Tỷ Suất Sinh Lời Trên Vốn Chủ Sở Hữu (Roe) Của Các Ngân Hàng



cạnh tranh huy động vốn gay gắt đã khiến ngân hàng hoạt động chưa hiệu quả.


Bảng 3.8: Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) của các ngân hàng

Đơn vị: %


STT

Các ngân hàng

2010

2011

2012

2013

2014

I

NHTM Nhà nước

-

-

10,34

7,93

6,92

1

Agribank

10,53

11,01

8,10

9,34

-

2

VCB

22,55

17,08

12,61

10

10,5

3

Vietinbank

22,10

26,74

19,90

19,8

10,4

4

BIDV

18,00

13,16

12,90

12,34

14,4

II

NHTMCP VN

-

-

5,1

3,6

4,64

1

Techcombank

24,80

28,87

5,58

4,77

7,4

2

Eximbank

13,51

20,39

13,30

15,85

13,5

3

Sacombank

15,04

14,60

7,15

14,.32

12,56

4

MB

29,02

28,34

27,46

27,98

15,8

5

ACB

28,91

36,02

8,50

9,8

5,49

6

SHB

12,81

15,04

0,35

8,56

7,56

7

Vpbank

-

-

10,18

14

15


Bình quân toàn ngành

14,56

11,86

6,31

5,18

5,49

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 205 trang tài liệu này.

Nguồn: Báo cáo thường niên của các NHTM [109 – 123]

Cũng giống ROE, ROA của Techcombank có xu hướng giảm trong giai đoạn gần đây. Năm 2010, ROA đạt đỉnh cao với 1,86%, tuy nhiên từ 2012 đến nay, ROA đều dưới 1% chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của Techcombank chỉ ở mức trung bình. Nếu 2012, 2013, 2014 các ngân hàng lớn khác giữ được ROA là trên 1% thì Techcombank chỉ đạt tương ứng 0,42%, 0,39% và 0,63%.

Có thể nói cùng với tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA), tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE), tỷ lệ lãi cận biên (NIM) của Techcombank có xu hướng giảm dần trong giai đoạn 2010 – 2013 và hồi phục nhẹ trong năm 2014. Tỷ lệ lãi cận biên (NIM) năm 2011 đạt 3,8%, thấp hơn mức 3,9% của năm 2010. Sang năm 2012 tỷ lệ lãi cận biên giảm xuống còn 3,4%. Sang năm 2013, 2014, trong khi ROA, ROE ở mức thấp thì NIM của Techcombank vẫn duy trì được mức cao so với toàn hệ thống. Năm 2013 ROA và ROE chỉ còn 0,39% và 4,77% trong khi NIM duy trì mức 3,2%. Năm 2014, ROA và ROE cải thiện hơn lần lượt đạt 0,63% và 7,4% trong khi NIM đạt 3,6%.



Bảng 3.9: Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) các NHTM Việt Nam

Đơn vị: %

STT

Các ngân hàng

2010

2011

2012

2013

2014

I

NHTM nhà nước

-

-

0,79

0,67

0,53

1

Agribank

0,58

0,71

0,55

0,67

-

2

VCB

1,50

1,25

1,13

1,0

0,9

3

Vietinbank

1,50

2,03

1,70

1,6

1,2

4

BIDV

1,00

0,83

0,74

0,7

0,8

II

NHTMCP VN

-

-

0,49

0,31

0,4

1

Techcombank

1,86

1,83

0,42

0,39

0,63

2

Eximbank

1,85

l ,93

1,20

1,46

1,17

3

Sacombank

1,50

1,44

0,68

1,38

1,26

4

MB

2,56

2,11

1,97

2,04

1,31

5

ACB

1,66

1,73

0,50

0,7

0,51

6

SHB

1,90

1,23

0,03

0,65

0,51

7

VPBank

-

-

-

0,91

0,88


Bình quân toàn ngành

1,29

1,09

0,62

0,49

0,51

Nguồn: Báo cáo thường niên của các NHTM [109 – 123]

Bảng 3.10: Tỷ lệ lãi ròng cận biên (NIM) của các NHTM Việt Nam

Đơn vị: %


Stt

Các ngân hàng

2010

2011

2012

2013

2014

1

MB

4,34

4,66

4,54

3,81

3,84

2

Vietcombank (VCB)

3,07

3,88

2,94

2,55

2,35

3

Vietinbank (CTG)

4,18

5,11

4,06

3,61

3.15

4

BIDV

2,95

3,46

3,18

2,88

2,8

5

Agribank

3,35

5,02

4,12

4,3

-

6

Sacombank (STB)

3,59

4,74

5,29

5,13

4,6

7

Techcombank (TCB)

3,9

3,8

3,4

3,2

3,6

8

ACB

2,74

3,43

3,74

2,84

2,7

9

Eximbank

3,35

3,73

3,12

2,14

2,09

10

SHB

3,46

3,5

2,26

1,83


11

Vpbank




4,47

4,42

Nguồn: Báo cáo thường niên các NHTM [109 -123]

Trong khi các chỉ số sinh lời khác đều phục hồi thì tỷ lệ thu nhập thuần ngoài lãi (NII) giảm mạnh giai đoạn năm 2014. Trong giai đoạn gần đây, tỷ trọng thu nhập ngoài lãi của Techcombank có xu hướng giảm và thấp hơn so với các ngân



hàng cổ phần lớn và cao hơn so với mức trung bình toàn ngành (toàn ngành khoảng 14% - KPMG [37]).

Sở dĩ tỷ lệ thu nhập ngoài lãi có mức giảm năm 2014 là do thu nhập từ hoạt động mua bán, đầu tư chứng khoán và góp vốn mua cổ phần giảm mạnh. Đồng thời do phân khúc bán lẻ của Techcombank còn thấp, các tài khoản bán lẻ là một trong những nguồn thu phí dịch vụ chính như cho vay mua nhà có thế chấp, thẻ tín dụng và tài khoản thanh toán... nhưng mới được Techcombank chú trọng trong thời gian gần đây.

Bảng 3.11: Tỷ trọng thu nhập ngoài lãi (NII) của các NHTM Việt Nam

Đơn vị: %


Stt

Các ngân hàng

2010

2011

2012

2013

2014

1

MB

13,9

-1,45

15,5

-

21,3

2

Vietcombank (VCB)

-

-

27,5

30,46

32

3

Vietinbank (CTG)

-

-

-

15

16,4

4

BIDV

20

18

20

27

28

5

Sacombank (STB)

-

-

30

10

20,4

6

Techcombank (TCB)

32,51

22,46

11,19

23,2

18,76

7

ACB

24

14

-18

22

21,3

8

Eximbank

-

-

9,02

15,78

7,9

9

SHB

-

-

-

-

16,3

Nguồn: Báo cáo thường niên các NHTM [109 -123]

So sánh sự tương quan tỷ suất lợi nhuận giữa Techcombank và các ngân hàng khác có thể thấy các tỷ suất này của Techcombank ở mức tương đương với bình quân toàn ngành, nhưng so với khối ngân hàng thương mại nhà nước và ngân hàng cổ phần có quy mô lớn thì các tỷ suất lợi nhuận của Techcombank gần như thấp nhất. Trong những năm gần đây, do tình hình khó khăn chung toàn ngành nên tỷsuất lợi nhuận không chỉ Techcombank mà toàn hệ thống cũng đều giảm.

2) Năng suất lao động

Năng suất lao động của nhân viên Techcombank biến động không đồng đều trong những năm vừa qua.

Năm 2010 năng suất lao động giảm 18,04% so với năm trước đạt 277 triệu đồng lợi nhuận/người. Năm 2011 là năm đột phá khi mỗi nhân viên kiếm được 378



triệu đồng tiền lãi sau thuế, cho ngân hàng tương ứng mức tăng 36,46%, đạt mức cao nhất trong 5 năm qua và đứng thứ 3 trong tốp những ngân hàng có năng suất lao động cao nhất trên thị trường.

Tuy nhiên những năm sau đó do chiến lược phát triển mạng lưới mạnh mẽ làm tăng chi phí hoạt động khiến năng suất lao động của Techcombank giảm đáng kể. Mỗi nhân viên chỉ kiếm được lợi nhuận các năm 2012, 2013 tương ứng 106, 90, triệu đồng cho ngân hàng.

Biểu đồ 3.13: Năng suất lao động của Techcombank


Nguồn Báo cáo thường niên Techcombank 108 và tính toán của tác giả Biểu đồ 1

Nguồn: Báo cáo thường niên Techcombank [108] và tính toán của tác giả

Biểu đồ 3.14: Năng suất lao động của các NHTM

Đơn vị: Triệu đồng


Nguồn Báo cáo tài chính các NHTM Việt Nam 109 123 Lợi nhuận sau thuế năm 2014 2

Nguồn: Báo cáo tài chính các NHTM Việt Nam [109 -123]

Lợi nhuận sau thuế năm 2014 tăng gấp đôi so với 2013 không có nghĩa năng suất lao động năm 2014 tại Techcombank ở mức đáng nể mà chỉ dừng ở mức độ



khiêm tốn 150 triệu đồng/người, chiếm vị trí thứ 6 trong tốp những ngân hàng dẫn đầu thị trường về hiệu quả làm việc của nhân viên và đứng thứ 3 trong khối ngân hàng cổ phần tư nhân (Chi tiết tại phụ lục 9).

3). Mức độ đóng góp cho nền kinh tế

Mức độ đóng góp ngân sách

Bảng 3.12: Tỷ trọng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) của Techcombank

Năm

Đơn vị

2010

2011

2012

2013

2014

Thuế TNDN đã nộp

Tỷ

đồng

551

658

1.268

39

218

Tổng thu thuế TNDN của

nhà nước

Tỷ

đồng

84.363

156.155

650.614

788.824

-

Tỷ trọng đóng góp của

Techcombank


%

0,65

0,43

0,2

0,005

-

Tăng trưởng so với năm

trước


%

-

18,15

92,7

-96,92

458,97

Nguồn: Báo cáo thường niên Techcombank [108], Tổng cục thuế [81]

Bảng 3.13: Thứ tự xếp hạng nộp thuế TNDN của các ngân hàng


STT

Ngân hàng

2010

2011

2012

2013

2014

1

Vietinbank

8

10

3

6

8

2

Vietcombank

4

9

-

9

11

3

BIDV

15

12

6

10

14

4

MB

26

24

-

13

23

5

Sacombank

20

-

-

17

22

6

Agribank

7

11

7

7

30

7

Eximbank

17

15

-

14

51

8

SHB

-

-

56

-

82

9

Vpbank


-

33

-

65

10

ACB

13

13

8

16

125

11

Techcombank

14

14

-

11

388

Nguồn: V1000.vn năm 2010, 2011, 2012, 2013, 2014 [9]

Tỷ trọng đóng góp cho ngân sách nhà nước thông qua thuế thu nhập doanh nghiệp của Techcombank biến động không đều trong giai đoạn vừa qua. Thuế thu nhập doanh nghiệp của Techcombank thực nộp cho nhà nước đạt cao nhất năm



2012 với 1.068 tỷ đồng. Tuy nhiên năm 2012 cũng là năm các NHTM khác có tỷ trọng đóng góp khá lớn cho nhà nước chứ không riêng Techcombank. Năm 2011 số thuế thu nhập doanh nghiệp Techcombank thực nộp cho nhà nước là 658 tỷ đồng, tuy không cao như năm 2012 nhưng so với nền kinh tế thì đây là con số đáng nể. Năm 2013, 2014, thuế thu nhập doanh nghiệp Techcombank thực nộp cho nhà nước đạt tương ứng 39 và 218 tỷ đồng.

Năm 2014 xếp hạng của Techcombank tụt xuống đứng thứ 388 do năm 2013 số thuế nộp cho nhà nước chỉ đạt 39 tỷ đồng, thấp nhất trong các nhóm ngân hàng. Tuy nhiên trong giai đoạn vửa qua Techcombank cũng luôn lọt vào Top 10 doanh nghiệp tư nhân và là ngân hàng TMCP thứ 3 nộp thuế thu nhập doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam. Bên cạnh những giải thưởng lớn đã đạt được trong năm nay, V1000 là sự ghi nhận tiếp theo cho những nỗ lực của Techcombank và là động lực lớn để ngân hàng phát triển trong tương lai

Mức độ đóng góp vào giải quyết việc làm cho nền kinh tế

Biểu đồ 3.15: Số lượng nhân viên của Techcombank


Nguồn Báo cáo thường niên Techcombank 108 và tính toán của tác giả Trong năm 3

Nguồn: Báo cáo thường niên Techcombank [108] và tính toán của tác giả

Trong năm 2011, số lượng nhân viên tăng hơn 11%, tăng mạnh nhất trong giai đoạn vừa qua, đạt số lượng 8.335 người. Đây là một chiến thuật của Techcombank khi quyết định tập trung vào yếu tố con người, một trong những yếu tố chính của hoạt động ngân hàng [108].



Biểu đồ 3.16: Tỷ trọng đóng góp việc làm của Techcombank


Nguồn Báo cáo thường niên các NHTM 109 123 và tính toán của tác giả Sang năm 4

Nguồn: Báo cáo thường niên các NHTM [109 -123] và tính toán của tác giả

Sang năm 2012 do những khó khăn chung của nền kinh tế, Techcombank cắt giảm 14% số nhân sự chỉ còn 7.168 người. Năm 2013, 2014, nhân viên tăng khoảng 1,7%, đạt 7.419 người, để có thể đáp ứng cho sự phục hồi của ngân hàng cũng như nền kinh tế.

Bảng 3.14: Thu nhập bình quân đầu người của các ngân hàng

Đơn vị: Triệu đồng/tháng/người)


Stt

Ngân hàng

2010

2011

2012

2013

2014

1

Vietinbank (CTG)

18,3

21,6

20,22

19,67

19,9

2

BIDV

11,8

15,3

14,91

16,33

19,8

3

Vietcombank (VCB)

17,2

18,4

16,61

17,27

19

4

MB bank (MB)

14,2

16,3

17,46

17,52

18,6

5

Techcombank (TCB)

10

12

15

16

18

6

Sacombank (STB)

9,4

14,07

14,13

15,21

16,6

7

ACB

10,3

14,3

14,08

12,92

13,8

8

Eximbank

-

17,8

17,4

14

12,3

9

SHB

-

4,2

4,2

-

14,9

Nguồn: Báo cáo thường niên các NHTM [109 – 123]

So với toàn hệ thống, Techcombank là ngân hàng tạo công ăn việc làm cho nền kinh tế tương đối lớn khi chiếm vị trí thứ 7 trong những năm qua và đứng thứ 8 trong năm 2014 (Chi tiết tại phụ lục 9).

Cùng với việc tạo ra nhiều công ăn việc làm cho nền kinh tế, Techcombank cũng đã cố gắng nâng cao mức thu nhập của người lao động tương đương với



những ngân hàng cùng quy mô. Mức thu nhập bình quân của Techcombank tăng đều đặn trong giai đoạn vừa qua từ 10 triệu đồng/người năm 2010 lên 18 triệu đồng/người năm 2014. So với những ngân hàng trả lương đứng đầu thị trường thì Techcombank luôn đứng quanh vị trí thứ 5, sau ngân hàng Quân đội, Viettinbank, Vietcombank, BIDV. Trong khi lợi nhuận mỗi nhân viên kiếm được cho ngân hàng biến động không đều đặn thì thu nhập nhân viên nhận được là tương đối tốt so với hệ thống.

Tại Techcombank, lao động có trình độ từ đại học trở lên chiếm khoảng 80%. So với khối ngân hàng lớn có vốn nhà nước, Techcombank không có nhiều nhân sự có trình độ thạc sĩ hay tiến sĩ nhưng lại có lợi thế về độ tuổi lao động khá trẻ.

Trong giai đoạn vừa qua, do những biến động tài chính của nền kinh tế cùng chính sách lương, đào tạo chưa thỏa đáng khiến Teccombank bị hiện tượng chảy máu chất xám. Nhân viên xin thôi việc tập trung ở nhóm cán bộ cấp bậc thấp, còn cấp cao rời ngân hàng chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ. Để tránh bị các ngân hàng khác mời mọc, chèo kéo, lãnh đạo Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam khẳng định mục tiêu hàng đầu phải tạo được môi trường làm việc và hướng phát triển dài hơi cho nhân viên, ít nhất 5-10 năm. Đối với cán bộ cấp cao, Techcombank chia hai nhóm, một là có thể đào tạo để trở thành nhà quản lý, hai là sẽ chắp cánh làm chuyên gia. Với nhân viên cấp dưới, Techcombank sẽ ra một loạt các chính sách phúc lợi, trong đó cải thiện thu nhập. Ngân hàng sẽ thiết lập lại chương trình đánh giá năng lực cho từng vị trí và xây dựng con đường công danh cho mỗi cá nhân. Ngoài ra, lãnh đạo phải kết nối nhiều hơn với nhân viên trong các hoạt động chứ không đơn thuần chỉ chú trọng chuyên môn.

Với những hạn chế trong công tác đào tạo hiện nay, ngân hàng xác định phải bỏ công xây dựng hệ thống đào tạo bài bản để xây dựng được bộ khung vững chắc. Chiến lược về nhân sự của Techcombank chuyển từ “buy” (mua) sang “build” (xây)

- có nghĩa là chú trọng vào phát triển năng lực nhân sự trong quá trình làm việc. Techcombank vừa vinh dự lọt vào TOP 3 nơi làm vệc tốt nhất trong ngành ngân

Xem tất cả 205 trang.

Ngày đăng: 04/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí