Cơ Cấu Tổ Chức Vinashin Từ Năm 2011 Đến Nay [20]

ngành Công nghiệp tàu thủy Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010 với mục tiêu chính là xây dựng và phát triển Tổng công ty Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam lớn mạnh, có trình độ công nghệ tiên tiến, hiện đại trở thành nòng cốt của của ngành Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam.

Để tổ chức và hoạt động cũng như đầu tư phát triển có hiệu quả hơn, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 60/2003/QĐ-TTg ngày 04/11/2003 về việc thí điểm Tổng công ty Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con, đồng thời Thủ tướng đã có Quyết định số 247/QĐ - TTg ngày 06/10/2005 phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam theo mô hình này.

Tiếp theo là Quyết định số 1106/QĐ-TTg ngày 18/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án điều chỉnh phát triển Tổng công ty Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam giai đoạn 2005 - 2010 và định hướng đến 2015.

2.1.2. Từ năm 2006 đến nay

Ngày 15/5/2006 Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 103/QĐ- TTg về việc phê duyệt Đề án thí điểm hình thành TĐKT Vinashin, và Quyết định 104 QĐ - TTg về việc thành lập Công ty mẹ Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam với mục đích hình thành TĐKT Vinashin đa sở hữu trong đó có sở hữu Nhà nước là chi phối bao gồm các doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước, trên cơ sở tổ chức lại Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam; có trình độ công nghệ quản lý hiện đại và có chuyên môn hoá cao, kinh doanh đa ngành.

Khi mới ra đời Vinashin được mệnh danh là “Cú đấm thép” của nền kinh tế. Vinashin được kì vọng sẽ là nòng cốt, là doanh nghiệp đi tiên phong để phát triển nghành công nghiệp đóng tàu Việt Nam cũng như phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế Biển, đáp ứng những nhu cầu quốc phòng, an ninh của Việt Nam. Và thực tế, Vinashin đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng:

- Bước đầu, đã hình thành được cơ sở vật chất kỹ thuật quan trọng và khá đồng bộ của ngành công nghiệp đóng tàu biển với 28 nhà máy đóng tàu đang hoạt động có trình độ công nghệ tiên tiến, sản phẩm tàu biển được thế giới công nhận.

- Đội ngũ lao động trên 70.000 người, trong đó trình độ đại học, trên đại học 12.500 người, công nhân kỹ thuật trên 55.000 người với tay nghề khá, có hơn 5.000 người đạt chứng chỉ quốc tế. Đã thiết kế được phần công nghệ, bước đầu thực hiện được phần thiết kế kỹ thuật cho các tàu 58.000 tấn, 115.000 tấn.

- Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm giai đoạn 1996-2007 đạt từ 35%-40%/năm, đều có lãi; doanh thu thuần năm 2008 đạt gần

29.000 tỷ đồng. Tổng số đến hết năm 2009 đã đóng góp vào ngân sách nhà nước trên 3.300 tỷ đồng. Từ chỗ vốn chủ sở hữu chỉ có hơn 100 tỷ đồng và chỉ đóng được tàu 1.000 - 3.000 tấn, đóng được tàu hàng đến

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

53.000 tấn, tàu chở dầu thô đến 105.000 tấn, tàu chở ô tô đến 6.900 xe, kho nổi chứa xuất dầu…

- Đã hình thành được đội tàu viễn dương có tổng tải trọng khoảng 700 nghìn tấn từ nguồn tự đóng mới và mua của nước ngoài, góp phần tăng thêm năng lực vận biển của đất nước.

Cải cách pháp luật về quản trị tập đoàn kinh tế nhà nước qua bài học Vinashin - 6

- Chế tạo thành công thép tấm khổ lớn, cần cẩu 150 tấn, cổng trục 450 tấn, máy ép thủy lực 2.000 tấn, máy uốn tôn cán được khổ 13m, sản xuất dây hàn lòi thuốc, nắp hầm hàng, cáp điện tàu thủy, chân vịt tàu 10.000 tấn, lắp ráp động cơ 8.400 mã lực… mà 05 năm trước phải nhập khẩu 100% [38].

Căn cứ Nghị định số 25/2010/NĐ-CP, ngày 19/3/2010 của Chính phủ về chuyển đổi công ty nhà nước thành công ty TNHH một thành viên và tổ

chức quản lý công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu, ngày 28/01/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 179/QĐ- TTg phê duyệt điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty mẹ - Tập đoàn công nghiệp Tàu thủy Việt Nam.

Bên cạnh những thành tựu to lớn mà Vinashin đã đạt được, tập đoàn cũng đã mắc không ít những sai lầm, mà đỉnh điểm là vụ vỡ nợ của Vinashin năm 2010. Nó gây nên tổn thất cho riêng tập đoàn mà còn trực tiếp gây tổn hại cho cả nền kinh tế.

Tập đoàn Vinashin chịu tác động rất nặng nề, đặc biệt về thị trường và nguồn vốn. Nhiều hợp đồng đóng tàu đã ký không tiếp tục vay được vốn để hoàn thành đúng tiến độ. Các chủ tàu đã hủy hợp đồng đóng tàu trị giá hơn 8 tỉ USD. Riêng trong năm 2010 số hợp đồng đóng tàu có nguy cơ bị hủy lên tới trên 700 triệu USD.

Mặt khác, do công tác dự báo còn nhiều bất cập, các dự án đầu tư quá nhiều, dàn trải, vượt khả năng cân đối tài chính, nên nhiều dự án chỉ được phân bổ vốn chưa đến 50% tổng mức đầu tư. Vốn điều lệ còn hạn chế, vốn tự có trong nhiều dự án rất thấp, có dự án đầu tư bằng 100% vốn vay. Đầu tư cho phát triển đội tàu trong đó có những tàu mua của nước ngoài quá cũ. Phát triển nhanh nhiều doanh nghiệp, góp vốn ra ngoài ngành sản xuất kinh doanh chính quá rộng, không kiểm soát được.

Để giải quyết khó khăn này, Tập đoàn Vinashin đã phải vay nợ mới để trả nợ cũ, vay ngắn hạn trả dài hạn, thậm chí lấy vốn lưu động để chi đầu tư. Đến tháng 6/2010, tổng tài sản của Tập đoàn Vinashin là 104.000 tỷ đồng nhưng tổng số nợ là 86.000 tỷ đồng, công nhân chuyển việc, bỏ việc gần 17.000 người, mất việc gần 5.000 người.

Gặp nhiều khó khăn cũng như mắc phải nhiều sai lầm, tuy vậy trong nhiều năm Tập đoàn đã báo cáo không trung thực về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Cụ thể, năm 2009 lỗ 1.600 tỷ đồng nhưng lại báo cáo lãi 750 tỷ đồng, quý 1 năm 2010 thua lỗ vẫn báo cáo lãi gần 100 tỷ đồng. Cùng với đó là việc phát hiện vi phạm có dấu hiệu tội phạm nhưng không được xử lý, ngăn chặn kịp thời [31].

Sau nhiều năm tai tiếng vì thua lỗ và thất bại trong đầu tư, kinh doanh và quản trị ngày 21/10/2013, Bộ Giao thông Vận tải đã ban hành Quyết định 3287/QĐ-BGTVT về thành lập Tổng công ty Công nghiệp Tàu thủy, trên cơ sở tổ chức lại công ty mẹ và một số đơn vị thành viên của Tập đoàn Vinashin. Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy có tên giao dịch quốc tế là Shipbuilding Industry Corporation (SBIC), hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - công ty con. Công ty mẹ - Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy là Công ty TNHH một thành viên (MTV) do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, SBIC có vốn điều lệ là 9.520 tỷ đồng. Khi đi vào hoạt động, HĐTV SBIC có trách nhiệm xây dựng Điều lệ tổ chức và hoạt động của TCT trình Bộ trưởng Bộ

GTVT phê duyệt.

SBIC có 8 công ty con, bên cạnh đó SBIC sẽ thực hiện sắp xếp lại 234 doanh nghiệp thuộc cơ cấu Tập đoàn Vinashin trước đây; cổ phần hóa, bán chuyển nhượng vốn, sáp nhập 69 doanh nghiệp; Bán, giải thể, phá sản 165 doanh nghiệp.

Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy có trách nhiệm kế thừa các quyền, nghĩa vụ pháp lý và lợi ích hợp pháp của Công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam; trực tiếp hoạt động sản xuất, kinh doanh và đầu tư vốn vào các công ty con, công ty liên kết; chịu trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn Nhà nước tại Công ty mẹ và vốn đầu tư vào công ty con, công ty liên kết [2].

2.2. Thực trạng pháp luật về quản trị của Vinashin

2.2.1. Cấu trúc quản trị nội bộ của Vinashin

2.2.1.1. Cơ cấu tổ chức Vinashin từ năm 2006 đến 2010

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức Công ty mẹ


HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ


CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG


BAN KIỂM SOÁT



Văn phòng Đảng Ủy Ban Kiểm tra Đảng.

Văn phòng Công đoàn Tập đoàn. Văn phòng Tập đoàn.

Ban Tổ chức cán bộ - Lao động. Ban Kinh doanh & đối ngoại.

Ban Tài chính kế toán. Ban Kiểm toán nội bộ. Ban Kế hoạch đầu tư.

Ban Đổi mới quản lý doanh nghiệp. Ban KH-CN & Nghiên cứu phát triển. Ban Kỹ thuật & Sản xuất.

Ban Giám định & Quản lí chất lượng công trình. Ban Bảo hộ lao động và An toàn.

Ban Chuẩn bị sản xuất nhà máy Liên hợp Công nghiệp tàu thủy Dung Quất.

Tạp chí Công nghiệp tàu thủy. Trung tâm Công nghệ thông tin.

Văn phòng đại diện miền Trung.

Trung tâm Hợp tác đầu tư lao động nước ngoài Ban Quản lý dự án đầu tư phía Nam.

Ban dự án XD Nhà máy Liên hợp Dung Quất.


Công ty Kỹ thuật điều khiển và thông tin.

Công ty Đầu tư và thương mại Giao thông vận tải.

Công ty Xuất nhập khẩu VINASHIN.

Công ty Container VINASHIN.

Công ty Kỹ thuật công nghệ Biển.


(Nguồn: Đỗ Thành Nam (2010), Hoạt động đầu tư phát triển tại Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam. Thực trạng và giải pháp, tr.8, Luận văn cử nhân kinh tế, Hà Nội).

Sơ đồ 2.2: Các đơn vị thuộc Công ty mẹ


CÔNG TY MẸ

CÁC TỔNG CÔNG TY ĐÓNG MỚI VÀ SỬA CHỮA TÀU THỦY

TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG VINASHIN

TỔNG CÔNG TY TÀI CHÍNH VINASHIN

TỔNG CÔNG TY VẬN

TẢI VINASHIN

KHỐI SỰ NGHIỆP ĐÀO TẠO, KHCN,

BÁO CHÍ

CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN, LIÊN DOANH, TNHH

Ghi chú: Tập đoàn mẹ giữ vốn 100% hoặc chi phối

(Nguồn: Đỗ Thành Nam (2010), Hoạt động đầu tư phát triển tại Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam. Thực trạng và giải pháp, tr.9, Luận văn cử nhân kinh tế, Hà Nội).

TĐKT Vinashin được tổ chức theo mô hình công ty mẹ - công ty con. Tập đoàn gồm các TCT đóng mới và sửa chữa tàu thủy; TCT Xây dựng; TCT Vận tải; TCT Tài chính; Khối sự nghiệp, đào tạo, khoa học công nghệ, báo chí cùng với các công ty cổ phần, liên doanh. Mỗi TCT của tập đoàn lại bao gồm nhiều công ty con [15, Điều 1].

* Công ty mẹ

Cơ cấu lãnh đạo Công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010: HĐQT Công ty mẹ - Vinashin gồm 09 thành viên; Ban Giám đốc gồm 07 thành viên, Ban Kiểm soát gồm 03 thành viên. Trong đó ông Phạm Thanh Bình là Chủ tịch HĐQT, kiểm Tổng Giám đốc, ông Hồ Ngọc Tùng Thành viên HĐQT kiểm trưởng Ban Kiểm soát tập đoàn [39].

Một số chi nhánh còn lại của Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Việt

Nam đã chuyển thành Công ty TNHH một thành viên hoạt động theo Luật doanh nghiệp. Sau khi các dự án đầu tư này đi vào hoạt động có hiệu quả, tăng tính hấp dẫn đối với các nhà đầu tư, Tập đoàn sẽ nhượng lại một phần vốn điều lệ của các công ty này để chuyển thành các công ty cổ phần, thu hồi vốn đầu tư.

* Số lượng và hình thức pháp lý các công ty con:

Hệ thống các công ty con thuộc Tập đoàn gồm có: TCT do Tập đoàn nắm giữ 100% vốn điều lệ hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - công ty con; Công ty TNHH 1 thành viên do Tập đoàn nắm giữ 100% vốn điều lệ; các CTCP do Tập đoàn nắm giữ trên 50% vốn điều lệ; các công ty liên kết do Tập đoàn nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ và các đơn vị sự nghiệp [28, Điều 1, khoản 8, 9, 10, 11, 12, 13].

Trong đó, các TCT do Tập đoàn nắm giữ 100% vốn điều lệ hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - công ty con: Công ty mẹ là công ty TNHH nhà nước một thành viên và tổ hợp công ty con bao gồm từ việc sắp xếp các đơn vị thành viên trong Tập đoàn, các CTCP có vốn góp chi phối của TCT và các CTCP hóa DNNN.

Tại Quyết định số 104/2006/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ đã cho phép Tập đoàn thành lập 8 TCT và 7 công ty TNHH một thành viên khi có đủ điều kiện thì thành lập các TCT [29, Điều 1, khoản 9]. Như vậy, khi thực hiện xong Quyết định 104/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Vinashin sẽ có 15 TCT là công ty con thuộc Tập đoàn.

Đến tháng 6/2008, đã có 3 TCT được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án để Tập đoàn ra quyết định thành lập là: Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Nam Triệu (Công văn số 1726/VPCP - ĐMDN ngày 03/4/2007 của Văn phòng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án TCT CNTT Nam Triệu); Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Bạch Đằng (Công văn số 963/TTg - ĐMDN ngày 18/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án TCT

CNTT Bạch Đằng); Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Phà Rừng (Công văn số 893/TTg - ĐMDN ngày 9/6/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án thành lập TCT CNTT Phà Rừng).

* Cơ cấu quản lý và điều hành

Cơ cấu quản lý và điều hành của Tập đoàn đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định gồm: HĐQT (gồm 09 thành viên), Chủ tịch Tập đoàn, BKS Tập đoàn (gồm 03 thành viên), TGĐ điều hành, các TGĐ chức năng, Kế toán trưởng và bộ máy giúp việc [29, Điều 1, khoản 6].

HĐQT Tập đoàn là đại diện trực tiếp chủ sở hữu Nhà nước tại Tập đoàn, Chủ tịch HĐQT là Chủ tịch Tập đoàn. Chủ tịch Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt nam là đại diện theo pháp luật của Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam.

Cơ cấu quản lý của các công ty con là các TCT gồm: Chủ tịch TCT, TGĐ, các Phó TGĐ, GĐ, Phó GĐ, Kế toán trưởng và bộ máy giúp việc. Công ty con là Công ty TNHH 1 thành viên hoạt động theo mô hình Chủ tịch Công ty.

Công ty con là CTCP hoạt động theo mô hình đại hội đồng cổ đông, HĐQT, GĐ Công ty.

2.2.1.2. Cơ cấu tổ chức Vinashin từ năm 2011 đến nay [20]

Bộ máy lãnh đạo, quản lý, điều hành của công ty mẹ Vinashin thực hiện chức năng trực tiếp quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của công ty mẹ và điều phối hoạt động của cả tập đoàn theo chiến lược phát triển kinh doanh chung, không thành lập một bộ máy quản lý chung với cả tập đoàn.

Cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành của Vinashin gồm: HĐTV, TGĐ, các Phó TGĐ, Kế toán trưởng, bộ máy giúp việc và BKS nội bộ.

Cụ thể: HĐQT Công ty mẹ - Vinashin gồm 07 thành viên; Ban Giám đốc 05 thành viên, Ban Kiểm soát gồm 05 thành viên [33].

Xem tất cả 120 trang.

Ngày đăng: 27/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí