Tổng Quan Về Rủi Ro Tín Dụng Và Các Yếu Tố Tác Động Đến Rủi Ro Tín Dụng Của Ngân Hàng Thương Mại


định để lựa chọn mô hình phù hợp nhất. Nếu mô hình có khiếm khuyết, tác giả sẽ thực hiện hồi quy theo mô hình GMM để đảm bảo kết quả thu được có độ tin cậy cao.

1.6. Kết cấu luận văn

Luận văn được kết cấu thành 5 chương như sau: Chương 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu

Chương 2: Tổng quan về rủi ro tín dụng và các yếu tố tác động đến rủi ro tín

dụng của NHTM

Chương 3: Thực trạng rủi ro tín dụng và các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam

Chương 4: Mô hình nghiên cứu và kiểm định các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam

Chương 5: Kết luận và hàm ý chính sách nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam.

1.7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của nghiên cứu

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Ý nghĩa khoa học:

Nghiên cứu góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận về rủi ro tín dụng và các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng, đề xuất mô hình nghiên cứu về các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng phù hợp với điều kiện thực tế của các NHTM Việt Nam.

Các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam - 3

Ý nghĩa thực tiễn:

Nghiên cứu bổ sung bằng chứng thực nghiệm về các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam để từ đó giúp các nhà quản lý có cái nhìn tổng quát và trung thực về thực trạng rủi ro tín dụng, đồng thời nắm bắt được xu hướng và mức độ tác động của các yếu tố trong mô hình nghiên cứu đến rủi ro tín dụng. Qua đó giúp các nhà quản lý tìm ra các giải pháp phù hợp nhằm hạn chế những tác động tiêu cực do rủi ro tín dụng đối với ngân hàng và nền kinh tế.


CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

2.1. Tổng quan về rủi ro tín dụng của NHTM


2.1.1. Khái niệm rủi ro tín dụng


Trên thế giới có rất nhiều khái niệm về rủi ro tín dụng được tiếp cận từ nhiều khía cạnh khác nhau:

- Timothy W. Koch (1995) cho rằng: “Rủi ro tín dụng là rủi ro tiềm ẩn của thu nhập thuần và trị giá của vốn tín dụng xuất phát từ việc khách hàng không thanh toán hay thanh toán trễ hạn”.

- Thomas P. Fitch (1997) định nghĩa: “Rủi ro tín dụng là loại rủi ro xảy ra khi người vay không thanh toán được nợ theo thỏa thuận hợp đồng dẫn đến sai hẹn trong nghĩa vụ trả nợ. Cùng với rủi ro lãi suất, rủi ro tín dụng là một trong những rủi ro chủ yếu trong hoạt động cho vay của ngân hàng”.

- Theo Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng (2001) thì: “Rủi ro tín dụng là khả năng bị mất một phần hoặc toàn bộ khoản cho vay do những biến cố thuộc về tín dụng (chẳng hạn như rủi ro vỡ nợ)”.

- Theo định nghĩa của World Bank thì: “Rủi ro tín dụng là nguy cơ mà người đi vay không thể chi trả tiền lãi, hoặc hoàn trả vốn gốc so với thời hạn đã ấn định trong hợp đồng tín dụng”.

Tại Việt Nam, NHNN đã ban hành các Quyết định, Thông tư trong đó có các khái niệm về rủi ro tín dụng cụ thể như sau:

- Theo Điều 2 ban hành kèm theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Thống đốc NHNN quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng, định nghĩa: “Rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của TCTD do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết”.


- Theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của NHNN Việt Nam quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cho rằng: “Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng là tổn thất có khả năng xảy ra đối với nợ của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình theo cam kết”.

Từ các quan điểm trên, tác giả cho rằng: Rủi ro tín dụng là tổn thất về mặt tài chính có thể xảy ra cho ngân hàng do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ và lãi vay theo cam kết. Nói cách khác, rủi ro tín dụng xảy ra khi luồng thu nhập dự tính mang lại từ các tài sản có sinh lời của ngân hàng có thể không được hoàn trả đầy đủ xét cả về mặt số lượng và thời hạn. Điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi nhuận và nguồn vốn của ngân hàng.

2.1.2. Nguyên nhân của rủi ro tín dụng


Hoạt động tín dụng là một hoạt động đặc thù của ngân hàng, vì thế rủi ro tín dụng cũng là một loại rủi ro đặc thù của ngân hàng. Các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng cũng có những điểm khác biệt với các loại rủi ro khác. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng gồm các nguyên nhân đến từ phía khách hàng vay vốn, từ phía nội bộ ngân hàng và nhóm các nguyên nhân khách quan về môi trường, chính sách, nền kinh tế.

2.1.2.1. Nguyên nhân từ phía khách hàng vay


Chính khách hàng đi vay là người mang lại rủi ro cho ngân hàng, xuất phát từ các nguyên nhân cụ thể sau:

- Khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích: Phương án sử dụng vốn là yếu tố quan trọng để ngân hàng xem xét cấp tín dụng bên cạnh khả năng trả nợ và tài sản đảm bảo. Ngân hàng chỉ cấp tín dụng đối với mục đích vay hợp pháp, phù hợp với ngành nghề kinh doanh, nhu cầu khách hàng và được ngân hàng thẩm định là mang lại hiệu quả, có khả năng tạo ra lợi nhuận để trả nợ cho ngân hàng. Trong hợp


đồng tín dụng hoặc khế ước nhận nợ, khách hàng cam kết sử dụng vốn vay đúng mục đích mà khách hàng đề xuất và đã được ngân hàng phê duyệt. Mục đích là ràng buộc trách nhiệm của người vay, ngoài ra khách hàng phải cung cấp chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn vay trước hoặc sau khi giải ngân tùy thuộc vào từng thỏa thuận với ngân hàng. Tuy nhiên, trên thực tế không phải khách hàng nào cũng thực hiện được như vậy. Khách hàng sử dụng vốn vay vào nhiều mục đích khác nhau làm phát sinh rủi ro. Chẳng hạn, khách hàng đề xuất vay để bổ sung vốn lưu động phục vụ sản xuất, kinh doanh hàng tiêu dùng. Xét thấy, đây là ngành nghề mang lại hiệu quả cao và có khả năng tạo ra lợi nhuận, ngân hàng đồng ý cho vay. Thay vì kinh doanh hàng tiêu dùng, khách hàng sử dụng tiền vay mua bất động sản hoặc mua chứng khoán vì dự báo giá sẽ tăng cao và khách hàng thu lợi nhuận gấp nhiều lần so với kinh doanh hàng tiêu dùng. Nhưng thị trường biến chuyển không như mong đợi, bất động sản đóng băng, thị trường chứng khoán sụt giảm khiến thu nhập sụt giảm trong khi lãi vay ngân hàng phải trả hàng tháng. Áp lực trả lãi và nợ gốc khi khoản vay đến hạn đẩy khách hàng đến nguy cơ vỡ nợ, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh chính của khách hàng còn ngân hàng thì đứng trước rủi ro không thu hồi được nợ, tỷ lệ nợ xấu tăng cao. Như vậy, việc khách hàng sử dụng vốn sai mục đích đã làm phát sinh rủi ro tín dụng cho ngân hàng.

- Khách hàng gian lận, cố tình lừa đảo ngân hàng, không có thiện chí trả nợ: Đây cũng là nguyên nhân khá phổ biến gây rủi ro tín dụng cho ngân hàng. Khách hàng, bằng nhiều thủ đoạn tinh vi, qua mắt ngân hàng để lập hồ sơ vay và chiếm đoạt tiền của ngân hàng. Một khi khách hàng đã cố tình lừa đảo thì rất khó để ngân hàng nhận biết, nhất là những ngân hàng nhỏ: hệ thống pháp lý chưa đầy đủ, trình độ cán bộ làm công tác thẩm định chưa cao.

- Khách hàng kinh doanh không hiệu quả, năng lực kinh doanh kém: Năng lực kinh doanh cũng là yếu tố quan trọng để ngân hàng xem xét cấp tín dụng cho khách hàng. Một cá nhân, doanh nghiệp có thâm niên, đạt được nhiều thành công trong ngành đang kinh doanh sẽ được ưu tiên hơn những cá nhân mới vào nghề hoặc kinh doanh ngành nghề mới 100%. Bởi, bất cứ ngành nghề kinh doanh


nào cũng có những khó khăn nhất định. Chỉ có những người lãnh đạo có kinh nghiệm và năng lực kinh doanh giỏi mới có thể vượt qua. Khi ngân hàng cho vay những khách hàng kém năng lực, họ sẽ sử dụng vốn không hiệu quả và kết quả là tiền vay không thể thu hồi, làm tăng tỷ lệ nợ quá hạn.

2.1.2.2. Nguyên nhân từ phía ngân hàng


- Chính sách tín dụng của ngân hàng không phù hợp: Tùy thuộc vào mục tiêu kinh doanh, khẩu vị rủi ro mà mỗi ngân hàng xây dựng chính sách tín dụng cho mình. Nếu như phương châm của các ngân hàng lớn chỉ cho vay khi kiểm soát được rủi ro thì một số NHTMCP quy mô nhỏ hơn lại chủ trương chia khách hàng ra thành 2 nhóm: Nhóm khách hàng đạt tiêu chuẩn để phát triển nhằm đạt chỉ tiêu kinh doanh và nhóm khách hàng dưới tiêu chuẩn để khai thác tối đa thu nhập từ lãi vay, phí của nhóm khách hàng này. Và họ chấp nhận tỷ lệ nợ quá hạn luôn cao hơn nhóm đủ tiêu chuẩn. Một vấn đề xảy ra thường xuyên trong giai đoạn hiện nay là khách hàng không đủ điều kiện vay tại một ngân hàng lớn sẽ nộp hồ sơ ở một ngân hàng nhỏ hơn và được chấp nhận vay. Trước áp lực kinh doanh và cạnh tranh, gay gắt trong ngành, các ngân hàng phải luôn điều chỉnh chính sách tín dụng và nếu không cẩn trọng sẽ dẫn đến rủi ro chính sách tín dụng không phù hợp, gây rủi ro tín dụng.

- Bộ phận vận hành của ngân hàng không tuân thủ quy trình tín dụng: Bộ phận vận hành ở đây được hiểu là bộ phận thực thi và kiểm soát những điều kiện cấp tín dụng. Thông thường, hồ sơ vay vốn sau khi phê duyệt được chuyển sang bộ phận vận hành để hoàn tất thủ tục pháp lý, công chứng, đăng ký tài sản thế chấp (nếu có) và soạn hợp đồng giải ngân. Vì một lý do nào đó mà bộ phận vận hành làm sai quy trình, sai thông tin trong hợp đồng hoặc không công chứng, đăng ký đầy đủ sẽ dẫn đến rủi ro khách hàng không thực hiện nghĩa vụ với ngân hàng, không xử lý được tài sản khi phát sinh nợ quá hạn. Từ đó, rủi ro tín dụng gia tăng.

- Thiếu kiểm tra, giám sát sau cho vay: Kiểm tra, giám sát tình hình hoạt động của khách hàng sau cho vay là điều kiện bắt buộc đối với mỗi khoản cấp tín


dụng nhằm mục đích theo dõi và kiểm tra: khách hàng có sử dụng vốn vay đúng mục đích hay không, hoạt động kinh doanh có tăng trưởng hay không, khách hàng có gặp rủi ro và khó khăn gì hay không để ngân hàng có định hướng xử lý phù hợp. Nếu khách hàng kinh doanh hiệu quả và tăng trưởng tốt, ngân hàng sẽ xem xét tăng mức cấp tín dụng cho khách hàng để đáp ứng nhu cầu vốn lưu động thiếu hụt hoặc nhu cầu đầu tư. Nếu khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, kinh doanh không hiệu quả, ngân hàng kịp thời thu hẹp tín dụng, không cho vay thêm hoặc cho vay có điều kiện. Như vậy sẽ hạn chế được rủi ro cho ngân hàng và cả khách hàng. Tùy thuộc vào quy mô khoản vay, loại hình cấp tín dụng mà mỗi ngân hàng quy định tần suất kiểm tra cho phù hợp, thông thường kiểm tra chứng từ trong vòng 30 ngày và kiểm tra thực tế tối thiểu 3 tháng/lần sau khi giải ngân. Trên thực tế, không phải trường hợp nào nhân viên tín dụng cũng kiểm tra đúng quy định, đôi khi 12 tháng mới kiểm tra một lần hoặc việc kiểm tra mang tính chất thủ tục, chiếu lệ nên không theo sát tình hình khách hàng, làm tăng rủi ro tín dụng.

- Cán bộ làm công tác tín dụng không có chuyên môn cao, tha hóa về mặt đạo đức: Bên cạnh việc khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích và cố tình gian dối, lừa đảo ngân hàng thì cán bộ tín dụng không có chuyên môn cao, tha hóa về mặt đạo đức cũng là yếu tố gây rủi ro cho ngân hàng. Bởi nếu cán bộ tín dụng có chuyên môn sẽ đánh giá khách hàng chính xác hơn, trách cho vay sai lầm. Ngoài ra, cán bộ tín dụng tha hóa về mặt đạo đức, vì lợi ích vật chất trước mắt, không ngại bắt tay với khách hàng để giả mạo hồ sơ, chiếm doạt tài sản ngân hàng là hành vi hết sức nguy hiểm. Thực tế cho thấy, trong số các hồ sơ gây tổn thất cho ngân hàng do khách hàng giả mạo hồ sơ, phần lớn đều có sự tiếp tay của nhân viên ngân hàng. Và việc phát hiện và xử lý hết sức khó khăn và kéo dài.

2.1.2.3. Nhóm các nguyên nhân khách quan


- Các nguyên nhân thuộc về tự nhiên: Thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh khiến nhu cầu về hàng hóa, sản phẩm thay đổi,… làm doanh nghiệp lâm vào tình trạng


khó khăn tài chính không thể khắc phục được. Từ đó doanh nghiệp dù cho có thiện chí nhưng vẫn không thể trả được nợ cho ngân hàng.

- Môi trường kinh tế không ổn định: Sự biến động quá nhanh và không dự đoán được của thị trường thế giới ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của tất cả các thành phần trong nền kinh tế. Và điều này cũng ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng GDP, do đó, thu nhập của khách hàng vay bị ảnh hưởng và rủi ro không trả được nợ có thể xảy ra.

- Hệ thống pháp lý của Nhà nước rườm rà, hay thay đổi, không thống nhất: Đây là bất lợi không chỉ cho ngân hàng mà cả khách hàng. Khi Nhà nước thay đổi chính sách, bản thân ngân hàng, khách hàng chưa kịp thích nghi với chính sách mới lại phải thay đổi một lần nữa làm cho hoạt động bị ảnh hưởng, đình trệ và khó khăn trong kinh doanh.

- Thông tin về uy tín thanh toán của khách hàng vay lưu trữ tại NHNN không đầy đủ, thiếu chính xác: Một trong những nguồn thông tin đáng tin cậy để ngân hàng tham chiếu khi cho vay là thông tin về uy tín thanh toán của khách hàng được lưu trữ tại NHNN (CIC). Mặc dù đã có sự tiến triển tốt trong năm 2010 đến nay: thông tin cung cấp nhanh và đa dạng hơn, từ thông tin quan hệ tín dụng, tình hình tài sản đảm bảo đến xếp hạng tín dụng và cảnh báo nợ xấu, nhưng thông tin vẫn chưa cập nhật chính xác và kịp thời.

Tóm lại, nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng có thể là nguyên nhân chủ quan hay khách quan, có thể đến từ phía khách hàng hay ngân hàng. Tuy nhiên hậu quả dẫn đến đều là khách hàng không trả được nợ. Vì thế các ngân hàng cần xác định và phân tích rõ nguyên để đưa ra được những biện pháp xử lý trong từng tình huống cụ thể.

2.1.3. Hậu quả của rủi ro tín dụng


2.1.3.1. Hậu quả của rủi ro tín dụng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM


- Tín dụng là hoạt động chủ yếu của các NHTM, chiếm phần lớn doanh thu và lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng. Hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM sẽ bị tác động rất lớn, có thể lâm vào tình trạng khó khăn khi rủi ro tín dụng xảy ra do không thu được nợ gốc và lãi vay đúng hạn, việc luân chuyển và sử dụng vốn không hiệu quả, đồng thời làm hạn chế khả năng mở rộng tín dụng và tăng trưởng tín dụng. Chính những điều này sẽ làm cho doanh thu của ngân hàng bị giảm sút.

- Bên cạnh đó khi rủi ro tín dụng phát sinh sẽ tạo nên các nhóm nợ xấu làm cho chi phí hoạt động của ngân hàng tăng lên bao gồm: chi phí quản lý nợ xấu, chi phí trích lập dự phòng rủi ro và các chi phí khác liên quan đến công tác thu hồi nợ. Việc gia tăng các khoản chi phí khiến cho lợi nhuận sau thuế suy giảm nghiêm trọng. Một số nghiên cứu thực nghiệm đã chứng minh điều này. Nicolae Petria (2013), rủi ro tín dụng sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Việc trích lập các khoản dự phòng rủi ro tín dụng sẽ làm tăng chi phí của ngân hàng, dẫn đến làm giảm lợi nhuận, và có tác động làm suy giảm hiệu quả kinh doanh của ngân hàng (Hasan Ayaydin, 2014).

- Rủi ro tín dụng sẽ tạo ra gánh nặng trong việc chi trả lãi tiền gửi cho khách hàng, vì phần lớn nguồn vốn hoạt động của ngân hàng là nguồn vốn huy động, mà khi ngân hàng không thu hồi được nợ gốc và lãi trong cho vay thì khả năng thanh toán của ngân hàng sẽ lâm vào tình trạng thiếu hụt. Như vậy, rủi ro tín dụng sẽ làm cho ngân hàng giảm hoặc thậm chí mất khả năng thanh khoản.

- Rủi ro tín dụng còn gây suy giảm về năng lực tài chính và uy tín của ngân hàng, sự tín nhiệm của khách hàng đối với ngân hàng. Nếu một ngân hàng bị lỗ liên tục hoặc thanh khoản gặp khó khăn có thể dẫn đến sự hoang mang, lo lắng của khách hàng gửi tiền và sẽ gây ra hiện tượng rút tiền hàng loạt của khách hàng, và có nguy cơ phá sản (Mark Swinburne và cộng sự, 2007).

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/12/2023