Ngân hàng. Ngược lại, điều kiện kinh tế suy thoái có thể gây tổn thất cho ngân hàng do các khoản vay không hiệu quả gia tăng, và làm ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi của Ngân hàng. GDP biểu hiện chu kỳ kinh doanh tăng lên hay giảm xuống của nền kinh tế. Do đó, sự biến động của nền kinh tế sẽ tạo ra những tác động trực tiếp đến tỷ suất sinh lợi của Ngân hàng.
Tốc độ tăng trưởng thu nhập quốc dân là chỉ tiêu đo lường tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. Tăng trưởng kinh tế của một quốc gia phản ánh gia tăng hoạt động kinh tế và thu nhập trong nước. Tăng trưởng kinh tế cao phản ánh triển vọng kinh doanh tốt ở tất cả các ngành, trong đó có ngân hàng. Vì vậy, có thể dự đoán mức tăng trưởng kinh tế cao, tỷ suất sinh lợi của ngân hàng cũng cao.
- Lạm phát
Theo hiệu ứng Fisher, lãi suất danh nghĩa trên thị trường bằng tổng của lãi suất thực và tỷ lệ lạm phát. Khi tỷ lệ lạm phát thay đổi sẽ làm thay đổi mức lãi suất giao dịch trên thị trường. Đồng thời, khi lãi suất thay đổi sẽ ảnh hưởng đến giá trị chi phí và thu nhập của ngân hàng. Tuy nhiên, mức độ chênh lệch giữa thu nhập và chi phí của ngân hàng khi lãi suất thay đổi phụ thuộc vào khả năng dự đoán tỷ lệ lạm phát và năng lực quản lý tài sản – nguồn vốn của ngân hàng (Rose 1999).
Các ngân hàng sẽ hoạt động hiệu quả nếu như dự đoán được lạm phát tương lai để đưa ra các chính sách phù hợp. Để có thể dự báo được lạm phát thì môi trường kinh tế vĩ mô cần được minh bạch và hoàn thiện. Tốc độ lạm phát cao cùng với lãi suất cho vay cao và vì thế thu nhập cũng cao. Nhưng nếu lạm phát xảy ra bất ngờ và ngân hàng tỏ ra chậm chạp trong việc điều chỉnh lãi suất thì chi phí của ngân hàng có thể tăng nhanh hơn thu nhập và do đó ảnh hưởng tiêu cực đến tỷ suất sinh lợi của ngân hàng.
Tốc độ lạm phát hàng năm (INF) được đo lường bằng tốc độ tăng trưởng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của tất cả hàng hóa và dịch vụ.
2.2 Lược khảo các nghiên cứu thực nghiệm liên quan đến tỷ suất sinh lợi của ngân hàng
2.2.1 Nghiên cứu nước ngoài
- Sammy Ben Naceur (2003) đã nghiên cứu tác động của đặc điểm ngân hàng, cơ cấu tài chính và các chỉ số kinh tế vĩ mô đến NIM và lợi nhuận của các ngân hàng Tunisia giai đoạn 1980 - 2000. Các yếu tố bên trong được sử dụng là: quy mô vốn chủ sở hữu, chi phí, cho vay và tính thanh khoản. Các yếu tố bên ngoài được sử dụng gồm có các biến thể hiện chỉ số vĩ mô là: chỉ số lạm phát, tốc độ tăng trưởng kinh tế và các biến thể hiện cấu trúc tài chính là: chỉ số giá trị vốn hóa/tổng tài sản tiền gửi của ngân hàng, chỉ số giá trị vốn hóa/GDP, quy mô của khu vực ngân hàng, sự tập trung của ngân hàng (phần tài sản được nắm giữ bởi 3 ngân hàng lớn nhất).
Bài nghiên cứu đã đưa ra các kết luận: Thứ nhất, các yếu tố bên trong của ngân hàng giải thích một phần quan trọng của sự thay đổi tỷ suất sinh lợi và lợi nhuận ròng. Các ngân hàng thường nắm giữ một lượng vốn tương đối lớn, một chi phí tương đối cao thì sẽ có NIM và lợi nhuận ròng cao, trong khi đó quy mô thể hiện tương quan ngược chiều với lợi nhuận ngân hàng. Thứ hai, các yếu tố vĩ mô như lạm phát và tốc độ tăng trưởng kinh tế hầu như không có tác động lên thu nhập lãi cận biên cũng như lợi nhuận của ngân hàng. Thứ ba, việc tập trung vốn sẽ làm giảm lợi nhuận ngân hàng hơn là cạnh tranh. Thị trường chứng khoán có tác động cùng chiều và đáng kể đối với lợi nhuận ngân hàng. Điều này cũng phản ánh mối quan hệ chặt chẽ giữa ngân hàng và thị trường chứng khoán. Ngoài ra, nếu xóa bỏ trung gian trong hệ thống tài chính Tunisia cũng sẽ làm tăng lợi nhuận của ngân hàng.
- Ali Khizer và các cộng sự (2011) nghiên cứu các yếu tố tác động đến lợi nhuận ngân hàng. Dữ liệu sử dụng được thu thập từ các NHTM nhà nước và ngân hàng tư nhân của Pakistan giai đoạn 2006 - 2009, bao gồm 88 mẫu quan sát. Các tác giả sử dụng hai biến phụ thuộc là ROA và ROE. Các biến độc lập bao gồm các yếu tố bên trong và các yếu tố bên ngoài. Các yếu tố bên trong thể hiện các chỉ số tài chính của ngân hàng bao gồm quy mô ngân hàng, hiệu quả hoạt động, vốn, rủi ro tín
dụng, thành phần danh mục và quản trị tài sản. Các biến bên ngoài thể hiện các chỉ số kinh tế vĩ mô bao gồm tăng trưởng kinh tế, chỉ số lạm phát.
Bài nghiên cứu đã đưa ra các kết luận: lợi nhuận (cụ thể đo lường bằng ROA) có mối quan hệ cùng chiều với quy mô, hiệu quả hoạt động, thành phần danh mục, quản trị tài sản và có mối quan hệ ngược chiều với vốn, rủi ro tín dụng. Còn trong trường hợp lợi nhuận được đo lường bằng ROE: lợi nhuận có mối quan hệ cùng chiều với vốn, thành phần danh mục và quản trị tài sản, lợi nhuận cũng có mối quan hệ ngược chiều với quy mô, hiệu suất quản trị và rủi ro tín dụng. Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản và tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu có mối tương quan thuận với tăng trưởng kinh tế.
- Deger Alper và Adem Anbar (2011) nghiên cứu về chỉ số tài chính ngân hàng và chỉ số kinh tế vĩ mô ảnh hưởng đến lợi nhuận của các NHTM tại Thổ Nhĩ Kỳ giai đoạn 2002 - 2010. Bài nghiên cứu sử dụng hai biến phụ thuộc là ROA và ROE. Các chỉ số tài chính ngân hàng bao gồm quy mô ngân hàng, vốn chủ sở hữu, cho vay khách hàng, tính thanh khoản, tiền gửi của khách hàng và tỷ lệ chi phí/thu nhập. Các chỉ số kinh tế vĩ mô bao gồm tăng trưởng kinh tế, lạm phát, lãi suất thực. Dữ liệu nghiên cứu bao gồm 10 ngân hàng đang giao dịch trên sàn chứng khoán Istanbul Exchange (ISE) trong thời gian 2002 - 2010, bao gồm 90 mẫu quan sát. Bài nghiên cứu đã đưa ra các kết luận: ROA có mối tương quan thuận với quy mô ngân hàng và có mối tương quan nghịch với cho vay. ROE có mối tương quan thuận với quy mô ngân hàng và có mối tương quan nghịch với lãi suất thực.
- Sherish Gul và các cộng sự (2011) xem xét mối quan hệ giữa các yếu tố bên trong ngân hàng và các yếu tố vĩ mô với lợi nhuận ngân hàng thông qua việc nghiên cứu 15 NHTM hàng đầu của Pakistan trong giai đoạn 2005 - 2009. Bài nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy Pooled OLS để xem xét ảnh hưởng của Quy mô tổng tài sản (SIZE), Quy mô vốn chủ sở hữu (CAPITAL), Tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản (LOAN), Tỷ lệ tiền gửi trên tổng tài sản (DEPOSITS), Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP), Lạm phát (INF), Vốn hóa thị trường đến các chỉ số lợi nhuận NHTM Pakistan như: ROA, ROE, ROCE, NIM.
Kết quả thực nghiệm cho thấy cả yếu tố bên trong và bên ngoài đều ảnh hưởng mạnh đến lợi nhuận ngân hàng. Đối với biến phụ thuộc là ROA thì: Quy mô ngân hàng, tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản, tỷ lệ tiền gửi trên tổng tài sản, tốc độ tăng trưởng GDP, lạm phát có tác động cùng chiều đến lợi nhuận. Đối với biến phụ thuộc ROE: Quy mô ngân hàng, tỷ lệ tiền gửi trên tổng tài sản, tốc độ tăng trưởng GDP, lạm phát có tác động cùng chiều đến lợi nhuận; quy mô vốn chủ sở hữu, tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản, vốn hóa thị trường có tác động ngược chiều đến lợi nhuận.
- Ong Tze San và Teh Boong Heng (2013) đã nghiên cứu những yếu tố tác động đến tỷ suất sinh lợi NHTM Malaysia. Tác giả sử dụng mô hình hồi quy với ba chỉ số đại diện là ROA, ROE và NIM để đo lường các yếu tố tác động đến lợi nhuận của NHTM Malaysia trong giai đoạn 2003 - 2009.
Kết quả bài nghiên cứu chỉ ra rằng, lợi nhuận được đo lường bằng chỉ số ROA là đáng tin cậy và là thước đo tốt hơn ROE, NIM. Các biến tỷ lệ an toàn vốn, vốn chủ sở hữu, tổng tài sản có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Còn các yếu tố vĩ mô như GDP, lạm phát không có ảnh hưởng đáng kể tới hiệu quả hoạt động ngân hàng.
- Trujillo ‐ Ponce (2013) đã phân tích các yếu tố quyết định lợi nhuận của các ngân hàng ở Tây Ban Nha trong giai đoạn 1999 – 2009 với việc sử dụng tỷ lệ ROA và ROE như là chỉ số đại diện lợi nhuận của các ngân hàng.
Bài nghiên cứu đã chỉ ra rằng lợi nhuận của các ngân hàng cao trong suốt những năm mà tỷ lệ dư nợ cho vay cao, tỷ lệ tiền gửi gia tăng, rủi ro tín dụng càng thấp (được đại diện bởi tỷ lệ nợ xấu thấp cũng như chi phí trích lập dự phòng rủi ro tín dụng thấp), vốn chủ sở hữu càng cao, càng đa dạng hóa thu nhập và hiệu quả chi phí tốt. Cũng như vậy, nghiên cứu cũng cho thấy rằng các yếu tố vĩ mô cũng là các yếu tố quyết định lợi nhuận của các ngân hàng Tây Ban Nha. Lạm phát, tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ cùng chiều với lợi nhuận của các ngân hàng, nhưng lãi suất lại cho thấy tác động ngược chiều đến lợi nhuận của các ngân hàng Tây Ban Nha.
2.2.2 Nghiên cứu trong nước
- Phạm Hữu Hồng Thái (2013) đã nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của 34 NHTM cổ phần ở Việt Nam giai đoạn 2005 – 2012. ROE được sử dụng làm biến phụ thuộc.
Kết quả cho thấy rằng tồn tại mối quan hệ ngược chiều giữa nợ xấu, rủi ro tín dụng và hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Ngược lại, quy mô ngân hàng, đòn bẩy tài chính của ngân hàng, dự phòng rủi ro tín dụng, thu nhập hoạt động lại có tác động cùng chiều đến lợi nhuận của các ngân hàng.
- Trần Việt Dũng (2014) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của 22 ngân hàng từ năm 2006 - 2012 với ROA, ROE, NIM được sử dụng làm biến đại diện cho lợi nhuận ngân hàng. Bằng cách dùng phương pháp ước lượng GMM, nghiên cứu tìm thấy rằng cổ phần hóa có tác động cùng chiều đến khả năng sinh lợi của các ngân hàng. Ngoài ra, các ngân hàng có xu hướng hoạt động hiệu quả hơn khi nắm nhiều vốn chủ sở hữu hơn. Bên cạnh đó, tốc độ tăng trưởng GDP tác động cùng chiều đến lợi nhuận của ngân hàng, trong khi lạm phát ảnh hưởng ngược chiều đến khả năng sinh lợi của các ngân hàng.
- Vò Xuân Vinh và Trần Thị Phương Mai (2015) cùng nhau nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của 37 NHTM tại Việt Nam trong giai đoạn 2006 – 2013 với ROA và ROE được sử dụng như là đại diện cho lợi nhuận của các ngân hàng. Thông qua các mô hình OLS gộp, FEM, REM và GMM, nghiên cứu cho thấy rằng các ngân hàng càng có mức độ đa dạng hóa thu nhập càng cao thì sẽ càng làm giảm khả năng sinh lợi của các ngân hàng. Hơn nữa, dư nợ cho vay và huy động của ngân hàng càng cao cũng làm giảm lợi nhuận của các ngân hàng. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng của tài sản và tốc độ tăng trưởng cho vay lại làm gia tăng lợi nhuận của các ngân hàng.
2.2.3 Tóm tắt các nghiên cứu trước đây
Bảng 2.1 Tóm tắt các nghiên cứu trước đây
Tên tác giả | Đề tài nghiên cứu | Biến phụ thuộc | Kết quả nghiên cứu và chiều tác động | |
1 | Sammy Ben Naceur (2003) | The determinants of the Tunisian banking industry profitability: panel evidence | NIM ROA | Quy mô vốn chủ sở hữu (+) Quy mô cho vay (+) Quy mô ngân hàng (-) Tổng chi phí (+) Sự tập trung của ngân hàng (-) |
2 | Khizer Ali, Muhammad Farhan Akhtar và Hafiz Zafar Ahmed (2011) | Bank - specific and macroeconomic indicators of profitability - Empirical Evidence from the commercial banks of Pakistan | ROA ROE | Quy mô vốn chủ sở hữu (-) Rủi ro tín dụng (-) Hiệu quả quản trị tài sản (+) Chi phí hoạt động (-) Tốc độ tăng trưởng GDP (+) Lạm phát (-) |
3 | Deger Alper và Adem Anbar (2011) | Bank Specific and Macroeconomic Determinants of Commercial Bank Profitability: Empirical Evidence from Turkey | ROA ROE | Quy mô ngân hàng (+) Quy mô cho vay (-) Tỷ lệ vay dưới chuẩn (-) Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi (+) Lãi suất thực (+) |
4 | Sherish Gul, Faiza Irshad và Khalid Zaman (2011) | Factors Affecting Bank Profitability in Pakistan | ROA ROE NIM ROCE | Quy mô ngân hàng (+) Tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản (+) Tỷ lệ tiền gửi trên tổng tài sản (+) Tốc độ tăng trưởng GDP (+) Lạm phát (+) Vốn hóa thị trường (-) |
Có thể bạn quan tâm!
- Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi của các Ngân hàng thương mại Việt Nam - Nguyễn Trần Dũng - 1
- Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi của các Ngân hàng thương mại Việt Nam - Nguyễn Trần Dũng - 2
- Tổng Quan Lý Thuyết Về Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Tỷ Suất Sinh Lợi Của Ngân Hàng Thương Mại
- Tóm Tắt Cách Tính Các Biến Và Sự Kỳ Vọng Dấu Của Các Biến Trong Mô Hình
- Kết Quả Hồi Quy Của Các Yếu Tố Tác Động Đến Tỷ Suất Sinh Lợi Nhtm Việt Nam Được Đại Diện Bởi Roa
- Kết Quả Kiểm Định Phương Sai Thay Đổi (Biến Phụ Thuộc Là Roe)
Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.
Ong Tze San & Teh Boong Heng (2013) | Factors affecting the profitability of Malaysian commercial banks | ROA ROE NIM | Quy mô vốn chủ sở hữu (+) Chất lượng tài sản (-) Chi phí hoạt động (-) Tính thanh khoản (+) | |
6 | Trujillo – Ponce (2013) | What determines the profitability of banks? Evidence from Spain | ROA ROE | Rủi ro tín dụng (-) Vốn chủ sở hữu (+) Tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản (+) Tỷ lệ tiền gửi trên tổng tài sản (+) Thu nhập phi lãi (+) Chi phí hoạt động (-) Lạm phát (+) Tăng trưởng kinh tế (+) Lãi suất cho vay (-) |
7 | Phạm Hữu Hồng Thái (2013) | Tác động của nợ xấu đến khả năng sinh lợi của ngân hàng | ROE | Quy mô ngân hàng (+) Đòn bẩy tài chính (+) Nợ xấu (-) Rủi ro tín dụng (-) Hiệu quả quản trị tài sản (+) |
8 | Trần Việt Dũng (2014) | Xác định các nhân tố tác động tới khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại Việt Nam | ROA ROE NIM | Vốn chủ sở hữu (+) Tăng trưởng kinh tế (+) Lạm phát (-) Rủi ro tín dụng (-) Cấu trúc sở hữu (-) |
9 | Vò Xuân Vinh và Trần Thị Phương Mai (2015) | Lợi nhuận và rủi ro từ đa dạng hóa thu nhập của ngân hàng thương mại Việt Nam | ROA ROE | Thu nhập phi lãi (-) Thanh khoản (-) |
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Chương 2 trình bày tổng quan về khái niệm tỷ suất sinh lợi cũng như các cách đo lường tỷ suất sinh lợi và các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi của NHTM. Ngoài ra, chương 2 cũng thể hiện tổng quan các nghiên cứu trước đây về các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi của ngân hàng.