Những Kết Quả Đạt Được Ở Lĩnh Vực Cải Cách Tài Chính Công

chức hành chính, viên chức sự nghiệp, cán bộ giữ chức vụ lãnh đạo trong doanh nghiệp nhà nước, cán bộ chuyên trách và công chức cơ sở cấp xã). Nhờ đó tạo được sự đổi mới một cách cơ bản việc tuyển chọn, đào tạo, sử dụng, đề bạt, thực hiện chế độ thi tuyển đối với công chức mới, đào tạo lại đội ngũ công chức cũ phù hợp với yêu cầu quản lý mới.

Đã đổi mới hệ thống chính sách đãi ngộ đối với công chức như: tiền lương, thu nhập, động viên tinh thần, thực hiện thí điểm khoán chi hành chính ở một số đơn vị sự nghiệp. Đây sẽ là nguyên nhân cho sự thành công đổi mới, cải cách chế độ công vụ, đưa đội ngũ công chức tiến lên một bước trưởng thành mới, với năng lực, trình độ, kỹ năng đáp ứng đòi hỏi của một nền hành chính chuyên nghiệp, hiện đại, sẵn sàng phục vụ có hiệu quả cho hội nhập kinh tế và thu hút đầu tư nước ngoài.

Đã tiến hành rà soát, đánh giá lại hệ thống các tiêu chuẩn chức danh công chức hiện có để từ đó có những điều chỉnh cũng như ban hành một số chức danh, tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức, viên chức.

Nhờ đó, đến nay đã có khoảng hơn 200 chức danh tiêu chuẩn cán bộ, công chức đang được sử dụng. Đặc biệt, Luật Cán bộ, công chức năm 2009 đã ban hành chức danh tiêu chuẩn công chức chuyên môn của chính quyền cấp xã, thông qua đó đẩy nhanh quá trình chuẩn hóa và đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở [38]

Sau 10 năm thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001 - 2010, công tác bồi dưỡng cán bộ, công chức đã có nhiều chuyển biến:

Tổng số cán bộ công chức được đào tạo: 4.884.506 lượt. Trong đó, đào tạo về lý luận chính trị: 883.718 lượt; đào tạo về quản lý nhà nước: 1.230.536 lượt; đào tạo về chuyên môn: 2.122.702 lượt; đào tạo về ngoại ngữ: 97.858 lượt; đào tạo về tin

học: 224.254 lượt; đào tạo tại nước ngoài: 42.800 lượt công chức hành chính, công chức lãnh đạo và 27.180 lượt chuyên gia đầu ngành, công chức [2].

2.1.3. Những kết quả đạt được ở lĩnh vực cải cách tài chính công

- Kết quả nổi bật trong cải cách tài chính công để thu hút đầu tư nước ngoài trong thời gian qua là đã và đang xây dựng hệ thống chính sách thuế đảm bảo sự đồng bộ với các sắc thuế và phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước và thông lệ quốc tế, đảm bảo được yêu cầu thu ngân sách và tạo cơ sở cho cải cách quản lý thuế theo hướng tiên tiến, hiện đại:

+ Hầu hết, các luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội về thuế đã được sửa đổi bổ sung và ban hành mới đều theo hướng giải quyết hợp lý về nghĩa vụ thuế cho người nộp thuế: đã bỏ thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 101 trang tài liệu này.

+ Xóa bỏ sự cách biệt về nghĩa vụ thuế giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài; giữa cá nhân người Việt Nam với cá nhân người nước ngoài, cụ thể là:

Áp dụng thống nhất mức thuế suất bổ sung, biểu thuế suất ưu đãi, phương pháp tính và điều kiện được hưởng ưu đãi miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho mọi doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.

Cải cách hành chính trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài ở nước ta - 7

Thống nhất khởi điểm chịu thuế, bậc tính thuế, mức thuế suất thu nhập cá nhân đối với người Việt Nam và người nước ngoài.

+ Tiếp tục khuyến khích xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ: mở rộng diện áp dụng thuế suất thuế giá trị gia tăng 0% đối với sản xuất kinh doanh phần mềm tin học; hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt; hàng hóa, dịch vụ cung cấp cho khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất.

Hiện đang phấn đấu đến năm 2015 tối thiểu có: 60% doanh nghiệp sử dụng các dịch vụ thuế điện tử; 50% doanh nghiệp đăng

ký thuế, khai thuế qua mạng internet; 70% số người nộp thuế hài lòng với các dịch vụ mà cơ quan thuế cung cấp;

Tỷ lệ tờ khai thuế đã nộp trên tổng số tờ khai thuế phải nộp tối thiểu là 90%; tỷ lệ tờ khai thuế đúng hạn đạt tối thiểu là 85%; tỷ lệ tờ khai thuế được kiểm tra tự động qua phần mềm ứng dụng của cơ quan thuế đạt tối thiểu là 95% [6].

- Bộ Tài Chính đã trình Chính phủ trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung Luật thuế Giá trị gia tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt, Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp; ban hành Luật thuế thu nhập cá nhân…, nhằm đảm bảo các mục tiêu phát triển kinh tế, đảm bảo tính công khai, minh bạch trong quản lý.

Hầu hết các Luật, Pháp lệnh thuế sửa đổi, bổ sung và ban hành mới đều giảm nghĩa vụ thuế cho người nộp thuế, tạo điều kiện tích lũy, tái sản xuất mở rộng cho doanh nghiệp:

Giảm thuế mức suất phổ thông thuế thu nhập doanh nghiệp từ 28% xuống còn 25%. Ngoài ra, các doanh nghiệp mới thành lập, hoạt động tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn cũng được hưởng thuế suất 20% trong thời gian 10 năm, được miễn thuế tối đa 2 năm và giảm 50% tối đa 4 năm [45].

"Hầu hết các loại phí, lệ phí mức thu đều giảm và đã xóa bỏ trên 350 loại phí, lệ phí gây phiền hà cho doanh nghiệp…" [3].

- Các quy định về ưu đãi thuế được sửa đổi đảm bảo minh bạch, thiết thực, tránh phức tạp và dàn trải, phù hợp với xu thế chung về cải cách thuế của các nước trên thế giới; chuyển từ cơ chế ưu đãi theo diện hẹp (miễn, giảm thuế) sang cơ chế hạ mức thuế suất phổ thông để khuyến khích cả nền kinh tế; đồng thời sắp xếp lại đối tượng được ưu đãi (miễn, giảm thuế) tập trung vào một số lĩnh vực mũi nhọn (như công nghệ cao, giáo dục, y tế …) và địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Công tác quản lý thuế được hiện đại hóa toàn diện, cả về phương pháp quản lý, thủ tục hành chính, bộ máy tổ chức, đội ngũ cán bộ và áp dụng rộng rãi công nghệ thông tin… nhờ đó đã nâng cao hiệu quả công tác quản lý nâng cao trình độ quản lý thuế của Việt Nam ngang tầm với các nước tiên tiến trong khu vực, đáp ứng yêu cầu đổi mới trong bối cảnh hội nhập nền kinh tế.

Công tác điều hành của Chính phủ, các Bộ, ngành và chính quyền các địa phương đã tích cực, chủ động trong việc thực hiện lộ trình áp dụng cơ chế một giá, hỗ trợ nhà đầu tư giảm chi phí sản xuất, tiếp tục thực hiện cải cách hành chính và tháo gỡ các khó khăn cho việc triển khai dự án.

- Trong lĩnh vực hải quan, quy trình thủ tục hành chính đã được cải tiến:


+ Bỏ nhiều khâu trung gian theo hướng tổ chức dây chuyền thủ tục hải quan hoàn chỉnh, một cửa, do đó đã giảm đáng kể thời gian thông quan.

+ Công tác kiểm tra thực tế hàng hóa xuất, nhập khẩu được chuyển sang áp dụng phương pháp quản lý rủi ro, kiểm tra có trọng điểm, kiểm tra sau thông quan và đang thí điểm thông quan điện tử tại một số địa phương.

+ Đã chuyển mạnh từ tiền kiểm sang hậu kiểm. Nhờ đó, đã từng bước nâng cao hiệu quả áp dụng quản lý rủi ro trong quy trình thông quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp được giải phóng hàng hóa, đưa vào sản xuất, lưu thông, giảm bớt chi phí phát sinh do thời gian làm thủ tục, lưu kho bãi.

2.2. Những tồn tại của cải cách hành chính trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài

Bên cạnh các kết quả tích cực đã đạt được, hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam trong những năm qua chưa tương xứng với tiềm năng, chưa tận dụng được các lợi thế. Vấn đề này đã bộc lộ qua chất lượng một số dự án đầu tư nước ngoài ở Việt Nam chưa cao, một số dự án có

vốn đầu tư nước ngoài còn chậm triển khai, một số dự án khác, nhất là các dự án thực hiện theo hình thức liên doanh hoạt động chưa hiệu quả. Cụ thể:

Chỉ tính đến hết năm 2007, đã có 38 dự án đầu tư nước ngoài kết thúc đúng thời hạn với tổng vốn đăng ký 658 triệu USD. Các dự án kết thúc đúng thời hạn chủ yếu là các dự án đầu tư trong những lĩnh vực đặc thù như trục vớt tàu đắm, thăm dò và khai thác dầu, khí, nuôi trồng thủy sản... Đồng thời, đã có 1.359 dự án đầu tư nước ngoài bị giải thể trước thời hạn với số vốn đăng ký giải thể khoảng 15,5 tỷ USD, trong đó, vốn giải thể chủ yếu tập trung trong lĩnh vực dịch vụ chiếm 50%, lĩnh vực công nghiệp- xây dựng chiếm 42,3%. Trong các dự án đầu tư nước ngoài bị giải thể, số dự án hoạt động theo hình thức liên doanh chiếm đa số: 56% về số dự án và 67,2% về tổng vốn đăng ký, tiếp theo là hình thức Hợp doanh 10,2% về số dự án và 15,5% về tổng vốn đăng ký. Hình thức 100% vốn nước ngoài chiếm 13,1% về số dự án và 15,5% về tổng vốn đăng ký [16].

Cơ cấu vốn đầu tư nước ngoài còn một số bất hợp lý, lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp mặc dù đã có những chính sách ưu đãi nhất định, nhưng do đầu tư trong lĩnh vực này chứa đựng nhiều rủi ro, nguồn cung cấp nguyên liệu chưa ổn định, phương thức hợp tác với người dân chưa thích hợp nên đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực này còn thấp, vốn đăng ký giảm liên tục.

2.2.1. Về cải cách thể chế

Cải cách thể chế nói chung và cải cách thể chế cho đầu tư nước ngoài nói riêng trong thời gian qua tuy đã đạt được những kết quả quan trọng, nhưng so với yêu cầu của công cuộc đổi mới, phát triển kinh tế - xã hội và chủ động hội nhập quốc tế thì vẫn còn chậm, hiệu quả thấp. Vấn đề này bộc lộ rò ở những điểm:

- Nền hành chính về cơ bản vẫn còn dấu ấn của cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, vừa gò bó, vừa sơ hở; so với tiến trình cải cách kinh tế còn chậm, một số mục tiêu cải cách không đạt được; chưa theo kịp yêu cầu đổi mới, vẫn còn là vật cản đối với cải cách kinh tế, trong đó, tổ chức thực hiện vẫn còn là khâu còn nhiều yếu kém; ý thức trách nhiệm thi hành công vụ của đa số cán bộ, công chức tuy đã có chuyển biến nhưng vẫn chậm.

- Sự chưa đồng bộ của hệ thống thể chế một mặt thể hiện ở chỗ một số luật, pháp lệnh đã ban hành nhưng các nghị định và thông tư hướng dẫn triển khai chậm được ban hành, gây cản trở cho việc phát triển kinh tế - xã hội, làm nản lòng các nhà đầu tư.

Sự thiếu nhất quán trong hệ thống thể chế biểu hiện rò trong việc chậm chuẩn bị và ban hành các văn bản dưới luật, pháp lệnh để hướng dẫn thi hành. Nhiều cơ quan nhà nước vẫn có xu hướng giữ thuận lợi cho hoạt động quản lý của mình nhiều hơn là đáp ứng nhu cầu tạo thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân.

Không chỉ khâu thủ tục phiền hà, không dứt điểm làm tốn thời gian giải quyết công việc của doanh nghiệp, mà còn nhiều chỗ chồng chéo về quyền hạn, không phân định rò về trách nhiệm, không hợp lý về tổ chức, trình tự, thiếu nâng cao về trình độ nghiệp vụ và ý thức trách nhiệm... Trong một số lĩnh vực chưa bám sát quá trình chuyển đổi khó khăn và phức tạp.

Chậm xác định rò chức năng, nhiệm vụ quản lý hành chính nhà nước vĩ mô của các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước, nhất là ở cấp Chính phủ và các bộ. Chính phủ làm gì và làm đến đâu trong cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tương tự như vậy là các bộ và chính quyền các cấp, đây vẫn là vấn đề còn chưa hoàn toàn được làm sáng tỏ.

Mặc dù hiện tại Chính phủ đã không còn làm một số việc giống như 25 năm trước đây, nhưng trong thực tế những việc Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phải quyết vẫn quá nhiều chưa xứng tầm Chính phủ. Nhìn tổng thể

thì mối quan hệ giữa nhà nước với thị trường, giữa nhà nước với doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp nhà nước vẫn chưa đủ rò.

Cơ chế "xin - cho" vẫn còn tồn tại, đặc biệt là đầu tư Nhà nước, quản lý tài chính công là nguyên nhân của lãng phí và thất thoát lớn tài sản nhà nước. Bộ máy hành chính nhà nước cồng kềnh, kém hiệu lực.

Thủ tục hành chính vẫn chưa được cải cách đơn giản hóa triệt để, tính công khai minh bạch còn thấp. Sau một thời gian có những kết quả bước đầu trong cải cách thủ tục hành chính, thời gian gần đây vẫn còn nhiều thủ tục hành chính không hợp lý, phức tạp, tiếp tục gây phiền hà cho dân và doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, môi trường đầu tư-kinh doanh nước ta tuy được cải thiện nhưng tiến bộ đạt được còn chậm hơn so với các nước trong khu vực, trong khi cạnh tranh thu hút vốn đầu tư nước ngoài tiếp tục diễn ra ngày càng gay gắt. Điều này đã được thể hiện qua việc chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam được thực hiện thông qua các hợp đồng và được cơ quan quản lý nhà nước về khoa học công nghệ chuẩn y. Tuy vậy, đây là một hoạt đông cực kỳ khó khăn đối với các nước tiếp nhận đầu tư nói chung, kể cả Việt Nam, bởi khó có thể đánh giá chính xác giá trị thực của từng loại công nghệ trong những ngành khác nhau, đặc biệt trong những ngành công nghệ cao. Do vậy, thường phải thông qua thương lượng theo hình thức mặc cả đến khi hai bên có thể chấp nhận được, thì ký kết hợp đồng chuyển giao công nghệ.

Nguyên nhân:

Một là, cải cách hành chính cho đầu tư nước ngoài ở nước ta đang được triển khai cùng với một loạt các cuộc cải cách khác, đó là đổi mới từng bước hệ thống chính trị, cải cách lập pháp, cải cách tư pháp, cải cách kinh tế, cải cách doanh nghiệp nhà nước …Nhiều vấn đề, vốn thuộc cải cách hành chính, nhưng tự thân cải cách hành chính không thể cải cách được, mà phải đặt trong tổng thể đổi mới hệ thống chính trị để xem xét giải quyết. Chính sự

không đồng bộ của cải cách hành chính với các cuộc cải cách khác là một trong những nguyên nhân làm cho cải cách hành chính chậm, hiệu quả thấp.

Hai là, một nguyên nhân làm chậm quá trình cải cách thể chế hành chính để tạo động lực thu hút cho đầu tư nước ngoài. Trong đó, yếu tố về khách quan, đây là vấn đề lớn, phức tạp, đụng chạm đến quyền lợi của các tổ chức và nhân sự trong bộ máy hành chính.

Ba là, tuy đã chuyển sang nền kinh tế thị trường, nhưng về cơ bản vẫn là thị trường sơ khai, chưa có thị trường đồng bộ, một số chức năng của thị trường Nhà nước vẫn làm thay theo quán tính, hệ thống thể chế vẫn chịu tác động của thể chế hành chính tập trung phân bổ nguồn lực chủ yếu vẫn theo chiều dọc, Nhà nước vẫn là chủ đầu tư lớn, nhưng thiếu cơ chế quản lý chặt chẽ, nền kinh tế vẫn còn độc quyền, đặc quyền.

Bốn là, tư duy kinh tế chậm đổi mới. Chưa tạo lập đồng bộ các loại thị trường theo nguyên tắc thị trường. Nhận thức chung về đầu tư nước ngoài đều thống nhất như các chủ trương, pháp luật của Đảng và Nhà nước là coi đầu tư nước ngoài là một bộ phận cấu thành hữu cơ của nền kinh tế, được khuyến khích phát triển lâu dài, bình đẳng với các thành phần kinh tế khác.

Tuy nhiên, thực tế xử lý các vấn đề cụ thể ở nhiều Bộ, ngành và địa phương vẫn còn phân biệt rất khác nhau giữa đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài, chưa thực sự coi đầu tư nước ngoài là thành phần kinh tế của Việt Nam. Điều đó thể hiện ngay từ khâu quy hoạch sản phẩm, phân bổ các nguồn lực phát triển kinh tế (lao động, đất đai, vốn…) cũng chưa thực sự cho phép đầu tư nước ngoài tham gia. Việc xử lý tranh chấp kinh tế giữa các bên cũng thiên về bảo vệ quyền lợi cho phía Việt Nam. Trong những thời điểm khó khăn, ta tranh thủ vốn đầu tư nước ngoài nhưng khi điều kiện thuận lợi lại có xu hướng không khuyến khích đầu tư nước ngoài mà để trong nước tự làm; những biểu hiện này có tác động làm nản lòng nhà đầu tư nước ngoài.

Xem tất cả 101 trang.

Ngày đăng: 27/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí