thức hoạt động truyền thông trong đó có sự tiếp xúc trực tiếp mặt đối mặt giữa những người tham gia truyền thông (giữachủ thể và nhóm đối tượng truyền thông). Truyền thông trực tiếp có thể là truyền thông 1 - 1 nhóm (2 người truyền thông trong bối cảnh gặp gỡ trực tiếp), truyềnthông 1 - 1 nhóm (ví dụ: thầy giáo giảng bài trong một lớp học), truyền thông trong nhóm (như: thảo luận nhóm nhỏ trong một hội thảo).... Có thể hiểu bao gồm: bạn bè, gia đình, người thân, nhà trường, đồng nghiệp. Kênh truyền thông gián tiếp là cách truyền thông điệp đến người tiếp nhận mà không cần có sự tiếp xúc/giao tiếp trực tiếp mà thực hiện quá trình truyền thông nhờ sự hỗ trợ của người khác (mang tính chất trung gian) hoặc các phương tiện truyền thông khác, tức là dùngphương tiện kỹ thuật (hoặc con người) làm lực lượng trung gian truyền dẫnthông điệp. Cụ thể là: truyền hình, báo chí, internet, mạng xã hội, bảng hiệu, áp phích… Ngoài ra, phân loại dựa vào phạm vi tham gia và ảnh hưởng của truyền thông có thể phânchia thành truyền thông nội cá nhân, truyền thông liên cá nhân, truyền thông nhóm và truyền thông đại chúng.
Trong nghiên cứu, tác giả nhận thấy đối với đối tượng là các startup trong độ tuổi từ 20 – 34 tuổi thì các kênh truyền thông phổ biến là: từ bạn bè, gia đình/họ hàng, đồng nghiệp, nhà trường, internet, mạng xã hội và website/fanpage của CSƯT (xem thêm hình 3.2).
Khảo sát kênh tiếp cận thông để làm rõ tại sao các startup lại biết đến và sử dụng dịch vụ tại cơ sở này. Kết quả khảo sát cho thấy, internet, mạng xã hội và website/fanpage của CSƯT là những kênh được lựa chọn nhiều nhất. Điều này hoàn toàn dễ hiểu bởi, trong nhóm tuổi 20 – 34 tuổi năng động, thông minh trong thời đại công nghệ thông tin thì internet và mạng xã hội gần như là kênh truyền thông chính, dễ tìm kiếm, nhanh chóng, sử dụng mọi lúc mọi nơi. Các startup chỉ cần lên mạng tìm kiếm hoặc hỏi những về những cơ sở ươm tạo phù hợp là có kết quả nhanh chóng. Điển hình, chi cần tìm kiếm từ khóa “up coworking space” trên website tìm kiếm google thì người dùng đã có khoảng 42.600.000 kết quả trong 0,54 giây.
Với kênh truyền thông trực tiếp, bạn bè là kênh được lựa chọn nhiều nhất với 75.2%. Bởi trong lĩnh vực khởi nghiệp, đặc biệt lĩnh vực đặc thù như khởi nghiệp ở các cơ sở ươm tạo thường chỉ các thanh niên, nhóm trẻ tuổi quan tâm nhiều, và có trải nghiệm tại các cơ sở khác nhau từ đó có lời khuyên cho nhau.
Trong khi đó, các kênh truyền thông khác như nhà trường, gia đình, đồng nghiệp chiếm tỉ lệ ít hơn dưới 30%. Đặc biệt kênh nhà trường chỉ chiếm 18,5%. Như đã đề cập ở mục 2.3.1 tuy nhận được ưu đãi, khuyến khích sinh viên, giảng viên tham gia từ trường đại học nói chung và Đại học Bách Khoa Hà Nội nói riêng nhưng số lượng sinh viên, giảng viên tham gia khá hạn chế bởi chương trình đào tạo nặng, công việc đòi hỏi sự đầu tư về thời gian, kinh tế và sức lực ảnh hưởng đến việc học tập nên sinh viên không mấy mặn mà.
Hình 3.2. Kênh tiếp cận thông tin chính của startup (tỷ lệ %)
Nguồn: Số liệu khảo sát của luận văn
Hơn nữa, hiện nay các cơ sở ươm tạo nói chung và UP và BKHUP nói riêng mỗi năm đều diễn ra hội thảo, chương trình giao lưu, talkshow,… chia sẻ kinh nghiệm cho các công ty khởi nghiệp và các bạn trẻ muốn tham gia thị trường khởi nghiệp. Đây chính là những kênh truyền thông thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp của thanh niên và các doanh nghiệp khởi nghiệp.
Một số chương trình, cuộc thi thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp
Trung tâm Hỗ trợ Khởi nghiệp và Hội Doanh nhân trẻ TPHCM đã tổ chức "Ngày hội Khởi nghiệp", “Sàn giao dịch ý tưởng” thu hút sự quan tâm của nhiều quan khách tham dự, đặc biệt là những nhà đầu tư.
Tháng 6/2019, tại UP tổ chức gần 40 sự kiện, talkshow như: Passport to Cloud for Windows Server, Bàn Đạp Khởi Nghiệp: Pháp Lý Khởi Nghiệp 101, KVision x VIISA x UP | BUILD Co-Innovation Hackathon, Hội thảo Ads Automation: Tối ưu chuyển đổi - Đột phá doanh thu, Marketing for Startup…
Thông qua những kênh truyền thông và các chương trình truyền hình, cuộc thi
giúp cộng đồng có thái độ tích cực hơn tới tinh thần khởi nghiệp và quyết định khởi nghiệp của thanh niên. Bên cạnh, sự ưu tiên và quan tâm của chính phủ thông qua đề án, chính sách, việc cộng đồng có cái nhìn tích cực hơn về vai trò của khởi nghiệp cũng như thấu hiểu cho những khó khăn của startup tạo động lực tích cực cho startup
sẵn sàng chấp nhận rủi ro, đầu tư thời gian, công sức và tiền vốn để hiện thực hóa ý tưởng sáng tạo của mình, thực hiện khát khao tạo dựng một giá trị mới cho xã hội.
“Khởi nghiệp hay đi làm ở một công ty? Hơn hai năm hởi nghiệp, hai năm để nhìn lại vật đổi sao dời, bao nhiêu dự định, bao nhiêu mong muốn đã thay đổi theo từng ngày. Với tôi, khởi nghiệp là một chuỗi dài những tủi nhục và vinh quang. Ở thời điểm chúng tôi khởi nghiệp, tôi nhận được một số sự nể phục và vô vàn lời khinh miệt. Tôi cảm nhận được trong ý nghĩ của bạn bè rằng, cậu kiếm được tiền, nhưng không bằng tớ. Cậu chẳng được làm việc trong một tổ chức lớn, được giao du, học hỏi, chẳng có quan hệ rộng, tương lai chẳng ổn định và chẳng có một sự nghiệp rõ ràng. Đôi khi những định kiến của bạn bè, người thân làm người khởi nghiệp chùn bước và phải thực sự kiên định mới có thể vượt qua được, để bám trụ với hướng đi của mình. Khởi nghiệp giúp tôi cứng rắn hơn. sự kiên định của tôi và các cộng sự đã được đền đáp. Niềm đam mê của chúng tôi đã được đền đáp với đứa con của mình đang lớn dần và được xã hội công nhận”.
PVS, Cá nhân 04, nam, 33 tuổi)
Có thể nhận thấy rằng, đối tượng startup là thanh niên với độ tuổi từ 20 -34 tuổi. Đây là độ tuổi năng động, trẻ trung, nhiều ý tưởng sáng tạo, dám nghĩ dám làm, dễ dàng nắm bắt xu hướng công nghệ mới. Chính vì vậy, việc startup dễ dàng tiếp cận cơ sở ươm tạo thông qua truyền thông như internet, mạng xã hôi và website hơn nguồn thông tin với từ gia đình. Tuy nhiên, đây cũng là độ tuổi còn thiếu nhiều thứ: thiếu vốn, dễ bị lay động và thiếu kinh nghiệm… Sự thay đổi cái nhìn từ cộng đồng dành cho khởi nghiệp giúp các startup có thêm động lực, niềm tin cho ý tưởng của mình.
3.3. Chi phí sử dụng dịch vụ
Các cơ sở ươm tạo doanh nghiệp được coi là công cụ phát triển hiệu quả, được thiết kế để thúc đẩy sự phát triển và thành công của doanh nghiệp thông qua việc cung cấp các dịch vụ và các nguồn lực hỗ trợ. Mục tiêu chính này nhằm tạo ra các doanh nghiệp hoạt động thành công trên thị trường sau khi rời khỏi các cơ sở ươm tạo. Hiện nay, hầu hết các vườn ươm đều miễn phí các dịch vụ chuyên sâu cần sự tư vấn của chuyên gia cho các khách hàng ở giai đoạn đầu trong khoảng thời gian nhất định. Nguyên tắc hoạt động phi lợi nhuận của hầu hết các vườn ươm hiện nay cũng đang khuyến khích các doanh nghiệp khởi nghiệp mong muốn được tham gia để hưởng các dịch vụ ưu đãi. Tuy nhiên, chính nguyên tắc hoạt động này cũng đem lại những hạn chế trong việc quay vòng vốn để duy trì hoạt động của vườn ươm.
“Hỗ trợ miễn phí cũng rất quan trọng, chủ yếu mọi người sẽ có được môi trường làm việc chuyên nghiệp, mọi người cùng làm về lĩnh vực tương tự nhau, cùng có ý tưởng có sự tương tác với nhau thì dễ dàng phát triển hơn”.
(PVS Cá nhân 02, nam, 30 tuổi) Bảng 3.1. Mức phí trong 1 tháng/startup có thể trả cho các dịch vụ của cơ sở ươm tạo
SL | % | |
Dưới 1 triệu | 106 | 49,3 |
Từ 1 - 3 triệu | 84 | 39,1 |
Trên 3 - 5 triệu | 20 | 9,3 |
Trên 5 triệu | 5 | 2,3 |
Tổng | 215 | 100.0 |
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Sử Dụng Dịch Vụ Ươm Tạo Của Thanh Niên Khởi Nghiệp Ở Việt Nam Hiện Nay
- Thực Trạng Sử Dụng Các Dịch Vụ Ươm Tạo Của Thanh Niên Khởi Nghiệp Ở Việt Nam Hiện Nay
- Tần Suất Sử Dụng Thường Xuyên Các Dịch Vụ Hỗ Trợ Xây Dựng Thương Hiệu Và Khả Năng Đáp Ứng Của Cơ Sở Ươm Tạo (N = 215)
- Đánh Giá Khả Năng Đáp Ứng Của Cơ Sở Ươm Tạo Đối Với Nhu Cầu Của Các Startup (N = 215)
- Các yếu tố tác động đến hoạt động sử dụng dịch vụ ươm tạo của thanh niên khởi nghiệp - 12
- Các yếu tố tác động đến hoạt động sử dụng dịch vụ ươm tạo của thanh niên khởi nghiệp - 13
Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.
Nguồn: Số liệu khảo sát của luận văn
Qua bảng số liệu có thể thấy startup – khách hàng phần lớn chỉ có thể chi trả dưới 1 triệu/tháng (49,3%). Có 84/215 khách hàng có thể trả từ 1 – 3 triệu/tháng (39,1%). Chỉ có 2,3% khách hàng có thể chi trả trên 5 triệu/tháng. Như vậy có thể thấy, các startup đều hạn chế về nguồn lực kinh tế. Họ chỉ có thể chi trả phần nào cho các dịch vụ và thường tìm kiếm cách chương trình ưu đãi, giảm giá để giảm chi phí. Các vườn ươm cũng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp bằng cách sau thời gian miễn phí dịch vụ thì chỉ thu phí các khoản dùng chung như điện, nước, internet v.v.
Hiện nay, theo bảng giá thành của các gói chỗ ngồi của UP và BKHUP (bảng 3.2) chủ yếu có mức giá từ 2 triệu – 3 triệu đồng/tháng ở mức tương đối và khách hàng có thể trong khả năng chi trả được, tương đối hợp lý. Chưa kể, cơ sở ươm tạo còn có các chương trình khuyến mãi như chương trình ưu đãi tháng 8/2019 là mua 3 tặng 1 hay mua 2 tặng 1 thì chi phí trung bình 1 tháng các startup chi trả tầm 1,5 triệu đồng – 2,25 triệu đồng/tháng cho dịch vụ gói chỗ ngồi theo tháng hoặc văn phòng riêng. Ngoài ra, các startup cũng được sử dụng các dịch vụ và tham gia khóa đào tạo miễn phí tổ chức bởi CSƯT (xem thêm phụ lục 4).
Bảng 3.2. Mức giá chỗ ngồi hiện nay của UP và BKHUP năm 2019
(đơn vị: triệu VNĐ/tháng)
UP | BKHUP | Toong | TikTak | Hanoi Hub | HATCH NEST | ||
Chỗ ngồi theo | Linh hoạt | 2 – 2,5 | 2 | 1,9 | 1,9 | 1,8 | 1.5 |
Cố định | 3 | 2,5 | 2,8 | 3,9 | - | - |
Văn phòng riêng | 2,5 – 3 | 2,5 | 8 | 10 | - | - |
(Nguồn: Bảng báo giá dịch vụ của các CSƯT năm 2019) Chú thích: giá dịch vụ trên chưa bao gồm thuế VAT và chương trình ưu đãi
Tìm hiểu kỹ hơn về sự khác biệt về giá chỗ ngồi theo tháng thì luận văn nhận thấy, ở UP và BKHUP các dịch vụ khác như mượn phòng họp, hoặc tổ chức các sự kiện được miễn phí 4 giờ sử dụng/tháng. Trong khi đó, ở HATCH!NEST, các startup muốn mượn phòng họp phải trả phí 300 nghìn – 400 nghìn đồng/giờ; không gian sự kiện là 2 triệu đồng/4 giờ. Nếu tính chi phí một tháng, startup tổ chức sự kiện 1 lần hoặc họp 1-2 lần thì chi phí giữa các cơ sở gần tương đương nhau cho tất cả các dịch vụ.
“…Từ hồi biết chỗ này thì mình thật sự bị nó cuốn hút quên lối về luôn ạ. Up lý tưởng cho những người trẻ khởi nghiệp cần một không gian làm việc hiệu quả và hiện đại như thế này. Đến đây ngồi nhâm nhi tách trà nóng, tầm nhìn tầng 8 mênh mông, không gian lại sang trọng lịch sự, đặc biệt thoải mái nữa. Lần nào đến đây mình cũng có cảm giác rất tốt, các giao dịch việc của mình ở đây cực hiệu quả. UP có nhiều không gian phục vụ cho các mục đích khác nhau, có những bàn riêng cho cá nhân làm việc đơn lẻ, cũng có phòng họp, hội nghị cho các nhóm thảo luận và làm việc nhóm nhé. Đồ uống miễn phí tạm ổn. Giá cũng ở mức chấp nhận được cho một gói dịch vụ như thế này…”
(PVS Cá nhân 07, Nam, 25 tuổi)
Nhìn chung, với mức chi phí từ 1,5 triệu đến 3 triệu tại các cơ sở hiện nay ở khá phù hợp với chi phí hàng tháng mặt bằng chung mà các startup có thể bỏ ra. Hiện nay, một số cơ sở ươm tạo như NACENTECH-TBI (Trung tâm Ươm tạo Công nghệ và Doanh nghiệp Khoa học Công nghệ) có mô hình pháp lý thuộc khu vực công lập có chính sách miễn phí một số loại dịch vụ cho các startup ở giai đoạn đầu trong khoảng thời gian nhất định. Tuy nhiên, chính nguyên tắc hoạt động này cũng đem lại những hạn chế trong việc quay vòng vốn để duy trì hoạt động của cơ sở ươm tạo.
3.4. Hiệu quả mong đợi
Trong giai đoạn 2011 – 2016, về số lượng việc làm được tạo ra chủ yếu ở mức từ 300 – 500 việc làm (50,0% cơ sở ươm tạo). Về sản phẩm công nghệ được ươm tạo, tùy theo thời gian và lĩnh vực ươm tạo, 46,7% các cơ sở ươm tạo ươm tạo thành công từ 5 – 15 sản phẩm. Về doanh nghiệp ươm tạo thành công khoảng 53,3% cơ sở ươm tạo ươm tạo 10 – 50 doanh nghiệp trong giai đoạn 2011 – 2016.
Hiện Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn trong hoạt động khởi nghiệp. Bởi đầu tư vào ý tưởng sáng tạo là đầu tư mạo hiểm, có thể mất tất cả, hoặc gần như là một loại chi phí chứ không phải là đầu tư sinh lời. Trong khi đó, Việt Nam lại chưa có văn hóa đầu tư mạo hiểm, đây là một trong những cản trở của hoạt động của doanh nghiệp khởi nghiệp. Thực tế tại Việt Nam đã có cộng đồng khởi nghiệp nhưng vẫn rất thiếu vốn đầu tư. Chính vì vậy, đây được coi là một trong số tiêu chí các startup quan tâm khi lựa chọn các cơ sở ươm tạo.
Bảng 3.3. Khả năng số tiền gọi vốn đầu tư cho doanh nghiệp startup
SL | % | |
Dưới 100 triệu | 20 | 9,3 |
Từ 100 triệu – 500 triệu | 96 | 44,7 |
Trên 500 triệu – 2 tỷ | 58 | 27,0 |
Trên 2 tỷ - 10 tỷ | 26 | 12,1 |
Trên 10 tỷ - 20 tỷ | 13 | 6,1 |
Trên 20 tỷ | 2 | 0,8 |
Tổng | 215 | 100.0 |
Nguồn: Số liệu khảo sát của luận văn Qua bảng số liệu có thể thấy, khả năng gọi vốn đầu tư của các startup chủ yếu khoảng từ 100 – 500 triệu (44,7%); tiếp đến là khoảng trên 500 triệu – 2 tỷ (27,0%). Số tiền gọi vốn từ 10 tỷ trở lên có khoảng 0.8 – 6,1% doanh nghiệp và có 9,3% doanh nghiệp startup có khả năng gọi vốn dưới 100 triệu. Nhu cầu về vốn và được hỗ trợ vốn đang được các doanh nghiệp rất quan tâm trong quá trình ươm tạo và hậu ươm tạo.
Mặc dù đã được ươm tạo thành công nhưng các doanh nghiệp vẫn đang rất thiếu về vốn để duy trì hoạt động cũng như mở rộng sản xuất.
Do những đặc thù về cơ chế, tính chất hoạt động của Trung tâm Ươm tạo chưa đủ sức hấp dẫn các nhà tài trợ, cũng như còn thiếu nhân lực có kiến thức, kinh nghiệm sâu trong mảng vận động tài trợ, nên việc huy động những nguồn vốn tài trợ cho các hoạt động của trung tâm thực sự khó khăn.
“Mặc dù được Trung tâm hỗ trợ rất nhiều trong quá trình ươm tạo tuy nhiên do nhu cầu cần mở rộng sản xuất nên công ty còn gặp một số khó khăn trong việc tìm nguồn vốn đầu tư, đảm bảo đầu ra sản phẩm và về thuê mướn, sử dụng các trang thiết bị, tổ chức cho việc mở rộng sản xuất kinh doanh. Các cơ sở ươm tạo hỗ trợ thêm các doanh nghiệp trong việc tìm kiếm các nguồn đầu tư, vay hỗ trợ lãi xuất, hoặc các quỹ hỗ trợ doanh nghiệp. Đồng thời
hỗ trợ thêm cho các doanh nghiệp về đầu ra sản phẩm, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có thể thuê mướn các tổ chức vật chất phục vụ cho sản xuất với giá rẻ.”
(PVS Cá nhân 03, nữ, 30 tuổi)
Nguồn vốn và hỗ trợ về vốn là một trong những hạn chế lớn chưa thể giải quyết trong thời gian trước mắt. Một số CSƯT đã cố gắng thu hút một số nguồn tài trợ khác từ các tổ chức quốc tế (như World Bank) hoặc các nước thông qua Bộ Khoa học Công nghệ (ví dụ BKHUP đang xin tài trợ từ Chính phủ Bỉ). Ngoài ra, chương trình hỗ trợ phát triển doanh nghiệp KH&CN từ Bộ Khoa học và Công nghệ cũng đang được các CSƯT lưu ý.
“Bên tụi anh đang gặp nhiều khó khăn về vốn để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Bây giờ xin hỗ trợ từ vườn ươm thì vườn ươm không có sẵn. Anh cho rằng nên xây dựng quỹ hỗ trợ hoạt động cho các doanh nghiệp tham gia ươm tạo hoặc ưu tiên cho các dự án tại vườn ươm khi tiếp cận với các nguồn quỹ, tổ chức tín dụng…”
(PVS Cá nhân 04, nam, 33 tuổi)
Một trog số chỉ báo để đánh giá hiệu quả hoạt động của cơ sở ươm tạo đó là khả năng hỗ trợ startup về ý tưởng và hình thành các sản phẩm.
Hình 3.3. Cơ cấu sản phẩm của doanh nghiệp startup ở 2 cơ sở
Nguồn: Số liệu khảo sát của luận văn
Khảo sát về hiệu quả dịch vụ cung cấp của cơ sở ươm tạo thông qua chỉ báo số lượng doanh nghiệp startup có sản phẩm được hình thành và đưa ra thị trường. Luận văn nhận thấy, trong số 215 doanh nghiệp khởi nghiệp tham gia khảo sát, có 51 doanh nghiệp đã đưa sản phẩm ra thị trường chiếm 23,7%, và 64 doanh nghiệp khởi nghiệp mới chỉ dừng lại ở việc có ý tưởng hay để khởi nghiệp (chiếm tỷ lệ 29,7%). Có thể nhận thấy, các startup đang hoạt động tại cơ sở ươm tạo phần lớn (khoảng 70%) đang triển khai ý tưởng sáng tạo thành sản phẩm và có sản phẩm đưa ra thị trường. Điều này
cho thấy các cơ sở ươm tạo đang hoạt động hiệu quả trong nhiệm vụ hỗ trợ ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp.
3.5. Mức độ dễ sử dụng
Đánh giá tiêu chí nhận thức dễ sử dụng của cơ sở ươm tạo được thể hiện thông qua 02 thang đo về độ linh hoạt về thời gian hoạt động và về địa điểm của cơ sở ươm tạo. Về thời gian hoạt động của cơ sở ươm tạo, có thể thấy các cơ sở ươm tạo khác như Toong, TikTak, HanoiHub và HATCH!NEST có giới hạn về thời gian hoạt động chủ yếu bắt đầu từ 8h đến 21h. UP và BKHUP linh hoạt về thời gian hơn khi hoạt động suốt 24h và 7 ngày trong tuần.
Bảng 3.4. Thời gian hoạt động của một số cơ sở ươm tạo
Thời gian hoạt động | |
UP | 24/7 - 7 ngày trong tuần |
Toong | 8h00 – 20h00 và 7 ngày trong tuần |
TikTak | 8h00 – 18h00 và 7 ngày trong tuần |
HanoiHub | 8h00 – 21h00 và 7 ngày trong tuần |
HATCH!NEST | 9h00 – 21h00 và 7 ngày trong tuần |
BKHUP | 24/7 - 7 ngày trong tuần |
Nguồn: Tổng hợp của luận văn Thời gian là nguồn lực quan trọng đánh giá sự thành công hay thất bại của các startup, có những startup liên kết với các công ty quốc tế, với múi giờ khác, buộc hoạt động và làm việc vào ban đêm, việc linh hoạt thời gian hoạt động của cơ sở ươm tạo khiến startup mở rộng cơ hội hợp tác quốc tế và tìm kiếm nguồn đầu tư cũng như trao
đồi kiến thức và công nghệ.
“…Nhiều khi ban ngày tại đây có quá nhiều sự kiện diễn ra khiến mình phân tán tư tưởng không thể tập trung làm việc được. Công việc nhiều, dealine thì dồn dập nên mình chọn đến đây là việc buổi đêm, vừa yên tĩnh, dễ tập trung…”
(PVS Cá nhân 07, Nam, 25 tuổi)
Về địa điểm của UP và BKHUP, xét về không gian, hầu hết các cơ sở ươm tạo đều xây dựng cho mình một không gian với đầy đủ tiện nghi đáp ứng các nhu cầu cơ bản của startup đến sử dụng dịch vụ như văn phòng riêng, hậu cần (nước uống, đồ ăn vặt...), mạng internet, bàn ghế chỗ ngồi… Tuy nhiên, về địa điểm của UP và BKHUP, theo hình vẽ bên dưới có thể thấy, các cơ sở UP và BKHUP với 04 cơ sở ở 04 khu vực nội thành của Hà Nội là khu vực Kim Mã – Láng Hạ - Bách Khoa – Long Biên tạo