- Phân cấp quản lý nhà nước giữa Trung ương và địa phương, xác định nhiệm vụ cụ thể của mỗi cấp chính quyền phải rò ràng, mạch lạc, tránh tình trạng có những việc còn do nhiều cấp cùng thực hiện, không rò địa chỉ, không rò trách nhiệm, chưa đảm bảo nguyên tắc mỗi việc chỉ do một cấp thực hiện và chịu trách nhiệm theo tinh thần cải cách hành chính.
- Bộ máy Chính phủ hiện nay với 22 Bộ, cơ quan ngang Bộ vẫn là lớn so với các nước trên thế giới. Vì vậy, cần hợp nhất một số Bộ, ngành tổ chức theo mô hình Bộ đa ngành, đa lĩnh vực.
Hiện nay, cơ cấu tổ chức của các Bộ, số lượng cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện rất nhiều đầu mối, tất yếu dẫn đến tình trạng chồng chéo, trùng lắp về chức năng, thẩm quyền và do đó, sức ỳ, sự trì trệ, quan liêu của bộ máy là không thể tránh khỏi. Do đó, cần sắp xếp cơ cấu tổ chức lại bên trong của các Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện theo hướng giảm đầu mối.
1.2.1.3. Đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức
Trước yêu cầu đổi mới, phát triển đất nước và trước yêu cầu cải cách, mở cửa hội nhập hiện nay yêu cầu đội ngũ cán bộ, công chức cần nâng cao năng lực và phẩm chất. Vì vậy, việc đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cần tiến hành:
- Đổi mới cơ bản, mạnh mẽ mang tính cải cách, từ việc tuyển dụng, sử dụng, bổ nhiệm, bãi miễn, đến đào tạo bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật, chính sách đãi ngộ (tiền lương, thưởng), đánh giá cán bộ, công chức… Tránh việc triển khai thực hiện một số chính sách có phần mang tính hình thức như chế độ thi tuyển, tiêu chuẩn bằng cấp, học vị…
- Để khắc phục hiện tượng chế độ làm việc tập thể tràn lan, không rò trách nhiệm cá nhân, đồng thời còn là chỗ dựa che chắn cho những ý đồ cá nhân người đứng đầu được hợp thức hóa dưới các quyết định có tính tập thể vẫn phổ biến… thì cần phải hoàn thiện quy định pháp lý cụ thể về trách
nhiệm của người đứng đầu các cơ quan hành chính, cũng như của từng cán bộ, công chức.
1.2.1.4. Cải cách tài chính công
Với cải cách tài chính công để thu hút đầu tư nước ngoài thì yêu cầu ở công tác cải cách này là:
Có thể bạn quan tâm!
- Cải cách hành chính trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài ở nước ta - 1
- Cải cách hành chính trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài ở nước ta - 2
- Cải Cách Hành Chính Trong Lĩnh Vực Đầu Tư Nước Người
- Những Kết Quả Đạt Được Về Cải Cách Hành Chính Trong Lĩnh Vực Đầu Tư Nước Ngoài Ở Nước Ta
- Những Kết Quả Đạt Được Ở Lĩnh Vực Cải Cách Bộ Máy Hành Chính Nhà Nước
- Những Kết Quả Đạt Được Ở Lĩnh Vực Cải Cách Tài Chính Công
Xem toàn bộ 101 trang tài liệu này.
- Phải đổi mới chính sách về thuế theo hướng thích ứng dần với cơ chế thị trường và phù hợp với thông lệ quốc tế: từng bước giảm dần sự phân biệt giữa các thành phần kinh tế, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi để các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, đẩy mạnh xuất khẩu.
- Thủ tục hành chính trong thu nộp thuế phải được đơn giản hóa, công tác quản lý thuế phải dần được đổi mới và hiện đại hóa.
- Chính sách thuế cần phải tiếp tục được sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện theo hướng áp dụng thống nhất đối với các loại hình doanh nghiệp và bước đầu phù hợp với thông lệ quốc tế, góp phần khuyến khích đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh.
1.2.2. Vai trò của cải cách hành chính trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài
Hiện nay, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã góp phần không nhỏ trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội đất nước bằng việc tạo ra tổng giá trị doanh thu đáng kể, trong đó có giá trị xuất khẩu, cũng như đóng góp tích cực vào ngân sách và tạo việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động. Đồng thời, tiếp tục khẳng định vai trò trong sự nghiệp phát triển kinh tế, đóng góp ngày càng lớn vào tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của đất nước và thực sự trở thành bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế. "Từ mức đóng góp trung bình 6,3% của GDP trong giai đoạn 1991-1995, khu vực doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đã tăng lên 10,3% GDP của 5 năm 1996-2000. Trong hai năm 2006 và 2007 khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã đóng góp trên 17% GDP" [32].
Đầu tư nước ngoài cũng đã giúp Việt Nam có một bước tiến lớn hơn vào các thị trường quốc tế, cải thiện tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam: "trong các ngành công nghiệp chủ đạo của Việt Nam, đầu tư nước ngoài chiếm một tỷ lệ đáng kể: 42% công nghiệp giầy da, 25% trong may mặc và 84% trong điện tử, máy tính và các linh kiện..." [17].
Có được kết quả trên là nhờ, trong nhiều văn kiện quan trọng của Đảng và Nhà nước đã khẳng định: đầu tư nước ngoài là một thành phần kinh tế, một bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân, được khuyến khích phát triển lâu dài và bình đẳng với các thành phần kinh tế khác.
Vì vậy, khi Việt Nam đã trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và tham gia vào hoạt động của nhiều tổ chức quốc tế khác, cùng với đổi mới kinh tế, phát triển mạnh mẽ kinh tế thị trường, thì Việt Nam đã nhanh chóng thực hiện đẩy mạnh cải cách nền hành chính quốc gia. Theo đó, việc cải cách hành chính tiến hành đồng bộ ở cải cách thể chế, cải cách bộ máy hành chính nhà nước; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức; cải cách tài chính công. Nhờ đó, cải cách hành chính cho đầu tư nước ngoài đã:
Thứ nhất: Tạo dựng một môi trường thuận lợi làm hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài.
"Nghiên cứu định kỳ của hãng tư vấn quốc tế A.T. Kearney, tờ BusinessWeek cho biết, năm 2010, Việt Nam đứng thứ 12 điểm đến hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài" [30].
Thứ hai: Các nhà đầu tư nước ngoài thấy được nhiều cơ hội hơn khi đã vào đầu tư tại Việt Nam nên số dự án đã ngày một gia tăng trên nhiều phương diện: gia tăng số dự án, gia tăng mở rộng quy mô sản xuất-kinh doanh, tăng thêm vốn đầu tư…
Báo cáo tại hội thảo: "Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thời kỳ hậu khủng hoảng kinh tế" cho biết: Kết quả tiến hành khảo sát
tại Việt Nam của tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản -JETRO cho biết: có trên 70% doanh nghiệp đầu tư nước ngoài được điều tra có kế hoạch tăng vốn, mở rộng sản xuất tại Việt Nam. Điều này chứng tỏ sự tin tưởng và an tâm của nhà đầu tư nước ngoài vào môi trường đầu tư-kinh doanh tại Việt Nam [19].
1.2.3. Nội dung của cải cách hành chính trong đầu tư nước ngoài
Xuất phát từ mục đích của cải cách hành chính trong đầu tư nước ngoài là nhằm tạo môi trường thuận lợi cho các nhà đầu tư vào kinh doanh tại Việt Nam. Vì vậy, để đạt được mục tiêu này cải cách hành chính đã, đang và sẽ cần phải tiến hành các nội dung:
Thứ nhất: Cải cách thể chế
- Hiện nay, chúng ta chuyển đổi từ thể chế kinh tế kế hoạch sang kinh tế thị trường mà không thay đổi chế độ xã hội, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa. Đồng thời, chúng ta chủ trương phát triển nhanh và bền vững trong điều kiện không có một mô hình có sẵn để tham khảo. Vì vậy, xây dựng và hoàn thiện các thể chế để "thích ứng" với sự hiện diện của các nhà đầu nước ngoài cũng cần tiến hành kịp thời và hoàn chỉnh. Trong đó, bao gồm:
+ Xét ở cấp độ cao nhất, nếu sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước chưa được xác định đủ rò, hoặc là cơ quan Đảng bao biện công việc của bộ máy nhà nước, hoặc là cơ quan nhà nước ỷ lại, chờ đợi, dựa dẫm vào sự chỉ đạo của cơ quan Đảng, thì công việc sẽ không trôi chảy, tốn kém thêm thời gian, dẫn đến giảm thấp hiệu lực và hiệu quả quản lý của Nhà nước.
+ Thực tiễn cho thấy trong hệ thống thể chế hành chính, thì chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước giữ vai trò quyết định, bởi vì tổ chức bộ máy cũng như đội ngũ công chức được tổ chức như thế nào, được đào tạo và bồi dưỡng ra sao... đều phải căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước: nếu như chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường chưa đủ
rò, thể chế hành chính chưa hoàn chỉnh, thì việc bố trí bộ máy cũng như sắp xếp công chức chỉ là phần ngọn của vấn đề.
Do đó, việc xây dựng và hoàn thiện từ điều chỉnh chức năng hệ thống hành chính, đổi mới cơ cấu hệ thống hành chính: phân công, phân cấp; đến đổi mới cơ chế, phương thức hoạt động của hệ thống hành chính: trực tiếp, gián tiếp, quy trình, quy phạm… cần phải được đẩy mạnh.
+ Có thể thấy rò: dù bộ máy có được thu gọn, tinh giản, nhưng các loại "giấy phép con" không hợp lý chưa được bãi bỏ,... thì các thủ tục hành chính ấy vẫn còn đè nặng trên vai doanh nghiệp. Do đó, cải cách để đơn giản hóa thủ tục đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư là nội dung cần phải tiến hành quyết liệt.
- Để tạo "sức hút" đầu tư nước ngoài thì trong cải cách thể chế việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật để tạo hành lang pháp lý cho các doanh nghiệp hoạt động đang là đòi hỏi rất thiết thực và cụ thể hiện nay. Trong đó:
+ Yêu cầu phía cơ quan quản lý phải tiếp tục rà soát pháp luật, chính sách để sửa đổi hoặc loại bỏ các điều kiện áp dụng ưu đãi đầu tư không phù hợp với cam kết của Việt Nam với WTO và có giải pháp đảm bảo quyền lợi của nhà đầu tư liên quan.
Khẩn trương ban hành các văn bản hướng dẫn các luật mới, nhất là các luật mới được Quốc hội thông qua có liên quan đến đầu tư, kinh doanh.
Xây dựng văn bản hướng dẫn các địa phương và doanh nghiệp về lộ trình cam kết mở cửa đầu tư nước ngoài làm cơ sở xem xét cấp giấy chứng nhận đầu tư.
+ Thường xuyên theo dòi, giám sát việc thi hành pháp luật về đầu tư và doanh nghiệp để kịp thời phát hiện và xử lý các vướng mắc phát sinh.
Ban hành các ưu đãi khuyến khích đầu tư đối với các dự án xây dựng các công trình phúc lợi như nhà ở, bệnh viện, trường học, văn hóa, thể thao
cho người lao động làm việc trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, đảm bảo sự tương thích với các luật pháp hiện hành.
Nghiên cứu, đề xuất chính sách vận động, thu hút đầu tư đối với các tập đoàn đa quốc gia cũng như có chính sách riêng đối với từng tập đoàn và mỗi nước thành viên Cộng đồng chung Châu Âu (EU), Hoa Kỳ.
Chấn chỉnh tình trạng ban hành và áp dụng các ưu đãi, hỗ trợ đầu tư trái với quy định của pháp luật.
Tăng cường tập huấn, phổ biến nội dung và lộ trình thực hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam.
Đẩy nhanh tiến độ xây dựng và phê duyệt các quy hoạch còn thiếu; rà soát để định kỳ bổ sung, điều chỉnh các quy hoạch đã lạc hậu nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư trong việc xác định và xây dựng dự án.
Quán triệt và thực hiện thống nhất các quy định mới của Luật Đầu tư trong công tác quy hoạch, đảm bảo việc xây dựng các quy hoạch ngành, lĩnh vực, sản phẩm phù hợp với các cam kết quốc tế.
Hoàn chỉnh quy hoạch sử dụng đất, công bố rộng rãi quy hoạch, tạo điều kiện để đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng cho các dự án đầu tư.
- Cải cách thể chế phải đi liền với cải cách thủ tục hành chính
Thủ tục hành chính là một loại quy phạm pháp luật quy định trình tự về thời gian, về không gian khi thực hiện một thẩm quyền nhất định của bộ máy Nhà nước, là cách thức giải quyết công việc của các cơ quan nhà nước trong mối quan hệ với các cơ quan, tổ chức và cá nhân công dân. Trong đó, có các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài.
Tuy nhiên, hiện nay thủ tục hành chính ở nước ta còn những nhược điểm:
+ Hình thức đòi hỏi quá nhiều giấy tờ, gây phiền hà cho doanh nghiệp; nặng nề, nhiều cửa, nhiều cấp trung gian, rườm rà, không rò ràng về trách nhiệm; không phù hợp với yêu cầu của thời kỳ mở cửa và hội nhập.
+ Thủ tục hành chính thiếu thống nhất, thường bị thay đổi một cách tùy tiện, thiếu công khai, minh bạch.
Hậu quả của nhược điểm trên là gây phiền hà cho việc thực hiện tìm kiếm cơ hội đầu tư tại Việt Nam của các doanh nghiệp nước ngoài; gây trở ngại cho việc giao lưu và hợp tác giữa nước ta với nước ngoài, gây ra tệ cửa quyền, bệnh giấy tờ trong hệ thống cơ quan hành chính, là nơi thuận lợi cho nạn tham nhũng, lãng phí phát sinh, hoành hành.
Do đó, cải cách thủ tục hành chính đang được coi là khâu đột phá trong cải cách nền hành chính nhà nước, nghĩa là để tạo sự chuyển động của toàn bộ hệ thống nền hành chính quốc gia; thủ tục hành chính là khâu được chọn đầu tiên, cải cách thủ tục hành chính sẽ gây ra sự chuyển động của toàn bộ hệ thống khi bị tác động.
Vì vậy, những yêu cầu của quá trình cải cách thủ tục hành chính trong giai đoạn hiện nay của nước ta là:
- Phải đảm bảo tính thống nhất của hệ thống thủ tục hành chính
- Bảo đảm sự chặt chẽ của hệ thống thủ tục hành chính
- Bảo đảm tính hợp lý của thủ tục hành chính
- Bảo đảm tính khoa học của quy trình thực hiện các thủ tục hành chính đã ban hành.
- Bảo đảm tính rò ràng và công khai của các thủ tục hành chính
- Dễ hiểu, dễ tiếp cận
- Có tính khả thi.
- Bảo đảm tính ổn định cần thiết của quy trình thủ tục hành chính [34].
Để đáp ứng yêu cầu trên những cơ chế đã, đang được nghiên cứu, xây dựng và đưa vào áp dụng trong tiến trình phát triển và hội nhập hiện nay là:
a- Thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo hướng "một cửa" tiến tới "một dấu".
- Giao dịch điện tử
- Chính phủ điện tử
- Áp dụng ISO [34].
- Đẩy mạnh thực hiện kế hoạch về đơn giản hóa thủ tục hành chính (gọi tắt là Đề án 30) của Thủ tướng Chính phủ đã đề ra mục tiêu làm giảm đáng kể chi phí và rủi ro về thủ tục hành chính, ảnh hưởng đến doanh nghiệp. Từ đó, nhằm hướng tới một môi trường kinh doanh minh bạch và dự đoán là chìa khóa để phát triển tương lai của Việt Nam, tạo sức hấp dẫn cho nhà đầu tư nước ngoài. (BOX 3)
- Xử lý dứt điểm, kịp thời các vấn đề vướng mắc trong quá trình cấp phép, điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư.
Thực hiện đề án 30 của Chính phủ về đơn giản hóa thủ tục hành chính giai đoạn 2007-2010, giai đoạn I đã thống kê được trên 5.700 thủ tục hành chính, trên 9000 văn bản quy định và trên
100.000 biểu mẫu thống kê thủ tục hành chính. Giai đoạn II các bộ, ngành, địa phương đã hoàn thành việc tự rà soát theo đúng tiến độ và đạt chỉ tiêu đơn giản hóa tối thiểu 30%. Đến nay, đã có 5.500 thủ tục hành chính được rà soát, có 453 thủ tục hành chính được kiến nghị bãi bỏ, hủy bỏ, có 3.749 thủ tục hành chính được kiến nghị sửa đổi, bổ sung theo hướng tạo thuận lợi hơn cho người dân và doanh nghiệp; có 288 thủ tục hành chính được kiến nghị thay thế, đạt tỷ lệ đơn giản hóa 81%, kinh phí tiết kiệm được gần 30.000 tỷ đồng/năm [23].
Thứ hai: Cải cách tổ chức bộ máy hành chính
Trong các khâu hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội nói chung và lĩnh vực đầu tư nước ngoài nói riêng, tất cả đều phải qua khung cửa bộ máy hành