Cải cách hành chính trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài ở nước ta - 8

Năm là, hệ thống luật pháp, chính sách về đầu tư tuy đã được sửa đổi, bổ sung nhưng vẫn chưa đồng bộ, thiếu nhất quán. Một số Bộ, ngành chậm ban hành các thông tư hướng dẫn các nghị định của Chính phủ.

Theo các nhà đầu tư, kết quả bước đầu của Đề án 30 là rất khả quan. Tuy nhiên, theo Phòng Thương mại châu Âu EuroCham, việc nảy sinh một số "giấy phép con" đang mang lại gánh nặng cho các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Ví dụ cụ thể mà EuroCham đưa ra là dự thảo Thông tư 104 do Bộ Tài chính đề xuất về bình ổn giá, nếu được thực hiện, sẽ tạo ra hệ quả các doanh nghiệp đầu tư vào Việt Nam phải đối mặt với "cả núi" yêu cầu hành chính mới. Điều này trái với tinh thần và mục tiêu của Đề án 30 và là một "bước lùi" trong phát triển thị trường [26].

Sáu là, cơ sở hạ tầng của nền hành chính còn thấp. Ngoài ra, do nhận thức chưa đúng về vai trò Nhà nước trong nền kinh tế thị trường, trong mối quan hệ Nhà nước - thị trường - doanh nghiệp và dân cư đã có nhiều thay đổi, nhưng Nhà nước vẫn làm thay doanh nghiệp và công dân.

Ngược lại, còn có xu hướng buông lỏng, xem nhẹ như chiến lược quy hoạch, kế hoạch. Do vậy, sự chồng chéo, trùng lặp, gây lãng phí lớn, hoặc tình trạng coi nhẹ kỷ cương trong quản lý... còn trầm trọng

2.2.2. Về bộ máy nhà nước

- Tổ chức bộ máy hành chính nhà nước vẫn cồng kềnh, nhiều tầng nấc với 22 bộ, cơ quan ngang bộ và 8 cơ quan thuộc Chính phủ. Bộ máy hành chính ở cấp Trung ương còn quá lớn, số lượng tổ chức bên trong các bộ, ngành còn nhiều và có xu hướng phình ra.

Từ việc bộ máy cồng kềnh, nhiều tầng nấc, nên việc phân biệt chức năng nhiệm vụ đã không được rò ràng, sự chồng chéo trong quản lý đã dẫn đến một số trường hợp các nhà đầu tư nước ngoài đã lợi dụng sơ hở của pháp luật Việt Nam, cũng như sự yếu kém trong kiểm tra giám sát tại các

cửa khẩu nên đã nhập vào Việt Nam một số máy móc thiết bị có công nghệ lạc hậu thậm chí là những phế thải của các nước khác. Tính phổ biến của việc nhập máy móc thiết bị là giá cả được ghi trong hóa đơn thường cao hơn giá trung bình của thị trường thế giới. Nhờ vậy một số nhà đầu tư nước ngoài có thể lợi dụng để khai tăng tỷ lệ góp vốn trong các liên doanh với Việt Nam.

- Mặc dù mấy năm gần đây có những chuyển biến tích cực trong sự chỉ đạo của chính phủ, nhưng nhìn chung chưa có sự chỉ đạo kiên quyết, tập trung của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đối với toàn bộ quá trình cải cách hành chính trong phạm vị cả nước.

+ Các thành viên Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh chưa đặt thường xuyên thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính trong phạm vi trách nhiệm của mình.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 101 trang tài liệu này.

+ Ban chỉ đạo cải cách hành chính các cấp hoạt động còn hình thức, chưa phát huy vai trò, trách nhiệm giúp người đứng đầu cơ quan hành chính các cấp trong chỉ đạo và kiểm tra thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính đã xác định.

+ Sự phối hợp trong quản lý hoạt động đầu tư nước ngoài giữa các Bộ, ngành, địa phương chưa chặt chẽ. Do đó đã để xảy ra tình trạng: đánh giá tình hình đầu tư nước ngoài vẫn nặng về số lượng, chưa coi trọng về chất lượng, còn bệnh thành tích trong cơ quan quản lý các cấp.

Cải cách hành chính trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài ở nước ta - 8

Những bất cập trên đã dẫn đến định hướng chiến lược thu hút vốn đầu tư nước ngoài hướng chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu nhưng sự liên kết, phối hợp giữa các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài với doanh nghiệp trong nước còn yếu nên giá trị gia tăng trong một số sản phẩm xuất khẩu (hàng điện tử dân dụng, dệt may) còn thấp. Nhiều tập đoàn công nghiệp định hướng xuất khẩu đầu tư tại Việt Nam buộc phải nhập khẩu phần lớn nguyên liệu đầu vào vì thiếu nguồn cung cấp ngay tại Việt Nam.

+ Công tác quy hoạch còn có những bất hợp lý, nhất là quy hoạch ngành còn nặng về xu hướng bảo hộ sản xuất trong nước, chưa kịp thời điều chỉnh để phù hợp với các cam kết quốc tế.

- Nghị quyết 80/CP của Chính phủ về đẩy mạnh phân cấp quản lý nhà nước đã trao quyền cho chính quyền địa phương cấp phép dự án. Tuy nhiên, quá trình đổi mới phân cấp quản lý nhà nước giữa Chính phủ và chính quyền địa phương các cấp vừa qua xét về tổng thể vẫn chưa đáp ứng được những đòi hỏi bức xúc của thực tiễn, còn nhiều hạn chế, bất hợp lý:

Tình trạng tranh thủ thu hút đầu tư nước ngoài kéo theo phong trào "chèo kéo", chào mời nhà đầu tư bằng mọi cách ở các địa phương, khiến cho giấy phép được cấp quá dễ dãi, mục tiêu ưu tiên hàng đầu là nhanh chóng "lấp đầy" các khu công nghiệp. Thậm chí có nhiều địa phương, cứ thấy nhà đầu tư nước ngoài là trải thảm đỏ, xem vốn đăng ký cao là được chấp thuận. Vì thế mới có tình trạng "cắt" đất nông nghiệp làm sân golf quá dễ dãi nay lại phải thu hồi.

Ở khu kinh tế Dung Quất, để chuẩn bị triển khai dự án thép Tycoon của Đài Loan mà hơn 3 năm qua chưa "động đậy" gì, tỉnh Quảng Ngãi đã phải di dời 12 nhà máy đã được xây dựng tại đây… Chính vì thực tế này mà gần đây, ở nhiều địa phương đang diễn ra "làn sóng" rút giấy phép đầu tư hàng loạt dự án.

Ở hầu hết các địa phương, lý do đưa ra khi rút giấy phép các dự án là do các chủ đầu tư không đủ năng lực tài chính, các mục tiêu trong giấy phép đã cấp không được thực hiện, tiến độ bị ngưng trệ, kéo dài hoặc doanh nghiệp lập dự án với mục đích chiếm dụng đất, chuyển nhượng để hưởng lợi [43].

Phân cấp nhưng chưa bảo đảm quản lý thống nhất, còn biểu hiện phân tán, cục bộ; kỷ luật, kỷ cương hành chính chưa nghiêm; chưa chú trọng việc thanh tra, kiểm tra đối với những việc đã phân cấp cho địa phương.

Chưa phân định rò ràng, cụ thể nhiệm vụ, thẩm quyền, trách nhiệm của mỗi cấp chính quyền trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước, tổ chức cung cấp dịch vụ công, đại diện chủ sở hữu đối với các tổ chức kinh tế nhà nước và tài sản nhà nước. Chưa xác định rò trách nhiệm của mỗi cấp, của tập thể và cá nhân đối với những nhiệm vụ đã được phân cấp.

Phân cấp nhiệm vụ cho cấp dưới, nhưng chưa bảo đảm tương ứng các điều kiện cần thiết để thực hiện, còn thiếu sự ăn khớp, đồng bộ giữa các ngành, các lĩnh vực có liên quan, chưa tạo điều kiện thực tế cho địa phương chủ động cân đối các nguồn lực và các nhu cầu cụ thể của mình.

Một số nội dung phân cấp đã được pháp luật quy định nhưng chậm được triển khai thực hiện hoặc thực hiện không triệt để. Mặt khác, các quy định phân cấp hiện hành chưa phù hợp với thực tiễn của mỗi khu vực, vùng lãnh thổ, chưa phân biệt rò sự khác nhau giữa đô thị và nông thôn.

- Theo lãnh đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư một số tỉnh phía Bắc cho rằng, việc không phải thẩm định nguồn vốn thực hiện dự án là một sự cải cách đáng kể. Tuy nhiên, vấn đề này khiến các địa phương có thể lúng túng trước các dự án đăng ký hàng trăm triệu đến hàng tỷ USD vốn và đi kèm theo đó là áp lực hậu kiểm. Dù thủ tục đầu tư đã thông thoáng hơn, nhưng nhiều địa phương đang phải chịu áp lực khác trong việc tiền kiểm các dự án khi mà mức độ phức tạp về công nghệ, tính chất của dự án ngày càng tăng, trong khi nhân lực của các ban quản lý lại thiếu, yếu.

Điển hình là việc hàng loạt dự án sân golf đã được cấp phép trong thời gian qua tại các địa phương nhưng không có một sự "quản lý" rò ràng trên bình diện quốc gia. Nếu như trước đây, các sân golf ra đời sau khi được hàng loạt bộ ngành thẩm định và đánh giá thì nay, một vị chủ tịch tỉnh có thể ký quyết định cấp phép trong vài tuần.

- Phân cấp cũng đưa đến những bất cập khác khi mà hàng loạt quy hoạch phát triển ngành, vốn được soạn thảo một cách công phu và tốn kém,

bỗng dưng mất hết ý nghĩa. Nhiều dự án thép với số vốn đầu tư hàng tỷ USD, trên thực tế không nằm trong quy hoạch chung đã được công bố và đang có hiệu lực.

Đặc biệt, trong vấn đề thẩm định dự án, các tỉnh nếu cẩn thận thì vẫn phải trình ra Trung ương vì không đủ trình độ để "đọc" dự án. "Nhiều tỉnh thành không thẩm định được dự án nên phải trình lên trình xuống mất nhiều thời gian".

Trong khi đó, mặc dù tinh thần phân cấp đã được thể hiện rò trong các văn bản pháp quy, tuy nhiên nếu nhìn từ góc độ nhà đầu tư thì tác động ở khía cạnh cải thiện thủ tục lại chưa thật sự rò ràng: nếu như trước đây, các dự án lớn sau khi nộp hồ sơ ở ban quản lý thì sẽ được chuyển lên Bộ Kế hoạch và Đầu tư để xem xét cấp phép. Khi đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ chủ động xin ý kiến đóng góp của các bộ ngành để cấp phép. Nay tiếng là ban quản lý được cấp phép, nhưng vẫn phải xin ý kiến đóng góp của các bộ, nên thủ tục cũng chưa giảm. Bộ Kế hoạch và Đầu tư ký công văn gửi các bộ khác mà việc trả lời vẫn còn chậm trễ, chúng tôi ở cấp thấp hơn nên càng khó.

Trong một đợt rà soát các dự án đầu tư nước ngoài trên cả nước của Cục Đầu tư nước ngoài đã phát hiện ra một số lượng không nhỏ những dự án đã được địa phương cấp phép song lại không có trong danh sách tổng hợp được báo cáo với Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Chỉ riêng khu vực miền Trung, tổng vốn của số dự án lọt lưới lên tới trên 3 tỷ USD. Trong số những dự án này, có những dự án quy mô vài trăm triệu USD, có nhu cầu sử dụng đất lớn. Vào thời điểm đó, nhiều chuyên gia đã đặt dấu hỏi về cuộc đua giành giật đại dự án giữa các địa phương. Và đương nhiên chất lượng, tính khả thi của các dự án này vẫn trong vòng nghi ngờ không dễ giải tỏa.

Ở nhiều địa phương đang diễn ra "làn sóng" rút giấy phép đầu tư hàng loạt dự án. Số liệu chưa đầy đủ cho thấy, tỉnh Bắc Ninh có 46 dự án bị rút giấy phép, Tây Ninh có 22 dự án, Lâm Đồng 29 dự

án, Ninh Thuận 12 dự án, 12 dự án ở Phú Quốc (Kiên Giang), 23 dự án ở Dung Quất (Quảng Ngãi)… "làn sóng" rút phép đầu tư hiện nay trái ngược hẳn với phong trào "trải thảm đỏ", "trải chiếu hoa", tranh thủ hấp dẫn, thu hút đầu tư bằng mọi giá trước đây [43].

- Số lượng các cơ quan của Chính phủ mặc dù đã giảm từ 48 xuống 30, nhưng nhìn chung vẫn là quá nhiều đầu mối:

+ Việc tiếp tục chia tách các đơn vị hành chính: "giai đoạn 2001- 2005 thêm 03 đơn vị cấp tỉnh, 48 đơn vị cấp huyện và 351 đơn vị cấp xã, đã kéo theo phần tăng tương ứng số lượng các sở và phòng chuyên môn, không kể biên chế hành chính và sự nghiệp cũng tăng theo" [25].

+ Xu hướng nâng cấp tổ chức còn khá phổ biến: Phòng lên Vụ, Vụ lên Cục, Cục lên Tổng cục; Cục, Tổng cục lên loại I, Trường Trung cấp lên Cao đẳng, Trường Cao đẳng lên Đại học… cũng dẫn đến tăng tổ chức bên trong, tăng biên chế.

- Tổ chức bên trong các bộ, ngành đều tăng.

Ngoài việc tăng số lượng các tổng cục và tương đương thuộc Bộ do có sự sáp nhập, chuyển các cơ quan thuộc Chính phủ vào các Bộ tương ứng, còn có xu hướng tăng thêm các Tổng cục thành lập mới thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ theo yêu cầu tăng cường quản lý nhà nước đối với cả những ngành, lĩnh vực đã tiến hành phân cấp cho địa phương- không thực hiện theo tiêu chí thành lập Tổng cục đã quy định tại Điều 20 của Nghị định số 178/2007/NĐ- CP ngày 03/12/2007 của Chính phủ) như: Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, Tổng cục quản lý đất đai, Tổng cục Môi trường thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường; Tổng cục Đường bộ Việt Nam thuộc Bộ Giao thông Vận tải; Tổng cục Lâm nghiệp, Tổng cục Thủy lợi, Tổng cục Thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn [1].

- Theo yêu cầu đẩy mạnh phân cấp, các Bộ, cơ quan ngang Bộ và các Tổng cục thuộc Bộ cần có một số Cục trực thuộc để thực hiện các mảng chức năng, nhiệm vụ tương đối độc lập, ổn định theo phân cấp, ủy quyền. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn một số Cục, tuy đã được quy định trong cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ hoặc Tổng cục, nhưng vẫn chưa có đủ điều kiện để hoạt động hiệu quả do vướng các quy định của pháp luật chuyên ngành chưa được sửa đổi, bổ sung kịp thời.

- Vẫn còn các tổ chức hành chính thuộc Bộ được quy định ngay trong các Luật chuyên ngành hoặc các Đề án kiện toàn tổ chức thuộc ngành, lĩnh vực được Thủ tướng, Phó Thủ tướng phê duyệt, như: Cục Hóa chất thuộc Bộ Công Thương được quy định ngay trong Luật Hóa chất; Tổng cục Thi hành án thuộc Bộ Tư pháp được quy định ngay trong Luật Thi hành án Dân sự và Nghị định số 74/2009/NĐ-CP ngày 09/9/2009 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án Dân sự về cơ quan quản lý thi hành án dân sự, cơ quan thi hành án dân sự và công chức làm công tác thi hành án dân sự.

- Bên cạnh việc tăng các tổ chức hành chính thuộc Bộ, tình trạng chung hiện nay, các tổ chức phối hợp liên ngành cũng tăng nhiều. Việc này liên quan với sự chỉ đạo của Thủ tướng, Phó Thủ tướng, nhất là sự chỉ đạo, điều hành thông qua các cuộc làm việc của Phó Thủ tướng và Văn phòng Chính phủ ra thông báo ý kiến để các Bộ, ngành thực hiện.

- Việc thực hiện tinh giản biên chế theo các nghị quyết của Chính phủ nhìn chung không đạt yêu cầu, không đạt chỉ tiêu giảm 15% như Nghị quyết Trung ương 7 khóa VIII xác định.

Nguyên nhân:

Một là, mặc dù, chức năng, nhiệm vụ thẩm quyền và trách nhiệm các cơ quan hành chính nhà nước đã được điều chỉnh, nhưng nhìn chung vẫn chưa phù hợp với yêu cầu của quản lý xã hội và quản lý nhà nước với nền kinh tế

thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, mà nguyên nhân chủ yếu là tư duy về kinh tế và hành chính chậm được đổi mới. Thói quen cách làm ăn trong quản lý, trong hành chính của cơ chế kinh tế tập trung quan liêu bao cấp vẫn còn tác động dai dẳng đến từng bước đi trong cải cách.

Hai là, việc tổ chức thực hiện các chủ trương, thể chế đã được phân cấp mạnh cho chính quyền địa phương, tách cơ quan hành chính với doanh nghiệp, với đơn vị sự nghiệp dịch vụ công. Tuy nhiên, hiệu quả thu hút đầu tư nước ngoài vẫn chưa tương xứng với tiềm năng hiện có. Vì:

- Mục đích cao nhất của các nhà đầu tư là lợi nhuận. Do đó, những lĩnh vực, ngành, dự án có tỷ suất lợi nhuận cao đều được các nhà đầu tư quan tâm, còn những dự án, lĩnh vực mặc dù rất cần thiết cho dân sinh, nhưng không đưa lại lợi nhuận thỏa đáng thì không thu hút được đầu tư nước ngoài.

Các nhà đầu tư nước ngoài trong khi lựa chọn địa điểm để triển khai dự án đầu tư thường tập trung vào những nơi có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội thuận lợi, do đó các thành phố lớn, những địa phương có cảng biển, cảng hàng không, các tỉnh đồng bằng là nơi tập trung nhiều dự án đầu tư nước ngoài nhất. Trong khi đó, các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa, những địa phương cần được đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, mặc dù chính phủ và chính quyền địa phương có những ưu đãi cao hơn nhưng không được các nhà đầu tư quan tâm.

Tình trạng đó đã dẫn đến một nghịch lý, những địa phương có trình độ phát triển cao thì thu hút được đầu tư nước ngoài nhiều, do đó tốc độ tăng trưởng kinh tế vượt quá tốc độ tăng trưởng trung bình của cả nước. Trong khi đó, những vùng có trình độ kém phát triển thì có ít dự án đầu tư nước ngoài, tốc độ tăng trưởng kinh tế vẫn thấp.

Đối với các ngành nghề cũng xảy ra tình trạng tương tự, các nhà đầu tư nước ngoài chỉ đầu tư vào các ngành có khả năng sinh lợi cao, rủi ro thấp,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/06/2022