Phương Pháp, Dữ Liệu Và Kết Quả Nghiên Cứu Các Yếu Tố Tác Động Đến Tỷ Suất Sinh Lợi Của Các Ngân Hàng Tmcp Tại Việt Nam


chủ động xử lý nợ xấu đồng thời áp dụng chuẩn mực mới về phân loại nợ chặt chẽ hơn để phản ánh chính xác chất lượng tín dụng và thực trạng nợ xấu. Hầu hết các ngân hàng đều thừa nhận trích lập dự phòng rủi ro đang là hạng mục tiêu tốn chi phí lớn trong việc thực hiện phân loại nợ theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN. Một nguyên nhân nữa tác động tới lợi nhuận ngân hàng đó là do áp lực cạnh tranh cao các ngân hàng phải giảm lãi suất cho vay để kích thích tăng trưởng tín dụng mặc dù đã giảm lãi suất huy động nhằm tiết giảm chi phí và tạo cơ sở cho việc giảm lãi suất cho vay nhưng việc giảm lãi suất cho vay vẫn sẽ ảnh hưởng tới lợi nhuận ngân hàng. Vì vậy mà ROA và ROE tiếp tục giảm lần lượt còn 0,58% và 6,23%.

16

14

12

10

8

6

4

2

0

13.97

13.47

12.77

9.59

8.39

1.01

1.22

0.89

0.49

2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015

ROA trung bình (%) ROE trung bình (%)

6.36

6.23

6.17

1.3

1.28


0.61

0.58

Đồ thị 3.6: Tỷ suất sinh lợi của các ngân hàng TMCP tại Việt Nam giai đoạn 2008-2015 Mặc dù nhiều ngân hàng đạt kết quả kinh doanh cao trong năm 2015, nhưng nếu nhìn

vào báo cáo tài chính có thể thấy khoản mục trích lập dự phòng rủi ro đã ăn mòn lợi nhuận của rất nhiều ngân hàng. Cụ thể như Sacombank là ngân hàng báo lỗ nhiều nhất do sáp nhập với Southernbank, dự phòng rủi ro tăng vọt từ mức 187 tỷ đồng cùng kỳ năm 2014 lên tới

1.125 tỷ đồng trong quý cuối năm 2015 và nếu xét cả năm dự phòng tăng gấp hơn 2 lần khiến cho lợi nhuận của ngân hàng bị ảnh hưởng nặng nề. Sau đó là Eximbank, nguyên nhân cũng từ việc ngân hàng đã trích lập dự phòng rủi ro lên tới 935 tỷ đồng và cuối cùng là ABBank với chi phí dự phòng rủi ro tín dụng cũng tăng 33% lên 284 tỷ đồng, gấp 2,4 lần lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh. Ngay cả ngân hàng lớn như Vietcombank cũng đã phải trích lập dự phòng rủi ro cho vay lên 8.609 tỉ đồng, tăng 21,5% so với năm 2014. Yếu tố thứ hai được đề cập đến là tổng quan nợ xấu các ngân hàng phải gánh để xử lý và trích lập dự phòng vẫn ở mức cao nhưng tốc độ xử lý thực tế lại rất thấp. Trung bình mỗi năm các ngân hàng thực tế chỉ xử lý được chưa đến 7% còn lại phải dùng dự phòng của mình để xử lý. Tỉ lệ nợ


xấu cao, tốc độ xử lý nợ xấu thấp vẫn tiếp tục thách thức hoạt động kinh doanh của các ngân hàng trong thời gian tới. Lý do cuối cùng được nói đến là tình trạng các ngân hàng phụ thuộc quá nhiều vào lợi nhuận từ hoạt động tín dụng trong khi tỉ lệ lợi nhuận phi tín dụng rất thấp. Thực tế này làm cho hệ thống ngân hàng trở nên rủi ro hơn đặc biệt là trong giai đoạn nền kinh tế bước vào chu kỳ suy giảm. Tổng hợp các nguyên nhân trên đã lý giải được tại sao tỷ số ROA và ROE năm 2015 giảm lần lượt còn 0,49% và 6,17%.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 3


Chương 3 đã vẽ ra bức tranh về bối cảnh kinh tế Việt Nam và tình hình hoạt động của các ngân hàng TMCP tại Việt Nam giai đoạn 2008-2015. Từ năm 2008 trở về trước, tình hình hoạt động kinh doanh của các ngân hàng đạt được nhiều thành quả cao và rất ấn tượng nhờ những điều kiện thuận lợi của nền kinh tế. Sau năm 2008, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, mặc dù Chính phủ và NHNN đã có những biện pháp kích thích kinh tế, hỗ trợ doanh nghiệp nhưng hoạt động kinh doanh của các ngân hàng vẫn gặp rất nhiều khó khăn. Nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi tăng trưởng tín dụng thấp, tỷ lệ nợ xấu tăng nhanh và khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế yếu đã tác động không nhỏ làm giảm lợi nhuận và khả năng sinh lời của các ngân hàng TMCP tại Việt Nam. Điều này dẫn đến nghiên cứu của tác giả về mô hình thực nghiệm đo lường các yếu tố tác động đến TSSL ở chương 4 nhằm phát huy những yếu tố tác động tích cực cũng như hạn chế sự ảnh hưởng tiêu cực của các yếu tố đến lợi nhuận của ngân hàng.


CHƯƠNG 4: PHƯƠNG PHÁP, DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TỶ SUẤT SINH LỢI CỦA CÁC NGÂN HÀNG TMCP TẠI VIỆT NAM

4.1. Mô hình nghiên cứu


4.1.1. Dữ liệu nghiên cứu


Tính tới thời điểm hiện nay có 31 ngân hàng TMCP hoạt động tại Việt Nam nhưng do hạn chế về việc công bố dữ liệu rộng rãi của tất cả các ngân hàng trong toàn hệ thống và để đảm bảo tính cân bằng của dữ liệu nghiên cứu, tác giả sẽ thực hiện với 22 ngân hàng TMCP tại Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2008 đến 2015.

Số liệu về các yếu tố tác động nội tại bên trong được lấy từ báo cáo tài chính hợp nhất đã được kiểm toán của 22 ngân hàng TMCP tại Việt Nam từ năm 2008-2015 trên website chính thức của ngân hàng và số liệu về các yếu tố tác động vĩ mô bên ngoài được lấy từ trang web của World Bank. Mẫu nghiên cứu của đề tài bao gồm 22 ngân hàng TMCP tại Việt Nam với 176 quan sát được sử dụng để phục vụ nghiên cứu.

4.1.2. Các biến trong mô hình nghiên cứu


Dựa trên mô hình nghiên cứu được đề cập ở mục 2.6 với 2 biến phụ thuộc là ROA và ROE, 2 mô hình nghiên cứu cho trường hợp các ngân hàng TMCP tại Việt Nam được viết lại như sau:

ROAit = β0 + β1SIZEit + β2LOANit + β3CAPit + β4LLRit + β5COSRit + β6LIQit + β7INFt it (1) ROEit = β0 + β1SIZEit + β2LOANit + β3CAPit + β4LLRit + β5COSRit + β6LIQit + β7INFt it (2)

4.1.2.1. Biến phụ thuộc


Giống như tất cả các chỉ số tài chính khác, mỗi tỷ lệ đo lường khả năng sinh lợi được sử dụng trong từng trường hợp khác nhau. Để xác định các yếu tố tác động đến tỷ suất sinh lợi của ngân hàng, đa số các nghiên cứu nước ngoài cũng như trong nước thường đo lường bằng hai chỉ tiêu là lợi nhuận ròng trên tổng tài sản bình quân (ROA) và lợi nhuận ròng trên tổng vốn chủ sở hữu bình quân (ROE). Ưu điểm của hai chỉ số là tương đối đơn giản, dễ tính toán và mang tính tổng quát cao so với các chỉ số khác. Mặt khác, dù mang ý nghĩa khác nhau nhưng cả 2 đều chỉ ra hiệu quả hoạt động để tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng


(theo Davydenko, 2011). Do đó, trong bài luận văn này tác giả sẽ lấy hai chỉ số ROA và ROE để làm biến phụ thuộc đại diện cho tỷ suất sinh lợi của các ngân hàng TMCP tại Việt Nam.

4.1.2.2. Biến độc lập


Dựa trên phân tích thực trạng của các yếu tố ở chương 3, việc lượng hóa các biến phụ thuộc từ những yếu tố tác động đến TSSL của ngân hàng như đã phân tích ở chương 2 sẽ có kỳ vọng ở mô hình nghiên cứu tại Việt Nam như sau:

Quy mô ngân hàng (SIZE)


Quy mô ngân hàng được xem là yếu tố nội tại quyết định tỷ suất sinh lợi thông qua tổng tài sản. Tổng hợp các bài nghiên cứu truớc đây, mối quan hệ giữa quy mô tài sản và tỷ suất sinh lời của các ngân hàng có thể là thuận chiều hay nghịch chiều. Tuy nhiên, trong điều kiện nền kinh tế hội nhập tòan cầu ở Việt Nam hiện nay, các ngân hàng đang ngày càng mở rộng hơn nữa quy mô, mạng lưới hoạt động của mình nhằm khẳng định thương hiệu và có thể tiếp cận được nền khách hàng tốt với chi phí rẻ - một trong những tôn chỉ hàng đầu giúp ngân hàng đứng vững trong thị trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay. Do đó, bài nghiên cứu kỳ vọng mối quan hệ tương quan dương giữa quy mô ngân hàng và TSSL của các ngân hàng TMCP trong mô hình nghiên cứu.

Quy mô vốn chủ sở hữu (CAP)


Vốn chủ sở hữu (VCSH) hay vốn tự có của ngân hàng có ý nghĩa rất quan trọng, đó là nguồn vốn riêng của ngân hàng do chủ sở hữu đóng góp ban đầu và được bổ sung trong quá trình hoạt động kinh doanh. Vai trò của vốn chủ sở hữu là cực kì quan trọng đối với các ngân hàng trong việc tạo ra một cấu trúc vốn vững chắc - yếu tố này càng cao thì ngân hàng càng tự chủ về khả năng tài chính của mình, thu hút được các nhà đầu tư và nâng cao uy tín của ngân hàng đối với khách hàng. Điều này cũng phù hợp với tình hình thực tế của các ngân hàng TMCP tại Việt Nam hiện nay khi những lợi thế của vốn chủ sở hữu được phát huy, đặc biệt là nhu cầu tăng vốn của các ngân hàng để đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn theo Basel II đang được triển khai thực hiện nhằm tăng tính an toàn trong hoạt động tín dụng. Ban đầu thực sự sẽ là một thách thức với các ngân hàng nhưng khi chuẩn mực, thước đo


càng phức tạp thì lúc thực hiện được ngân hàng sẽ càng khẳng định được tiềm lực và uy tín của mình. Đó vừa là động lực để phát triển vừa hạn chế được rủi ro giúp ngân hàng gia tăng TSSL. Vì vậy, bài nghiên cứu kỳ vọng mối quan hệ tương quan dương giữa vốn chủ sở hữu và TSSL của các ngân hàng TMCP trong mô hình nghiên cứu.

Dư nợ cho vay (LOAN)


Cho vay là hoạt động kinh doanh chủ yếu tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng. Mặc dù nền kinh tế ngày càng phát triển, hội nhập sâu rộng, công nghệ thông tin hiện đại nhưng cho vay vẫn còn là hình thức truyền thống của các ngân hàng tại Việt Nam bên cạnh các sản phẩm dịch vụ khác. Theo số liệu của Cục Thống kê TP.HCM, dư nợ tín dụng của các ngân hàng TMCP đạt 725,2 ngàn tỷ đồng, chiếm 55,4% tổng dư nợ, tăng 16% so với tháng cùng kỳ năm 2015. Bên cạnh đó, trong thời gian vừa qua, dưới sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ và NHNN mà các ngân hàng TMCP đã xử lý được phần lớn nợ xấu, tăng cường công tác kiểm soát và đảm bảo an toàn tín dụng cho hoạt động của mỗi ngân hàng nói riêng cũng như hệ thống ngân hàng nói chung và điều này đã góp phần tích cực giúp tăng TSSL của ngân hàng. Vì vậy, bài nghiên cứu kỳ vọng mối quan hệ tương quan dương giữa dư nợ cho vay và TSSL của các ngân hàng TMCP trong mô hình nghiên cứu.

Rủi ro tín dụng (LLR)


Rủi ro tín dụng xảy ra khi khách hàng không thực hiện được các điều khoản đã cam kết trong hợp đồng vay vốn với ngân hàng, đây là loại rủi ro lớn nhất, thường xuyên xảy ra và gây hậu quả nặng nề trong hoạt động kinh doanh. Tại Việt Nam, NHNN đã ban hành những quy định cụ thể và dần hoàn thiện hơn về mức trích lập dự phòng rủi ro đối với các khoản tín dụng theo thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 nhằm tối thiểu hóa rủi ro có thể xảy ra. Tuy nhiên nếu mức trích lập quá lớn có thể sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến TSSL của ngân hàng, vì vậy đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng luôn là tôn chỉ hàng đầu của các ngân hàng TMCP tại Việt Nam hiện nay. Mặt khác, trong nền kinh tế hội nhập nếu luôn quá thận trọng và an toàn thì sẽ bỏ lỡ những cơ hội đầu tư tốt, vì vậy để tăng tỷ suất sinh lợi của ngân hàng, nâng tầm thương hiệu với các nước trong khu vực thì việc chấp nhận rủi ro cao nhưng chất lượng tài sản phải tốt và được thẩm định chặt chẽ để hạn chế tổn thất cũng là một hướng đi mà ngân hàng cần cân nhắc.


Đối với biến dự phòng rủi ro tín dụng, tác giả đo lường bằng cách sử dụng tỷ lệ giá trị trích lập dự phòng rủi ro tín dụng năm t chia cho tổng dư nợ cho vay năm (t-1). Đây là cách đo lường khác với các nghiên cứu trước (các nghiên cứu trước đo lường bằng cách lấy tỷ lệ giá trị trích lập dự phòng rủi ro tín dụng năm t chia cho tổng dư nợ cho vay năm t). Sở dĩ tác giả đo lường theo cách này vì khách hàng vay thông thường không phát sinh rủi ro tín dụng ngay trong năm vay vốn nên việc trích lập dự phòng là trích lập cho các năm trước. Vì vậy, nếu xác định rủi ro tín dụng bằng cách so sánh giá trị trích lập dự phòng rủi ro tín dụng với tổng dư nợ cho vay trong cùng một năm là không hợp lý. Cách đo lường này cũng được tìm thấy trong nghiên cứu của Foos và các tác giả (2010), đây là một nghiên cứu chuyên sâu về rủi ro tín dụng. Bên cạng đó, tổng hợp các bài nghiên cứu truớc đây cho thấy rằng mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và TSSL của các ngân hàng có thể là thuận chiều hay nghịch chiều, điều này hoàn toàn phù hợp với nền kinh tế hội nhập của Việt Nam hiện nay. Chính vì vậy, bài nghiên cứu kì vọng có thể có mối tương quan dương hoặc âm giữa rủi ro tín dụng và TSSL của các ngân hàng TMCP trong mô hình nghiên cứu.

Chi phí hoạt động (COSR)


Mỗi hoạt động kinh doanh đều mang đến cho ngân hàng những khoản thu nhập nhất định và đồng thời cũng tạo ra những khoản chi phí mà ngân hàng phải quản lý tốt nhằm tăng hiệu quả hoạt động. Theo các bài nghiên cứu trước đây, tác động của biến chi phí hoạt động lên TSSL của ngân hàng có thể đồng biến hoặc nghịch biến. Tuy nhiên, xét trong điều kiện thực tế của các ngân hàng tại Việt Nam hiện nay, mối quan hệ kỳ vọng giữa chi phí hoạt động và TSSL của ngân hàng là nghịch biến vì nếu ngân hàng không biết cắt giảm và quản lý chi phí một cách hiệu quả sẽ làm giảm lợi nhuận thu được đồng thời hiện nay năng suất lao động của nhân viên tại các ngân hàng tương đối thấp, việc tăng mức lương thưởng chưa hẳn đã làm tăng năng suất lao động của nhân viên. Vì vậy, bài nghiên cứu kỳ vọng mối quan hệ tương quan âm giữa chi phí hoạt động và TSSL của các ngân hàng TMCP trong mô hình nghiên cứu.


Tính thanh khoản (LIQ)


Tính thanh khoản của ngân hàng được xem như khả năng tức thời (the short-run ability) để đáp ứng nhu cầu rút tiền gửi và giải ngân các khoản tín dụng đã cam kết. Để đảm bảo an toàn trong hoạt động, ngân hàng cần thiết phải duy trì tài sản có tính lỏng hay có khả năng thanh khoản nhanh để có thể dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt nhằm tránh các vấn đề thiếu hụt nhất thời dẫn đến mất uy tín ngân hàng hoặc thậm chí là phá sản. Bên cạnh đó, NHNN cũng ban hành các quy chế về tỷ lệ dự trữ bắt buộc nhằm đảm bảo tính thanh khoản cho hoạt động của các tổ chức tín dụng theo thông tư 23/2015/TT-NHNN nhằm sửa đổi, bổ sung cho quyết định số 581/2003/QĐ-NHNN. Ngân hàng có tính thanh khoản cao sẽ giảm nguy cơ phá sản vì chúng có thể chịu được rủi ro tài chính xảy ra đồng thời giảm được chi phí vay vốn từ các nguồn vốn tài trợ bên ngoài từ đó giúp nâng cao khả năng sinh lợi. Lập luận trên cũng được ủng hộ bởi các bài nghiên cứu trước đây và phù hợp với tình hình hoạt động của các ngân hàng tại Việt Nam hiện nay, do đó tác giả kỳ vọng mối quan hệ cùng chiều giữa khả năng thanh khoản và TSSL của ngân hàng. Vì vậy, bài nghiên cứu kỳ vọng mối quan hệ tương quan dương giữa tính thanh khoản và TSSL của các ngân hàng TMCP trong mô hình nghiên cứu.

Tỷ lệ lạm phát (INF)


Lạm phát là một phạm trù vốn có của nền kinh tế thị trường, nó xuất hiện khi các yêu cầu của quy luật kinh tế hàng hoá không được tôn trọng nhất là quy luật lưu thông tiền tệ. Biến INF được đo lường bằng tỷ lệ lạm phát hàng năm ở Việt Nam, là tốc độ tăng của chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tính trên tất cả các hàng hóa và dịch vụ. Trong những nghiên cứu trước, biến INF có thể tác động cùng chiều hoặc ngược chiều lên TSSL của ngân hàng và bài nghiên cứu sẽ thực hiện kiểm định lại ở thị trường Việt Nam. Chính vì vậy, bài nghiên cứu kì vọng có thể có mối tương quan dương hoặc âm giữa tỷ lệ lạm phát và TSSL của các ngân hàng TMCP trong mô hình nghiên cứu.

Sự kỳ vọng về các biến trong mô hình nghiên cứu tại Việt Nam được tóm tắt trong bảng sau:


Bảng 4.1: Mô tả các biến được sử dụng trong mô hình nghiên cứu


STT

Biến

Công thức tính

Ký hiệu

Biến phụ thuộc

1

Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản

Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản

ROA


2

Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu

Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu

ROE


Biến độc lập

Kỳ vọng

1

Quy mô ngân hàng

Logarit tổng tài sản

SIZE

+

2

Quy mô vốn chủ sở hữu

Vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản

CAP

+

3

Dư nợ cho vay

Tỷ lệ dư nợ cho vay khách hàng /Tổng tài sản

LOAN

+

4

Rủi ro tín dụng

Dự phòng rủi ro tín dụng năm t /Tổng dư nợ cho vay năm t-1

LLR

+/-

5

Chi phí hoạt động

Chi phí hoạt động/Tổng thu nhập hoạt động

COSR

-

6

Tính thanh khoản

Tài sản có tính thanh khoản / Tổng tài sản

LIQ

+

7

Tỷ lệ lạm phát

Tỷ lệ lạm phát hàng năm

INF

+/-

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.

Các yếu tố tác động đến tỷ suất sinh lợi của các ngân hàng TMCP tại Việt Nam - 7


4.2. Phương pháp nghiên cứu:


Để lựa chọn phương pháp ước lượng phù hợp đánh giá tác động của các yếu tố đến TSSL của ngân hàng, tác giả dự kiến thực hiện theo trình tự như sau:

- Bước 1: Thống kê mô tả dữ liệu nghiên cứu


Số liệu trong bài nghiên cứu sau khi thu thập sẽ được xử lý thông qua phần mềm Stata 12 để thống kê tóm tắt đặc điểm của dữ liệu, mô tả giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất và số mẫu quan sát dùng trong nghiên cứu. Mô tả giúp ta có cái nhìn tổng quát hơn về tình hình cũng như hiệu quả hoạt động của các ngân hàng TMCP tại Việt Nam hiện nay.

- Bước 2: Phân tích sự tương quan của các biến


Thiết lập ma trận hệ số tương quan thể hiện mức độ tương tác của các biến độc lập đến biến phụ thuộc hoặc ảnh hưởng giữa các biến độc lập với nhau. Bước này giúp

Xem tất cả 123 trang.

Ngày đăng: 09/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí