Tần Suất Sử Dụng Thường Xuyên Các Dịch Vụ Hỗ Trợ Xây Dựng Thương Hiệu Và Khả Năng Đáp Ứng Của Cơ Sở Ươm Tạo (N = 215)

“Để hoàn thiện quy trình công nghệ kỹ thuật, chúng tôi luôn tích cực tham gia các khóa đào tạo/tập huấn do Trung tâm triển khai tổ chức. Tuy nhiên, do khối lượng công việc khá lớn nên chúng tôi không thể tham gia đầy đủ các khóa đào tạo/tập huấn theo lịch trình Trung tâm sắp xếp. Điều này gây trở ngại cho hoạt động tổ chức của Trung tâm cũng như quá trình hoàn thiện quy trình công nghệ tại công ty chúng tôi… ”

(PVS Cá nhân 03, nam, 30 tuổi)

Như vậy, các khóa E-learning có thể giúp các cá nhân bị hạn chế về điều kiện giao thông, địa lý có thể tham gia các chương trình tập huấn, khóa đào tạo ở các trung tâm, cơ sở ươm tạo dễ dàng hơn. Và qua số liệu có thể thấy nhu cầu của doanh nghiệp và cá nhân khởi nghiệp về các khóa đào tạo E-learning khá cao (74,5%).

g. Dịch vụ hỗ trợ xây dựng thương hiệu

Các startup không chỉ quan tâm đến vấn đề hình thành, nghiên cứu các sản phẩm mà còn phải xây dựng thương hiệu để có thể tìm được chỗ đứng trong thị trường tiêu thụ. Tuy nhiên, phần lớn các doanh nghiệp khởi nghiệp đều ít có kinh nghiệm về lĩnh vực này, cần phải tìm nguồn hỗ trợ từ các CSƯTDN.

Qua kết quả khảo sát có thể thấy dịch vụ hỗ trợ xây dựng thương hiệu được sử dụng khá thường xuyên. Cụ thể, dịch vụ hỗ trợ quảng bá sản phẩm có tỷ lệ cao nhất 80.1% với mức độ cung cấp thường xuyên; tiếp đến là tư vấn thiết kế và đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm (74,3%). Dịch vụ xây dựng chiến lược định vị thương hiệu và xây dựng chiến dịch truyền thông cũng được các startup quan tâm sử dụng (trên 60,0%).

Hình 2.7. Tần suất sử dụng thường xuyên các dịch vụ hỗ trợ xây dựng thương hiệu và khả năng đáp ứng của cơ sở ươm tạo (N = 215)

Nguồn Số liệu khảo sát của luận văn Qua hình cũng có thể thấy hiện nay các 1

Nguồn: Số liệu khảo sát của luận văn

Qua hình cũng có thể thấy hiện nay các nhu cầu sử dụng của startup khá cao với nhóm dịch vụ này (trên 63%). So với các nhóm dịch vụ khác, nhóm dịch vụ này có tỷ lệ thấp hơn bởi đây là nhóm dịch vụ yêu cầu các startup đã hình thành sản phẩm đầu tiên, sau giai đoạn lên ý tưởng. Trong nhóm dịch vụ này, dịch vụ hỗ trợ quảng bá sản phẩm được nhiều startup sử dụng nhất với 80,0% trong tổng số 215 cá nhân tham gia khảo sát. Tiếp đến là dịch vụ tư vấn thiết kế và đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm chiếm 74,4% tương đương 160 cá nhân.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Tiểu kết chương 2

Hiện nay, tiềm năng khởi nghiệp ở Việt Nam đang rất mở, số lượng doanh nghiệp, cá nhân khởi nghiệp mới chỉ khai thác được một phần nhỏ của thị trường này. Một số lĩnh vực như Fintech (công nghệ tài chính), E-commerce (thương mại điện tử), TravelTech (công nghệ du lịch), Logistics và Edtech (công nghệ giáo dục)… đang là mảnh đất màu mỡ để các startup khai phá. Các cơ sở ươm tạo là điểm đến với nhiều hoạt động, dịch vụ hỗ trợ các startup tương đối hiệu quả. Hiện nay, các start up đang sử dụng nhóm dịch vụ tại cơ sở ươm tạo mới mức độ thường xuyên đặc biệt nhóm dịch vụ về hỗ trợ đào tạo, cơ sở hạ tầng và các nhóm dịch vụ hỗ trợ xây dựng và quảng bá sản phẩm.


CHƯƠNG 3: MỘT SỐ YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG SỬ DỤNG DỊCH VỤ ƯƠM TẠO CỦA THANH NIÊN KHỞI NGHIỆP

3.1. Môi trường chính sách

Hiện nay Chính phủ Việt Nam có khá nhiều cơ chế, chính sách thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp tại Việt Nam, khơi dậy tinh thần khởi nghiệp như Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017, Nghị định 80, Nghị quyết 35, Nghị định 56, Quyết định 939, , Quyết định 1665, Quyết định 592… Bằng cách thừa nhận vai trò to lớn của doanh nghiệp khởi nghiệp đối với sự phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm và đảm bảo an sinh xã hội như . Theo đó, các cơ sở ươm tạo nhận rõ được trách nhiệm và mục tiêu của mình trong tương lai trong việc hỗ trợ để thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp. Có thể thấy khung khổ pháp lý dành cho các doanh nghiệp khởi nghiệp đang được hình thành thông qua các chương trình, đề án. Cùng với đó là các chính sách hỗ trợ cho các hoạt động của cơ sở ươm tạo thông qua các chương trình, đề án.

Về hạn chế, các chính sách hiện nay chưa có chính sách cụ thể cho giai đoạn hỗ trọ từ bước hình thành đến lúc phát triển ý tưởng khởi nghiệp ở các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo. Các cơ chế, chính sách vẫn tồn tại một số sự xung đột và thiếu tính hệ thống. Quy mô hỗ trợ doanh nghiệp còn hạn hẹp, hiện chỉ mới tập trung hỗ trợ vườn ươm doanh nghiệp, bảo lãnh tín dụng, chính sách về quản trị kinh doanh và hỗ trợ nâng cao hiệu quả sản xuất. Hoạt động trợ giúp đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp vẫn chưa phát huy đươc tác dụng, còn chồng chéo và phân tán. Tỷ lệ doanh nghiệp khởi nghiệp tiếp cận được nguồn vốn tín dụng thấp do nhiều vấn đề đến từ quy định của các quỹ bảo lãnh tín dụng. Chưa kể, việc triển khi các chương trình, chính sách trợ giúp chưa đồng bộ.

"Khi khởi nghiệp, điều đầu tiên là đăng ký doanh nghiệp và đóng thuế môn bài. Điều thứ 2 là thuê mặt bằng và đóng thuế thuê nhà xưởng. Điều thứ ba là đóng thuế VAT. Tất cả các kiểu thuế doanh nghiệp phải đóng thuế ngay từ đầu. Nhưng mà tôi khởi nghiệp 2 năm nay, chưa bao giờ có một cái gì gọi là hỗ trợ doanh nghiệp cả. Từ đồng vốn tôi có, đều là tôi tự bươn chải. Khi tôi gõ cửa các ngân hàng, thậm chí tôi phải vay tiêu dùng để kinh doanh".

(PVS, Cá nhân 04, nam, 33 tuổi)

Hạn chế về chính sách thuế

- Chưa có một chính sách đặc thù đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp

(DNKN) nói chung, quy định về chính sách thuế, tài chính đối với DNKN nói riêng.

Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa được ban hành năm 2017 và Nghị định 39/2018/NĐ-CP ban hành ngày 11/03/2018 quy định chi tiết Luật Hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa đã đề cập đến khái niệm Doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo và và một số chính sách hỗ trợ bao gồm quy định về hỗ trợ thuế, đầu tư và vấn đề cấp bù lãi suất (Điều 17 và 18 Luật Hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa).

“…Doanh nghiệp phải tìm mọi cách ứng phó với quy định về chế độ kế toán vì họ không thể đáp ứng được. Đây không phải vấn đề bình thường, mà là trầm trọng. Quy định về kế toán đang thật sự tạo ra chi phí vô cùng lớn với doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng như doanh nghiệp siêu nhỏ...”

(PVS chuyên gia 01, nữ, 54 tuổi)

Tuy nhiên, các văn bản pháp luật này chỉ đề cập đến khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo và chưa có các quy định cụ thể về chính sách thuế, tài chính cho doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

- Các quy định về quỹ đầu tư mạo hiểm chưa chính thức. Mặc dù có Nghị định 38/2018/NĐ-CP ban hành ngày 11/03/2018 quy định về việc đầu tư cho doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo tuy nhiên lại chưa có quy định cụ thể về trách nhiệm cũng như nghĩa vụ của các nhà đầu tư. Ý tưởng thành lập quỹ đầu tư mạo hiểm của Nhà nước đã được Bộ KH&CN đề xuất từ năm 2006 nhưng do một số ràng buộc trong chính sách tài chính, nhất là ràng buộc về việc bảo toàn vốn có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước nên đề án này không được thông qua.

Quỹ đầu tư mạo hiểm thường là lựa chọn của các nhà khởi nghiệp, doanh nghiệp đã phát triển được một thời gian, có thương hiệu nhất định trên thị trường. Các quỹ này thường có nguồn vốn lớn và khả năng giúp doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh, đi sâu vào các phân khúc thị trường nhất định hoặc xây dựng sản phẩm mới. Ở Việt Nam hiện tại, một số quỹ đầu tư mạo hiểm có uy tín có thể kể đến như IDG Ventures, Mekong Capital và Vina Capital... Tuy nhiên, thị trường đầu tư tài chính cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo chưa phát triển đầy đủ. Mặc dù lượng nguồn vốn đầu tư mạo hiểm vào Việt Nam có tăng trong những năm gần đây, nhiều chuyên gia vẫn cho rằng đầu tư cho khởi nghiệp còn chưa đáp ứng cả về lượng và chất. Chính phủ chưa có nhiều kênh hỗ trợ tài chính cho khởi nghiệp sáng tạo đặc biệt chưa có chính sách cụ thể về quỹ đầu tư mạo hiểm cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo nói chung và doanh nghiệp spin-off nói riêng. Tính đến thời điểm này, mới chỉ có dự thảo Thông tư Hướng dẫn về việc thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động của quỹ đầu

tư mạo hiểm cho khởi nghiệp sáng tạo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức lấy ý kiến từ năm 2016.

Trong hơn 10 năm qua, Nhà nước đã có một số quỹ hỗ trợ việc đưa ra thị trường các kết quả nghiên cứu phát triển của các tổ chức nhà nước và tư nhân, như Quỹ Phát triển Khoa học Công nghệ Quốc gia (NAFOSTED), Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia (NATIF)... Tuy nhiên, số tiền thực tế mà các quỹ này bỏ ra còn rất hạn chế, nguyên nhân một phần do khả năng thoái vốn khỏi các startup Việt rất khó khăn. Năm 2012, Quỹ Khoa học công nghệ quốc gia hỗ trợ 22 đề tài của doanh nghiệp, kinh phí hỗ trợ khoảng 8,07 tỷ đồng. Năm 2013, Quỹ tiếp nhận 35 đề tài do doanh nghiệp đăng ký thực hiện, kinh phí hỗ trợ khoảng 11,95 tỷ đồng. Về cho vay ưu đãi đối với các dự án ứng dụng kết quả nghiên cứu, đổi mới và chuyển giao công nghệ. Năm 2014, Quỹ tiếp nhận 04 hồ sơ đề nghị vay, 1 dự án đã được phê duyệt với mức cho vay không quá 8,8 tỷ. Chương trình đổi mới công nghệ Quốc gia đến 2020, tính đến nay, chương trình chủ yếu hoàn thiện xong các hướng dẫn thực hiện, kết quả thực hiện còn rất hạn chế với vỏn vẹn 7 đề xuất của doanh nghiệp được phê duyệt thực hiện.

Trên thế giới, cách đơn giản nhất để thu hồi tiền về là bán cổ phần lần đầu (IPO) doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo nhưng tại Việt Nam, hình thức này vẫn chưa phát triển như mong muốn. Cụ thể, hiện nay hoạt động “đầu tư mạo hiểm” vẫn chưa từng được định nghĩa trên các văn bản pháp luật, cũng chưa có cơ chế quản lý, khuyến khích phát triển các “quỹ đầu tư mạo hiểm”, “tổ chức đầu tư mạo hiểm”, “cá nhân đầu tư mạo hiểm”. Chính vì vậy chưa hề có các quỹ đầu tư mạo hiểm được thành lập tại Việt Nam, kể cả các quỹ đầu tư của nước ngoài cũng thành lập quỹ tại các thiên đường thuế và chỉ thành lập văn phòng đại diện ở Việt Nam.

“…Thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn chưa đủ phát triển để ra đời thị trường dành cho cổ phiếu công nghệ, hay những doanh nghiệp chưa có lợi nhuận, có thể lên sàn gọi vốn. Vì đây là kênh thoái vốn vô cùng quan trọng cho các nhà đầu tư mạo hiểm nên việc “nâng cấp” thị trường chứng khoán cần phải được xây dựng lộ trình ngay từ bây giờ…”

(PVS cơ sở ươm tạo 02)

Các luật về thuế của Việt Nam cũng chưa khuyến khích hoạt động đầu tư mạo hiểm. Ví dụ, do Việt Nam chưa có thuế thu nhập thặng dư, nên đối với nhà đầu tư cá nhân đầu tư cho khởi nghiệp, khi thoái vốn, họ sẽ bị thu thuế rất cao cho khoản đầu tư có lời và không được tính theo phương pháp bù trừ cho các đầu tư lỗ. Trong khi đó, do tính chất của hoạt động đầu tư mạo hiểm, tỷ lệ thất bại cao hơn nhiều so với tỷ lệ thành

công (chỉ khoảng 3-10%). Quy định của Bộ luật hình sự về "tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước", "tội lập quỹ trái phép", "tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" và các quy định về “bảo toàn và gia tăng giá trị vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp” tại Luật Ngân sách nhà nước và Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp cũng trở thành rào cản vô hình cho việc nhà nước đầu tư vào việc ươm tạo và phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp.

- Các hỗ trợ liên quan đến tài chính cho các vườn ươm doanh nghiệp công nghệ chưa rõ ràng còn ít: Quá trình ươm tạo, thúc đẩy kinh doanh cho doanh nghiệp khởi nghiệp là quá trình quan trọng nhằm hỗ trợ giảm thiểu rủi ro trong việc phát triển doanh nghiệp, trong đó bao gồm các hoạt động như huấn luyện, tập huấn, chia sẻ thông tin, kết nối với đối tác và nhà đầu tư, truyền thông nâng cao nhận thức về khởi nghiệp thì lại chưa có chính sách thực sự hỗ trợ quá trình này. Chương trình 592, được coi là chương trình gần nhất với ươm tạo doanh nghiệp KH&CN cũng chỉ hỗ trợ hoạt động tư vấn cho cơ sở ươm tạo, dự án ươm tạo doanh nghiệp KH&CN và hỗ trợ kinh phí thuê chuyên gia nước ngoài mà chưa có kinh phí hỗ trợ cho các hoạt động chủ yếu của một quá trình ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp hoàn chỉnh.

Về chính sách tín dụng

Chính sách tín dụng áp dụng cho các doanh nghiệp khởi nghiệp hiện nay được thể hiện qua một số hình thức như: (i) Hỗ trợ tiếp cận tín dụng; (ii) Hỗ trợ bảo lãnh tín dụng; (iii) Hỗ trợ lãi suất đầu tư; (iv) Hình thành, vận hành các quỹ phát triển khoa học công nghệ, các quỹ khác hỗ trợ, cho vay, góp vốn, đầu tư… vào startup.

- Việc tiếp cận tín dụng của các doanh nghiệp khởi nghiệp còn hạn chế. Cụ thể, Luật Hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2017 đã đưa ra các biện pháp khuyến khích các tổ chức tín dụng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa dựa trên xếp hạng tín dụng doanh nghiệp và khuyến khích việc xếp hạng doanh nghiệp.

- Cùng với đó, Quyết định số 1276/QĐ-TTg ngày 05/09/206 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng cho nên kinh tế đã đề xuất các nhóm hoạt động. Một trong số đó có việc nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ của các tổ chức tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa và nâng cao chất lượng thông tin khách hàng, hỗ trợ các tổ chức tín dụng tiếp cận thông tin đầy đủ để nâng cao chất lượng tín dụng.

Tuy nhiên, do phần lớn các doanh nghiệp khởi nghiệp là doanh nghiệp mới thành lập, chủ doanh nghiệp là các cá nhân/nhóm cá nhân thực hiện các ý tưởng công nghệ, mô hình kinh doanh nên việc xếp hạng uy tín tín dụng cũng như đáp ứng được các tiêu chí về thời gian hoạt động tối thiểu, báo cáo tài chính. Ngay cả khi tiếp cận được nguồn vốn tín dụng ngân hàng, cũng không phải lúc nào cũng đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp do hạn chế về thủ tục vay vốn, phương án sản xuất kinh doanh chưa hoàn thiện, tài sản bảo đảm chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn của ngân hàng.

“…Ngay cả mô hình bảo lãnh tín dụng của Ngân hàng Phát triển Việt Nam cũng rơi vào tình trạng vốn mỏng, trong khi đối tượng bảo lãnh lại nhiều, khả năng thẩm định khách hàng của các quỹ còn hạn chế. Đặc biệt, chất lượng bảo lãnh của các QBLTD không đảm bảo khiến niềm tin của ngân hàng và doanh nghiệp suy giảm…”

(PVS Chuyên gia số 02, nam, Tiến sĩ, 75 tuổi)

- Các tiêu chí để hưởng chính sách bảo lãnh tín dụng là một trở ngại trong việc vay vốn của doanh nghiệp khởi nghiệp. Luật hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa đưa ra vấn đề Quỹ bảo lãnh tín dụng Doanh nghiệp nhỏ và vừa, trong đó quy định: việc bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa dựa trên tài sản đảm bảo hoặc phương án sản xuất, kinh doanh khả thi hoặc xếp hạng tín nhiệm của doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Với quy định nêu trên, phần lớn các doanh nghiệp khởi nghiệp sẽ không đủ tiêu chuẩn về xếp hạng tín nhiệm và tài sản đảm bảo. Bởi họ đều là doanh nghiệp mới kinh doanh, ý tưởng kinh doanh khó xác định được giá trị. Với những doanh nghiệp sản phẩm mới tung ra thị trường thì tài sản chính chủ yếu là hàng tồn kho, luân chuyển trong kinh doanh kế đến là thiết bị, máy móc và cuối cùng là bất động sản.

- Quy định về lãi suất cho vay chưa phù hợp với đặc điểm của doanh nghiệp khởi nghiệp mà chỉ áp dụng chung với các tiêu chuẩn dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tuy nhiên với một loạt đặc điểm thời gian thành lập ngắn, chưa được xếp loại tín dụng, các hồ sơ chưa đáp ứng đủ tiêu chí hưởng ưu đãi, vốn chủ yếu vay mượn từ gia đình, bạn bè.

“…Anh cũng tìm hiểu và biết Quỹ hỗ trợ doanh nghiệp nhưng không bao giờ được luôn. Tỉnh nào cũng có nhưng không có ai vay được đâu. Cơ chế cho vay không rõ ràng. Nếu những doanh nghiệp như anh đủ điều kiện bảo lãnh thì họ đã vay ngân hàng cần gì phải vay Quỹ. Nếu mình thua lỗ thành phố có chịu trách nhiệm lấy lại phí bảo lãnh cho doanh nghiệp không? Ví dụ anh mua bộ máy móc 1 tỷ biết là mua máy sẽ giải quyết được nhiều vấn đề sản

xuất, nhưng liệu 1 năm có thu về được vốn không? Trong khi lãi suất vay thì 7%/năm + phí bảo lãnh 2%/năm. Tổng 9%/năm mình làm gì để hoàn trả vốn?...”

(PVS, Cá nhân 05, nam, 35 tuổi)

Về nhận thức của bản thân startup về chính sách, bên cạnh những khó khăn về môi trường chính sách thì vẫn còn một số rào cản tiềm ẩn, đó là hiểu biết của DNKN về quy định pháp luật khi tiến hành thành lập doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh. Trong 2 luật quan trọng nhất khi startup khởi sự là Luật hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa và Luật Chuyển giao công nghệ, đa số các startup đều đã nghe nói nhưng chưa tìm hiểu chi tiết. Chỉ có 1,6% startup tìm hiểu tương đối kỹ là những startup đã thành lập doanh nghiệp và có sản phẩm đưa ra thị trường.

Hình 3.1. Tỷ lệ phần trăm hiểu biết của startup về Luật Chuyển giao công nghệ và Luật hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa (N = 215)

Nguồn Số liệu khảo sát của luận văn Các chính sách hỗ trợ hoạt động ươm 2

Nguồn: Số liệu khảo sát của luận văn

Các chính sách hỗ trợ hoạt động ươm tạo doanh nghiệp của Nhà nước đã khơi dậy tinh thần khởi nghiệp. Giai đoạn phát triển kinh tế của Việt Nam khoảng 10 năm qua đã chứng kiến sự hình thành và phát triển rất năng động của phong trào khởi nghiệp. Với việc thừa nhận vai trò to lớn của doanh nghiệp khởi nghiệp đối với sự phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm và đảm bảo an sinh xã hội. Tuy nhiên, khung pháp lý hiện nay của Việt Nam còn thiếu nhiều quy định, hướng dẫn thi hành cụ thể đối với hoạt động ươm tạo công nghệ nói chung và dành cho doanh nghiệp khởi nghiệp nói riêng. Chính vì vậy, cần có một số cơ chế, chính sách đặc thù phù hợp với đặc thù của hoạt động này.

3.2. Ảnh hưởng từ truyền thông

Với yếu tố ảnh hưởng từ cộng đồng, luận văn phân tích theo hướng là cá nhân sử dụng dịch vụ bị tác động bởi kênh truyền thông. Hiện nay các kênh truyền thông có thể chia làm 2 kênh chính là kênh trực tiếp và kênh gián tiếp. Kênh trực tiếp là dạng

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 28/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí