Đẩy Mạnh Hơn Nữa Trong Đầu Tư Các Bài Viết Đề Cập Trực Tiếp, Phân Tích Chuyên Sâu Về Chính Sách Cải Cách Hành Chính Nhà Nước

thuế, các loại giấy phép cũng như đội ngũ CBCCVC. CBCCVC lại chủ yếu quan tâm đến CC thủ tục hành chính. Lý do, thủ tục hành chính là công việc hàng ngày mà họ phải giải quyết.

Để bài viết về CS CCHCNN phù hợp với đặc điểm đối tượng người đọc, các báo phải xác định rõ chân dung người đọc (tuổi tác, giới tính, vị trí địa lý, thu nhập, nghề nghiệp, trình độ học vấn…) của tờ báo đó, từ đó đưa đúng thông điệp và thông tin đến đối tượng để khiến họ có hứng thú tiếp nhận. Tính đối tượng đòi hỏi bài viết phải tạo nên những nội dung “cá nhân hóa” càng độc đáo càng tốt, hướng đến những nhóm người đọc chuyên biệt. Hơn thế nữa, bài viết phải tìm ra vấn đề thực sự mà người đọc gặp phải và giải quyết giúp họ. Để cá nhân hóa, nhà báo phải xác định sở thích, hoạt động, thói quen, thái độ, ý kiến của người đọc (khách hàng trung tâm của tờ báo).

3.2.1.3. Đẩy mạnh hơn nữa trong đầu tư các bài viết đề cập trực tiếp, phân tích chuyên sâu về chính sách cải cách hành chính nhà nước

Như đã trình bày trong chương 2, kỳ vọng của người đọc bài viết và các loại sản phẩm phẩm báo chí về CS CCHCNN rất phong phú, không tập trung vào một quy trình hay nhiệm vụ CCHCNN cụ thể. Trong khi đó, các bài viết của những tờ báo khảo sát cho thấy phần lớn đề cập gián tiếp đến CS CCHCNN (964 bài, chiếm 73.1 %). Lượng bài viết đề cập trực tiếp, phân tích sâu về CS CCHCNN rất ít (354 bài, chiếm 26.9%). Kết quả cụ thể về sự phân bố số lượng bài viết về CS CCHCNN theo tính chất phản ánh cụ thể trong Phụ lục, mục 1.6.

Như đã trình bày trong chương 2, lượng người quan tâm đến thể loại tin tức (số lượng = 66 người, chiếm 25%). Lượng người quan tâm đến thể loại phóng sự (số lượng = 66 người, chiếm 25%). Lượng người quan tâm đến thể loại bình luận (số lượng = 21 người, chiếm 8%). Lượng người quan tâm đến thể loại chuyên luận (số lượng = 36 người, chiếm 14%). Lượng người quan tâm đến thể loại phóng sự (số lượng = 37 người, chiếm 14%). Lượng người quan tâm đến thể loại truyện (số lượng = 17 người, chiếm 7%) [Phụ lục 3]. Kết quả này cho thấy cần có nhiều bài viết hơn đề cập trực tiếp, phân tích sâu về CS CCHCNN. Chuyên mục tin tức chỉ đề cập gián tiếp hoặc chỉ cung cấp thông tin dạng thô, thiếu những nhận xét, phân tích, bình luận chuyên sâu về thực trạng, đánh giá và dự báo CS CCHCNN.


153

Những bài viết thuộc các thể loại cần có sự nhận xét, phân tích, bình luận chuyên sâu về thực trạng, đánh giá và dự báo CS CCHCNN phải hướng đúng đặc điểm đối tượng người đọc. Như đã trình bày trong tiểu mục 3.2.1.2, do đặc điểm nghề nghiệp, nhà báo quan tâm đến các bài viết đề cập đến các CS CCHCNN tương đối đồng đều. Trong khi đó, chủ doanh nghiệp quan tâm nhiều đến nâng cao chất lượng đội ngũ CBCCVC và thủ tục hành chính. Lý do, công việc sản xuất, kinh doanh của họ hàng ngày phải đối mặt với các CS về thủ tục hành chính liên quan đến tài chính, thuế, các loại giấy phép cũng như đội ngũ CBCCVC. CBCCVC lại chủ yếu quan tâm đến CS CC thủ tục hành chính. Lý do, thủ tục hành chính là công việc hàng này mà ho phải giải quyết. Khi các bài viết thỏa mãn yêu cầu phân tích nhận xét, phân tích, bình luận chuyên sâu về thực trạng, đánh giá và dự báo CS CCHCNN theo các nhóm đối tượng thì thông tin CS CCHCNN sẽ có tính lan tỏa cao, phục vụ tốt hơn như cầu chuyên môn, công việc, từ đó báo chí TTCS CCHCNN mới thực hiện đầy đủ các chức năng của mình, hiệu quả ngày càng cao, đáp ứng tốt hơn kỳ vọng của công chúng.

3.2.1.4. Phân bố lượng bài viết phù hợp trong đề cập, phản ánh kịp thời các khâu, các nhiệm vụ của chính sách cải cách hành chính nhà nước

Báo chí TTCS CCHCNN là một quá trình gắn với nhiệm vụ CS và các khâu của chu trình CS CCHCNN. Do đó, báo chí TTCS phải phân bố lượng bài viết phù hợp trong đề cập. Bảng 3.5 cho thấy phần lớn các bài viết tập trung đề cập, phản ánh, phân tích công đoạn thực thi CS (số lượng = 1198 bài, chiếm 91%). Lượng bài viết về giai đoạn hoạch định CS và đánh giá CS CCHCNN rất khiêm tốn. Cụ thể, lượng bài viết đề cập đến hoạch định CS CCHCNN (số lượng = 18 bài, chiếm 1.4%). Lượng bài viết đề cập đến đánh giá CS CCHCNN (số lượng = 101 bài, chiếm 7.7%) [Phụ lục 3].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 340 trang tài liệu này.

Có những tờ báo khảo sát cho thấy chỉ tập trung vào đề cập, phản ánh, phân tích, đánh giá thực trạng thực thi CS CCHCNN, không có bài viết nào đề cập, phản ánh, phân tích giai đoạn hoạch định CS CCHCNN và đánh giá CS CCHCNN (BĐTĐBND). VietnamPlus không có bài viết nào đề cập, phản ánh, phân tích, đánh giá giai đoạn hoạch định CS CCHCNN [Phụ lục 3, mục 3.6].

Sự phân bố không đều xuất phát từ việc các cơ quan báo chí không

Báo chí truyền thông về chính sách cải cách hành chính nhà nước Việt Nam - 21


154

phản ánh đúng tính thực tế các công đoạn trong quy trình CS CCHCNN. Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 và Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 13/6/2013 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết 30c/NQ-CP của Chính phủ quy định các cơ quan báo chí Thông tấn xã Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ, các cơ quan thông tin, báo chí trung ương và địa phương: Xây dựng chuyên mục, chuyên trang về CCHCNN để tuyên truyền Chương trình và phản hồi ý kiến của người dân, doanh nghiệp, các cơ quan, tổ chức về CCHCCNN nói chung và CS CCHCNN nói riêng của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp. Theo đó, vào thời điểm giai đoạn 2018-2019, thực thi và đánh giá CS là trọng tâm và do đó cần nhiều bài viết chuyên sâu về thực thi và đánh giá chuyên sâu về CS CCHCNN. Tuy nhiên, báo chí lại thiếu các bài viết đánh giá sâu về tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành công tác thực thi CS CCHCNN, đánh giá tính đồng bộ với đổi mới phân bố trí nguồn tài chính và nhân lực, đặc biệt là công tác TTCS CCHCNN. Như đã trình bày trong chương 2, phần lớn các bài viết tập trung vào nhiệm vụ thực thi CS.

Kết quả khảo sát cho thấy, trong năm 2018 và 2019, sự phân bố lượng bài viết đề cập trực tiếp và gián tiếp về CS CCHCNN khác nhau tùy theo cơ quan báo chí. Có những cơ quan báo chí phần lớn bài viết đề cập gián tiếp các nhiệm vụ của CS CCHCNN như VietnamPlus (có 46 bài viết đề cập trực tiếp và 671 bài đề cập gián tiếp). BĐTĐBND (chỉ có 7 bài đề cập trực tiếp, có 106 bài đề cập gián tiếp). VTV1 có lượng bài đề cập trực tiếp về các nhiệm vụ CS CCHCNN tương đối lớn (có 93 đề cập trực tiếp và 77 bài đề cập gián tiếp). BND cũng có lượng bài đề cập trực tiếp đến nhiệm vụ CS CCHCNN lớn nhất trong các loại hình báo chí khảo sát (có 208 bài đề cập trực tiếp và 110 bài đề cập gián tiếp) [Phụ lục 3].

Việc chỉ tập trung vào phản ánh thực thi CS và không chú ý tới toàn bộ quy trình CS là sai lầm trong TTCS. Điều này đã được các nhà nghiên cứu TTCS phát hiện. Theo Garnett & Kouzmin (1997), TTCS là một quá trình cung cấp hoặc duy trì thông tin quả quá trình CS, gắn với quá trình CS để tác động và định hướng thái độ và hành động của công chúng đối với CS [55].


155

Theo Howlett (2008, 2011), truyền thông là một loại hành vi tổ chức để truyền đạt thông tin giữa các bên liên quan bên trong và bên ngoài liên quan đến quá trình CS [59]. TTCS là một công cụ hỗ trợ chính phủ đạt được các mục tiêu CS và duy trì mối quan hệ cùng có lợi giữa chính phủ và công chúng về sự thành công hay thất bại của CS. Do đó, TTCS phải gắn với quy trình CS. Quy trình TTCS trải qua các giai đoạn gồm hoạch định CS, thực thi CS và đánh giá CS.

3.2.1.5. Tăng cường hơn nữa đăng tải các bài viết về chính sách cải cách hành chính nhà nước trong khung giờ vàng

Hiệu quả của truyền thông nói chung và TTCS CCHCNN nói riêng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có khung giờ vàng. Các bài báo TTCS CCHCNN được đăng hoặc phát vào khung giờ vàng sẽ thu hút nhiều người quan tâm hơn, sẽ có tính tương tác nhiều hơn. Như đã trình bày trong chương 2, giờ vàng rất quan trọng đối với truyền thông, trong đó có TTCS. Tuy nhiên theo kết quả khảo sát, ngoài các bài viết của BND được đăng theo ngày, còn lại các bài viết của các tờ báo khác đăng vào khung giờ vàng rất khiêm tốn.

Kết quả phân tích định lượng cho thấy một mặt số lượng bài viết của các tờ báo được đăng tải ngoài khung giờ vàng (trừ BND), măt khác, kết quả kiểm định Chi bình phương về sự ràng buộc giữa các cơ quan báo chí với số bài viết đăng theo khung giờ vàng có ý nghĩa thống kê, tức là có sự ràng buộc về mặt thống kê giữa ác cơ quan báo chí với số bài viết đăng theo khung giờ. Trong khi đó, số lượng bài viết chủ yếu dừng lại ở việc cung cấp thông tin và đăng hoặc phát ngoài khung giờ vàng. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến hạn chế của báo chí TTCS. Do đó, cần tăng cường hợn nữa đăng tải các bài viết về CS CCHCNN trong khung giờ vàng để thu hút nhiều người quan tâm hơn, tăng cường tính tương tác để từ đó nâng cao hiệu quả báo chí TTCS CCHCNN.

3.2.1.6. Chú trọng đầu tư đăng tải các bài viết và sản phẩm báo chí trên loại hình báo chí đa phương tiện

Thực tế cho thấy trong thời gian gần đây đã chứng kiến sự “khai tử” của một số tờ báo in nổi tiếng thế giới. Báo in ở Việt Nam cũng đang bị suy giảm, thay đổi, bị ảnh hưởng bởi các loại hình báo khác. Lý do mà báo in ở Việt Nam


156

vẫn có thể tồn tại là do công nghệ thông tin và sự lớn mạnh của Internet - phương tiện truyền thông chưa thể phủ sóng rộng rãi khắp các địa phương, các vùng sâu vùng xa, biên giới, hải đảo. Trong TTCS CCHCNN, để mang lại hiệu quả đối với báo in, các cơ quan báo chí cần phải tạo ra thôn tin độc đáo hơn các loại hình báo chí khác, không tập trung vào thông tin thời sự, sự kiện mà nên phân tích, bình luận, lý giải để thấy được bản chất thông tin, sự toàn cảnh, đa chiều của vấn đề. Khi TTCS CCHCNN, báo in phải ưu việt hơn các loại hình báo chí khác trong việc mang lại cho người đọc những giá trị, bản chất căn cốt, tính khách quan, toàn cảnh của thông tin CS CCHCNN.

Kết quả khảo sát về báo chí TTCS CCHCNN trong thời gian qua cho thấy, báo điện tử có lượng người quan tâm nhiều nhất (số lượng = 120 người, chiếm 46%). Thứ đến là truyền hình (số lượng = 59 người, chiếm 23%). Như vậy, với số lượng lớn những người khảo sát bày tỏ quan điểm quan tâm đến báo điện tử và truyền hình cho thấy báo chí TTCS CCHCNN cần phải quan tâm đến xu hướng này [Phụ lục 3, mục 3.16].

Đa phương tiện bao gồm sự kết hợp văn bản (text), âm thanh (audio), ảnh tĩnh, hoạt hình, video, link hoặc các dạng nội dung tương tác khác. Do đó, hình thức truyền thông sử dụng đa phương tiện ngày càng được chú trọng nhờ những tiện ích của nó. Các phương tiện kỹ thuật số đang ngày càng được nhiều người quan tâm, lựa chọn. Xu hướng truyền thông sử dụng đa phương tiện đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của công chúng có thói quen truy cập thông tin qua các thiết bị điện tử hiện đại như điện thoại thông minh, máy tính bảng kết nối internet. Báo chí TTCS CCHCNN chính giúp người đọc có những trải nghiệm cá nhân, họ được nhập vai, ghi nhớ, trải nghiệm trong quy trình CS.

Tuy nhiên, không thể phủ nhận vai trò của các hình thức báo chí TTCS truyền thống. Hiện nay, vẫn còn tồn tại một bộ phận công chúng duy trì thói quen khai thác thông tin qua hình thức truyền thông truyền thống. So với loại hình báo chí đa phương tiện, báo chí truyền thống có độ chính xác, tin cậy cao hơn. Tuy vậy, TTCS CCHCNN muốn đạt được hiệu quả tối ưu vẫn cần bắt kịp xu thế phát triển của khoa học kỹ thuật hiện đại trong kỷ nguyên kỹ thuật số, truyền thông số, toàn cầu hóa về báo chí - truyền thông.


157

3.2.2. Những giải pháp chuyên nghiệp hóa báo chí truyền thông về chính sách cải cách hành chính nhà nước Việt Nam

3.2.2.1. Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác lãnh đạo, quản lý báo chí truyền thông về chính sách cải cách hành chính nhà nước

Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác lãnh đạo, quản lý báo chí trong TTCS CCHCNN. Đây là giải pháp có vai trò hết sức quan trọng và ý nghĩa vì công tác lãnh đạo, quản lý có vai trò quyết định đến định hướng, nội dung,... truyền thông tin CS CCHCNN. Theo đó, mỗi báo chí cần tập hợp được đội ngũ những người làm công tác phóng viên, biên tập, cộng tác viên có năng lực, nhiệt tình, làm việc trên cơ sở các nguyên tắc, tiêu chí và chuẩn mực của một nhà báo. Thành viên cộng tác viên cần có sự tham gia của các học giả có kinh nghiệm làm việc ở nhiều lĩnh vực khác nhau. CS CCHCNN gắn liền với cơ quan nhà nước, do đó các tổ chức đảng, các cơ quan, đơn vị, cơ quan chủ quản báo chí vừa phải tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo và quản lý, ngăn chặn tình trạng “thương mại hóa báo chí” trong đưa tin bài về CS CCHCNN; vừa phải thường xuyên phối hợp chặt chẽ, đồng bộ trong việc trao đổi, định hướng thông tin, đặc biệt là đối với các sự kiện lớn, những vấn đề còn nhiều ý kiến khác nhau để kịp thời thông tin chính xác đến các tầng lớp nhân dân. Đổi mới, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý NN để bảo đảm báo chí hoạt động đúng định hướng, hiệu quả trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế và sự bùng nổ của công nghệ thông tin, truyền thông. Cần xác định rằng báo chí không chỉ là phương tiện thông tin thuần túy, càng không phải là công cụ giải trí đơn thuần, mà có chức năng tuyên truyền, cổ động, tập hợp và tổ chức quần chúng tham gia vào các khâu của chu trình CS, giáo dục và hướng dẫn hành động cho các tầng lớp xã hội về CS CCHCNN [Phụ lục 7].

Bên cạnh việc tăng cường công tác quản lý, cần có cơ chế phù hợp trong việc cung cấp thông tin, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho hoạt động báo chí, tạo tiếng nói chung và thống nhất giữa cơ quan chỉ đạo, quản lý báo chí với cơ quan báo chí... nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao và đa dạng của công chúng về thông tin. Phát triển báo chí, truyền thông theo hướng cách mạng, chuyên nghiệp, hiện đại, hội nhập quốc tế, mở rộng quy mô ảnh hưởng, cân


158

đối, hợp lý giữa các lĩnh vực, địa bàn trong nước và thế giới. Đổi mới, nâng cao chất lượng báo chí phải hướng tới xây dựng phóng viên chuyên nghiệp, dũng khí, bản lĩnh, nhảy bén, biên tập viên nhà nghề. Để đạt được mục tiêu này cần đào tạo cách viết bài về TTCS, phân công phóng viên viết bài đúng chuyên ngành hay năng lực của họ. Đổi mới công tác lãnh đạo báo chí TTCS hướng tới xây dựng kế hoạch TTCS cả năm của báo chí. Tham mưu nhà nước xây dựng CS hỗ trợ báo chí TTCS, hướng tới xóa bỏ tình trạng vi phạm trạng đạo đức nhà báo, không giật tít để lôi kéo người đọc. Trong tương lai cần xây dựng “thương hiệu” báo chí TTCS.

3.2.2.2. Chuyên nghiệp hóa cách thức báo chí truyền thông về chính sách cải cách hành chính nhà nước

Trong thời gian tới cơ quan báo chí cần phân nhóm đối tượng để có nội dung thông điệp, hình thức, kênh truyền thông phù hợp với yêu cầu và điều kiện của từng nhóm. Phương thức thông tin, truyền thông cần ngắn gọn, dễ nhớ, dễ vận dụng, phù hợp với từng đối tượng, từng vùng miền trong cả nước. Đối với mỗi vấn đề thông tin, truyền thông, cổ động cần có lộ trình, quy trình, mục đích, dưới các hình thức khác nhau để việc tuyên truyền được thực hiện một cách tự nhiên; không hình thức, gượng ép; chú ý đến yếu tố kỹ thuật để nâng cao hiệu quả. Kết hợp đa dạng, nhiều hình thức, nhiều kỹ năng và áp dụng các tiến bộ khoa học - công nghệ hiện đại để nâng cao hiệu quả công tác thông tin, truyền thông trong tình hình mới [Phụ lục 7]. Theo các chuyên gia, trong công tác TTCS CCHCNN, không nên dựa vào hay đưa ra những thông tin, vấn đề phiến diện, một chiều, tuyệt đối hóa và công thức hóa. Phiến diện hoặc tuyệt đối hóa sẽ dẫn tới không đảm bảo tính khoa học của công tác truyền thông và tính phong phú của thực tiễn, làm cho công tác thông tin, truyền thông chậm trễ, sai lệch trong việc chỉ đạo và tổ chức hoạt động thực tiễn. Do vậy, cần chuyển hướng mạnh mẽ từ thông tin một chiều, định hướng từ trên xuống tới chú trọng thông tin hai chiều. Tăng cường đối thoại, lắng nghe thông tin từ thực tiễn, thường xuyên nắm bắt dư luận xã hội để có những giải pháp phát huy mặt tích cực; kịp thời chấn chỉnh những biểu hiện tiêu cực... [Phụ lục 7].

Theo các chuyên gia, chuyên nghiệp hóa công tác TTCS nói chung, TTCS CCHCNN nói riêng đòi hỏi đội ngũ phóng viên, biên tập viên có nghiệp


159

vụ vững vàng; thường xuyên học hỏi, cập nhật cách kỹ năng, cách làm báo hiện đại; phải là người sử dụng ngôn ngữ thuần thục, phong phú nhằm tránh những sai sót; luôn có tinh thần say mê nghề nghiệp, rèn luyện đạo đức trong sáng trong thực hiện nhiệm vụ. Kinh nghiệm, bí quyết, kỹ năng nghề nghiệp của đội ngũ phóng viên, biên tập viên lâu năm của các cơ quan báo chí có uy tín sẽ cung cấp cho người đọc cái nhìn sâu sắc, đa chiều. Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin như hiện nay là điều kiện thuận lợi để mỗi phóng viên, biên tập viên tự học tập nâng cao trình độ chuyên môn và mở rộng hiểu biết về các vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội của bản thân phục vụ cho quá trình xây dựng, biên tập, chỉnh sửa, duyệt bài... Để chuyên nghiệp hóa cách thức triển khai công tác thông tin, TTCS CCHCNN của báo chí, các chuyên trang, chuyên mục cần có trọng tâm, trọng điểm, luôn quán triệt, thể hiện tính Đảng và có bản sắc riêng [Phụ lục 7].

3.2.2.3. Nâng cao chất lượng thu thập, xử lý thông tin nâng nhằm tăng cường công tác phản biện chính sách

Trong bối cảnh bùng nổ thông tin như hiện nay, việc thu thập và xử lý thông tin phục vụ cho công tác nghiên cứu, phản biện CS của báo chí có ý nghĩa rất quan trọng. Để có nguồn thông tin phong phú, đa dạng, nhiều chiều, phản ánh khách quan, trung thực trong cuộc sống chính trị, kinh tế, xã hội... đang diễn ra, báo chí phải có cơ chế và hình thức linh hoạt để duy trì mối quan hệ thường xuyên với các cơ quan, tổ chức liên quan, các viện nghiên cứu, trường đại học, các nhà hoạch định CS (đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân…), các chuyên gia, nhà quản lý, nhà khoa học, nhà hoạt động thực tiễn... Những thông tin đó phải là một hệ thống toàn diện, bao gồm cả thông tin quá khứ, hiện tại, dự báo tương lai, thông tin trong nước và quốc tế, thông tin phải đa chiều... bảo đảm những cơ sở dữ liệu, căn cứ cần thiết để các tạp chí tổ chức nghiên cứu, thảo luận, phản biện một cách sâu sắc, toàn diện, khoa học. Theo các chuyên gia, để nghiên cứu, tham mưu, phản biện CS CCHCNN, báo chí cần phải thu thập đầy đủ, toàn diện các tài liệu có liên quan, bao gồm: các văn kiện, nghị quyết của Đảng; các văn bản pháp luật có liên quan đến dự thảo, dự án CS, pháp luật; các tài liệu nghiên cứu tham khảo; các bài viết, đề tài của các nhà khoa học, nhà quản lý, nhà hoạt động thực tiễn..., kết quả điều tra xã


160

Xem tất cả 340 trang.

Ngày đăng: 27/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí