Hậu Quả Của Rủi Ro Tín Dụng Đối Với Khách Hàng


Như vậy, khi rủi ro tín dụng phát sinh sẽ dẫn đến các rủi ro khác trong hoạt động của ngân hàng như rủi ro thanh khoản từ đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự an toàn, ổn định và phát triển của các NHTM.

2.1.3.2. Hậu quả của rủi ro tín dụng đối với khách hàng


Khi ngân hàng gặp rủi ro tín dụng, tức khả năng ngân hàng có thể thu lại các khoản cho vay bị suy giảm sẽ ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của ngân hàng, điều này tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nếu ngân hàng mất thanh khoản và hoàn toàn không thể chi trả cho khách hàng sẽ khiến cho khách hàng bị mất vốn và có thể trở thành những người trắng tay.

Tuy nhiên, không chỉ những khách hàng gửi tiền chịu ảnh hưởng mà bản thân những khách hàng đi vay cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ. Khi ngân hàng mất vốn thì khả năng tài trợ của ngân hàng sẽ giảm sút, có thể làm cho ngân hàng không còn đáp ứng được nhu cầu vay vốn của khách hàng. Vì thế, khách hàng phải tìm một ngân hàng khác có đủ khả năng để tài trợ, làm gián đoạn hoạt động đầu tư kinh doanh và có thể gây ra những tổn thất không nhỏ cho những khách hàng đi vay.

2.1.3.3. Hậu quả của rủi ro tín dụng đến nền kinh tế


- Rủi ro tín dụng không chỉ tác động tiêu cực đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTM mà còn gây ra những hậu quả xấu đối với nền kinh tế. Khi rủi ro tín dụng phát sinh khiến ngân hàng mất uy tín và giảm khả năng thanh khoản sẽ gây ra hiệu ứng rút tiền hàng loạt từ các khách hàng gửi tiền, có thể làm mất khả năng thanh khoản của ngân hàng. Hoạt động ngân hàng mang tính hệ thống, khi một ngân hàng phá sản, dễ dàng kéo theo sự sụp đổ của hàng loạt các ngân hàng khác, dẫn đến sự mất ổn định của toàn hệ thống ngân hàng. Rủi ro tín dụng tăng cao có thể làm phát sinh các rủi ro có tính hệ thống lên toàn bộ ngành ngân hàng mà hậu quả sẽ làm tổn hại đến các yếu tố kinh tế vĩ mô của một đất nước (Vania Andriani1, Sudarso Kaderi Wiryono, 2015).

- Ngân hàng đóng vai trò là trung gian tài chính giữa người có vốn nhàn rỗi và người cần vốn để sản xuất kinh doanh. Khi phát sinh rủi ro tín dụng dẫn đến nợ xấu

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.


tăng cao gây ra sự thiếu tin tưởng của công chúng đối với ngân hàng khiến cho khả năng huy động vốn từ dân cư thấp. Điều đó ảnh hưởng đến khả năng cho vay của ngân hàng, tác động làm giảm nguồn cung tiền của nền kinh tế dẫn đến việc nền kinh tế thiếu vốn để sản xuất kinh doanh, gây nên sự trì trệ trong sản xuất, làm lãng phí thời gian và cơ sở vật chất, thất nghiệp gia tăng và có tác động tiêu cực đến tốc độ tăng trưởng nền kinh tế dẫn đến suy thoái kinh tế và mất ổn định xã hội.

Các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam - 4

- Tỷ lệ nợ xấu tăng cao còn khiến cho nguồn vốn dài hạn của ngân hàng bị suy giảm, dẫn đến nguồn tài trợ cho hoạt động đầu tư dài hạn cũng bị suy giảm, dẫn đến nợ nước ngoài tăng và làm tăng trưởng kinh tế quốc gia có xu hướng lệ thuộc vào nước ngoài.

Như vậy rủi ro tín dụng xảy ra sẽ tác động tiêu cực đến nền kinh tế bởi vì hệ thống ngân hàng là cầu nối giữa nơi cần vốn và nơi thừa vốn. Hơn nữa, khi có một ngân hàng bị phá sản thì rất dễ xảy ra hiệu ứng dây chuyền trong toàn bộ hệ thống, nguy cơ gây nên khủng hoảng đối với toàn bộ nền kinh tế, ảnh hưởng đến đến đời sống xã hội và sự phát triển của quốc gia. Vì thế, rủi ro tín dụng không những ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến xã hội. Khi xảy ra tình trạng khủng hoảng từ hệ thống NHTM, ngân hàng Trung ương cần có những biện pháp hỗ trợ các NHTM thông qua các kênh như chính sách tiền tệ, tín dụng và lãi suất giúp cải thiện tình trạng thanh khoản và nợ xấu tại các NHTM để các ngân hàng này vượt qua giai đoạn khó khăn.

2.1.4. Các chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng


2.1.4.1. Tỷ lệ nợ quá hạn


Tỷ lệ nợ quá hạn = Dư nợ có nợ quá hạn/Tổng dư nợ

Tỷ lệ nợ quá hạn phản ánh tỷ trọng số dư nợ gốc và lãi đã quá hạn mà chưa thu hồi được trong tổng dư nợ cho vay của ngân hàng. Tỷ lệ này càng cao thể hiện nợ quá hạn càng cao, khả năng thu hồi nợ càng thấp, rủi ro tín dụng của ngân hàng càng cao. Dư nợ quá hạn bao gồm các khoản dư nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5. Theo


quy định hiện nay của NHNN, tỷ lệ nợ quá hạn của các ngân hàng không được vượt quá 3%.

2.1.4.2. Tỷ lệ nợ xấu


Tỷ lệ nợ xấu = Dư nợ xấu/ Tổng dư nợ

Tỷ lệ nợ xấu là chỉ tiêu quan trọng để đo lường rủi ro tín dụng của NHTM. Nợ xấu của ngân hàng bao gồm các khoản nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5. Tỷ lệ nợ xấu càng cao thì rủi ro tín dụng càng lớn. Nguy cơ khách hàng không trả được nợ cho ngân hàng rất lớn do nợ xấu là những loại nợ đã quá hạn trong một thời gian dài, ngân hàng có thể bị mất vốn và suy giảm lợi nhuận.

2.1.4.3. Hệ số rủi ro tín dụng


Hệ số rủi ro tín dụng = Tổng dư nợ /Tổng tài sản có

Hệ số này phản ánh tỷ trọng của các khoản mục tín dụng trong tổng tài sản có của ngân hàng. Các khoản mục tín dụng trong tổng tài sản càng lớn thì sẽ đem lại lợi nhuận càng lớn, nhưng đồng thời cũng đem lại rủi ro càng cao, đặc biệt là rủi ro tín dụng.

2.1.4.4. Tỷ lệ xoá nợ


Tỷ lệ xoá nợ = Các khoản xoá nợ ròng/Tổng dư nợ

Những khoản nợ khó đòi sẽ bị xóa và bù đắp bởi quỹ dự phòng rủi ro tín dụng. Vì vây nếu một ngân hàng có tỷ lệ xóa nợ cao chứng tỏ chất lượng tín dụng không tốt.

2.1.4.5. Dự phòng rủi ro tín dụng


Dự phòng rủi ro tín dụng:

Là khoản chi phí dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng không thực hiện nghĩa vụ trả nợ ngân hàng theo cam kết. Các khoản dự phòng này được hạch toán vào chi phí của ngân hàng. Đây là phương thức kiểm soát tổn thất tín dụng, phát hiện và bù đắp rủi ro tín dụng. Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín


dụng dựa vào sự phân loại các nhóm nợ. Nhóm nợ càng cao tương đương với nguy cơ mất vốn của ngân hàng càng cao sẽ dẫn đến tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng càng cao.

2.1.4.6. Thu nhập lãi cận biên


Thu nhập lãi cận biên (NIM) được xác định bằng tổng doanh thu từ lãi trừ tổng chi phí trả lãi (thu nhập lãi thuần) trên tổng tài sản có sinh lời bình quân. Trong đó, tổng tài sản có sinh lời bình quân được xác định theo các khoản mục tiền gửi tại NHNN, tại các TCTD, cho vay các TCTD khác, cho vay khách hàng, chứng khoán đầu tư. Thông qua tỷ lệ này, ngân hàng có thể kiểm soát tài sản sinh lời, trong đó các khoản mục tín dụng chiếm tỷ trọng chủ yếu; đồng thời ngân hàng có thể đánh giá nguồn vốn nào có chi phí thấp nhất.

2.2. Các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng


2.2.1. Các yếu tố vi mô (thuộc về ngân hàng)


2.2.1.1. Rủi ro tín dụng ngân hàng trong quá khứ


Nhiều nghiên cứu như nghiên cứu của Daniel Foos & ctg (2010), Somanadevi Thiagarajan & ctg (2011) đã chỉ ra rằng rủi ro tín dụng năm hiện tại chịu tác động của rủi ro tín dụng trong quá khứ với độ trễ là một năm và đây là tác động cùng chiều. Nguyên nhân do rủi ro tín dụng trong quá khứ không thể hoàn toàn bị xoá bỏ mà có thể kéo dài, ảnh hưởng đến năm sau. Điều này là dễ hiểu khi ngân hàng không chỉ có hoạt động tín dụng ngắn hạn mà còn có những khoản tín dụng dài hạn (trên một năm).

Việt Nam trong thời kỳ tăng trưởng tín dụng nóng với phần lớn là các khoản cho vay bất động sản và chứng khoán. Khi nền kinh tế rơi vào khủng hoảng, bất động sản đóng băng, thị trường chứng khoản sụt giảm, theo đó rủi ro tín dụng trong hệ thống ngân hàng Việt Nam cũng gia tăng. Tuy nhiên, với đặc thù các NHTM Việt Nam có tỷ trọng các khoản vay ngắn hạn cao nên tác động của rủi ro tín dụng được kỳ vọng có độ trễ sẽ ngắn hơn các quốc gia phát triển.


2.2.1.2. Các khoản dự phòng rủi ro


Các khoản dự phòng rủi ro được xem như một cách để kiểm soát các khoản nợ có nguy cơ tổn thất và có khả năng phát hiện, bảo hiểm ở mức độ cao đối với các khoản tổn thất tín dụng của ngân hàng. Vì thế, nếu ngân hàng dự đoán khả năng rủi ro, khả năng mất vốn càng cao sẽ xây dựng mức dự phòng càng cao để giảm thiểu sự biến động của thu nhập (Hasan and Wall, 2003). Như vậy, dự phòng rủi ro tín dụng càng cao cho thấy nợ xấu càng cao.

2.2.1.3. Đòn bẩy tài chính


Cấu trúc vốn có thể có tác động đến rủi ro tín dụng. Khi tỷ lệ đòn bẩy của ngân hàng càng cao sẽ dẫn đến xu hướng tăng rủi ro vì nhu cầu phải mang lại lợi nhuận cao hơn với mức vốn thấp hơn cho ngân hàng.

2.2.1.4. Quy mô ngân hàng


Các ngân hàng có quy mô càng lớn thì rủi ro tín dụng càng thấp (Zribi và Boujelbène, 2011). Điều này được giải thích dựa trên lý thuyết về sự đa dạng hóa theo quy mô, tức các ngân hàng càng có quy mô lớn, khả năng đa dạng hoá về khách hàng, về ngành nghề cho vay, về tài sản đảm bảo, về thời hạn cho vay cao dẫn đến rủi ro tín dụng thấp hơn các ngân hàng có quy mô nhỏ. Ngoài ra, các ngân hàng có quy mô lớn thường hệ thống quản lý rủi ro tốt hơn và khả năng đối phó hiệu quả hơn đối với những người vay không tốt.

Tuy nhiên, cũng có quan điểm cho rằng quy mô ngân hàng càng lớn thì khả năng xảy ra rủi ro tín dụng càng cao (Stern và Feldman, 2004). Nguyên nhân do khách hàng của các ngân hàng có quy mô lớn thường là các doanh nghiệp lớn, có ưu thế trong lĩnh vực vay mượn. Thêm vào đó tư tưởng “quá lớn nên khó sụp đổ” đã ảnh hưởng đến việc xét duyệt tín dụng. Ngân hàng sẽ đơn giản hoá thủ tục xét duyệt, đẩy mạnh cho vay, điều này chứa đựng nhiều rủi ro tiềm ẩn. Lập luận này hợp lý đối với trường hợp của Việt Nam khi các ngân hàng có quy mô lớn thường tập trung các doanh nghiệp Nhà nước và tập đoàn vay vốn tiềm ẩn nhiều rủi ro tín dụng.


2.2.1.5. Khả năng sinh lời


Khả năng sinh lời thể hiện hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Hạn chế rủi ro tín dụng sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động và gia tăng lợi nhuận của ngân hàng. Nhưng khả năng sinh lời cũng có tác động ngược lại đối với rủi ro tín dụng. Sự tác động này phụ thuộc vào mục tiêu mà ngân hàng đang theo đuổi là lợi nhuận hay giảm thiểu rủi ro. Đối với ngân hàng có mục tiêu là lợi nhuận, khi khả năng sinh lời càng cao sẽ đi kèm với rủi ro tín dụng càng cao vì ngân hàng sẵn sàng cấp các khoản tín dụng xấu để đạt lợi nhuận cao. Đối với ngân hàng có mục tiêu là giảm thiểu rủi ro, quy định và điều kiện cấp tín dụng sẽ rất khó khăn, vì thế lợi nhuận của ngân hàng có thể là không cao. Tuy nhiên, khả năng sinh lời của ngân hàng có tác động đến rủi ro tín dụng không phải ở hiện tại mà là ở tương lai. Điều này được giải thích khi các ngân hàng hoạt động hiệu quả, trình độ quản lý được nâng cao, khả năng kiểm soát rủi ro cao sẽ dẫn đến tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp, và ngược lại. Vì thế khả năng sinh lời của ngân hàng có thể có tác động ngược chiều đến rủi ro tín dụng trong tương lai.

2.2.1.6. Tốc độ tăng trưởng tín dụng


Tốc độ tăng trưởng tín dụng có thể có tác động cùng chiều hoặc ngược chiều đối với rủi ro tín dụng. Khi nền kinh tế tăng trưởng, do cạnh tranh phát triển, các ngân hàng sẽ tiến hành giảm lãi suất và nới lỏng các điều kiện cho vay. Việc nới lỏng các điều kiện về tài sản đảm bảo, chất lượng tín dụng sẽ tích luỹ rủi ro và bộc phát vào giai đoạn nền kinh tế suy thoái. Tác động của tốc độ tăng trưởng tín dụng đến rủi ro tín dụng là tác động cùng chiều với độ trễ là hai và ba năm (Daniel Foos & ctg, 2010). Tuy nhiên, trong trường hợp ngân hàng tăng lãi suất cho vay hoặc siết chặt các chỉ tiêu xét duyệt tín dụng khi nhu cầu tín dụng nâng cao sẽ có tác động ngược chiều đến rủi ro tín dụng.

2.2.2. Các yếu tố vĩ mô (bên ngoài ngân hàng)


2.2.2.1. Tỷ lệ lạm phát


Lạm phát có những tác động khác nhau đến rủi ro tín dụng của ngân hàng. Một mặt, lạm phát có thể làm tăng khả năng trả nợ của khách hàng vì nó có thể làm giảm giá trị thực của các khoản vay chưa trả. Mặt khác, lạm phát có thể tác động tiêu cực đến rủi ro tín dụng, bởi vì lạm phát sẽ làm giảm thu nhập thực tế của người đi vay (Hasna Chaibi và Zied Ftiti, 2015). Ngoài ra, trong một số trường hợp, lạm phát có tác động xấu đến khả năng trả nợ của khách hàng thông qua biện pháp gia tăng lãi suất của chính sách tiền tệ nhằm chống lại lạm phát và duy trì lợi nhuận thật của ngân hàng.

2.2.2.2. Tốc độ tăng trưởng kinh tế


Tốc độ tăng trưởng kinh tế có thể tượng trưng cho chu kỳ kinh tế của một quốc gia. Khi nền kinh tế tăng trưởng tốt sẽ tạo môi trường tốt cho các đối tượng vay vốn hoạt động có hiệu quả, góp phần làm tăng khả năng hoàn vốn cho ngân hàng, dẫn đến làm giảm rủi ro tín dụng và ngược lại (Abhiman Das and Saibal Ghosh, 2007). Mặt khác, khi nền kinh tế suy thoái, các ngân hàng sẽ mở rộng tín dụng cho những đối tượng có chất lượng thấp, đồng nghĩa với khả năng trả nợ của họ là thấp, dẫn đến sự gia tăng của nợ xấu.

2.2.2.3. Tỷ lệ thất nghiệp


Tỷ lệ thất nghiệp là một trong những chỉ số quan trọng thể hiện sức khoẻ của một nền kinh tế. Sự gia tăng tỷ lệ thất nghiệp sẽ tác động xấu, làm gia tăng rủi ro tín dụng của ngân hàng. Khi tỷ lệ thất nghiệp gia tăng sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến dòng tiền của các hộ gia đình. Mặt khác, đối với các công ty, khi tỷ lệ thất nghiệp gia tăng có thể làm giảm sản lượng là hệ quả của sự sụt giảm nhu cầu. Điều này tác động làm gia tăng rủi ro tín dụng của các NHTM.

2.3. Lược khảo các nghiên cứu thực nghiệm về rủi ro tín dụng của NHTM


2.3.1. Các nghiên cứu nước ngoài


Abhiman Das và Saibal Ghosh (2007), nghiên cứu trên 27 NHNN, 40 ngân hàng tư nhân, 33 ngân hàng nước ngoài ở Ấn Độ trong khoảng thời gian từ 1993-


2005. Bằng phương pháp hồi quy OLS và mô hình GMM, tác giả đã thu được kết quả nghiên cứu các yếu tố có tác động đến rủi ro tín dụng bao gồm ở cấp độ vĩ mô là tăng trưởng GDP, ở cấp độ vi mô là tăng trưởng tín dụng năm trước, kết cấu nợ và quy mô ngân hàng.

Ưu điểm: Tác giả đã chỉ ra được những yếu tố vi mô và vĩ mô tác động đến RRTD, bao gồm những biến hiện tại và biến trễ, và mức độ tác động của các yếu tố này. Đồng thời tác giả cũng tìm ra được mối quan hệ giữa cơ cấu sở hữu với RRTD.

Nhược điểm:Mô hình này không phù hợp với những quốc gia chỉ có 01 NHNN như Việt Nam

Asghar Ali, Kevin Daly (2010), nghiên cứu sự tác động của các yếu tố vĩ mô đến rủi ro tín dụng ở các quốc gia phát triển là Mỹ và Australia. Tác giả đã sử dụng dữ liệu chuỗi thời gian được thu thập theo quý từ quý 1 năm 1995 đến quý 2 năm 2009 để ước lượng sự tác động của các yếu tố và thực hiện kiểm định kết quả bằng kiểm định Dickey-Fuller, kiểm định Breusch–Pagan và kiểm định Breusch–Godfrey (BG). Kết quả thể hiện GDP, lãi suất ngắn hạn và tổng nợ có thể giải thích cho rủi ro vỡ nợ của hai nền kinh tế Mỹ và Australia.

Ưu điểm: Tác giả đã so sánh được sự khác biệt về sự tác động của các yếu tố vĩ mô đến RRTD ở hai quốc gia là Mỹ và Australia để từ đó đề xuất những công cụ điều tiết vĩ mô phù hợp cho từng thị trường

Nhược điểm: Tác giả chỉ phân tích những tác động của yếu tố vĩ mô đến RRTD, không đề cập đến các yếu tố vi mô của có tác động đến RRTD.

Nabila Zribi và Younes Boujelbène (2011), với dữ liệu được thu thập từ năm 1995 đến 2008 đã thực hiện nghiên cứu các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng của 10 NHTM ở Tunisia. Tác giả đã sử dụng dữ liệu bảng thu thập, áp dụng mô hình hồi quy OLS, FEM và REM, đồng thời thực hiện các kiểm định Breusch-Pagan test và Wooldridge để kiểm định phương sai và sự tự tương quan. Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố như loại hình sở hữu vốn (Nhà nước hay tư nhân), tỷ suất sinh

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/12/2023