4.50%
4.08%
4.00%
3.61%
3.50%
3.25%
3.00%
2.86%
Có thể bạn quan tâm!
- Tổng Quan Về Rủi Ro Tín Dụng Và Các Yếu Tố Tác Động Đến Rủi Ro Tín Dụng Của Ngân Hàng Thương Mại
- Hậu Quả Của Rủi Ro Tín Dụng Đối Với Khách Hàng
- Tóm Tắt Lược Khảo Các Nghiên Cứu Về Các Yếu Tố Tác Động Đến Rủi Ro Tín Dụng
- Tỷ Lệ Tăng Trưởng Gdp Của Việt Nam Và Tỷ Lệ Nợ Xấu Của 25 Nhtm Việt Nam (2007-2016)
- Kết Quả Kiểm Định Hiện Tượng Đa Cộng Tuyến Bằng Với Nhân Tử Phóg Đại Phương Sai
- Kết Quả Phân Tích Hồi Quy Theo Phương Pháp Gmm Roodman
Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.
2.55%
2.50%
2.46%
2.06%
2.00%
1.90%
2.04%
1.50%
1.50%
1.00%
0.50%
0.00%
2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016
Nguồn: Báo cáo thường niên NHNN
Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt Nam (2007-2016)
Năm 2007, nền kinh tế còn trong giai đoạn phát triển nóng, tốc độ tăng trưởng tín dụng đạt mức cao kỳ lục (53,89%), tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp nhất là 1,5%. Trong khoảng thời gian 2008 – 2013, ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính dẫn đến suy thoái kinh tế trên toàn cầu, trong đó có Việt Nam khiến tốc độ tăng trưởng tín dụng giảm mạnh trong khi tỷ lệ nợ xấu liên tục tăng và đạt mức cao nhất năm 2012 (4,08%). Đồng thời các NHTM cho vay mà không có sự thẩm định, kiểm soát chặt chẽ, tuân thủ những quy định an toàn trong cho vay của NHNN kết hợp với các khoản cho vay trước kia không thu hồi được nợ gốc và lãi vay do tình hình kinh tế suy thoái khiến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp thậm chí phải phá sản nên không có khả năng thanh toán nợ cho các ngân hàng. Ngoài ra, tỷ lệ nợ xấu gia tăng trong giai đoạn 2010 - 2012 còn do sự suy yếu của thị trường bất động sản và thị trường chứng khoán.
Từ năm 2013 nền kinh tế có dấu hiệu dần phục hồi, tín dụng dần tăng trưởng trở lại với tốc độ trung bình là 15,55%/năm. Bên cạnh những nỗ lực của NHNN nhằm kìm hãm nợ xấu thông qua việc tái cơ cấu lại các khoản nợ và thực hiện bán
nợ cho Công ty quản lý nợ (VAMC), các ngân hàng đã áp dụng những chuẩn mực mới về phân loại nợ chặt chẽ hơn theo quy định Thông tư 09/2014/TT-NHNN. Vì thế, tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng đã bắt đầu giảm và đạt mức cho phép (thấp hơn 3%) vào năm 2015, tiếp tục duy trì tỷ lệ ổn định năm 2016 là 2,46% và giảm xuống còn 1,99% năm 2017 trên tổng dư nợ.
4.00%
3.50%
3.39%
3.00%
2.60%
2.75%
2.50%
2.08%
2.00%
1.93%
2.07%
1.95%
1.96%
1.75%
1.87%
1.50%
1.00%
0.50%
0.00%
2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016
Nguồn: Tổng hợp và tính toán của tác giả từ Báo cáo tài chính hợp nhất của
25 NHTM Việt Nam
Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ nợ xấu của 25 NHTM Việt Nam (2007-2016)
Với số liệu thu thập từ mẫu nghiên cứu 25 NHTM Việt Nam, tỷ lệ nợ xấu có xu hướng biến động tương tự với tỷ lệ nợ xấu toàn hệ thống ngân hàng thương Việt Nam. Năm 2007-2008, nền kinh tế phát triển nóng, các NHTM mở rộng tín dụng làm tỷ lệ nợ xấu gia tăng. Từ năm 2009, Việt Nam chịu tác động của khủng hoảng tài chính thế giới, các ngân hàng siết chặt điều kiện cho vay và giám sát chặt chẽ các khoản vay ảnh hưởng làm giảm tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng. Trong giai đoạn từ 2010-2013, nền kinh tế quốc gia gặp nhiều khó khăn, Chính phủ đã ban hành nhiều quy định nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế và duy trì sự phát triền, đồng thời NHNN cũng đã ban hành nhiều quy định mở rộng chính sách tiền tệ. Điều này thúc
đẩy hoạt động tín dụng của các NHTM gia tăng và đi kèm theo đó là rủi ro tín dụng cũng gia tăng và đạt mức cao nhất năm 2013 là 3,39%. Trước tình hình nợ xấu của các NHTM tăng cao và có thể ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của ngân hàng, NHNN đã ban hành nhiều quy định nhằm thắt chặt các điều kiện cho vay của NHTM, tăng cường cơ chế giám sát hoạt động tín dụng, đặc biệt là tạo ra cơ chế mới là bán các khoản nợ xấu cho VAMC để các NHTM có thể giải quyết các khoản nợ xấu của mình. Thêm vào đó, các NHTM cũng đã chủ động tích cực trong việc giải quyết nợ xấu và tăng cường kiểm soát rủi ro tín dụng đã tác động làm giảm tỷ lệ nợ xấu của các NHTM xuống dưới 2% và duy trì ổn định qua các năm từ năm 2014-2016.
3.2.1.2. Dự phòng rủi ro tín dụng
Với tình hình đáng báo động về nợ xấu trong hệ thống NHTM Việt Nam, rủi ro tín dụng đã trở thành vấn đề được quan tâm hàng đầu trong hoạt động kinh doanh của các NHTM với dư nợ chủ yếu thuộc lĩnh vực cho vay đầu tư bất động sản và các tập đoàn Nhà nước. Để đối mặt với vấn đề nợ xấu, NHNN đã ban hành quy định cũng như đưa ra nhiều biện pháp để các NHTM thực hiện nhằm giảm thiểu tình trạng trên như: xác định hạn mức tín dụng dựa trên mức độ rủi ro đối với từng khách hàng vay vốn, xây dựng quy trình kiếm soát chất lượng tín dụng chặt chẽ và trích lập dự phòng rủi ro tương ứng với từng nhóm nợ xấu theo tỷ lệ được NHNN quy định.
Với số liệu thống kê từ mẫu 25 NHTM Việt Nam cho thấy từ năm 2007, theo đà tăng của tỷ lệ nợ xấu, các NHTM cũng phải trích lập dự phòng rủi ro tín dụng nhiều hơn cho các khoản nợ xấu này khiến cho tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng trên tổng tài sản có xu hướng tăng cao nhất năm 2008 là 1,04%. Tuy nhiên, tỷ lệ dự phòng từ năm 2009 đến năm 2011 lại có xu hướng giảm, đi ngược lại với xu hướng tăng lên của tỷ lệ nợ xấu trong hệ thống ngân hàng Việt Nam. Từ năm 2011 đến năm 2012, các NHTM tăng cường trích lập dự phòng rủi ro tín dụng, đến năm 2012 là tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng trong tổng tài sản là 0,88%, điều này được giải
thích bởi năm 2012 tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng đạt tỷ lệ cao nhất. Từ năm 2013 trở đi tình hình nợ xấu của các ngân hàng đã được cải thiện đáng kể, các ngân hàng yếu kém đã được NHNN kiểm soát, theo dõi chặt chẽ, tỷ lệ nợ xấu giảm đáng kể khiến cho việc trích lập dự phòng rủi ro cho các khoản nợ xấu của các ngân hàng cũng giảm theo, nguyên nhân là do các ngân hàng đã và đang tăng tốc trong việc đẩy mạnh bán nợ xấu cho VAMC để xử lý các khoản nợ này.
4.00%
3.50%
3.39%
3.00%
2.60%
2.75%
2.50% 2.08%
2.00%
1.75%
1.93% 2.07%
1.95%
1.87%
1.96%
1.50%
1.04%
1.00%
0.74%
0.91%
0.84%
0.79%
0.88%
0.85%
0.81%
0.78% 0.81%
0.50%
0.00%
2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016
Tỷ lệ nợ xấu
Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng
Nguồn: Tổng hợp và tính toán của tác giả từ Báo cáo tài chính hợp nhất của
25 NHTM Việt Nam
Biểu đồ 3.3: Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng trên tổng tài sản và tỷ lệ nợ xấu của 25 NHTM Việt Nam (2007-2016)
3.2.2. Thực trạng các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng
3.2.2.1. Quy mô ngân hàng
Ngân hàng là một tổ chức kinh doanh tiền tệ, với đặc thù ngành nghề và đối tượng kinh doanh thì quy mô ngân hàng được thể hiện thông qua tổng giá trị tài sản có của ngân hàng giữ vai trò hết sức quan trọng, khẳng định vị thế và hiệu quả hoạt động của ngân hàng.
7,000
3.39%
6,000
4.00%
3.50%
5,000
2.60%
2.75%
5,764
4,000
2.08%
2.07%
1.75%
1.93%
3,000
4,887
4,149 1.95%1.87%
3,565
1.96%
3,130 3,197
2,000
2,514
1,000
1,787
1,065
1,289
-
3.00%
2.50%
2.00%
1.50%
1.00%
0.50%
0.00%
2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016
Tổng tài sản (tỷ đồng)
Tỷ lệ nợ xấu
Nguồn: Tổng hợp và tính toán của tác giả từ Báo cáo tài chính hợp nhất của 25
NHTM Việt Nam
Biểu đồ 3.4: Tổng tài sản và tỷ lệ nợ xấu của 25 NHTM Việt Nam (2007-2016)
Quy mô tổng tài sản của 25 NHTM Việt Nam được tiến hành khảo sát từ năm 2007 đến năm 2016 không ngừng gia tăng qua các năm với tốc độ tăng trưởng trung bình là 21%/năm. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng tổng tài sản không đồng đều giữa các năm. Giai đoạn từ năm 2008-2010, các ngân hàng không ngừng gia tăng quy mô với tốc độ rất cao, trung bình 34%/năm. Nguyên nhân do tác động của thời kỳ nền kinh tế phát triển nóng, nhu cầu vốn trong nền kinh tế tăng mạnh, các ngân hàng hoạt động có hiệu quả nên không ngừng giai tổng tài sản. Giai đoạn từ 2010 – 2012, do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính và khủng hoảng kinh tế toàn cầu, thị trường bất động sản gặp khó khăn, hoạt động của các NHTM trở nên trì trệ, thể hiện qua việc tốc độ tăng trưởng tổng tài sản ngân hàng giảm mạnh, thấp nhất năm 2012 chỉ còn 2% và đó cũng là năm hệ thống NHTM đạt mức tỷ lệ nợ xấu cao nhất. Giai đoạn năm 2012 trở đi, nền kinh tế dần hồi phục và phát triển bền vững hỗ trợ cho sự phát triển trở lại của hệ thống ngân hàng. Tăng trưởng tổng tài sản của ngân hàng được phục hồi và giữ vững (trung bình đạt 15%/năm), đi kèm với đó là hiệu quả và chất lượng hoạt động của ngân hàng trong đó có hoạt động tín dụng được cải thiện, ảnh hưởng tích cực đến rủi ro tín dụng của ngân hàng.
3.2.2.2. Khả năng sinh lời
Khả năng sinh lời của ngân hàng thường được thể hiện thông qua tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA). Tỷ lệ lợi nhuận cao thể hiện hiệu quả hoạt động chất lượng quản lý của ngân hàng cao.
Giai đoạn đầu năm 2007 – 2008, do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, hoạt động của các ngân hàng gặp khó khăn, tỷ suất sinh lợi của các NHTM có xu hướng giảm (từ 1,16% xuống còn 1,09%) và cũng trong giai đoạn này, tỷ lệ nợ xấu của các NHTM tăng mạnh (từ 2,08% lên 2,60%). Giai đoạn 2009 – 2011, hoạt động của các NHTM Việt Nam dần phục hồi và tỷ suất sinh lợi đạt được ở mức cao, trung bình trên 1%/năm. Tỷ lệ nợ xấu trong giai đoạn này đạt mức thấp nhất năm 2009 là 1,75%. Tuy nhiên, từ năm 2012 trở đi, nền kinh tế suy thoái, hoạt động của các ngân hàng gặp khó khăn, NHNN siết chặt các quy định về an toàn vốn, hạn mức cho vay nên khả năng sinh lời của các NHTM có xu hướng giảm và đạt mức thấp nhất vào năm 2015 là 0,6%. Cùng với đó tỷ lệ nợ xấu cũng giảm mạnh từ mức 3,39% năm 2012 xuống mức 1,96% năm 2016.
4.00%
3.50%
3.39%
3.00%
2.60%
2.75%
2.50%
2.00%
1.50%
1.00%
0.50%
0.00%
2.08%
2.07%
1.75%
1.93%
1.95%
1.87%
1.96%
1.16%
1.09%
1.22%
1.14%
1.07%
0.83%
0.71%
0.66%
0.60%
0.63%
2007 2008 2009
2010 2011
ROA
2012 2013 2014 2015 2016
Tỷ lệ nợ xấu
Nguồn: Tổng hợp và tính toán của tác giả từ Báo cáo tài chính hợp nhất của
25 NHTM Việt Nam
Biểu đồ 3.5: Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản và tỷ lệ nợ cấu của 25 NHTM Việt Nam (2007-2016)
Giai đoạn đầu năm 2007 – 2008, so tác động của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, hoạt động của các ngân hàng gặp khó khăn, tỷ suất sinh lợi của các NHTM có xu hướng giảm (từ 1,16% xuống còn 1,09%) và cũng trong giai đoạn này, tỷ lệ nợ xấu của các NHTM tăng mạnh (từ 2,08% lên 2,60%). Giai đoạn 2009 – 2011, hoạt động của các NHTM Việt Nam dần phục hồi và tỷ suất sinh lợi đạt được ở mức cao, trung bình trên 1%/năm. Tỷ lệ nợ xấu trong giai đoạn này đạt mức thấp nhất năm 2009 là 1,75%. Tuy nhiên, từ năm 2012 trở đi, nền kinh tế suy thoái, hoạt động của các ngân hàng gặp khó khăn, NHNN siết chặt các quy định về an toàn vốn, hạn mức cho vay nên khả năng sinh lời của các NHTM có xu hướng giảm và đạt mức thấp nhất vào năm 2015 là 0,6%. Cùng với đó tỷ lệ nợ xấu cũng giảm mạnh từ mức 3,39% năm 2012 xuống mức 1,96% năm 2016.
3.2.2.3. Tốc độ tăng trưởng tín dụng
70.00%
62.37%
60.00%
50.00%
41.41%
40.00%
34.87%
30.00%
26.50%
19.57%
21.59%
20.00%
18.49%
12.84%
17.08%
14.39%
10.00%
2.08% 2.60%
1.75%
1.93%
2.07%
2.75%
3.39%
1.95% 1.87% 1.96%
0.00%
2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016
Tỷ lệ nợ xấu
Tốc độ tăng trưởng tín dụng
Nguồn: Tổng hợp và tính toán của tác giả từ Báo cáo tài chính hợp nhất của
25 NHTM Việt Nam
Biểu đồ 3.6: Tốc độ tăng trưởng tín dụng và tỷ lệ nợ xấu của 25 NHTM Việt Nam (2007 – 2016)
Tốc độ tăng trưởng tín dụng của hệ thống NHTM Việt Nam năm 2007 đạt ở mức rất cao 62,37%, là hệ quả của việc tăng trưởng nóng của nền kinh tế. Tuy nhiên, từ năm 2008, do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, tốc độ tăng trưởng tín dụng đã bị sụt giảm nghiêm trọng và chỉ đạt ở mức 19,57%. Dưới những tác động xấu của cuộc khủng hoảng, Nhà nước đã đề ra các biện pháp kích thích kinh tế và mở rộng chính sách tiền tệ, chính điều này đã tác động tích cực đến tăng trưởng tín dụng đạt 41,41% (2009) và 34,87% (2010). Tuy nhiên, sau đó nợ xấu và rủi ro tín dụng đã nảy sinh và trở thành một vấn đề khó giải quyết đối với các ngân hàng. Trước tình hình nợ xấu gia tăng, các ngân hàng đã siết chặt các quy định cho vay, tăng cường rà soát các khoản vay, đồng thời NHNN cũng tăng cường giám sát và đề ra các quy định nhằm đảm bảo an toàn. Chính vì thế, trong giai đoạn 2011 – 2014, tốc độ tăng trưởng tín dụng có xu hướng sụt giảm và đạt mức thấp nhất năm 2012 (12,84%). Năm 2015, nhờ có cơ chế bán nợ cho VAMC, các NHTM đã được tháo gỡ những khó khăn trong hoạt động tín dụng, tác động làm gia tăng tốc độ tăng trưởng tín dụng ở mức 26,5% (2015) và 21,59% (2016).
Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng tín dụng có sự biến động ngược chiều so với tỷ lệ nợ xấu của các NHTM. Giai đoạn 2007 – 2008, tốc độ tăng trưởng tín dụng giảm mạnh từ 62,37% xuống còn 19,57% đồng thời tỷ lệ nợ xấu tăng từ 2,08% lên 2,60%. Giai đoạn 2009 – 2013, tốc độ tăng trưởng tín dụng có xu hướng giảm và đạt mức thấp nhất năm 2012 là 12,84% thì tỷ lệ nợ xấu lại có xu hướng tăng và đạt mức cao nhất năm 2013 là 3,39%. Giai đoạn 2014 – 2016, do những chính sách siết chặt quy định cho vay, tăng cường giám sát của NHNN và tình hình kinh tế có dấu hiệu phục hồi, tăng trưởng tín dụng được giữ ở mức độ ổn định và tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát dưới 2%.
3.2.2.4. Tốc độ tăng trưởng GDP
Việt Nam là quốc gia đang phát triển và có tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP thuộc nhóm các hàng đầu thế giới. Từ năm 2007 đến năm 2008, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam đạt ở mức cao, trung bình từ 6-7%/năm nhưng có xu