Nghiên Cứu So Sánh Hệ Thống Ngân Hàng Việt Nam Và Trung Quốc Và Những Biện Pháp Tái Cơ Cấu Chủ Yếu

năng lực cạnh tranh. Một số ngân hàng đang thực hiện sáp nhập, mua lại TCTD khác để tăng quy mô và khả năng cạnh tranh.

Thứ năm, đối với các TCTD phi ngân hàng, NHNN đã chỉ đạo xây dựng và trình NHNN phương án cơ cấu lại, đồng thời đề nghị các tập đoàn, tổng công ty nhà nước thực hiện cơ cấu lại các TCTD này. Hiện nay, đa số các TCTD phi ngân hàng đã trình hoặc đang hoàn thiện phương án để trình NHNN phê duyệt (trong năm 2013, năm đầu tiên thực hiện tái cơ cấu, đã có 02 công ty tài chính đã được hợp nhất, mua lại với 02 NHTM, giải thể, rút giấy phép 01 công ty cho thuê tài chính và 01 công ty tài chính đã được NHNN ủng hộ chủ trương bán lại cho tổ chức khác). Một số TCTD phi ngân hàng quá yếu kém, chi phí cơ cấu lại quá lớn so với lợi ích đem lại từ việc duy trì hoạt động, NHNN đang rà soát, đánh giá và trình Thủ tướng Chính phủ xem xét xử lý giải thể, phá sản. Những TCTD phi ngân hàng hoạt động bình thường cũng đang triển khai cơ cấu lại để nâng cao mức độ an toàn, hiệu quả kinh doanh và năng lực cạnh tranh.

Thứ sáu, đối với quỹ tín dụng nhân dân (QTDND), QTDND Trung ương đã hoàn thành việc chuyển mô hình hoạt động thành Ngân hàng Hợp tác xã nhằm thực hiện tốt mục tiêu liên kết hệ thống, hỗ trợ tài chính và điều hòa vốn trong hệ thống các QTDND, góp phần giúp các QTDND cơ sở hoạt động hiệu quả theo nguyên tắc hợp tác xã.

Thứ bảy, năng lực tài chính của hệ thống ngân hàng đang từng bước được lành mạnh thông qua tăng vốn điều lệ và xử lý nợ xấu. Dù gặp nhiều khó khăn nhưng các TCTD vẫn nỗ lực cải thiện năng lực tài chính và tăng vốn điều lệ để tạo điều kiện mở rộng hoạt động và nâng cao khả năng đối phó với các rủi ro trong hoạt động.

Thứ tám, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 843/QĐ-TTg (ngày 31/5/2013) phê duyệt 02 Đề án thành lập VAMC và Quyết định số 363/QĐ- TTg (ngày 11/3/2014) về việc thành lập Ban Chỉ đạo liên ngành triển khai Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các TCTD giai đoạn 2011-2015” và Đề án “Xử lý nợ xấu của hệ thống các TCTD” để triển khai đồng bộ, hiệu quả các giải pháp xử lý nợ xấu gắn với các giải pháp tổng thể cơ cấu lại hệ thống các TCTD. Kết quả là nợ xấu đã được kiềm chế, các giải pháp xử lý nợ xấu phát huy tác dụng kịp thời với sự nỗ lực của ngành ngân hàng.

Thứ chín, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về tiền tệ và ngân hàng, nâng cao và trò và hiệu quả quản lý nhà được, chỉ đạo, điều hành của NHNN trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng hỗ trợ cơ cấu lại các TCTD. Chính phủ và NHNN đã ban hành các văn bản như: Nghị định số 101/2012/NĐ-CP về thanh toán không dùng tiền mặt; Nghị định số 01/2013/NĐ-CP về việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của tổ chức tín dụng Việt Nam; Quyết định số 48/2013/QĐ-TTg ngày 01/8/2013 của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc góp vốn, mua cổ phần bắt buộc của TCTD được kiểm soát đặc biệt; Các Thông tư của NHNN bao gồm các quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro (Thông tư số 02/2013/TT- NHNN ngày 21/01/2013); kiểm soát, toán độc lập, cấp phép; quản lý mạng lưới; niêm yết cổ phiếu của các TCTD trên thị trường chứng khoán; ngân hàng hợp tác xã; mua, bán nợ xấu; kiểm soát đặc biệt TCTD….. NHNN cũng tiếp tục hoàn thiện các quy định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng; quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng; ủy thác, nhận ủy thác, quy định về quản lý rủi ro của các TCTD.

Thứ mười, công tác thanh tra, giám sát được tăng cường, đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng và hỗ trợ đắc lực cho việc triển khai Đề án cơ cấu lại các TCTD, đặc biệt về cơ cấu tổ chức và hoạt động, như: Nghị định số 26/2014/NĐ-CP ngày 07/4/2014 về tổ chức và hoạt động của thanh tra, giám sát ngân hàng và Quyết định số 35/2014/QĐ-TTg ngày 12/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng…. Kết quả công tác thanh tra, giám sát ngày càng được đổi mới theo hướng thanh tra, giám sát pháp nhân, kết hợp thanh tra, giám sát tuân thủ với thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro.

4.1.4.4. Đánh giá những hạn chế, tồn tại

Mặc dù đã đạt được những thành tựu nêu trên nhưng việc triển khai thực hiện Đề án cơ cấu lại TCTD và Đề án Xử lý nợ xấu còn một số tồn tại, hạn chế như sau:

Thứ nhất, nguy cơ nợ xấu gia tăng trở lại chưa được xử lý triệt để do môi trường kinh doanh chưa có sự cải thiện và các giải pháp hỗ trợ xử lý nợ xấu chưa được triển khai quyết liệt. Cụ thể, việc bán, xư lý nợ xấu của VAMC gặp nhiều khó khăn do khuôn khổ pháp lý nhiều bất cập, thị trường bất động sản chậm

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.

phục hồi, sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp còn nhiều khó khăn và đặc biệt là chưa hình thành được một thị trường mua bán nợ để thu hút nguồn lực của các nhà đầu tư nước ngoài và tư nhân trong nước.

Thứ hai, việc xử lý những tồn tại, yếu kém về tài chính và hoạt động ở một số TCTD, nhất là TCTD thuộc các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước chưa được triển khai quyết liệt. Sự án toàn, lành mạnh của hệ thống ngân hàng được cải thiện rõ rệt nhưng chưa đồng đều giữa các TCTD, trong đó một số TCTD chưa thực sự án toàn, vững chắc. Quy mô và năng lực cạnh tranh của nhiều TCTD chưa được cải thiện mạnh mẽ; năng lực quản trị, điều hành của nhiều TCTD còn hạn chế, phải mất nhiều thời gian để thực hiện đầy đủ các chuẩn mực, thông lệ quốc tế.

Thứ ba, những giải pháp hỗ trợ tái cấu trúc các TCTD, xử lý nợ xấu chưa được triển khai đồng bộ và sự phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương trong tái cơ cấu và xử lý nợ xấu chưa được chặt chẽ, đặc biệt là các giải pháp tái cơ cấu DNNN và tái cấu trúc đầu tư công gắn với tái cấu trúc các TCTD và xử lý nợ xấu.

Thứ tư, hệ thống các giải pháp được triển khai trong thời gian qua chủ yếu là các TCTD tự xử lý nợ xấu, điều này đã làm giảm đáng kể mức độ lành mạnh tài chính, hiệu quả kinh doanh của các TCTD trong ngắn hạn. Nếu các biện pháp tự xử lý nợ xấu của các TCTD và cơ cấu lại nợ không được hỗ trợ tích cực bởi sự phục hồi kinh tế, thực thi có hiệu quả các giải pháp điều hành kinh tế vĩ mô, xử lý nợ tồn đọng trong đầu tư xây dựng cơ bản chậm, tháo gỡ kho khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường bất động sản và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thì nợ xấu tiềm ẩn lớn, xử lý khó khăn và có nguy cơ tăng mạnh.

Thứ năm, vấn đề sở hữu chéo (cùng với vấn đề nợ xấu) đang là hai rào cản lớn nhất đối với quá trình tái cấu trúc hệ thống NHTM Việt Nam hiện nay. Mặc dù có đến 24/45 giải pháp trong Đề án 254 liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến xử lý sở hữu chéo trong hệ thống các TCTD nhưng đến nay sở hữu chéo vẫn có diễn biến phức tạp và tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với từng TCTD nói riêng và cả hệ thống tài chính nói chung. Hệ thống các TCTD Việt Nam hiện đang tồn tại 6 nhóm sở hữu chéo khác nhau: (i) sở hữu của các NHTM trong nước và nước ngoài tại các ngân hàng liên doanh; (ii) cổ đông chiến lược nước ngoài tại các NHTM trong nước; (iii) cổ đông tại ngân hàng là các công ty quản lý quỹ; (iv) sở hữu của

các NHTMNN tại các NHTMCP; (v) sở hữu lẫn nhau giữa các NHTMCP; (vi) sở hữu NHTMCP bởi các tập đoàn, tổng công ty nhà nước và tư nhân. Do đó, quá trình xử lý những tác động tiêu cực từ mạng lưới sở hữu chéo này càng phức tạp và mất nhiều thời gian.

4.1.4.5. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế:

Mặc dù còn có những ý kiến khác nhau về nguyên nhân chính của những hạn chế trong quá trình tái cấu trúc hệ thống các TCTD trong nhưng năm vừa qua, đa số các nhà hoạch định chính sách và giới học giả đã thống nhất về những nguyên nhân chủ yếu sau:

Thứ nhất, khuôn khổ pháp lý, chính sách hỗ trợ cho quá trình tái cấu trúc các tổ chức tín dụng vẫn chưa hoàn thiện, đặc biệt còn thiếu những cơ chế quan trọng như (i) can thiệp, xử lý của Nhà nước đối với các TCTD yếu kém dẫn đến xử lý chưa kịp thời, dứt điểm pháp nhân của các tổ chức tín dụng yếu kém; (ii) khuyến khích TCTD trong xử lý nợ xấu và các tài sản đảm bảo tiền vay, các cơ chế, chính sách miến giảm thuế liên quan đến giao dịch sáp nhập, hợp nhất, mua lại các TCTD.

Thứ hai, trong quá trình tái cấu trúc, các TCTD phải vừa đảm bảo chấn chỉnh, xử lý những tồn tại, yếu kém vừa phải tiếp tục tăng trưởng, thậm chí trong chừng mực nào đó còn hỗ trợ nền kinh tế; hầu hết những rủi ro, tổn thất phát sinh trong quá trình này TCTD phải tự gánh chịu. Do đó, áp lực thực hiện mục tiêu tăng trưởng tín dụng, hỗ trợ cho nền kinh tế có thể ảnh hưởng đến tiến độ và kết quả thực hiện các giải pháp tái cơ cấu đã đề ra.

Thứ ba, quá trình tái cơ cấu DNNN, đặc biệt là các tập đoạn, tổng công ty nhà nước tuy đạt được kết quả ban đầu như vẫn còn chậm và chưa đạt được hiệu quả như mong muốn, đặc biệt, trong việc thoái vốn đầu tư ở các TCTD và xử lý nợ xấu với các TCTD. Thậm chí, một số DNNN sở TCTD không đủ năng lực tài chính để xử lý những tổn thất tài chính và tái cấu trúc TCTD, khiến quá trình xử lý các TCTD thuộc các doanh nghiệp này diễn ra chậm hơn so với kế hoạch.

Thứ tư, tỷ lệ nợ xấu trong hệ thống NHTM còn lớn và đang chịu áp lực tăng mạnh trở lại cùng với tăng trưởng tín dụng khiến việc xử lý nhanh nợ xấu gặp nhiều khó khăn do: (i) thiếu nguồn lực tài chính công hỗ trợ cho việc xử lý nợ xấu, lành mạnh hóa và nâng cao năng lực tài chính của hệ thống các TCTD làm chậm

đáng kể tiến trình tái cấu trúc TCTD; (ii) tiến độ xử lý nợ xấu phụ thuộc nhiều vào các điều kiện kinh tế vĩ mô và thị trường, song cho đến nay, thị trường bất động sản vẫn chưa phục hồi, sản xuất kinh doanh còn nhiều khó khăn, năng lực tài chính và khả năng trả nợ của các doanh nghiệp còn tương đối thấp, trong khi các giải pháp tháo gỡ khó khăn của Chính phủ chưa phát huy hiệu quả cao (theo kết quả sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết 01/NQ-CP và 02/NQ-CP ngày 07/01/2013 của Chính phủ); (iii) cơ chế xử lý tài sản bảo đảm còn nhiều vướng mắc, phức tạp, chậm được khắc phục, đặc biệt là cơ chế xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ, chưa đảm bảo được quyền lợi chính đáng của chủ nợ và cơ sở pháp lý cho nhà đầu tư nước ngoài tham gia xử lý các khoản nợ xấu có tài sản đảm bảo là bất động sản.

Thứ năm, cơ quan xử lý nợ xấu tập trung (VAMC) hoạt động còn hạn chế do năng lực tài chính, nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng hoạt động còn hạn chế, cơ chế tài chính chưa phù hợp, đặc biệt là thiếu một thị trường mua bán nợ để triển khai mua bán nợ theo cơ chế thị trường và xử lý các khoản nợ xấu đã mua.

Thứ sáu, một số bên liên quan chưa chủ động, tích cực triển khai các giải pháp tái cơ cấu và xử lý nợ xấu thuộc trách nhiệm được giao (theo Quyết định số 843). Cụ thể, nhiều bộ, ngành và chính quyền các địa phương chưa hỗ trợ tích cực các TCTD xử lý tài sản đảm bảo, dẫn đến giảm hiệu quả phối hợp giữa các cơ quan trong triển khai đồng bộ các giải pháp xử lý nợ xấu. Ngoài ra, nhiều khách hàng vay chưa chủ động cơ cấu lại hoạt động nhằm tăng cường năng lực tài chính, quản trị và tháo gỡ khó khăn trong sản xuất, kinh doanh, còn có tâm lý ỷ lại vào chính sách hỗ trợ của Nhà nước và kỳ vọng phục hồi của thị trường. Đồng thời, một số TCTD chưa chủ động tái cấu trúc và xử lý nợ xấu, bán nợ xấu cho VAMC do thiếu minh bạch về chất lượng tín dụng.

4.2. Nghiên cứu so sánh hệ thống ngân hàng Việt Nam và Trung Quốc và những biện pháp tái cơ cấu chủ yếu

4.2.1. Về cấu trúc thị trường ngân hàng:

Có thể thấy, cấu trúc hệ thống ngân hàng Việt Nam và Trung Quốc khá tương đồng và đều có lịch sử phát triển lên từ hệ thống ngân hàng một cấp và hiện nay các ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước vẫn đóng vai trò chi phối thị trường. Cụ thể như hình dưới đây:

Hình 5: Cấu trúc hệ thống ngân hàng của Trung Quốc

Hình 6 Cấu trúc hệ thống ngân hàng của Việt Nam Hình 7 Thị phần sở hữu 1


Hình 6: Cấu trúc hệ thống ngân hàng của Việt Nam

Hình 7 Thị phần sở hữu tài sản của các ngân hàng Trung Quốc và Việt Nam 2


Hình 7: Thị phần sở hữu tài sản của các ngân hàng Trung Quốc và Việt Nam

Nguồn NHNNVN Garrcía Herrero IMF Đồ thị trên cho thấy các loại hình tổ chức 3

Nguồn: NHNNVN, Garrcía-Herrero, IMF.

Đồ thị trên cho thấy, các loại hình tổ chức tài chính trung gian dưới sự quản lý và giám sát của ngân hàng trung ương ở Trung Quốc và Việt Nam là rất giống nhau. Kết hợp tất cả các loại tổ chức tài chính thuộc sở hữu nhà nước thì thị phần của chúng chiếm đến 75,2% ở Việt Nam và 71,4% ở Trung Quốc. Nếu tính cả các hợp tác xã tín dụng, những tổ chức tài chính mà nhà nước chi phối rất lớn thì tổng thị phần của các tổ chức này ởViệt Nam sẽ là 76,4% và ở Trung Quốc lên đến 81,8%. Những con số này thể hiện sự tham gia của nhà nước vào hệ thống ngân hàng là rất lớn. Do đó, kinh nghiệm thu hút các nhà đầu tư chiến lược nước ngoài thành công có thể đem lại một số hàm ý chính sách cho Việt Nam trong chiến lược đẩy mạnh cổ phần hóa NHTMCPNN sắp tới.

4.2.2. Về tình hình nợ xấu:

Thực tiễn xử lý nợ xấu hệ thống ngân hàng ở Việt Nam có những điểm tương đồng và khác biết nhất định so với ở Trung Quốc.

Về những điểm tương đồng, thứ nhất, cấu trúc thị trường ngân hàng của Trung Quốc và Việt Nam đều do các ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước thống trị (chiếm khoảng 50% tổng dư nợ tín dụng và thị phần). Thứ hai, cơ chế điều tiết thị trường ngân hàng và các kênh chuyển tải các chính sách tiền tệ, tỷ giá… trên thị trường tương tự như nhau (Viện Chiến lược ngân hàng, 2010) [41].

Thứ ba, nguyên nhân chủ yếu gây nên nợ xấu ở cả hai hệ thống ngân hàng đều bắt nguồn từ những khoản tín dụng cho các doanh nghiệp kinh doanh kém hiệu quả thuộc khu vực kinh tế nhà nước, các khoản tín dụng chính sách và các khoản vay để đầu tư bất động sản. Thứ tư, các định chế xử lý nợ xấu trong hệ thống ngân hàng của cả hai nước đều không trực tiếp dùng tiền của Chính phủ để mua lại các khoản nợ xấu mà Chính phủ chỉ đứng ra bảo lãnh các khoản trái phiếu đặc biệt do các tổ chức này phát hành (không giống như mô hình Chính phủ trực tiếp mua lại nợ xấu của một số nước ASEAN trong giai đoạn khủng hoảng tài chính Châu Á 1997-98) (Phạm Sỹ Thành, 2013) [29].

Hình 8: Diễn biến nợ xấu của các NHTMNN tại Trung Quốc

Nguồn CBRC 2006 Như có thể thấy từ đồ thị trên theo nhiều thống kê của 4

Nguồn: CBRC (2006).

Như có thể thấy từ đồ thị trên, theo nhiều thống kê của Trung Quốc (như IBRC) cũng như các học giả quốc tế (như Garrcía-Herrero (2006)), tỷ lệ nợ xấu của Trung Quốc đã giảm đáng kể (hai con số mỗi năm), kể từ khi nước này áp dụng đồng bộ hai giải pháp cơ bản trong xử lý nợ xấu (thành lập các AMC và phát triển thị trường mua bán nợ xấu của hệ thống ngân hàng). Điều này hàm ý một số kinh nghiệm mà Việt Nam có thể áp dụng trong giai đoạn đẩy mạnh xử lý nợ xấu hiện nay.

Về những điểm khác biệt, thứ nhất, Việt Nam hơn Trung Quốc ở chỗ đã thành lập VAMC – Công ty quản lý tài sản để xử lý nợ xấu tập trung cho cả hệ thống ngân hàng (bao gồm cả các ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân) chứ không chỉ có các công ty quản lý tài sản của các ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước. Ngoài ra, phần lớn mỗi ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân đề có công ty quả lý tài sản riêng để xử lý các khoản nợ xấu của ngân hàng mình (chỉ khi không thể xử lý được mới xem xét bán lại cho VAMC để xử lý).

Thứ hai, thị trường mua bán nợ của Việt Nam chưa phát triển, cả về khuôn khổ pháp lý cũng như thực tiễn thị trường, trong khi thị trường mua bán nợ xấu của Trung Quốc đã phát triển khá hơn thiện, trong hơn 10 năm qua, với thị trường sơ cấp (với người bán nợ xấu là các ngân hàng, người mua nợ xấu là 04 AMC) và thị trường thứ cấp (với người bán nợ xấu là các AMC, người mua nợ xấu là các loại nhà đầu tư tổ chức/cá nhân trong và ngoài nước).

Thứ ba, khuôn khổ pháp lý cho AMC để xử lý các tài sản thế chấp của các khoản nợ xấu (đặc biệt là các khoản nợ xấu liên quan đến bất động sản) của Trung Quốc thuận lợi cho việc xử lý nợ xấu hơn các quy định hiện hành của Việt Nam.

Thứ tư, đội ngũ chuyên gia của các AMC Trung Quốc được đánh giá có kinh nghiệm và đã khá thành công trong việc cơ cấu lại các khoản nợ xấu và tư vấn tái cấu trúc doanh nghiệp (chủ yếu là DNNN), trong khi VAMC của Việt Nam mới thành lập và thiếu và yếu về nhân lực (Nguyễn Hồng Sơn, 2013) [27].

4.2.3.Về sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng

Cơ thể thấy, so với tình trạng sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng Trung Quốc, tình trạng sở hữu chéo ở Việt Nam nghiêm trọng hơn với 04 đặc điểm khác biệt nổi bật:

Thứ nhất, tại Việt Nam, tình trạng tách rời quyền kiểm soát khỏi quyền sở hữu thông qua việc sử dụng cấu trúc sở hữu hình tháp là khá phổ biến. Ngoại trừ 5 NHTMNN có sở hữu trực tiếp của nhà nước, đa số các ngân hàng còn lại đều có cấu trúc sở hữu hình tháp và cấu trúc sở hữu chồng chéo thông qua trung gian là các ngân hàng khác hoặc các công ty tài chính phi ngân hàng, các tập đoàn nhà nước hay các tập đoàn tư nhân.

Thứ hai, tại Việt Nam, sự hiện diện của Nhà nước, thông qua các cơ quan nhà nước, chính quyền địa phương, các tổ chức và cá nhân thuộc nhà nước, đặc biệt là các NHTMNN, sở hữu các NHTMCP. Các đơn vị này không chỉ sở hữu trực tiếp mà trong nhiều trường hợp thông qua cấu trúc hình tháp gián tiếp sở hữu các NHTMCP. Nếu tính cả những trường hợp có quan hệ gián tiếp khi đồng sở hữu một NHTMCP trung gian thì các đơn vị trên có liên hệ tới 22/34 NHTMCP tư nhân. Đơn cử trường hợp Ngân hàng Nam Việt, thoạt nhìn cấu trúc sở hữu chỉ thấy thuộc sở hữu của Tập đoàn dệt may và tập đoàn Gemadept. Nhưng Gemadept có sở hữu ở NH Hàng Hải mà NH Hàng Hải lại sở hữu

NH Quân đội nên một cách gián tiếp, Gemadept cũng có phần sở hữu NH Quân đội. NH Quân đội thuộc sở hữu trực tiếp của VCB và gián tiếp (qua NH Hàng Hải) của Agribank. Như vậy, một cách gián tiếp, tuy không có sở hữu cổ phần nhưng hai NHTMCP nhà nước là VCB và Agribank đều có liên hệ với NH Nam Việt thông qua việc đồng sở hữu một NHTMCP trung gian với chủ sở hữu trực tiếp của Ngân hàng TMCP Nam Việt.

Thứ ba, cũng là một đặc điểm khác biệt rất cơ bản trong mô hình sở hữu chéo của Việt Nam so với Trung Quốc, đó là tình trạng các Tập đoàn kinh tế, DNNN sở hữu các NHTMCP nhưng không có chiều ngược lại, các NHTM sở hữu các Tập đoàn, các DNNN. Mặc dù không ủng hộ việc ngân hàng sở hữu các Tập đoàn kinh tế hay DNNN nhưng khi tồn tại mối quan hệ sở hữu giữa NH và DN thì việc NH sở hữu DN sẽ ít hệ lụy tiêu cực hơn là DN sở hữu NH. Trong mô hình sở hữu chồng chéo ở Đức và Nhật, việc các NH trung tâm có sở hữu ở các doanh nghiệp phần nào làm tăng trách nhiệm giám sát của các NH đối với các khoản tín dụng cho DN vay không chỉ với tư cách chủ nợ mà còn với động cơ của chủ sở hữu. Trong khi đó, DN sở hữu NH thì lợi ích chính không phải ở giá trị gia tăng của cổ phiếu hay cổ tức nhận được từ NH mà là việc tận dụng tối đa đòn bẩy nợ rất lớn của NH để lái nguồn tín dụng cho mục đích kinh doanh của DN chủ sở hữu. Ở Việt Nam, nếu tính cả sở hữu của các tập đoàn, DNNN thì 29/34 NHTMCP tư nhân có liên hệ sở hữu trực tiếp hoặc gián tiếp với các pháp nhân, thể nhân thuộc nhà nước.

Thứ tư, điểm tương đồng giữa Việt Nam, nhiều nước Đông Á và một số nước thuộc hệ thống dân luật, là tình trạng sở hữu tập trung trong tay một nhóm cổ đông (thường là các cá nhân, gia đình, các tập đoàn tư nhân) thay vì được sở hữu rộng rãi như ở phần lớn các nước thuộc hệ thống luật Anh – Mỹ. Nhóm cổ đông này sử dụng cấu trúc sở hữu hình tháp và sở hữu chồng chéo để thâu tóm quyền lực, chi phối quyết sách của các NHTMCP trong chuỗi sở hữu. Một vài ví dụ điển hình có thể kể đến như Sovico, Gemadept, FPT. Công ty cổ phần đầu tư Á Châu.

Ngoài những đặc điểm cơ bản kể trên, bức tranh cấu trúc sở hữu hệ thống tài chính Việt Nam còn nhiều điểm mờ chưa được làm rõ bởi một đặc điểm thứ năm, đó là tình trạng sở hữu ngầm. Tình huống hợp nhất 3 ngân hàng SCB là một ví dụ điển hình cho vấn đề sở hữu không chính danh này.

4.3.4. Vấn đề nợ xấu trong mối quan hệ với sở hữu chéo

Một trục trặc song hành với tình trạng sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng là nợ xấu. Tuy nhiên, kinh nghiệm Trung Quốc cho thấy rằng đây không thuần túy chỉ là vấn đề có tính chất song hành, mà nhiều khả năng còn có mối quan hệ nhân quả, đó là, trong một chừng mực nhất định, sở hữu chéo là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng nợ xấu cao trong hệ thống ngân hàng. Như đã biết, sở hữu chéo là một trong những phương cách để các ngân hàng lách các quy định về giới hạn cấp tín dụng cho khách hàng cũng như các ràng buộc về điều kiện và tiêu chuẩn cấp tín dụng. Các ngân hàng có động cơ để nới lỏng các điều kiện ràng buộc về cấp tín dụng đối với các khách hàng mà cổ đông ngân hàng có quan hệ sở hữu.

Ngược lại, các doanh nghiệp có sở hữu tại ngân hàng có thể tác động đến chính sách, điều kiện và quy trình cấp tín dụng cho bản thân, bỏ qua các yêu cầu về giám sát và tuân thủ các tiêu chuẩn quản trị tín dụng. Các nhân viên thẩm định tín dụng chỉ đóng vai trò là người thừa hành để xử lý hồ sơ, thậm chí còn bị buộc phải tìm cách hợp pháp hóa các hồ sơ tín dụng cho nhóm doanh nghiệp liên kết sở hữu với ngân hàng. Chính vì vậy, các khoản vay được cấp một cách dễ dãi, không dựa vào kết quả phân tích tính khả thi tài chính và khả năng trả nợ. Nói khác đi, quan hệ tín dụng trong trường hợp này cũng tương tự như quan hệ tín dụng chỉ định của chính phủ đối với các ngân hàng dành cho DNNN.

Không chỉ đối với việc thẩm định tín dụng, việc thẩm định và đánh giá giá trị tài sản đảm bảo cũng không đáng tin cậy trong trường hợp có sở hữu chồng chéo. Việc kê khống giá trị tài sản đảm bảonhằm tăng hạn mức cấp tín dụng cho khách hàng là điều đã được nhận diện. Điều này dẫn đến một số rủi ro: (i) cấp tín dụng vượt quá khả năng hấp thụ rủi ro của ngân hàng, (ii) trích dự phòng rủi ro tín dụng không đủ do mức trích dự phòng đã bị điều chỉnh bởi giá trị tài sản đảm bảo, (iii) khi thị trường tài sản suy giảm làm suy giảm giá trị đảm bảo cho khoản vay, từ đó làm tăng tỷ phần khoản vay không được đảm bảo dẫn đến nguy cơ nợ không thể thu hồi. Điều này thực tế đã diễn đối với nhiều khoản vay được đảm bảo bởi bất động sản. Bất động sản đã từng được nhiều ngân hàng ưa chuộng dùng làm tài sản đảm bảo trong các quan hệ tín dụng. Giá trị bất động sản đảm bảo trong những năm trước đây thường được định giá cao một phần là do bong bóng giá nhưng một phần khác là do chủ đích của bản thân ngân hàng. Đến khi

thị trường bất động sản suy giảm và đóng băng thì nợ xấu do cho vay bất động sản tăng cao kéo tỷ lệ nợ xấu chung của toàn hệ thống lên.

Hình 9: Nợ xấu trong hệ thống ngân hàng Việt Nam


Nguồn Vũ Thành Tự Anh Trần Thị Quế Giang và Đỗ Thiên Anh Tuấn 2013 Báo 5

Nguồn: Vũ Thành Tự Anh, Trần Thị Quế Giang, và Đỗ Thiên Anh Tuấn (2013)

Báo cáo chính thức của các ngân hàng cho thấy tỷ lệ nợ xấu bình quân của toàn hệ thống chỉ khoảng 4,08% tổng dư nợ vào thời điểm cuối năm 2012 trong khi báo cáo của Thanh tra NHNN là 7,8%. NHNN cũng từng cho rằng nợ xấu của các TCTD khoảng 10% nhưng đánh giá của tổ chức xếp hạng tín dụng Fitch là khoảng 15%. Tuy nhiên, ngay cả con số của Fitch cũng chưa làm thỏa mãn một số người bi quan về tình trạng nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt Nam.

Mặc dù đến nay vẫn chưa có nghiên cứu cụ thể chứng minh mối quan hệ giữa sở hữu chéo với tình trạng nợ xấu cao nhưng một số chuyên gia kinh tế cho rằng mối quan hệ này hoàn toàn có thể xảy ra. Thực tế cho thấy, nhiều ngân hàng mà chủ NHTM cũng đồng thời là chủ của các tập đoàn lại có nợ xấu lớn nhất. “[T]ại những ngân hàng này, doanh nghiệp của các ông chủ đó chiếm toàn bộ tín dụng trung và dài hạn của ngân hàng. Họ luôn tìm cách đảo nợ để duy trì nợ ở nhóm 1, nhóm 2. Qua sở hữu chồng chéo, một nguồn tín dụng khổng lồ đã đổ vào các tập đoàn tư nhân, mà trường hợp nhiều nhất có thể lên tới 100.000 tỉ đồng, trường hợp thấp hơn là 40.000 – 50.000 tỉ đồng, và rất đông những trường hợp 5.000 – 7.000 tỉ đồng trong khi tài sản của họ chỉ còn 1.000 – 2.000 tỉ đồng. Có đại gia là chủ ngân hàng mà khoản vay của họ chiếm tới 43% vốn tự

Xem tất cả 127 trang.

Ngày đăng: 23/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí