Quan Điểm Bảo Đảm Thực Hiện Thể Chế Về Trách Nhiệm Của Người Đứng Đầu Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Cấp Bộ Trong Cải Cách Thủ Tục Hành Chính


dưỡng chuyên môn cho hàng nghìn lượt công chức làm công tác kiểm soát TTHC. Trên cơ sở đó, các bộ, ngành đã tổ chức hội nghị tập huấn cho lãnh đạo, các cán bộ đầu mối tại các Vụ, Cục về công tác kiểm soát TTHC. “Sổ tay hướng dẫn nghiệp vụ kiểm soát TTHC” cũng đã được ban hành để cập nhật những quy định mới về kiểm soát TTHC, hỗ trợ kịp thời cho đội ngũ những người tham gia công tác kiểm soát TTHC nâng cao tính chuyên nghiệp, hiệu quả trong hoạt động thực tiễn. Trong giai đoạn 2011-2020, cơ quan kiểm soát TTHC đã tiến hành hơn 70 cuộc kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn công tác này tại các Bộ, cơ quan ngang Bộ, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Qua kiểm tra cho thấy, công tác cải cách TTHC đã được nhiều bộ, ngành, địa phương quan tâm, tích cực triển khai thực hiện, góp phần vào kết quả chung của ngành, địa phương và cả nước. Kết thúc mỗi cuộc kiểm tra, cơ quan chủ trì đều có báo cáo kết quả kiểm tra gửi cấp có thẩm quyền.

Nhìn lại 10 năm triển khai thực hiện công tác cải cách TTHC, thực hiện cơ chế một cửa liên thông và quản lý nhà nước về kiểm soát TTHC, mặc dù đây là nhiệm vụ và thiết chế mới, nhưng được sự quan tâm chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, với trách nhiệm được giao và quyết tâm thay đổi phương pháp, cách thức triển khai phù hợp của cơ quan chủ trì, sự phối hợp chặt chẽ của các bộ, ngành nên công tác này tiếp tục được duy trì ổn định và đạt được nhiều kết quả thiết thực. Việc kiểm soát quy định về TTHC ngày càng đi vào chiều sâu, góp phần quan trọng nâng cao chất lượng thể chế theo quy định tại các điều14 (khoản 3, 4), 92 (khoản 2, 3), 93 (khoản 6), 102 (khoản 2), 105 (khoản 3), 172 (khoản 4)… của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2020). Những quy định cụ thể này đã ghi nhận tầm quan trọng của công tác kiểm soát quy định về TTHC trong quá trình soạn thảo, ban hành chính sách, quy định TTHC… Việc rà soát, đơn giản hóa TTHC và công bố, công khai TTHC, giải quyết TTHC đi vào nề nếp; việc giải quyết TTHC được chú trọng và đổi mới mạnh mẽ trên quan điểm lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ.


Thứ tư, huy động được sự tham gia tích cực, chủ động từ các cấp, các ngành và khối tư nhân trong công tác cải cách TTHC

Hội đồng tư vấn cải cách TTHC của Thủ tướng Chính phủ do Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP làm Chủ tịch Hội đồng với sự tham gia của 32 thành viên là đại diện các bộ, cơ quan, tổ chức chính trị xã hội, hiệp hội doanh nghiệp trong nước và nước ngoài, được thành lập từ năm 2013 đến nay. Giai đoạn 2016 – 2021, Hội đồng đã tổ chức 42 phiên đối thoại với cộng đồng doanh nghiệp, kịp thời kiến nghị CP, TTgCP giải quyết 442 vấn đề, nhóm vấn đề về khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp trong thực hiện cơ chế, chính sách, TTHC liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, đầu tư thương mại; đặc biệt, kịp thời đề xuất TTgCP các giải pháp cải cách TTHC tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp trong bối cảnh đại dịch Covid-19, giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ có những phản ứng chính sách kịp thời, phù hợp với thực tiễn.

Những kết quả nêu trên đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao vị thế của Việt Nam trong các xếp hạng thế giới, như: Xếp hạng môi trường kinh doanh toàn cầu giai đoạn 2016-2020 của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam tăng 20 bậc, xếp thứ 70/190 quốc gia, nền kinh tế và xếp thứ 5 trong ASEAN; Xếp hạng Năng lực cạnh tranh toàn cầu GCI 4.0 của Diễn đàn kinh tế thế giới, năng lực cạnh tranh của Việt Nam tăng 10 bậc giai đoạn 2018-2019, từ 77 lên 67/141 quốc gia và xếp thứ 7 trong ASEAN; Xếp hạng Đổi mới sáng tạo toàn cầu năm 2020 của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới, Việt Nam xếp thứ 42/131 quốc gia, nền kinh tế, giữ vị trí số 1 trong nhóm 29 quốc gia cùng mức thu nhập; Tạp chí US News &World xếp Việt Nam đứng thứ 8/80 và thuộc trong số 10 quốc gia top đầu có nền kinh tế tốt nhất để đầu tư [9].


2.2.2. Những hạn chế và nguyên nhân

2.2.2.1. Những hạn chế

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Mặc dù Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã quan tâm, chỉ đạo thường xuyên công tác cải cách TTHC, kiểm soát TTHC nhưng qua theo dõi và kiểm tra thực tế cho thấy công tác kiểm soát TTHC, cải cách TTHC tại các Bộ, ngành còn những hạn chế cụ thể như sau:

- Việc đánh giá tác động TTHC tại các dự thảo VBQPPL chưa được thực hiện đầy đủ, nghiêm túc theo quy định tại Nghị định số 63/2010/NĐ-CP, Nghị định số 48/2013/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư số 07/2014/TT-BTP của Bộ trưởng Bộ Tư pháp. Nhiều VBQPPL có quy định về TTHC chưa được đánh giá tác động, chưa có ý kiến của đơn vị kiểm soát TTHC nhưng vẫn được ban hành. Nhiều TTHC mặc dù có đánh giá tác động nhưng việc thực hiện chưa bảo đảm yêu cầu, bước đầu qua tham gia ý kiến, thẩm định đã phát hiện những bất cập về quy định TTHC trong các văn bản này nhưng việc nghiên cứu, tiếp thu, hoàn thiện dự thảo chưa hiệu quả. Do đó, vẫn còn tồn tại các TTHC không cần thiết, không hợp lý, không hợp pháp gây cản trở đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, vi phạm quyền, lợi ích hợp pháp của người dân, doanh nghiệp.

Thực hiện thể chế về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước cấp Bộ trong cải cách thủ tục hành chính - 8

- Việc công bố TTHC thuộc phạm vi chức năng quản lý của các Bộ, ngành còn chậm so với quy định tại Nghị định 63/2010/NĐ-CP, Nghị định số 48/2013/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư số 05/2014/TT-BTP của Bộ Tư pháp. Tại nhiều Bộ, ngành đều có tình trạng chậm công bố TTHC trong khi VBQPPL đã có hiệu lực thi hành, dẫn đến việc niêm yết TTHC không bảo đảm theo quy định.

- Trong giải quyết TTHC vẫn còn tình trạng yêu cầu thêm hồ sơ, giấy tờ, tờ khai không đúng theo quy định, không có phiếu hẹn trả kết quả hoặc nếu có thì ghi không đúng thời hạn giải quyết tại văn bản quy phạm pháp luật, còn có nhiều trường hợp giải quyết quá hạn nhiều ngày…


- TTHC, điều kiện kinh doanh trên một số lĩnh vực vẫn còn chồng chéo, rườm rà, phức tạp, mâu thuẫn, thậm chí “cài cắm”, “biến tướng”, phát sinh thêm.

- Việc bố trí kinh phí thực hiện các nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính, giải quyết chế độ cho công chức đầu mối kiểm soát thủ tục hành chính tại một số cơ quan, địa phương chưa được thực hiện theo quy định.

- Việc thực hiện TTHC đã được đổi mới, chất lượng giải quyết TTHC đã được nâng cao hơn trước đây, tuy nhiên, vẫn còn tình trạng nhũng nhiễu, tiêu cực, chậm trễ, gây phiền hà; người thực hiện phải đi lại nhiều lần, nhiều cơ quan; tỷ lệ hồ sơ dịch vụ công trực tuyến, giao dịch thanh toán trực tuyến còn thấp so với số lượng hồ sơ trực tiếp và giao dịch thanh toán bằng tiền mặt; kết nối, chia sẻ dữ liệu trong giải quyết TTHC, cung cấp dịch vụ công còn yếu; số lượng TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp bộ, cấp tỉnh còn lớn (cấp bộ chiếm tới 58% tổng số TTHC); việc xã hội hóa dịch vụ hành chính công đã triển khai ở một số ngành, lĩnh vực (đăng kiểm; công chứng,…) nhưng vẫn còn chậm, thiếu tổng thể [9].

- Kết quả xác định PAR INDEX cấp bộ cho thấy số lượng Bộ, cơ quan ngang Bộ đạt PAR INDEX trên 80% (gồm 5 bộ, cơ quan ngang bộ) còn ít so với số lượng các bộ, cơ quan ngang bộ theo quy định hiện hành [9].

2.2.2.2. Nguyên nhân của hạn chế

- Nhận thức về công tác kiểm soát TTHC của một số cán bộ, công chức còn hạn chế; một số lãnh đạo cấp cục, vụ thuộc bộ chưa bắt kịp yêu cầu của Bộ trưởng cũng như hướng dẫn của tổ chức pháp chế trong việc thực hiện công tác kiểm soát TTHC dẫn đến việc chưa tập trung chỉ đạo, tổ chức và triển khai kịp thời, đầy đủ công tác này tại cơ quan, đơn vị.

- Công tác chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện tại nhiều bộ, ngành, chưa quyết liệt, sát sao; chưa có sự phối hợp chặt chẽ với cơ quan quản lý nhà nước về cải cách TTHC. Công tác tham mưu phục vụ sự chỉ đạo điều hành


của đơn vị chuyên trách còn chậm và chưa sát với yêu cầu nhiệm vụ. Việc chậm sửa đổi, bổ sung quy trình xây dựng, ban hành VBQPPL và quy chế phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị có liên quan trong việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính và việc công bố, công khai TTHC đã ảnh hưởng đến kết quả triển khai công tác kiểm soát TTHC của Bộ, ngành nói riêng cũng như kết quả cải cách thủ tục hành chính nói chung trên phạm vi cả nước.

- Việc công bố TTHC của một số bộ, cơ quan ngang bộ còn chậm cũng làm ảnh hưởng đến kết quả thực hiện công bố, công khai TTHC của các địa phương, một số nơi triển khai còn hình thức, đối phó, chưa quyết liệt.

- Chưa có cơ chế hiệu quả cho việc kiểm soát hoạt động đánh giá tác động, cũng như việc đảm bảo nghiên cứu, tiếp thu, hoàn thiện quy định TTHC trong dự thảo VBQPPL của cơ quan chủ trì soạn thảo.

- Việc triển khai những giải pháp để khắc phục những hạn chế, tồn tại theo kết luận của đoàn kiểm tra về công kiểm soát TTHC chưa được thực hiện nghiêm túc ở một số đơn vị nên ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác này.

- Nguồn lực để bảo đảm thực thi nhiệm vụ chưa tương ứng với yêu cầu, nhất là về yếu tố con người (nhiều nơi không bố trí đủ biên chế, chế độ đãi ngộ cho những người làm công tác cải cách TTHC chưa được quan tâm đúng mức; Việc tổ chức Bộ phận Một cửa hiện nay tại vẫn còn phân tán, gắn liền với địa giới hành chính; cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin chưa đáp ứng yêu cầu công việc; việc kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các phần mềm, cơ sở dữ liệu liên quan đến việc giải quyết TTHC còn hạn chế, phổ biến nhất là tình trạng các phần mềm chuyên ngành, ngành dọc không kết nối, chia sẻ dữ liệu với Hệ thống thông tin một cửa điện tử và Cổng dịch vụ công của địa phương).

- Hình thức trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan HCNN cấp Bộ trong cải cách TTHC hiện nay cũng chưa rõ ràng; các qui phạm pháp luật liên quan còn tồn tại tản mạn ở các văn bản pháp luật khác nhau.


Tiểu kết chương 2


Thực hiện thể chế về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan HCNN cấp bộ trong cải cách TTHC đã đạt được những ưu điểm trên các phương diện: Công tác tham mưu ban hành VBQPPL liên quan đến cải cách TTHC; công tác chỉ đạo điều hành, tổ chức nhân sự làm công tác kiểm soát TTHC; việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn thường xuyên về kiểm soát TTHC... Tuy nhiên, cũng còn một số tồn tại, hạn chế sau: Việc đánh giá tác động TTHC tại các dự thảo VBQPPL chưa được thực hiện đầy đủ, nghiêm túc; việc công bố TTHC thuộc phạm vi chức năng quản lý của các bộ, ngành còn chậm so với quy định; trong giải quyết TTHC vẫn còn tình trạng yêu cầu thêm hồ sơ, giấy tờ, tờ khai không đúng theo quy định; việc bố trí kinh phí thực hiện các nhiệm vụ kiểm soát TTHC, giải quyết chế độ cho công chức đầu mối kiểm soát thủ tục hành chính tại một số cơ quan, địa phương chưa được thực hiện theo quy định...


Chương 3

QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO THỰC HIỆN THỂ CHẾ VỀ TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC CẤP BỘ TRONG CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH Ở VIỆT NAM


3.1. QUAN ĐIỂM BẢO ĐẢM THỰC HIỆN THỂ CHẾ VỀ TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC CẤP BỘ TRONG CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

3.1.1. Phải bám sát đường lối của Đảng về trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, tổ chức đơn vị nói chung và cơ quan hành chính nhà nước cấp Bộ nói riêng trong cải cách thủ tục hành chính

Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương khóa IX của Đảng đã nhấn mạnh và chỉ rõ vấn đề này: “Tăng cường vai trò lãnh đạo tập thể của cấp ủy và tổ chức đảng, trong đó làm rõ quyền hạn, trách nhiệm của người đứng đầu tổ chức, của cơ quan tham mưu là nhân tố có ý nghĩa quyết định trong công tác xây dựng đảng. Đặc biệt coi trọng việc bố trí đúng người đứng đầu tổ chức có đức, có tài, có tính đảng cao, gương mẫu trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, rèn luyện đạo đức, lối sống, đấu tranh chống tham nhũng, nói đi đôi với làm”. Nghị quyết chỉ rõ: “Đòi hỏi cao đối với cán bộ lãnh đạo, nhất là các đồng chí giữ cương vị trọng trách trong bộ máy của Đảng, Nhà nước ở Trung ương và địa phương, các đồng chí ủy viên Trung ương, bí thư tỉnh, thành ủy, bộ trưởng, người đứng đầu các ngành, địa phương, đơn vị và các cán bộ lãnh đạo khác phải tự giác rèn luyện, nêu gương cho cấp dưới về sự giác ngộ về chính trị, giữ gìn phẩm chất đạo đức, lối sống, sự hy sinh phấn đấu vì lý tưởng của Đảng, vì hạnh phúc của nhân dân. Các đồng chí đó phải chịu trách nhiệm trước khuyết điểm tham nhũng, lãng phí, quan liêu trong


ngành, địa phương, đơn vị mình. Những cơ quan, đơn vị có sai phạm gây hậu quả nghiêm trọng, thì người đứng đầu cơ quan, đơn vị đó dù không trực tiếp vi phạm cũng phải chịu trách nhiệm và hình thức kỷ luật thích hợp” [10, tr 98].

Trong Văn kiện Đại hội X, vấn đề trách nhiệm người đứng đầu tiếp tục được Đảng ta chỉ rõ: “Cụ thể hóa và thể chế hóa nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ, đi đôi với phát huy trách nhiệm của tổ chức và người đứng đầu của tổ chức trong hệ thống chính trị về công tác cán bộ”[11, tr 107].

Văn kiện Đại hội X cũng xác định một trong những nhiệm vụ trọng tâm của cải cách hành chính là: "Tiếp tục cải cách mạnh thủ tục hành chính, phân cấp và làm rõ quyền hạn, trách nhiệm của từng cấp, từng ngành, từng đơn vị và người đứng đầu cơ quan"; “Tăng cường trách nhiệm của cán bộ, đảng viên là thủ trưởng cơ quan nhà nước. Cơ quan nào vi phạm chính sách, pháp luật, để xảy ra tình trạng tiêu cực, mất đoàn kết nội bộ thì người đứng đầu phải chịu trách nhiệm”. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương khóa X của Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí tiếp tục nhấn mạnh vai trò của người đứng đầu:“thực hiện nghiêm quy định về xử lý trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, đơn vị để xảy ra tham nhũng, lãng phí nghiêm trọng”.

Văn Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII tiếp tục khẳng định: “Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính và xây dựng nền hành chính nhà nước, góp phần đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, phát triển nhanh và bền vững đất nước”. Theo đó, Văn kiện cũng nhấn mạnh: “Khẩn trương xây dựng, hoàn thiện các quy định về kiểm soát quyền lực, trách nhiệm giải trình bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch. Quy định rõ trách nhiệm của người đứng đầu trong kiểm tra, phát hiện, xử lý tham nhũng, lãng phí, tiêu cực...” [13].

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/09/2023