Tóm Tắt Lược Khảo Các Nghiên Cứu Về Các Yếu Tố Tác Động Đến Rủi Ro Tín Dụng


lời trên tài sản và tỷ lệ an toàn vốn đều có tác động đến rủi ro tín dụng của ngân hàng.

Ưu điểm: Bài nghiên cứu đã nghiên cứu đã chỉ ra được các yếu tố vi mô và mức độ tác động của chúng đến RRTD.

Nhược điểm: Bài nghiên cứu thu thập dữ liệu nghiên cứu trong giai đoạn quốc gia nghiên cứu đang bắt đầu bước vào quá trình toàn cầu hoá, không phù hợp với bối cảnh các NHTMVN trong phạm vi nghiên cứu từ 2007-2016

Vítor Castro (2013), nghiên cứu về tác động của các yếu tố vĩ mô đến rủi ro tín dụng của một nhóm các ngân hàng ở 5 quốc gia châu Âu bao gồm Hy Lạp, Ailen, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và Ý từ năm 1997-2011 bằng mô hình hồi quy OLS, FEM, REM và GMM. Kết quả cho thấy rủi ro tín dụng ngân hàng bị ảnh hưởng đáng kể bởi môi trường kinh doanh cụ thể là: rủi ro tín dụng tăng lên khi tăng trưởng GDP, chỉ số giá nhà và cổ phiếu giảm và tăng lên khi tỷ lệ thất nghiệp, lãi suất, tăng trưởng tín dụng tăng

Ưu điểm: Tác giả đã sử dụng mô hình nghiên cứu phù hợp, tìm ra được các yếu tố vĩ mô tác động đến RRTD ở 5 quốc gia nêu trên

Nhược điểm: Tác giả chỉ phân tích yếu tố vĩ mô, không đề cập đến các yếu tố vi mô có thể tác động đến RRTD của ngân hàng

Hasna Chaibi và Zied Ftiti (2015), nghiên cứu về các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng của 147 ngân hàng Pháp và 133 ngân hàng Đức trong khoảng thời gian từ 2005-2011. Kết quả nghiên cứu bằng mô hình GMM cho thấy các yếu tố có tác động đến rủi ro tín dụng là: quy mô, lợi nhuận, tỷ lệ đòn bẩy, dự phòng rủi ro tín dụng của ngân hàng, tốc độ tăng trưởng GDP, lãi suất, tỷ giá, tỷ lệ thất nghiệp

Ưu điểm: Tác giả đã lựa chọn mô hình phù hợp, nghiên cứu những tác động đến RRTD bao gồm yếu tố vi mô và yếu tố vĩ mô.

Nhược điểm: phạm vi nghiên cứu về thời gian của mẫu ngắn, từ năm 2005 đến năm 2011 là 7 năm


2.3.2. Các nghiên cứu trong nước


Võ Thị Quý và Bùi Ngọc Toản (2014), với dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ 26 NHTM trong giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2012 với các biến nghiên cứu là rủi ro tín dụng năm trước, tỷ lệ tăng trưởng tín dụng, quy mô ngân hàng và tốc độ tăng trưởng. Bằng phương pháp hồi quy OLS kết hợp với các kiểm định phương sai thay đổi, kiểm định tự tương quan, kiểm định biến nội sinh dẫn đến kết quả sử dụng mô hình GMM. Tác giả đã tìm thấy mối liên hệ thuận chiều giữa rủi ro tín dụng trong quá khứ với độ trễ một năm với rủi ro tín dụng ở hiện tại, mối liên hệ ngược chiều giữa tăng trưởng tín dụng với độ trễ một năm, tỷ lệ tăng trưởng GDP với độ trễ một năm với rủi ro tín dụng.

Ưu điểm: Tác giả đã nghiên cứu sự ảnh hưởng của các yếu tố vi mô và yếu tố vĩ mô đến RRTD ngân hàng, trong đó bao gồm yếu tố ở hiện tại và các yếu tố trong quá khứ.

Nhược điểm: Tác giả không có cơ sở để đề xuất các biện pháp vụ thể để cải thiện hình hình RRTD của ngân hàng

Trần Trọng Phong, Trần Văn Bằng, Nguyễn Song Phương (2015), đã sử dụng mẫu nghiên cứu gồm 15 NHTM tại Việt Nam với thời kỳ từ năm 2007 đến năm 2014. Nghiên cứu đã chứng minh rằng tỷ lệ nợ xấu kỳ trước, kết quả kinh doanh trong quá khứ, sự kém hiệu quả, quy mô của ngân hàng và tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản có ảnh hưởng cùng chiều tới nợ xấu; còn tỷ lệ lạm phát và tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản tăng ảnh hưởng ngược chiều đến tỷ lệ nợ xấu

Ưu điểm: Tác giả đã chỉ ra được những yếu tố vi mô tác động đến RRTD và chiều hướng tác động của chúng, bao gồm cả những biến hiện tại và biến quá khứ.

Nhược điểm: Tác giả chỉ nghiên cứu yếu tố vi mô, không nghiên cứu yếu tố vĩ mô cũng có tác động đến RRTD ngân hàng.

Nguyễn Tuấn Kiệt, Đinh Hùng Phú (2015), đã sử dụng dữ liẹ u bảng của 32 ngân hàng thu o ng mại Viẹ t Nam trong giai đoạn từ na m 2007 đến na m 2013. Bằng


phương pháp sử dụng mô hình REM và FEM và GMM. Nghiên cứu đã chỉ ra được các yếu tố vi mô và vĩ mô tác động đến nợ xấu của ngân hàng Việt Nam. Các yếu tố vĩ mô bao gồm tăng trưởng kinh tế tác động tích cực và nợ công tác động tiêu cực đến nợ xấu của hẹ thống ngân hàng Viẹ t Nam. Các yếu tố vi mô cũng có tác đọ ng đến nợ xấu của ngân hàng là nợ xấu kỳ tru ớc, quy mô, ta ng tru ởng tín dụng, hiẹ u quả kinh doanh và hiẹ u quả quản lý.

Ưu điểm: Tác giả đã chỉ ra được những yếu tố vi mô và vĩ mô có tác động đến RRTD ngân hàng và mức độ tác động của chúng.

Nhược điểm: thời gian nghiên cứu ngắn, từ năm 2007 đến năm 2013 là 7 năm và phần lớn là trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế nên sẽ chịu tác động rất nhiều từ các yếu tố thuộc về thị trường

Bảng 2.1: Tóm tắt lược khảo các nghiên cứu về các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng


Tên yếu tố

Tên tác giả nghiên cứu

Kết quả

Yếu tố vi mô

Rủi ro tín dụng năm trước

- Võ Thị Quý và Bùi Ngọc Toản (2014)

- Trần Trọng Phong, Trần Văn Bằng, Nguyễn Song Phương (2015)

- Nguyễn Tuấn Kiệt, Đinh Hùng Phú (2015)

Rủi ro tín dụng với độ trễ 1 năm có tác động thuận chiều với rủi ro tín dụng

Tốc độ tăng trưởng tín dụng

- Abhiman Das và Saibal Ghosh (2007)

- Vítor Castro (2013)

- Võ Thị Quý và Bùi Ngọc Toản (2014)

- Nguyễn Tuấn Kiệt, Đinh Hùng Phú (2015)

Tốc độ tăng trưởng có tác động cùng chiều với rủi ro tín dụng

Tỷ lệ đòn bẩy

- Abhiman Das và Saibal Ghosh (2007)

- Hasna Chaibi và Zied Ftiti (2015)

Tỷ lệ đòn bẩy càng

cao thì rủi ro tín dụng càng cao

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam - 5




- Trần Trọng Phong, Trần Văn Bằng, Nguyễn Song Phương (2015)


Quy mô ngân hàng

- Abhiman Das và Saibal Ghosh (2007)

- Hasna Chaibi và Zied Ftiti (2015)

- Trần Trọng Phong, Trần Văn Bằng, Nguyễn Song Phương (2015)

- Nguyễn Tuấn Kiệt, Đinh Hùng Phú (2015)

Quy mô ngân hàng càng lớn thì rủi ro tín dụng càng giảm

Tỷ suất sinh lợi năm trước

- Nabila Zribi và Younes Boujelbène (2011)

- Hasna Chaibi và Zied Ftiti (2015)

- Trần Trọng Phong, Trần Văn Bằng, Nguyễn Song Phương (2015)

- Nguyễn Tuấn Kiệt, Đinh Hùng Phú (2015)

Tỷ suất sinh lợi năm trước tác động đến rủi ro tín dụng theo chiều hướng ngược chiều

Dự phòng rủi ro tín dụng

- Hasna Chaibi và Zied Ftiti (2015)

Dự phòng rủi ro tín dụng càng lớn thể hiện rủi ro tín dụng

càng cao

Loại hình sở hữu

- Nabila Zribi và Younes Boujelbène (2011)

Loại hình sở hữu ngân hàng (Nhà nước hay tư nhân) có tác động đến rủi ro tín

dụng của ngân hàng

Tỷ lệ an toàn vốn

- Nabila Zribi và Younes Boujelbène (2011)

- Trần Trọng Phong, Trần Văn Bằng, Nguyễn Song Phương (2015)

Tỷ lệ an toàn vốn có tác động ngược chiều đối với rủi ro tín dụng

Yếu tố vĩ mô

GDP

- Abhiman Das và Saibal Ghosh (2007)

Tốc độ tăng trưởng




- Asghar Ali, Kevin Daly (2010)

- Vítor Castro (2013)

- Hasna Chaibi và Zied Ftiti (2015)

- Võ Thị Quý và Bùi Ngọc Toản (2014)

- Nguyễn Tuấn Kiệt, Đinh Hùng Phú (2015)

GDP có tác động ngược chiếu đối với rủi ro tín dụng

Lạm phát

- Vítor Castro (2013)

- Trần Trọng Phong, Trần Văn Bằng, Nguyễn Song Phương (2015)

Lạm phát nền kinh tế càng cao có thể tác động làm gia tăng rủi

ro tín dụng

Tỷ lệ thất nghiệp

- Vítor Castro (2013)

- Hasna Chaibi và Zied Ftiti (2015)

Tỷ lệ thất nghiệp có tác động cùng chiều

với rủi ro tín dụng

Lãi suất

- Asghar Ali, Kevin Daly (2010)

- Vítor Castro (2013)

- Hasna Chaibi và Zied Ftiti (2015)

Lãi suất thị trường càng cao sẽ tác động làm tăng rủi ro tín

dụng

Nguồn: Tổng hợp của tác giả


Tóm tắt chương 2


Chương 2 trình bày nền tảng lý thuyết về khái niệm rủi ro tín dụng, các phương pháp đo lường rủi ro tín dụng, nguyên nhân và hậu quả của rủi ro tín dụng đến hoạt động kinh doanh của NHTM cũng như toàn bộ nền kinh tế, đồng thời phân tích các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng của NHTM. Tiếp đến, tác giả thực hiện lược khảo các nghiên cứu thực nghiệm về các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng của các NHTM trong và ngoài nước để làm cơ sở cho việc đề xuất mô hình nghiên cứu bao gồm các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng của các NHTM Việt Nam.


CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG TẠI

CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM


3.1. Giới thiệu khái quát về NHTM Việt Nam


NHTM đã hình thành, tồn tại và phát triển hàng trăm năm gắn liền với sự phát triển của kinh tế hàng hoá. Sự phát triển của hệ thống NHTM có vai trò rất quan trọng đến sự phát triển của nề kinh tế hàng hoá và ngược lại, nền kinh tế hàng hoá càng phát triển mạnh mẽ dẫn đến giai đoạn phát triển cao nhất là nền kinh tế thị trường thì NHTM càng được hoàn thiện và trở thành những định chế tài chính không thể thiếu.

Hệ thống ngân hàng Việt Nam trước năm 1990 là hệ thống một cấp, NHNN vừa đóng vai trò là ngân hàng trung ương vừa đóng vai trò là NHTM, vì vậy không có sự tách biệt giữa chức năng quản lý và chức năng kinh doanh. Hệ thống ngân hàng Việt Nam lúc bấy giờ không có sự tách biệt giữa chức năng quản lý và chức năng kinh doanh. Từ năm 1990 với sự ra đời của pháp lệnh NHNN Việt Nam và Pháp lệnh ngân hàng hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính, hệ thống ngân hàng Việt Nam có sự thay đổi căn bản trong cơ chế hoạt động từ một cấp thành hai cấp bao gồm cấp NHNN giữ chức năng quản lý Nhà nước về hoạt động kinh doanh tiền tệ, tín dụng, thanh toán, quản lý ngoại hối và cấp các ngân hàng, TCTD thực hiện chức năng kinh doanh.

Đến năm 1997, luật ngân hàng Nhà nước và luật các tổ chức tín dụng ra đời đã thừa nhận nhiều loại hình sở hữu ngân hàng. Hệ thống NHTM Việt Nam được chia thành 5 nhóm dựa trên hình thức sở hữu vốn, bao gồm: NHTM Nhà nước, NHTM cổ phần, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài và Chi nhành ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam. Trong những năm gần đây, thực hiện chính sách cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà Nước, các NHTM Nhà nước được chuyển đổi thành các NHTM cổ phần.


Bảng 3.1: Số lượng ngân hàng tại Việt Nam (2016-2018)


Loại hình ngân hàng

2016

2017

2018

NHTM Nhà nước

4

4

4

NHTM cổ phần

31

31

31

Ngân hàng liên doanh

2

2

2

Ngân hàng 100% vốn nước ngoài

8

9

9

Chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam

51

49

48

Tổng số ngân hàng

96

95

94

Nguồn: NHNN Việt Nam


Đến quý 02/2018, theo thống kê của NHNN, khu vực NHTM Nhà nước có tổng tài sản chiếm tỷ trọng cao nhất (đạt 4.654.144 tỷ đồng, chiếm 45,05% tổng tài sản toàn hệ thống). Tuy nhiên, với xu thế thị trường và hội nhập kinh tế thế giới, nhóm các NHTM cổ phần đang ngày càng vươn lên, phát triển và khẳng định vị trí quan trọng của mình trọng hệ thống ngân hàng Việt Nam, với tổng tài sản là 4.196.607 tỷ đồng, chiếm 40,63% tổng tài sản toàn hệ thống nhưng lại chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng vốn tự có và vốn điều lệ của toàn hệ thống (lần lượt chiếm 42,07% và 42,19%).

3.2. Thực trạng về rủi ro tín dụng và các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam

3.2.1. Thực trạng rủi ro tín dụng


3.2.1.1. Thực trạng về nợ xấu


Trong thời gian qua, hoạt động tín dụng của các NHTM Việt Nam đang phát triển theo xu hướng gia tăng quy mô và tốc độ tăng trưởng dư nợ nhưng lại không có sự kiểm soát chặt chẽ về chất lượng tín dụng kết hợp với những ảnh hưởng từ cuộc suy thoái kinh tế thế giới gây nên những tác động tiêu cực cho toàn bộ nền kinh tế của Việt Nam khiến các ngân hàng phải đối mặt với rủi ro tín dụng cao do chất lượng các khoản vay giảm mạnh.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/12/2023