- Công tác quản lý và thu hút đầu tư nước ngoài đã thực hiện chủ trương việc phân cấp.
+ Quán triệt các quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về phân cấp quản lý, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 80/CP về đẩy mạnh phân cấp quản lý nhà nước đã trao quyền cho chính quyền địa phương cấp phép dự án và quản lý đất đai, tài nguyên trên địa bàn. Luật Đất đai năm 2003 cũng củng cố thêm quyền lực này của địa phương.
Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp đã được tăng thêm thẩm quyền, trách nhiệm trong việc quyết định quy hoạch, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; quyết định các Dự án đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài; phân bổ và điều hành ngân sách địa phương; quản lý đất đai, tài nguyên, doanh nghiệp; quản lý các hoạt động sự nghiệp và quyết định một số vấn đề về tổ chức bộ máy, cán bộ công chức. Nhờ đó, đã phát huy được tính chủ động, sáng tạo của chính quyền địa phương, qua đó góp phần thu hút mạnh mẽ hơn đầu tư nước ngoài.
Cụ thể:
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế đã được cấp Giấy Chứng nhận đầu tư cũng như quản lý hoạt động đầu tư và giảm bớt những dự án phải trình Thủ tướng Chính phủ.
+ Thủ tướng Chính phủ chỉ chấp thuận về nguyên tắc đối với một số dự án quan trọng chưa có trong quy hoạch, hoặc chưa có quy hoạch.
+ Những dự án đã có trong quy hoạch được duyệt và đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật và điều ước quốc tế cũng như các dự án còn lại sẽ do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao tự quyết định và cấp giấy chứng nhận đầu tư [5].
+ Việc phân cấp trên chính là điểm thành công nổi bật của cải cách thể chế: giảm dần thể chế hành chính đơn thuần sang thể chế kinh tế, phát huy tính chủ động sáng tạo và tự chịu trách nhiệm của các cấp, bảo đảm quyền tự chủ của địa phương, dần tách quản lý nhà nước và quản lý sản xuất - kinh doanh, bước đầu xóa bỏ quan niệm chủ quản trực thuộc. Từ đó đã tạo điều kiện thuận lợi để Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Ban quản lý thực hiện được trách nhiệm quản lý hoạt động đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài trên địa bàn.
+ Việc phân cấp mạnh cho Ủy ban nhân dân tỉnh và Ban quản lý đã tạo điều kiện cho các Bộ, ngành quản lý nhà nước tập trung thực hiện chức năng hoạch định chính sách, xây dựng pháp luật, dự báo, kiểm tra, giám sát, hướng dẫn tạo môi trường thuận lợi cho sản xuất kinh doanh, giảm dần đầu tư nhà nước vào các cơ sở kinh tế, hướng trọng tâm vào những lĩnh vực công cộng. Cho tới nay, công tác quản lý hoạt động đầu tư nước ngoài ở địa phương, nhất là các địa phương có nhiều doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đã đi vào nề nếp, theo trình tự hợp lý, đã được đơn giản hóa,…được cộng đồng doanh nghiệp đánh giá có nhiều đổi mới, góp phần cải thiện môi trường đầu tư-kinh doanh của địa phương.
Có thể bạn quan tâm!
- Cải Cách Hành Chính Trong Lĩnh Vực Đầu Tư Nước Người
- Đổi Mới, Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Chức
- Những Kết Quả Đạt Được Về Cải Cách Hành Chính Trong Lĩnh Vực Đầu Tư Nước Ngoài Ở Nước Ta
- Những Kết Quả Đạt Được Ở Lĩnh Vực Cải Cách Tài Chính Công
- Cải cách hành chính trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài ở nước ta - 8
- Phương Hướng Tiếp Tục Đổi Mới Cải Cách Hành Chính Trong Lĩnh Vực Đầu Tư Nước Ngoài Ở Nước Ta
Xem toàn bộ 101 trang tài liệu này.
- Song song với việc ban hành hệ thống pháp luật, chính sách mới, đã rà soát lại hệ thống văn bản pháp quy, hủy bỏ những văn bản lạc hậu, trùng lặp, bổ sung, sửa đổi thành các văn bản mới.
Trước đây, thủ tục đăng ký kinh doanh là vấn đề phức tạp, nhiều phiền hà nhất. Nhưng vừa qua, ở một số quận ở Thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Hà Nội đã tiến hành thí điểm cải cách hành chính theo hướng "một cửa, một dấu". Cụ thể, ngày Ngày 2/1/2007, Hà Nội đã chính thức áp dụng mô hình "một cửa liên thông" về thành lập doanh nghiệp, theo đó thời gian tiến hành các thủ tục thành lập doanh nghiệp sẽ giảm từ gần một tháng hiện nay xuống còn 15 ngày.
Các thủ tục thành lập doanh nghiệp bao gồm cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, thủ tục khắc dấu, cấp giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu dấu và cấp mã số thuế sẽ được triển khai theo cơ chế một cửa [18].
+ Loại bỏ những thủ tục không còn phù hợp, giảm phiền hà cho doanh nghiệp và nhân dân trong hoạt động kinh doanh và quan hệ dân sự.
+ Đơn giản thủ tục đăng ký kinh doanh, bãi bỏ giấy phép kinh doanh, đơn giản thủ tục xuất nhập khẩu, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đô thị, cải cách một cách cơ bản thủ tục hải quan, giảm thời gian thẩm định cấp giấy phép đầu tư nước ngoài, miễn trừ các loại phí và lệ phí không phù hợp.
Ông Nguyễn Xuân Trung, Cục phó Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, cái "được" nhất trong việc phân cấp là thủ tục hành chính. Việc cấp giấy chứng nhận đầu tư đã thông thoáng hơn, nhà đầu tư thay vì phải gò nhiều "cửa" giờ chỉ còn một "cửa" duy nhất.
Một loạt dự án có vốn đầu tư nước ngoài đã được Ủy ban nhân dân các tỉnh thành và ban quản lý các khu công nghiệp cấp phép trong hơn hai năm qua theo đúng tinh thần phân cấp đầu tư của luật Đầu tư mới, góp phần không nhỏ trong việc làm tăng lượng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Hàng loạt dự án được cấp phép, đặc biệt là các dự án công nghiệp nặng và bất động sản, thể hiện quyết tâm của các tỉnh thành trong cuộc cạnh tranh tìm nguồn lực phát triển cho mình.
- Cùng với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, khung pháp lý song phương và đa phương liên quan đến đầu tư nước ngoài cũng không ngừng được mở rộng và hoàn thiện với việc nước ta đã ký kết 51 Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư với các nước và vùng lãnh thổ.
Sau khi gia nhập và thực hiện cam kết với WTO, Việt Nam đã bãi bỏ các quy định về ưu đãi đối với dự án có tỷ lệ xuất khẩu
cao, không yêu cầu bắt buộc thực hiện tỷ lệ nội địa hóa và sử dụng nguyên liệu trong nước.
Nhờ vậy, đến nay các dự án đầu tư nước ngoài thuộc các lĩnh vực: thăm dò và khai thác dầu khí, sản xuất các sản phẩm công nghệ cao, sản phẩm điện và điện tử, sản xuất sắt thép, sản xuất hàng dệt may... vẫn giữ vai trò quan trọng đóng góp cho tăng trưởng kinh tế, xuất khẩu và tạo nhiều việc làm và nguồn thu nhập ổn định cho hàng triệu lao động trực tiếp. Cơ cấu đầu tư có chuyển biến tích cực theo hướng gia tăng tỷ trọng đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao, lọc dầu và công nghệ thông tin (IT) với sự có mặt của các tập đoàn đa quốc gia nổi tiếng thế giới: Intel, Panasonic, Canon, Robotech.v.v. Hầu hết các dự án đầu tư nước ngoài này sử dụng thiết bị hiện đại xấp xỉ 100% và tự động hóa đạt 100% cho sản lượng, năng suất, chất lượng cao, do đó có ảnh hưởng lớn đến các chỉ tiêu giá trị của toàn ngành [16].
Nhờ đó, ngay trong điều kiện cơ chế thị trường của Việt Nam chưa hoàn thiện, các nhà đầu tư nước ngoài vẫn có thể tiến hành các hoạt động đầu tư thuận lợi ở Việt Nam mà không có sự khác biệt đáng kể so với một số nước có kinh tế thị trường truyền thống.
2.1.2. Những kết quả đạt được ở lĩnh vực cải cách bộ máy hành chính nhà nước
Cải cách hành chính để thu hút đầu tư nước ngoài là vấn đề liên quan đến hiệu lực, hiệu quả của bộ máy nhà nước, có tác động trực tiếp đến các doanh nghiệp nước ngoài khi vào tìm hiểu cơ hội đầu tư tại Việt Nam.
Vì vậy, cải cách bộ máy hành chính nhà nước để phục vụ công tác thu hút đầu tư nước ngoài thời gian qua đã tiến hành với tinh thần xuyên suốt là đổi mới phương thức hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước:
- Giảm tối đa sự can thiệp hành chính vào hoạt động của thị trường và doanh nghiệp.
+ Các cơ quan nhà nước tập trung làm tốt chức năng định hướng phát triển, tạo lập môi trường pháp lý, cơ chế, chính sách thuận lợi để phát huy các nguồn lực, tăng cường quản lý nhà nước bằng pháp luật.
Nhờ đó, chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước thời gian qua đã được điều chỉnh từng bước:
Chính phủ, các bộ đã tập trung nhiều hơn vào thực hiện chức năng quản lý nhà nước vĩ mô trong phạm vi cả nước, trên các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội; tập trung thời gian và nguồn lực vào việc thực hiện chức năng đích thực của mình là xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, xây dựng và ban hành cơ chế, chính sách, thanh tra, kiểm tra việc tổ chức thực hiện.
Chính phủ đã thực hiện điều chỉnh chức năng quản lý nhà nước giữa các cấp hành chính cho phù hợp với tình hình thực tiễn, trên nguyên tắc mỗi việc chỉ do một cơ quan phụ trách, khắc phục sự trùng lắp, chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ. Chính quyền địa phương được phân cấp nhiều hơn, nhất là trong các lĩnh vực đất đai, đầu tư… Đặc biệt, Chính phủ đã có Nghị định riêng cho 02 thành phố lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, thông qua đó phát huy tính chủ động, tự chịu trách nhiệm của chính quyền 02 thành phố, đồng thời là những thử nghiệm để tiếp tục mở rộng phân cấp cho các địa phương khác.
Bản thân các tỉnh, thành phố thực hiện tiếp việc phân cấp cho cấp huyện, cấp xã trên một số lĩnh vực. Trong đó, phần lớn các tỉnh đã phân cấp cho cấp huyện về phê duyệt dự án đầu tư dưới 5 tỷ đồng, về cấp giấy phép xây dựng, giấy phép kinh doanh…
Trên cơ sở điều chỉnh lại phạm vi, đối tượng quản lý của các cơ quan hành chính nhà nước, phân biệt và tách chức năng quản lý nhà nước của các bộ, ngành và chính quyền địa phương với quản lý sản xuất kinh doanh và
quản lý hoạt động sự nghiệp dịch vụ công, từng bước xóa bỏ chế độ chủ quản đối với doanh nghiệp.
Cơ cấu tổ chức bộ máy hành chính nhà nước từ Trung ương đến địa phương được điều chỉnh, sắp xếp tinh gọn, hợp lý hơn:
Trên cơ sở quán triệt nguyên tắc tổ chức bộ đa ngành, đa lĩnh vực, cơ cấu tổ chức Chính phủ bước vào thời kỳ đổi mới (1986), số đầu mối các cơ quan của Chính phủ là 70 đến Đại hội IX còn 48, vào thời điểm hiện nay còn 38 (22 bộ, cơ quan ngang bộ, 8 cơ quan thuộc Chính phủ). Ở cấp tỉnh, số cơ quan chuyên môn từ 35 đến 40 đầu mối nay giảm còn từ 20-25; cấp huyện từ 20 -25 nay giảm còn 10 -15 đầu mối các phòng ban chức năng [28].
+ Phạm vi và nội dung chức năng quản lý nhà nước trên các lĩnh vực đã từng bước xác định rò.
Cơ cấu bên trong các cơ quan của Chính phủ và chính quyền địa phương thời gian qua cũng có bước điều chỉnh theo hướng phân biệt rò các đơn vị thực hiện chức năng quản lý nhà nước với các tổ chức sự nghiệp cung cấp dịch vụ công.
Khuôn khổ thể chế về tổ chức và hoạt động của hệ thống hành chính nhà nước, về công chức, công vụ được chú trọng đổi mới để bảo đảm thích ứng với yêu cầu quản lý nhà nước trong điều kiện chuyển đổi này.
Cơ sở pháp lý phân biệt quản lý nhà nước với các hoạt động sự nghiệp dịch vụ công, thúc đẩy xã hội hóa, phân công, phân cấp đã hình thành và từng bước được bổ sung, hoàn thiện.
Thủ tục hành chính trên các lĩnh vực được rà soát, sửa đổi theo hướng đơn giản hóa, loại bỏ những khâu phiền hà, trùng lắp, bao gồm thủ tục hành chính, trong đó có thủ tục cấp phép đầu tư, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã minh bạch hơn, gắn với trách nhiệm cả Ủy ban nhân dân các cấp theo phân cấp.
"Trong giai đoạn I (2001 - 2005) thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước, chúng ta đã rà soát, bãi bỏ 140 loại phí do trung ương và 203 loại phí, lệ phí do các địa phương ban hành, tạo thuận lợi hơn cho người dân khi đến làm thủ tục hành chính tại bộ phận "một cửa" [40, tr. 4].
Bộ máy hành chính nhà nước chuyển dần từ quản lý hành chính đơn thuần sang chức năng quản lý nhà nước, xây dựng ban hành hệ thống pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, tăng cường công tác kiểm tra, làm đúng chức năng công quyền, không can thiệp vào sản xuất kinh doanh. Bộ máy quản lý được sắp xếp lại theo hướng đa ngành, đa lĩnh vực, hợp nhất các bộ liên quan đến nông nghiệp thành Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; các bộ liên quan đến công nghiệp và thương mại thành Bộ Công Thương, chuyển một số cơ quan trực thuộc Chính phủ như Ủy ban Biên giới Chính phủ đã về Bộ Ngoại giao, Ủy ban Thể dục Thể thao và Tổng cục Du lịch về Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Ủy ban Dân số và Kế hoạch hóa Gia đình về Bộ Y tế... Do vậy, đã giảm đầu mối của Chính phủ, tạo thuận lợi cho địa phương, doanh nghiệp, bảo đảm sự tương đồng trong quan hệ hợp tác quốc tế, bước đầu ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý điều hành, vừa nâng cao hiệu quả quản lý, vừa tạo điều kiện để giảm biên chế hành chính.
- Theo báo cáo của các địa phương, cho tới nay:
Đã có trên 85% cơ quan hành chính cấp tỉnh, 98% cơ quan hành chính cấp huyện và 95% cơ quan hành chính cấp xã đã triển khai thực hiện cơ chế "một cửa". Về thực hiện cơ chế "một cửa liên thông", đã có hơn 40 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiến hành triển khai liên thông... giữa cơ quan hành chính cấp xã với cơ quan hành chính cấp huyện và giữa các cơ quan hành chính cùng cấp với nhau. Việc triển khai quy chế công khai tài chính, quy chế dân chủ ở cơ sở và trong cơ quan hành chính nhà nước v.v… đã có tác dụng tích cực góp phần đổi mới mối quan hệ giữa cơ quan hành
chính nhà nước với dân, quan hệ giữa cơ quan hành chính nhà nước với nhau trong quá trình tổ chức thực hiện công việc và thực thi công vụ" [40, tr. 3].
+ Các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đã phối hợp chặt chẽ trong quá trình thực hiện các nội dung quản lý hoạt động đầu tư nước ngoài, từ thẩm định cấp Giấy chứng nhận đầu tư đến hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tổ chức tập huấn, trao đổi nghiệp vụ và hỗ trợ các địa phương từ việc tổ chức hội nghị, hội thảo vận động xúc tiến, xây dựng danh mục dự án kêu gọi đầu tư, ban hành văn bản hướng dẫn về đầu tư nước ngoài tại địa bàn,…. đưa hoạt động quản lý đầu tư nước ngoài ở các địa phương đi vào nề nếp. Mô hình "một cửa, liên thông", cách làm "trải thảm đỏ đón nhà đầu tư" tiếp tục xuất hiện và có tác động lan tỏa rộng khắp trong cả nước, đã góp phần nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.
- Những kết quả đạt được ở lĩnh vực cải cách xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức
Công tác xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ, công chức thời gian qua được quan tâm triển khai trên diện rộng, kết hợp huy động nhiều giải pháp và đã đạt được một số kết quả tích cực:
Nếu năm 1986, số lượng cán bộ, công chức hành chính, sự nghiệp là 1,2 triệu người thì hiện tại là hơn 1,7 triệu người, bằng 2% dân số cả nước, trong đó biên chế trong khối sự nghiệp nhà nước khoảng 1,4 triệu người, và nếu so với nhiều nước trên thế giới, đây là một tỷ lệ không cao [28, tr. 3].
Luật Công chức và Luật Viên chức vừa được Quốc hội thông qua năm 2009 đã có sự phân loại tương đối rò đối tượng cán bộ, công chức, tạo căn cứ pháp lý để định ra yêu cầu, tiêu chuẩn về trình độ, năng lực chuyên môn, phẩm chất và chế độ, chính sách đãi ngộ tương ứng (cán bộ qua bầu cử, công