Cải cách hành chính trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài ở nước ta - 11

Trên cơ sở đó, những mục tiêu cần phải đạt được trong thời gian tới là:

+ Bảo đảm tiết kiệm và hiệu quả các khoản chi tài chính của khu vực công. Các khoản chi tài chính của khu vực công đa phần là do ngân sách nhà nước đảm nhận, có đặc điểm không hoàn trả trực tiếp, không có tính chất ngang giá, lại có phạm vi rộng, khối lượng chi lớn. Thực tế của các nước cho thấy các khoản chi này hiệu quả thấp, lãng phí còn lớn. Vì vậy, cần coi trọng và thực hiện bằng được mục tiêu tiết kiệm và hiệu quả các khoản chi của khu vực công trong quá trình cải cách, đổi mới tài chính công.

+ Cải cách, đổi mới tài chính công phải hướng tới mục tiêu thúc đẩy mạnh mẽ công cuộc cải cách hành chính nhà nước, bảo đảm cho bộ máy hành chính hoạt động tốt hơn (trung thực, minh bạch, gần dân hơn, không cửa quyền, không tham nhũng) chuyên nghiệp hơn, điều hành có hiệu quả hơn hoạt động kinh tế - xã hội của đất nước.

+ Hoạt động của tài chính công không chỉ có tác dụng cung cấp nguồn lực tài chính cho bộ máy công quyền hoạt động, mà điều quan trọng là phải thông qua hoạt động tài chính công để có tác động mạnh mẽ đến việc điều chỉnh tổ chức và tính hiệu quả của hoạt động bộ máy. Vì vậy, gắn việc cải cách đổi mới tài chính công với bộ máy trong sạch vững mạnh được coi là một trong những mục tiêu quan trọng của cải cách, đổi mới tài chính công.

+ Thông qua cải cách, đổi mới hoạt động tài chính công phải bảo đảm cho việc sản xuất và cung cấp hàng hóa dịch vụ công cộng công bằng và hiệu quả hơn. Ngày nay, đa phần các nguồn lực của tài chính công đều được sử dụng cho việc sản xuất và cung cấp hàng hóa và dịch vụ công cộng. Hầu hết việc sản xuất và cung cấp hàng hóa dịch vụ công cộng đều do bộ máy công quyền từ trung ương đến địa phương đảm nhận. Nếu bộ máy công quyền thiếu trung thực, không minh bạch, nạn tham nhũng diễn ra tràn lan, thì việc sản xuất và cung cấp hàng hóa, dịch vụ công cộng khó đạt được yêu cầu công bằng và hiệu quả. Do đó, vấn đề đặt ra là việc cải cách, đổi mới hoạt động tài

chính công phải hướng vào mục tiêu bảo đảm công bằng và hiệu quả. Tài chính công có cấu trúc đa dạng bao gồm nhiều thành phần như đã đề cập ở phần trên. Hoạt động của tài chính công thực chất là hoạt động của các thành phần của tài chính công. Do đó, nội dung đổi mới, cải cách tài chính công là đổi mới thu - chi ngân sách nhà nước, đổi mới hoạt động của các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách nhà nước, đổi mới tài chính của các cơ quan công quyền, các đơn vị sự nghiệp công lập...

+ Đối với thu - chi ngân sách nhà nước nội dung đổi mới bao gồm đổi mới chính sách, cơ chế, quy trình làm thay đổi căn bản cách thức thu - chi ngân sách nhà nước, bảo đảm ngân sách nhà nước thực sự là công cụ điều tiết vĩ mô của Nhà nước.

+ Đối với hoạt động các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, nội dung đổi mới là gia tăng tỷ trọng huy động các nguồn lực tài chính nhàn rỗi của xã hội trên cơ sở bảo đảm tính hợp pháp của số lượng các quỹ và sử dụng chúng một cách có hiệu quả.

+ Đối với tài chính của các cơ quan công quyền và các đơn vị sự nghiệp công lập, nội dung đổi mới là tập trung nâng cao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm gắn việc đổi mới với công cuộc cải cách hành chính và việc cung cấp hàng hóa, dịch vụ công cộng công bằng và hiệu quả.

Tiếp tục cải cách thuế cho phù hợp với tình hình đất nước; yêu cầu của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; phù hợp với và các cam kết quốc tế. Bổ sung, hoàn thiện, đơn giản hóa các sắc thuế, từng bước áp dụng hệ thống thuế thống nhất, không phân biệt doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế nào. Cơ cấu lại nguồn thu, khắc phục tình trạng hạn hẹp trong phạm vi đánh thuế gây ra bỏ sót nguồn thu và đối tượng nộp thuế, đáp ứng yêu cầu động viên thu nhập quốc dân vào ngân sách nhà nước. Hiện đại hóa công tác thu thuế và đổi mới quản lý thu thuế.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 101 trang tài liệu này.

Cần tiếp tục hoàn thiện phân cấp ngân sách bảo đảm tính thống nhất của hệ thống tài chính quốc gia và vai trò chủ đạo của ngân sách trung ương; đồng thời phát huy tính chủ động, sáng tạo của địa phương và các ngành trong việc quản lý tài chính và ngân sách đã được phân cấp.

Khắc phục tính dàn trải trong chi ngân sách nhà nước và cơ cấu lại hợp lý các khoản chi ngân sách, bảo đảm tính hiệu quả và công bằng trong chi tiêu ngân sách nhà nước. Cân đối ngân sách một cách tích cực. Nâng cao hiệu quả đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước từ xác định chủ trương, lập và duyệt dự án đến thực hiện dự án.

Cải cách hành chính trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài ở nước ta - 11

Trong các giải pháp nêu trên cần phải tính đến yếu tố vùng, miền cho các định hướng ưu tiên, đặc thù.. phù hợp thực tế để dần thu hẹp khoảng cách giữa các vùng, miền trong thu hút đầu tư nước ngoài phục vụ phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn nói riêng và cả nước nói chung.

Tiếp tục nâng cao hiệu quả việc chống tham nhũng, tiêu cực và tình trạng nhũng nhiễu đối với nhà đầu tư. Đề cao tinh thần trách nhiệm cá nhân trong xử lý công việc, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí ở các cơ quan quản lý nhà nước.

KẾT LUẬN


Đầu tư nước ngoài có vai trò rất to lớn đến phát triển kinh tế đất nước: đây là nguồn vốn bổ sung quan trọng cho vốn đầu tư phát triển, đáp ứng nhu cầu tăng trưởng kinh tế; góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và nâng cao năng lực sản xuất công nghiệp; thúc đẩy chuyển giao công nghệ; đóng góp đáng kể vào ngân sách nhà nước và các cân đối vĩ mô; tạo việc làm, tăng năng suất lao động, góp phần đào tạo và cải thiện nguồn nhân lực; phát triển thị trường lao động, nhất là thị trường lao động trình độ cao ở Việt Nam; góp phần mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới… Vì vậy, để cải cách hành chính cho đầu tư nước ngoài góp phần nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư nước ngoài trên cả 03 phương diện: số lượng dự án đầu tư, số vốn đầu tư và chất lượng dự án đầu tư thì cần phải tiến hành ở nhiều lĩnh vực. Trong đó, cải cách thể chế, bộ máy nhà nước, cán bộ công chức đến tài chính công có ý nghĩa quan trọng hàng đầu. Đây vừa là động lực vừa là hiệu quả thu hút đầu vào của các dự án đầu tư nước ngoài. Nghiên cứu cải cách hành chính cho đầu tư nước ngoài cho ta thấy được mặt thuận lợi lẫn những khó khăn đã và đang đặt ra hiện nay, đồng thời cho thấy sự tương ứng trong mối quan hệ hai chiều giữa nhà nước, chính sách và doanh nghiệp. Trong đó, những việc mà cải cách hành chính đã làm được cần phải nhân rộng và phát huy hơn nữa, nhưng mặt yếu kém, hạn chế đang cản trở các doanh nghiệp cần phải nhanh chóng tháo gỡ, để các nhà đầu tư khi đến Việt Nam sẽ thấy có nhiều cơ hội hơn và là điểm đến đầu tư lý tưởng. Muốn vậy, cải cách hành chính cần có những bước đi, lộ trình mạnh mẽ hơn, có những bước đột phá quyết liệt hơn, để có thể xây dựng một môi trường đầu tư thuận lợi với vai trò chủ yếu là phục vụ doanh nghiệp.

Cùng với sự thay đổi không ngừng của nền kinh tế thị trường, cải cách hành chính cho đầu tư nước ngoài cần có những bước tiến lớn để không bị tụt hậu, yếu kém. Với hoàn cảnh nước ta hiện nay và mục tiêu hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới sau khi trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) - từ ngày 01/01/2007, cải cách hành chính cho đầu tư nước ngoài là một yêu cầu tất yếu góp phần thúc đẩy việc hoàn thiện thể chế chính sách, xây dựng đồng bộ nền hành chính mới của nhà nước pháp quyền Việt Nam theo tiêu chí chuyên nghiệp, vững mạnh, trong sạch và dân chủ.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Huy Anh (2010), ""Xin - Cho" biên chế đang làm méo mó bộ máy hành chính địa phương?", phapluatvn.vn, ngày 15/10.

2. Lục Bình, "Đội ngũ cán bộ công chức nhà nước sau 10 năm cải cách hành chính", daidoanket.vn.

3. "Cải cách thủ tục thuế đáp ứng nhu cầu hội nhập WTO của Việt Nam",

ftcvn.com.vn.

4. "Chín mục tiêu cụ thể" (2004), caicachhanhchinh.gov.vn, ngày 13/10.

5. Chính phủ (1998), Quyết định số 41/1998/QĐ-TTg ngày 20/2 của Thủ tướng Chính phủ về việc phân cấp, uỷ quyền cấp giấy phép đầu tư đối với các dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài, Hà Nội.

6. Chính phủ (2011), Quyết định số 732/QĐ-TTg ngày 17/5 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011 - 2020, Hà Nội.

7. "Chương trình tổng thể", caicachhanhchinh.gov.vn, ngày 29/9.

8. Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự thật, Hà Nội.

9. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Sự thật, Hà Nội.

10. Đảng Cộng sản Việt Nam (1995), Văn kiện Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương (khóa VII), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

11. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

12. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

13. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

14. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

15. Đảng Cộng sản Việt Nam (2007), Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương (khóa X), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

16. "Đánh giá tổng hợp tình hình thu hút FDI giai đoạn 1988-2007",

dautunuocngoai.vn, ngày 19/5.

17. "Đóng góp của FDI cho nền kinh tế Việt Nam" (2010), vidgroup.com.vn, ngày 27/9.

18. "Hà Nội: Thành lập doanh nghiệp chỉ mất 15 ngày" (2007), tuoitre.vn, ngày 03/01.

19. Nguyễn Hòa (2010), "Việt Nam vẫn hấp dẫn", aip.gov.vn, ngày 28/5.

20. Ngô Hương (2006), "Đầu tư nước ngoài năm 2006: Bảy tỷ USD trong tầm tay", hanoimoi.com.vn, ngày 03/11.

21. "Khái niệm cải cách hành chính" (2005), caicachhanhchinh.gov.vn, ngày 05/12.

22. "Kiện toàn bộ máy hành chính nhà nước", caicachhanhchinh.gov.vn.

23. Quang Nguyễn (2011), "Cải cách hành chính giai đoạn 2011-2020: Sự hài lòng của người dân là thước đo hiệu quả", daibieunhandan.vn, ngày 29/01.

24. Phùng Xuân Nhạ, "Nhìn lại vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài trong bối cảnh phát triển mới của Việt Nam" , hids.hochiminhcity.gov.vn.

25. Hiền Nhi (2010), "Tinh giản bộ máy hành chính nhà nước: Trên "thắt", dưới "phình"", hanoimoi.com.vn, ngày 09/11.

26. Kim Oanh (2010), "Không để "lùi" trong cải cách hành chính", baomoi.com, ngày 26/5.

27. "Phát biểu khai mạc của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Vò Hồng Phúc tại Hội nghị tổng kết 20 năm đầu tư nước ngoài tại Việt Nam" (2008), mpi.gov.vn, ngày 05/02.

28. Thang Văn Phúc, "Cải cách hành chính nhà nước - Nhìn lai và những vấn đề đặt ra trong hội nhập phát triển hiện nay", vids.org.vn.

29. Thang Văn Phúc, "Cải cách hành chính nhà nước - nhìn lại 5 năm (2001 - 2005), các ưu tiên (2006 - 2010) và tầm nhìn 2020", cchc.dongnai.gov.vn.

30. Mai Phương (2010), "Top 10 điểm đến FDI năm 2010", vneconomy.vn, ngày 09/03.

31. Mai Phương (2010), "Đầu tư trực tiếp nước ngoài năm 2010 và dự báo năm 2011", mpi.gov.vn, ngày 30/12.

32. PV. (2010), "Tác động của đầu tư nước ngoài đến phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam", thongtinphapluatdansu.wordpress.com, ngày 31/01.

33. Anh Quân (2009), "Chậm cải cách thủ tục hành chính: Lãng phí 30% chi phí xã hội?", vneconomy.vn, ngày 8/10.

34. Thái Xuân Sang, "Cải cách thủ tục hành chính trong tiến trình phát triển và hội nhập", truongchinhtrina.gov.vn.

35. Phan Hữu Thắng (2008), "Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam: Thực tế và triển vọng", sggp.org.vn, ngày 29/01.

36. Huy Thắng (2009), "2009: Vốn FDI đăng ký giảm nhưng giải ngân cao",

baodientu.chinhphu.vn, ngày 28/12.

37. "Tình hình đầu tư nước ngoài tại Việt Nam" (2011), fia.mpi.gov.vn.

38. "Trả lời về thực trạng của đội ngũ cán bộ, công chức", caicachhanhchinh. gov.vn, ngày 18/5.

39. "Trả lời phỏng vấn của Bộ trưởng Bộ Nội vụ Trần Văn Tuấn về nội dung Để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức do Trần Thị Nam thực hiện" (2008), tapchicongsan.org.vn, ngày 24/11.

40. Trần Văn Tuấn (2010), "Cải cách thủ tục hành chính và cơ chế "một cửa", "một cửa liên thông"", Tạp chí Cộng sản, (198).

41. Dương Quang Tung (2008), "Đẩy mạnh cải cách thể chế hành chính đáp ứng yêu cầu đổi mới và hội nhập", www.vnep.org.vn.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/06/2022