Các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam - 2

4.3.1.1. Rủi ro tín dụng ngân hàng trong quá khứ 55

4.3.1.2. Các khoản dự phòng rủi ro 55

4.3.1.3. Đòn bẩy tài chính 55

4.3.1.4. Quy mô ngân hàng 56

4.3.1.5. Khả năng sinh lời trong quá khứ 56

4.3.1.6. Tốc độ tăng trưởng tín dụng 56

4.3.2. Các yếu tố bên ngoài ngân hàng 57

4.3.2.1. Tỷ lệ lạm phát 57

4.3.2.2. Tốc độ tăng trưởng kinh tế 57

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 59

5.1. Định hướng phát triển của ngành ngân hàng Việt Nam đến năm 2020 59

5.2. Hàm ý chính sách quản lý rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam và kiến nghị 60

5.2.1. Hàm ý chính sách quản lý rủi ro đối với NHTM 60

5.2.2. Kiến nghị đối với ngân hàng Nhà Nước và các cơ quan chức năng 66

5.3. Hạn chế của luận văn và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo 68

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT


Từ viết tắt

Nội dung viết tắt

GDP NHNN NHTM NHTMCP ROA


TCTD VAMC


CIC

Tổng sản phẩm quốc nội Ngân hàng Nhà nước Ngân hàng thương mại

Ngân hàng thương mại cổ phần


Return on asset

(Tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản) Tổ chức tín dụng

VietNam Asset Management Company


(Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam)

Credit information center (Trung tâm thông tin tín dụng)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam - 2


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Tóm tắt lược khảo các nghiên cứu về các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng 23

Bảng 3.1: Số lượng ngân hàng tại Việt Nam (2015-2017) 28

Bảng 4.1: Mô tả biến và kỳ vọng tương quan quan hệ của các biến trong mô hình nghiên cứu 41

Bảng 4.2: Thống kê mô tả các biến đo lường 45

Bảng 4.3: Ma trận hệ số tương quan 46

Bảng 4.4: Kết quả kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến bằng với nhân tử phóng đại phương sai 46

Bảng 4.5: Kết quả phân tích hồi quy mô hình Pooled OLS – FEM – REM 47

Bảng 4.6: Kết quả kiểm định lựa chọn mô hình Pooled OLS và mô hình FEM 48

Bảng 4.7: Kết quả kiểm định lựa chọn mô hình Pooled OLS và mô hình REM 49

Bảng 4.8: Kết quả kiểm định lựa chọn mô hình Pooled OLS và mô hình REM 49

Bảng 4.9: Kết quả kiểm định hiện tượng phương sai sai số thay đổi 50

Bảng 4.10: Kết quả kiểm định hiện tượng tự tương quan trong mô hình 51

Bảng 4.11: Kết quả phân tích hồi quy theo phương pháp GMM 52

Bảng 4.12: Kết quả phân tích hồi quy theo phương pháp GMM Roodman 53


DANH MỤC BIỂU ĐỒ


Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt Nam (2007-2016) 29


Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ nợ xấu của 25 NHTM Việt Nam (2007-2016) 30


Biểu đồ 3.3: Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng trên tổng tài sản và tỷ lệ nợ xấu của 25 NHTM Việt Nam (2007-2016) 32

Biểu đồ 3.4: Tổng tài sản và tỷ lệ nợ xấu của 25 NHTM Việt Nam (2007-2016) ...33


Biểu đồ 3.5: Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản và tỷ lệ nợ cấu của 25 NHTM Việt Nam (2007-2016) 34

Biểu đồ 3.6: Tốc độ tăng trưởng tín dụng và tỷ lệ nợ xấu của 25 NHTM Việt Nam (2007 – 2016) 35

Biểu đồ 3.7: Tỷ lệ tăng trưởng GDP của Việt Nam và tỷ lệ nợ xấu của 25 NHTM Việt Nam (2007-2016) 37

Biểu đồ 3.8: Tỷ lệ lạm phát của Việt Nam và tỷ lệ nợ xấu của 25 NHTM Việt Nam (2007-2016) 38


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU


1.1. Tính cấp thiết của đề tài


Với định hướng phát triển nền kinh tế Việt Nam trở thành nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và mục tiêu kinh tế phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, Việt Nam đang từng bước tiến hành đổi mới cơ chế và hội nhập kinh tế thế giới. Với xu thế đó, số lượng và quy mô các doanh nghiệp đang ngày càng gia tăng, đòi hỏi một lượng vốn tiền tệ rất lớn. Tuy nhiên với thực trạng nền kinh tế Việt Nam hiện nay, thị trường vốn không phải là một kênh huy động vốn hiệu quả. Vì thế, các NHTM với vai trò là trung gian tài chính, là nơi tích tụ và phân phối lại nguồn vốn trong nền kinh tế thì nguồn vốn tín dụng của hệ thống NHTM đã trở thành một kênh phân phối vốn có vai trò hết sức quan trọng đối với nền kinh tế.

Mặt khác, hoạt động tín dụng là hoạt động đặc thù của ngân hàng, chiếm tỷ trọng lợi nhuận lớn nhất của ngân hàng. Tương ứng với lợi nhuận đem lại, hoạt động tín dụng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro, bên cạnh các rủi ro khác như rủi ro thanh khoản, rủi ro tác nghiệp, ảnh hưởng đến hiệu quả và an toàn của ngân hàng nói riêng cũng như hệ thống ngân hàng và nền kinh tế quốc gia nói chung. Rủi ro tín dụng của ngân hàng chịu tác động bởi nhiều yếu tố bao gồm các yếu tố vi mô và vĩ mô:

- Yếu tố vi mô tác động đến rủi ro tín dụng của ngân hàng như quy mô ngân hàng, lợi nhuận, tốc độ tăng trưởng tín dụng, tỷ lệ đòn bẩy, các quy định về bảo đảm an toàn của ngân hàng, v.v..

- Yếu tố vĩ mô tác động đến rủi ro tín dụng ngân hàng như tốc độ tăng trưởng GDP, lãi suất, tỷ lệ thất nghiệp, tỷ giá hối đoái, v.v..

Vấn đề rủi ro trong hệ thống NHTM Việt Nam được đặc biệt quan tâm, trong đó rủi ro tín dụng, được thể hiện thông qua tỷ lệ nợ xấu của của các NHTM Việt Nam trở thành một vấn đề nóng được quan tâm nghiên cứu từ năm 2011. Theo số liệu thống kê của NHNN, từ năm 2006 đến năm 2011, tốc độ tăng trưởng tín dụng


bình quân là 29,85% nhưng tốc độ tăng trưởng nợ xấu là 51%, đến cuối năm 2011 tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống ngân hàng là 3,07% trên tổng dư nợ với giá trị là

85.000 tỷ đồng. Điều này đặt ra nhiều câu hỏi trong vấn đề quản trị rủi ro của các NHTM và chính sách điều hành hệ thống ngân hàng của NHNN. Trước tình hình này, NHNN đã có những biện pháp nhằm kéo giảm tỷ lệ nợ xấu, gia tăng tính an toàn và hiệu quả cho hệ thống ngân hàng thông qua việc tăng cường công tác thanh tra, giám sát hoạt động tín dụng, hoàn thiện khung pháp lý về mua, bán và xử lý nợ xấu, đặc biệt là sự thành lập Công ty quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam (VAMC) năm 2013 với số vốn điều lệ là 500 tỷ đồng. Các NHTM cũng rất tích cực thực hiện cá biện pháp nhằm kéo giảm tỷ lệ nợ xấu đạt mức quy định như xử lý tài sản bảo đảm, thu hồi nợ, sử dụng dự phòng rủi ro, bán nợ bằng trái phiếu đặc biệt của VAMC, thực hiện phân loại nợ và trích lập đầy đủ dự phòng rủi ro theo quy định, tái cơ cấu lại ngân hàng thông qua hình thức hợp nhất, sáp nhập, v.v.... Qua năm năm thực hiện đã đạt được những thành quả đáng kể, tỷ lệ nợ xấu được kéo giảm từ mức cao nhất là 4,93% (tháng 9 năm 2012) xuống mức 2,46% (tháng 12 năm 2016) đồng thời tính chính xác, minh bạch của các khoản nợ xấu ngày càng được nâng cao, thông qua đó cho thấy chất lượng tín dụng đang có xu hướng được cải thiện.

Tuy nhiên, quý 1 năm 2017, tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt Nam đã có dấu hiệu tăng trở lại ở mức 2,55%, sau đó tỷ lệ nợ xấu lại giảm đến quý 3 năm 2017 còn 2,34%. Tính ổn định và hiệu quả của những giải pháp nêu trên vẫn là một vấn đề chưa có câu trả lời, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam và thế giới có nhiều biến động như hiện nay.

Vì thế, rủi ro tín dụng, đặc biệt các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng ngân hàng luôn là một đề tài cần nghiên cứu. Từ đó tìm ra các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng ngân hàng, quy luật và mức độ ảnh hưởng để đề ra những phương hướng và biện pháp xử lý nhằm nâng cao hiệu quả, an toàn cho hệ thống NHTM Việt Nam. Đó là lý do tôi chọn đề tài “Các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam


1.2. Mục tiêu nghiên cứu


1.2.1. Mục tiêu tổng quát:


Mục tiêu nghiên cứu của đề tài này xác định các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng của các NHTM Việt Nam để từ đó đưa ra giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng trong hệ thống NHTM Việt Nam

1.2.2. Mục tiêu cụ thể:

- Đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam.

- Phân tích thực trạng các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam.

- Lựa chọn, đề xuất mô hình nghiên cứu các yếu tố và mức độ tác động của chúng đến rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam.

- Từ kết quả nghiên cứu, xác định và phân tích mức độ tác động của các yếu tố đến rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam.

- Từ kết quả nghiên cứu, đề xuất các biện pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam.

1.3. Câu hỏi nghiên cứu

- Các nguyên nhân nào gây nên rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam?

- Thực trạng tình hình rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam như thế nào?

- Rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam chịu tác động bởi các yếu tố nào và các yếu tố đó có tác động ra sao đối với rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam?

- Các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam?


1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng được nghiên cứu trong đề tài này là rủi ro tín dụng và các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam bao gồm cả yếu tố vi mô (rủi ro tín dụng trong quá khứ, dự phòng rủi ro tín dụng, đòn bẩy tài chính, quy mô ngân


hàng, khả năng sinh lời, tốc độ tăng trưởng tín dụng,…) và yếu tố vĩ mô (tỷ lệ lạm phát, tốc dộ tăng trưởng kinh tế,…).

Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi về không gian: Bài nghiên cứu được tiến hành dựa trên dữ liệu của 25 NHTM Việt Nam.

Tác giả lựa chọn 25 trong số 35 NHTM Việt Nam là đối tượng nghiên cứu dựa trên các tiêu chí như quy mô vốn điều lệ (chiếm 80% tổng vốn điều lệ của các NHTM Việt Nam và chiếm 91% tổng vốn điều lệ của các NHTMCP Việt Nam, bao gồm các ngân hàng có vốn điều lệ lớn đến ngân hàng có vốn điều lệ nhỏ), số lượng chi nhánh (chiếm 56% tổng số chi nhánh của các NHTM Việt Nam và chiếm 90% tổng số chi nhánh của các NHTMCP Việt Nam, bao gồm ngân hàng có số lượng chi nhánh nhiều nhất đến ngân hàng có số lượng chi nhánh ít).

- Phạm vi về thời gian: Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ báo cáo tài chính của các NHTM từ năm 2007 đến năm 2016.

1.5. Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng phối hợp hai phương pháp nghiên cứu bao gồm: phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng

1.5.1. Phương pháp nghiên cứu định tính

Số liệu được thu thập từ báo cáo tài chính của 25 NHTM Việt Nam. Sau đó sử dụng phương pháp thống kê và so sánh các số liệu thu thập để có nhận định về thực trạng rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam và các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng.

1.5.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng

Với mục tiêu tìm ra các yếu tố cũng như chiều hướng và mức độ tác động của các yếu tố đó đến rủi ro tín dụng, tác giả đã áp dụng phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua các mô hình hồi quy dựa trên dữ liệu bảng bằng phương pháp bình phương bé nhất OLS (Pooled OLS). Để khắc phục những hạn chế của mô hình, tác giả đã sử dụng mô hình tác động ngẫu nhiên (Random Effects Model – REM), mô hình tác động định (Fixed Effecs Model – FEM). Tiếp theo tác giả tiến hành kiểm

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 11/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí