vị chủ quản là người vừa ra quyết định đầu tư cho doanh nghiệp vừa là người đi giám sát. Như vậy nhiều lúc sẽ bị chi phối bởi chính bản thân người ra quyết định. Khi người ra quyết định sai thì sẽ không cử người đi giám sát cái sai của mình. Cần đa dạng hoá các dạng kênh giám sát đối với khu vực kinh tế này. Ví dụ, ngoài giám sát Nhà nước còn có giám sát của báo chí, giám sát của các hoạt động thanh tra độc lập khác…”. Xét cho cùng, đa phần các tập đoàn hiện nay là thuộc sở hữu Nhà nước, nghĩa là thuộc sở hữu toàn dân. Giáo sư Trần Ngọc Thơ, Trường Đại học Kinh tế TP HCM đặt vấn đề, Chính phủ cần phải buộc các tập đoàn, các DNNN tiến hành phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng và niêm yết trên thị trường chứng khoán trong nước và quốc tế [26].

Ngoài ra các TĐKTNN nói chung, Vinashin nói riêng cần phải có Kiểm toán viên, Ban kiểm toán độc lập với hoạt động quản lý, điều hành của doanh nghiệp: Theo Điều 26, Nghị định số 101/2009/NĐ-CP của Chính phủ về việc thí điểm thành lập các TĐKTNN thì BKS các tập đoàn do HĐQT thành lập, trưởng BKS là thành viên của HĐQT được HĐQT phân công làm nhiệm vụ. Các thành viên của BKS do HĐQT lựa chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm và cả BKS hoạt động theo quy chế của HĐQT ban hành.

Đây là việc không nên vì theo thông lệ, BKS là đại diện của chủ sở hữu doanh nghiệp, kiểm tra, kiểm soát các hoạt động của HĐQT, ban điều hành nhằm đảm bảo đúng đắn, phù hợp.

3.2. Cải cách pháp luật quản trị tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam hiện nay

3.2.1. Cải cách các quy định của pháp luật để tập đoàn kinh tế nhà nước và công ty tư nhân có sự cạnh tranh lành mạnh, công bằng

Thứ nhất, phải phân công một tổ chức chuyên trách (không kiêm nhiệm chức năng quản lý nhà nước) để thực hiện chức năng chủ sở hữu để nhằm mục đích tách bạch giữa chức năng chủ sở hữu và chức năng quản lý nhà nước,

Xem tất cả 120 trang.

Ngày đăng: 27/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí