Thực Hiện Trách Nhiệm Của Người Đứng Đầu Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Cấp Bộ Trong Tham Mưu Ban Hành Các Văn Bản Quy Phạm Pháp Luật Về Cải Cách Thủ


Tiểu kết chương 1


Với mục tiêu xây dựng một nền hành chính dân chủ, pháp quyền, minh bạch, hiên đại, cải cách TTHC cần được đẩy mạnh theo hướng đơn giản hoá nhằm xoá bỏ quan liêu, cửa quyền, tham nhũng và tạo ra cơ chế kiểm tra, giám sát và kiến nghị, phản biện từ nhân dân để tăng cường trách nhiệm và đảm bảo hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy HCNN. Do đó, pháp luật cũng đã quy định rõ trách nhiệm của người đứng đầu các Bộ, cơ quan ngang Bộ trong cải cách TTHC.

Với tư cách là thành viên Chính phủ, người đứng đầu cơ quan HCNN cấp Bộ là người được trao quyền lực để thực hiện trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng QLNN đối với ngành, lĩnh vực trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc ngành, lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực cải cách TTHC.

Thực hiện thể chế về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan HCNN cấp Bộ trong cải cách TTHC có vai trò bảo vệ lợi ích hợp pháp của Nhà nước, các quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức và cá nhân; nâng cao ý thức pháp luật về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan HCNN cấp Bộ và các cơ quan thực hiện TTHC.


Chương 2

THỰC TRẠNG THỰC HIỆN THỂ CHẾ VỀ TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC CẤP BỘ TRONG CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

2.1. THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC CẤP BỘ TRONG THAM MƯU BAN HÀNH CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VỀ CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

Một trong những trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan HCNN cấp Bộ trong cải cách TTHC là tham mưu xây dựng, hoàn thiện các VBQPPL có liên quan cải cách TTHC. Thực tế thời gian qua, đặc biệt là sau khi Hiến pháp năm 2013 ra đời, các VBQPPL về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan HCNN cấp Bộ trong cải cách TTHC được hoàn thiện, đảm bảo được tính toàn diện và động bộ hơn; nội dung điều chỉnh pháp luật rõ ràng và cụ thể hơn về trách nhiệm trong việc ban hành, quy định TTHC. Có thể kể đến một số văn bản sau đây:

Thực hiện thể chế về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước cấp Bộ trong cải cách thủ tục hành chính - 6

2.1.1. Quyết định số 30/QĐ-TTg ngày 10/01/2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Đơn giản hoá thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nước giai đoạn 2007-2010 ( Đề án 30)

Mục tiêu của Đề án 30 là xây dựng một nền hành chính dân chủ, chuyên nghiệp, hiệu quả và có hiệu suất cao, góp phần phòng chống tham nhũng và lãng phí thông qua việc đơn giản hoá, loại bỏ bớt các TTHC rườm rà, không cần thiết, cắt giảm đáng kể chi phí trong thực hiện các TTHC cho người dân và doanh nghiệp. Trên cơ sở xác định: “TTHC là là trình tự, cách thức thực hiện và hồ sơ do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định để giải


quyết một công việc cụ thể liên quan đến cá nhân, tổ chức”, Đề án 30 cũng khái quát một “Thủ tục hành chính” có thể gồm các bộ phận cấu thành là: tên Thủ tục hành chính; trình tự thực hiện; cách thức thực hiện; hồ sơ (thành phần, số lượng hồ sơ); thời hạn giải quyết/trả lời kết quả; cơ quan, đối tượng thực hiện TTHC. Theo Đề án này, những nhiệm vụ cụ thể được đặt ra là:

- Thống kê tất cả các TTHC, mẫu đơn mẫu tờ khai hành chính, các yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC đang được áp dụng tại các cấp chính quyền.

- Công bố công khai tất cả các TTHC, mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính, các yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC. Rà soát từng TTHC, mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính, yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính và rà soát theo nhóm những thủ tục hành chính có liên quan chặt chẽ với nhau theo các tiêu chí đã được chuẩn hóa trên cơ sở bảo đảm tính hợp pháp, tính cần thiết và sự hợp lý của TTHC, mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính và yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC.

- Xây dựng các khuyến nghị cụ thể cần thiết nhằm đơn giản hóa hoặc bãi bỏ, huỷ bỏ, sửa đổi các TTHC, mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính, các yêu cầu hoặc điều kiện thực hiện TTHC không hợp pháp, không cần thiết, không hợp lý trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

- Thiết lập, công khai và duy trì Cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC, mẫu đơn mẫu tờ khai hành chính, các yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC đang được áp dụng tại các cấp chính quyền.

Phạm vi rà soát, đánh giá TTHC theo Đề án 30 được tập trung vào các TTHC giữa cơ quan HCNN với cá nhân, tổ chức liên quan đến đời sống của nhân dân và TTHC giữa cơ quan HCNN với cá nhân, tổ chức liên quan đến hoạt động kinh doanh.

Với các nhiệm vụ nêu trên, Đề án 30 đặt ra các kết quả cần đạt được:

+ Hoàn thành và công khai trên INTERNET Cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC, mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính, yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC và toàn bộ các văn bản pháp luật có liên quan trên cơ sở đã được đơn


giản hoá theo các tiêu chí về tính hợp pháp, sự cần thiết và tính hợp lý của TTHC, mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính và yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC. Kết thúc năm 2010, cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước có thể truy cập vào trang thông tin điện tử của Tổ công tác chuyên trách cải cách TTHC của Thủ tướng Chính phủ hoặc Cổng thông tin điện tử của Chính phủ để tìm hiểu, giám sát việc thực hiện TTHC ở tất cả các cấp chính quyền trong phạm vi toàn quốc; in mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính để khai thay vì phải mua hoặc đến cơ quan hành chính xin mẫu văn bản. Một hệ thống trợ giúp tự động trên mạng cũng được thiết lập để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp tìm kiếm thủ tục hành chính và kê khai mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính.

+ Ban hành Nghị định về tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính.

+ Ban hành Nghị định về kiểm soát TTHC để kiểm soát TTHC ở các cấp chính quyền trong phạm vi toàn quốc và duy trì kết quả thực hiện đề án 30 sau khi kết thúc đề án vào cuối năm 2010.

+ Các cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền ban hành văn bản để sửa đổi, bãi bỏ, huỷ bỏ hoặc đơn giản hoá các TTHC, mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính, yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC không hợp pháp, không cần thiết và không hợp lý.

2.1.2. Nghị định số 20/2008/NĐ-CP ngày 14/02/2008 của Chính phủ quy định trách nhiệm của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ trong quy định hành chính

Theo Nghị định số 20/2008/NĐ-CP thì Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ có trách nhiệm sau:

+ Tiếp nhận các phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính thuộc phạm vi quản lý của Bộ, cơ quan ngang Bộ;

+ Chỉ đạo việc xem xét, nghiên cứu các phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính thuộc phạm vi quản lý;


+ Sửa đổi, bổ sung, huỷ bỏ quy định hành chính thuộc thẩm quyền quyết định;

+ Đề nghị các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Hội đồng nhân dân hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, sửa đổi, bổ sung, huỷ bỏ, bãi bỏ những quy định hành chính thuộc thẩm quyền quyết định của những cơ quan này;

+ Đề nghị Thủ tướng Chính phủ: bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thực hiện những quy định hành chính thuộc thẩm quyền quyết định của Bộ, cơ quan ngang Bộ và Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; sửa đổi, bổ sung, huỷ bỏ quy định hành chính thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ; xem xét, đề nghị Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ sửa đổi, bổ sung, huỷ bỏ những quy định hành chính thuộc thẩm quyền quyết định của các cơ quan này; tổ chức lưu trữ hồ sơ, tài liệu và xây dựng cơ sở dữ liệu điện tử các phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính và kết quả xử lý; công khai kết quả xử lý phản ánh, kiến nghị và đôn đốc, kiểm tra và kịp thời có biện pháp cần thiết để chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương hành chính trong xử lý phản ánh, kiến nghị.

2.1.3. Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 về kiểm soát thủ tục hành chính

Trên cơ sở kết quả thực hiện Đề án 30, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 63/2010/NĐ-CP quy định cụ thể về thủ tục hành chính (nguyên tắc, yêu cầu của quy định thủ tục hành chính; lấy ý kiến đối với quy định về thủ tục hành chính trong dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật; đánh giá tác động của thủ tục hành chính; thẩm định quy định về TTHC); thực hiện TTHC (công bố TTHC, công khai TTHC; trách nhiệm của cơ quan thực hiện thủ tục hành chính; Quyền và nghĩa vụ của đối tượng thực hiện thủ tục hành chính; Phản ánh, kiến nghị về TTHC trong quá trình thực hiện); Cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC (Điều kiện đăng tải thủ tục hành chính trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC; nhập dữ liệu TTHC); Rà soát, đánh giá TTHC.


Theo quy định của Nghị định số 63/2010/NĐ-CP thì người đứng đầu Bộ, cơ quan ngang Bộ có trách nhiệm sau:

+ Chịu trách nhiệm công bố, tổ chức nhập dữ liệu về TTHC đã công bố trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC; tổ chức thực hiện nghiêm túc các TTHC đã công bố công khai trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC.

+ Kiểm tra, đôn đốc cán bộ, công chức thuộc quyền trong việc thực hiện TTHC.

+ Khen thưởng cán bộ, công chức có thành tích trong thực hiện TTHC, kiểm soát TTHC hoặc có sáng kiến cải cách TTHC.

+ Xử lý nghiêm minh, kịp thời cán bộ, công chức khi có vi phạm trong thực hiện và kiểm soát TTHC theo quy định của pháp luật.

+ Cải tiến cách thức, phương pháp thực hiện thủ tục hành chính; kịp thời kiến nghị với cơ quan cấp trên các biện pháp cải cách TTHC.

2.1.4. Quyết định số 1294/QĐ-BNV ngày 03/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ

Theo Quyết định số 1294/QĐ-BNV ngày 03/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ phê duyệt Đề án “Xác định Chỉ số cải cách hành chính của các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương”, thì mục tiêu là theo dõi, đánh giá một cách thực chất, khách quan, công bằng kết quả triển khai CCHC hàng năm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ (gọi tắt là bộ), Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi tắt là tỉnh) trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020. Trong phạm vi cải cách TTHC, người đứng đầu Bộ, cơ quan ngang Bộ phải thực hiện trách nhiệm theo 3 tiêu chí (Rà soát, đánh giá, cập nhật TTHC; công TTHC; chất lượng TTHC thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ) và 11 tiêu chí thành phần (Ban hành kế hoạch rà soát, đánh giá TTHC của bộ theo quy định của Chính


phủ; Mức độ thực hiện kế hoạch; Xử lý các vấn đề phát hiện qua rà soát; Cập nhật, công bố TTHC theo quy định của Chính phủ; thực hiện việc tiếp nhận phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức đối với TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của bộ; Xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức đối với TTHC thuộcthẩm quyền giải quyết của bộ; Niêm yết công khai TTHC tại trụ sở cơ quan, đơn vị trực tiếp giải quyết TTHC thuộc bộ; Tỷ lệ TTHC do bộ ban hành được công khai đầy đủ, đúng quy định trên cổng thông tin điện tử hoặc Trang thông tin điện tử của bộ; Sự cần thiết của TTHC; Tính hợp lý của TTHC; mức độ thuận tiện trong việc thực hiện TTHC).

Các chỉ số về cải cách TTHC nêu trên là cơ sở cho đánh giá trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan HCNN cấp Bộ trong việc thực hiện các nhiệm vụ cải cách TTHC trong phạm vi ngành, lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý. Thông qua chỉ số CCHC hàng năm của các Bộ, ngành, trong đó có các chỉ số về cải cách TTHC có thể đánh giá kết quả thực hiện trách nhiệm của người đứng đầu các Bộ, cơ quan ngang Bộ trong việc thực hiện các nhiệm vụ cải cách TTHC [2].

2.1.5. Quyết định số 896/QĐ-TTg ngày 08/06/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tổng thể đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân và các cơ sở dữ liệu liên quan đến quản lý dân cư giai đoạn 2013-2020

Theo Quyết định số 896/QĐ-TTg ngày 08/06/2013 của Thủ tướng Chính phủ thì mục tiêu của Đề án là: tạo sự đổi mới căn bản về tổ chức, hoạt động quản lý nhà nước về dân cư theo hướng hiện đại, phù hợp với điều kiện của Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và thông lệ quốc tế; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào giải quyết TTHC cho người dân, doanh nghiệp, nhằm đơn giản hóa TTHC, giảm giấy tờ công dân, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội; đồng thời, góp phần phát triển Chính phủ điện tử….


2.1.6. Nghị định số 123/2016/NĐ-Chính phủ

Nghị định này quy định chung về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ và nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ. Theo đó, một trong những nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của bộ trưởng là “Lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện cải cách hành chính, cải cách chế độ công vụ, công chức trong ngành, lĩnh vực thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ” (K12, Đ.24).

Những VBQPPL trên đây với những qui định trực tiếp điều chỉnh các quan hệ phát sinh đối với người đứng đầu cơ quan HCNN cấp Bộ trong cải cách TTHC đã đề cao trách nhiệm cá nhân người đứng đầu cơ quan HCNN cấp Bộ trong cải cách TTHC ở nhiều góc độ khác nhau như: ban hành TTHC, rà soát, đánh giá, sửa đổi, bổ sung TTHC; công khai TTHC; xử lý vi phạm trong quá trình thực hiện TTHC...

Những quy định nêu trên đã tạo cơ sở pháp lý xác định trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan HCNN cấp Bộ trong cải cách TTHC, đồng thời dự liệu cụ thể các trách nhiệm pháp lý phải gánh chịu khi vi phạm pháp luật trên cương vị là người đứng đầu, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan HCNN cấp Bộ trong điều kiện xây dựng, phát triển nền kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế và xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam.

2.2. THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC CẤP BỘ TRONG CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH VÀ KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

2.2.1. Thực hiện trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước cấp bộ trong cải cách thủ tục hành chính

2.2.1.1. Chỉ đạo đơn giản hóa thủ tục hành chính theo Nghị quyết số 25/NQ-CP ngày 02/6/2010 của Chính phủ về việc đơn giản hóa 258 thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ, ngành

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/09/2023