Đánh Giá Khả Năng Đáp Ứng Của Cơ Sở Ươm Tạo Đối Với Nhu Cầu Của Các Startup (N = 215)

thành 01 vành đai giúp cho các startup có thể lựa chọn cơ sở thuận tiện nhất giúp tiết kiệm thời gian di chuyển và chi phí đi lại.

Hình 3.4. Địa điểm của UP và BKHUP


Nguồn Ảnh cắt từ google maps Về bản chất hoạt động khởi nghiệp tiểm ẩn 1

Nguồn: Ảnh cắt từ google maps

Về bản chất, hoạt động khởi nghiệp tiểm ẩn nhiều rủi ro, đặc biệt khởi nghiệp các lĩnh vực về tự động hóa, cơ khí… Hoạt động khởi nghiệp cần startup phải kiên trì về thời gian và tài chính và đặc điểm của startup là thiếu và yếu về nguồn tài chính. Chính vì vậy, việc tiết kiệm thời gian và chi phí giúp các startup có nhiều cơ hội tập trung thực hiện ý tưởng.

“Tôi chọn UP trong một lần đến Hà Nội, sau đó tôi quay lại Hà Nội vì công việc và tôi vẫn chọn UP. Đây là một không gian mới, sạch sẽ, nhân viên rất dễ thương. Tôi đánh giá cao không gian tại đây. Nó nằm trong khu vực dễ tiếp cận trong phạm vi quanh quận Ba Đình, rất gần trạm xe buýt và cũng dễ dàng để bắt xe taxi đến đây”.

(PVS Cá nhân 06, Nam, 40 tuổi)

Hiện nay, chỉ tính riêng ở Hà Nội, có khoảng 25 co-working space và 05 hệ sinh thái khởi nghiệp là Vườn ươm doanh nghiệp chế biến và đóng gói thực phẩm Hà Nội - HBI; Vườn ươm doanh nghiệp công nghệ cao Hòa Lạc; Vườn ươm doanh nghiệp Bách Khoa Holdings; Vietnam Silicon Valley; Trung tâm ươm tạo công nghệ Nông nghiệp – Học viện Nông nghiệp Việt Nam, phần lớn tập trung phân bổ tại các quận nôi thành Hà Nội như Đống Đa, Hoàn Kiếm, Ba Đình, Cầu Giấy,… các startup đều có thể dễ dàng tiếp cận và sử dụng dịch vụ.

3.6. Khả năng đáp ứng của cơ sở ươm tạo

Parasuraman và cộng sự đã đưa ra mười khía cạnh của chất lượng dịch vụ bao gồm (1) sự tin cậy; (2) khả năng đáp ứng; (3) năng lực phục vụ; (4) tiếp cận (access),

(5) lịch sự (courtesy), (6) thông tin (communication), (7) tín nhiệm (credibility), (8) độ an toàn (security); (9) hiểu biết khách hàng (understanding customer); và (10) phương tiện hữu hình [Parasuraman, Zeithaml, & Berry, 1985]. Khả năng đáp ứng thể hiện sự mong muốn và sẵn sàng cung cấp dịch vụ kịp thời cho khách hàng.

Luận văn cũng đã đánh giá sự đáp ứng của vườn ươm cho các nhu cầu của các startup. Qua đó thu được kết luận: Các CSƯT đáp ứng các dịch vụ nhưng chưa chuyên nghiệp chiếm 45,1%; Các CSƯT đáp ứng đầy đủ các dịch vụ một cách chuyên nghiệp chiếm 27,0%; Các CSƯT chưa đáp ứng được các dịch vụ chiếm 27,9%.

Bảng 3.5. Đánh giá khả năng đáp ứng của cơ sở ươm tạo đối với nhu cầu của các startup (N = 215)


SL

%

Đáp ứng các dịch vụ nhưng chưa chuyên nghiệp

97

45,1

Đáp ứng đầy đủ các dịch vụ một cách chuyên nghiệp

58

27,0

Chưa đáp ứng được các dịch vụ

60

27,9

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Nguồn: Số liệu khảo sát của luận văn

Phân tích cụ thể với từng loại dịch vụ do cơ sở ươm tạo cung cấp, luận văn nhận thấy, nhóm dịch vụ về kết nối cộng đồng và xây dựng mạng lưới và nhóm dịch vụ về tài chính và tiếp cận tài chính là 02 nhóm cơ sở ươm tạo có khả năng đáp ứng 80,0% nhu cầu của startup. Trong khi, nhóm dịch vụ về hỗ trợ xây dựng thương hiệu chỉ đáp ứng được 55,0%.

Hình 3.5. Đánh giá khả năng đáp ứng của cơ sở ươm tạo (%)


Nguồn Số liệu khảo sát của luận văn Tuy khá phong phú và đa dạng về lĩnh 2

Nguồn: Số liệu khảo sát của luận văn

Tuy khá phong phú và đa dạng về lĩnh vực và mô hình nhưng hoạt động ươm tạo khởi nghiệp hiện nay vẫn chưa thực sự hiệu quả bởi nhiều nguyên nhân, như các trang thiết bị, cơ sở vật chất hạ tầng hiện có chỉ mới đáp ứng được một phần nhu cầu của doanh nghiệp, thiếu kinh phí hoạt động, chưa có đủ mạng lưới chuyên gia thường trực để hỗ trợ tư vấn, các dịch vụ cung cấp cho doanh nghiệp còn ở mức cơ bản, thiếu kỹ năng quản lý các cơ sở ươm tạo theo mô hình doanh nghiệp, chính sách hỗ trợ chồng chéo v.v.. Ví dụ như ở Trung tâm ươm tạo công nghệ Nông nghiệp – Học viện Nông nghiệp Việt Nam, các dịch vụ hỗ trợ về tiêu chuẩn, chuyển giao công nghệ, sở hữu trí tuệ đáp ứng khoảng 70% (với điều kiện doanh nghiệp thực hiện đầy đủ các nội dung tư vấn đăng ký nhãn hiệu, xây dựng tiêu chuẩn, thiết kế mẫu mã, bao bì, ký hợp đồng chuyển giao công nghệ). Các dịch vụ khác về tài chính, đánh giá thị trường, huấn luyện quản trị còn hạn chế mới dừng ở lý thuyết.

3.7. Mức độ về sự tín nhiệm

Sự tín nhiệm luôn được ví như một chất dính “vô hình” giúp khách hàng gắn kết với bên cung cấp dịch vụ hơn.

Bảng 3.6. Giá trị trung bình về mức độ hài lòng và khả năng quay lại sử dụng dịch vụ của startup


Hài lòng

Khả năng quay lại

UP

8,2

8,6

BKHUP

7,2

8,2

Nguồn: Số liệu khảo sát của luận văn

Kết quả khảo sát của luận văn cho thấy, nhìn chung 2 cơ sở đều nhận được sự đánh giá cả khách hàng ở mức tương đối tốt (đạt từ 7 điểm trở lên trên thang 10) cơ sở UP có mức độ hài lòng cao và khả năng quay lại cao hơn cơ sở BKHUP.

“Nếu bạn đang khởi nghiệp, tôi khuyên bạn nên tham gia cộng đồng này để gặp gỡ nhiều người tuyệt vời với những đam mê lớn. Đây là một nơi lý tưởng, nhiều công ty khởi nghiệp để bạn có thể kết nối và làm việc cùng nhau…”

(PVS cá nhân 04, Nữ, 35 tuổi)

Tìm hiểu về chi tiết hơn về mức độ hài lòng của startup, có thể khẳng định, ở tất cả các cơ sở ươm tạo đều cố gắng tạo cho startup không gian làm việc sáng tạo và thoải mái nhất và UP và BKHUP cũng không ngoại lệ. Như BKHUP không gian làm việc chung có diện tích 1300 m2 và 350 chỗ ngồi hay UP có khu Creative Lab với tổng

diện tích 500m2 chia thành 6 khu vực chính bao gồm khu điện, khu cơ khí nhẹ, khu prototype, khu gỗ, khu xưởng may và các khu thiết kế khác.

Xét về các tiêu chí khác như vị trí, chất lượng dịch vụ, giá cả và chất lượng phục vụ, UP được đánh giá cao hơn BKHUP.

Bảng 3.7. Mức độ hài lòng của startup theo các tiêu chí

(trong đó, 10 là rất hài lòng và 0 là rất bất mãn)



Tiêu chí

Không gian

Vị trí

Chất lượng

Giá cả

Phục vụ

Tổng

UP

9,0

8,5

8,5

7,5

7,5

8,2

BKHUP

8,0

7,0

7,0

7,0

7,0

7,2

Nguồn: Số liệu khảo sát của luận văn

Nguyên nhân sự khác biệt giữa UP và BKHUP, BKHUP đặt trong khuôn viên của Đại học Bách Khoa Hà Nội về thế mạnh có thể thu hút được startup tham gia là sinh viên và giảng viên trong trường nhưng như đã phân tích mục 2.3.1 thì với chương trình đào tạo tương đối nặng thì sinh viên khó có thể dành thời gian cho khởi nghiệp. Bên cạnh đó, vì đặt trong khuôn viên của Đại học Bách Khoa tận dụng phòng thí nghiệm, cơ sở vật chất của trường nên chi phí rẻ hơn. Tuy nhiên không phải đối tượng nào cũng được sử dụng phòng thí nghiệm hay cơ sở vật chất của trường nếu không phải sinh viên hoặc giảng viên của trường. Điều này là khó khăn cho các startup từ cộng đồng muốn sử dụng dịch vụ ở BKHUP.

“Mình bắt đầu làm việc tại BKHUP và đây thực sự là không gian tuyệt vời! Siêu ấm cúng, không khí tốt, nhân viên dễ thương, các chủ đề thảo luận (talkshow) thực sự thú vị và hiệu quả, mạng internet nhanh… Và nhiều talkshow cũng đang diễn ra hàng tháng ở đây. Cá nhân mình thấy đây là không gian thực sự tốt để kết nối, tìm kiếm sự hỗ trợ và phát triển tiềm năng. Tất cả mọi người làm việc ở đây đều rất suy nghĩ rất tích cực và vui vẻ, nó tạo ra bầu không khí thoải mái, đầy năng lượng. Mình cảm thấy thoải mái như ở nhà nhưng năng suất hơn, mình như kéo theo guồng làm việc của mọi người, với dự án rất hay….”

(PVS Cá nhân 07, Nam, 25 tuổi)

Đánh giá chung

Để xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến ý định sử dụng dịch vụ tại cơ sở ươm tạo của các startup, luận văn tiến hành phân tích hồi quy và kiểm định mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc được thực hiện. Trong đó, luận văn xây dựng mô hình hồi quy quyết định sử dụng dịch vụ với giả thuyết quyết định sử

dụng dịch vụ là biến phụ thuộc và bảy biến số bao gồm: (1) Môi trường chính sách; (2) Ảnh hưởng từ cộng đồng; (3) Nhận thức về chi phí sử dụng; (4) Hiệu quả mong đợi;

(5) Nhận thức dễ sử dụng; (6) Khả năng đáp ứng của CSƯT và (7) Nhận thức về sự tín nhiệm là những biến độc lập có ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ của CSƯT của thanh niên khởi nghiệp tại Hà Nội.

Phân tích mối liên hệ giữa biến phụ thuộc và biến độc lập, luận văn nhận thấy trong số 07 biến độc lập chỉ có 04 biến số có mối liên hệ với quyết định sử dụng dịch vụ của startup là: Nhận thức về chi phí sử dụng; Hiệu quả mong đợi; Khả năng đáp ứng của CSƯT; Nhận thức về sự tín nhiệm.

Bảng 3.8. Mối liên hệ giữa quyết định sử dụng dịch vụ và các yếu tố ảnh hưởng của startup


TT

Các yếu tố ảnh hưởng

Quyết định sử dụng

dịch vụ


Appox.Sig


Phi


Cramer’sV

Không

1

Môi trường chính

sách

73,5

26,5

0,387

-0,059

0,059

2

Ảnh hưởng từ cộng

đồng

66,3

33,7

0,291

-0,072

0,072

3

Nhận thức về chi

phí sử dụng

87,3

12,7

0,000

0,262

0,262

4

Hiệu quả mong đợi

71,1

28,9

0,001

0,230

0,230

5

Nhận thức dễ sử

dụng

75,9

24,1

0,251

-0.078

0.078

6

Khả năng đáp ứng

của CSƯT

77,1

22,9

0,000

0,259

0,259

7

Nhận thức về sự tín

nhiệm

86,1

13,9

0,003

0,201

0,201

Nguồn: Kết quả khảo sát luận văn

Hồi quy logistic được dùng để đánh giá một số yếu tố tác động đến quyết định sử dụng dịch vụ tại cơ sở ươm tạo. Mô hình này gồm 07 biến số (Môi trường chính sách; Ảnh hưởng từ cộng đồng; Nhận thức về chi phí sử dụng; Hiệu quả mong đợi; Nhận thức dễ sử dụng; Khả năng đáp ứng của CSƯT và Nhận thức về sự tín nhiệm). Mô hình đầy đủ bao gồm các biến có ý nghĩa thống kê, X2 (7, N = 215) = 35,126; p<0,001.

Mô hình giải thích được trong khoảng từ 15,1% (Cox and Snell R square) đến 22,9% (Nagelkelkerke R squared) sự biến đổi của biến phụ thuộc, và phân loại chính

xác được 80,0% trường hợp. Như kết quả bảng cho thấy: chỉ có 02 biến số về Nhận thức về chi phí và Khả năng đáp ứng của CSƯT, về mặt thống kê, có ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ của CSƯT. Trong hai yếu tố này thì yếu tố về Khả năng đáp ứng của CSƯT có tác động mạnh hơn yếu tố về nhận thức về chi phí đến quyết định sử dụng dịch vụ của startup. Trong đó, biến số về Nhận thức về chi phí có hệ số beta âm (-1,176) có thể kết luận rằng, chi phí dịch vụ càng tăng thì quyết định tiếp tục sử dụng dịch vụ càng giảm. Biến số về Khả năng đáp ứng của CSƯT có hệ số beta dương (0,922) có thể kết luận, khi khả năng đáp ứng dịch vụ của CSƯT càng cao cũng làm tăng quyết định sử dụng dịch vụ của startup.

Bảng 3.9. Các hệ số hồi quy trong mô hình quyết định sử dụng dịch vụ


Variables in the Equation



B


S.E.


Wald


df


Sig.


Exp(B)

95% C.I.for

EXP(B)

Lower

Upper

Step 1a

TN(1)

,990

,760

1,698

1

,193

2,691

,607

11,926

CĐ(1)

-,516

,465

1,233

1

,267

,597

,240

1,484

CP(1)

-1,176

,439

7,192

1

,007

,308

,131

,729

HQ(1)

-,777

,461

2,836

1

,092

,460

,186

1,136

SD(1)

,379

,549

,477

1

,490

1,461

,498

4,281

ĐƯ(1)

,922

,396

5,413

1

,020

,398

,183

,865

CS(1)

-,070

,633

,012

1

,912

,932

,269

3,226

Constant

-,150

1,069

,020

1

,888

,861



a. Variable(s) entered on step 1: TN, CĐ, CP, HQ, SD, ĐƯ, CS.

Như vậy, có 04 biến số có mối liên hệ với quyết định sử dụng dịch vụ của startup. Có 02 biến số về Nhận thức về chi phí và Khả năng đáp ứng của CSƯT tác động đến quyết định sử dụng dịch vụ theo mức độ khác nhau. Sự chênh lệch không quá khác biệt (hệ số beta trong khoảng 0,922 – 1,176). Điều này cũng chỉ ra rằng đối với các biện pháp nhằm thúc đẩy và hỗ trợ hoạt động khởi nghiệp của startup và hoạt động ươm tạo của CSƯT thì nhóm 4 yếu tố về Nhận thức về chi phí sử dụng; Hiệu quả mong đợi; Khả năng đáp ứng của CSƯT; Nhận thức về sự tín nhiệm có vai trò khác nhau. Trong đó 02 yếu tố về Nhận thức về chi phí sử dụng và Khả năng đáp ứng của CSƯT có ảnh hưởng hơn đối với các startup, từ đó các nhà hoạch định và quản lý có thể đưa ra các chính sách để phát triển khởi nghiệp tại Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung, hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp và cổ vũ mạnh mẽ tinh thần khởi nghiệp.

Tiểu kết chương 3

Để đánh giá nhu cầu sử dụng dịch vụ ươm tạo tại cơ sở ươm tạo có nhiều yếu tố chủ quan và khách quan cũng như nhiều tiêu chí và phương pháp đánh giá khác nhau.

Trong luận văn này, tác giả chỉ tập trung đánh giá một số yếu tố chính theo quan điểm của tác giả.

Trong Chương 3, Luận văn đã phân tích từng yếu tố tác động đến hoạt động sử dụng dịch vụ ươm tạo tại cơ sở ươm tạo của thanh niên Hà Nội. Đó là các yếu tố về (1) Môi trường chính sách; (2) Ảnh hưởng từ cộng đồng; (3) Nhận thức về chi phí sử dụng; (4) Hiệu quả mong đợi; (5) Nhận thức dễ sử dụng; (6) Khả năng đáp ứng của CSƯT và (7) Nhận thức về sự tín nhiệm. Trong đó, có 04 biến số có mối liên hệ với quyết định sử dụng dịch vụ của startup. Và 02 biến số về Nhận thức về chi phí và Khả năng đáp ứng của CSƯT tác động đến quyết định sử dụng dịch vụ theo mức độ khác nhau.


4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

4.1. Kết luận

Nghiên cứu về thanh niên khởi nghiệp cũng như về CSƯT doanh nghiệp khởi nghiệp tại Việt Nam là một đề tài mới. Luận văn Các yếu tố tác động đến hoạt động sử dụng dịch vụ ươm tạo của thanh niên khởi nghiệp đã phân tích cơ sở lý luận, khảo sát thực trạng, chỉ ra các yếu tố tác động đến lựa chọn sử dụng dịch vụ của cơ sở ươm tạo từ đó rút ra kết luận:

Với việc hội nhập ngày càng sâu rộng, Việt Nam đã và đang nhận được sự quan tâm và đầu tư từ các doanh nghiệp trên khắp thế giới. Hệ sinh thái khởi nghiệp theo đó cũng dần được hình thành, hướng tới mục tiêu quốc gia khởi nghiệp với khởi nghiệp sáng tạo là trung tâm. Việc nghiên cứu về yếu tố tác động đến hoạt động sử dụng dịch vụ tại cơ sở ươm tạo của thanh niên khởi nghiệp là cần thiết lúc này nhằm đánh giá khách quan, chính xác nhu cầu về dịch vụ của thanh niên/doanh nghiệp khởi nghiệp và khả năng đáp ứng nhu cầu của các cơ sở ươm tạo hiện nay.

Nghiên cứu về thanh niên khởi nghiệp cũng như về cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp tại Việt Nam là một đề tài mới, tuy nhiên thời gian gần đây đã được nhiều tác giả quan tâm. Mỗi tác giả, mỗi bài viết đưa ra những quan điểm, góc nhìn và nội dung khác nhau về khởi nghiệp, doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo nhưng có một mục tiêu chung là phân tích những khó khăn từ nhiều góc độ để cho doanh nghiệp khởi nghiệp và chính phủ hoàn thiện hơn chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo.

Với việc hoàn thiện Luận văn đã chứng minh giả thuyết nghiên cứu những yếu tố về môi trường chính sách, ảnh hưởng từ cộng đồng, chi phí sử dụng, hiệu quả mong đợi, nhận thức dễ sử dụng, khả năng đáp ứng nhu cầu dịch vụ của cơ sở ươm tạo và sự tín nhiệm là những yếu tố có ảnh hưởng đến thanh niên khởi nghiệp là có cơ sở lý luận và thực tiễn. Hệ sinh thái khởi nghiệp của Việt Nam trong những năm vừa qua đã tăng trưởng hết sức ấn tượng cả về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên, so với các nước trong khu vực, hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam vẫn còn tương đối non trẻ và chưa kết nối chặt chẽ với nhau. Các yếu tố tạo nên sự thành công của startup bao gồm hạ tầng, thể chế chính sách, tài chính, nguồn vốn đầu tư, thị trường và văn hóa vẫn còn nhiều hạn chế cần khắc phục.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/09/2023