kinh doanh mới, hoặc một loại công nghệ độc đáo mới… Trải qua quá trình ươm tạo trong các cơ sở ươm tạo và hoạt động trong hệ sinh thái khởi nghiệp.
Còn lập nghiệp là gây dựng cơ nghiệp bằng cách lập một doanh nghiệp tư nhân hoặc hộ kinh doanh cá thể mà vô số những doanh nghiệp, hộ gia đình khác đã và đang làm cùng mô hình kinh doanh như mở nhà hàng, quán ăn, quán cà phê... mà không cần trải qua quá trình ươm tạo.
Tổng quát lại, có thể hiểu DNKN (Startup) luận văn nhắc tới là doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo và là những công ty đang trong giai đoạn bắt đầu kinh doanh nói chung (Startup company), gắn với những ứng dụng của khoa học công nghệ. Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo là một tổ chức được thiết kế nhằm cung cấp sản phẩm và dịch vụ trong những điều kiện không chắc chắn nhất và có cơ hội tăng trưởng nhanh, xây dựng một phân khúc thị trường mới gắn liền với hệ sinh thái khởi nghiệp; tạo ra sự khác biệt không chỉ ở trong nước mà với tất cả công ty trên thế giới. Starup hoạt động cần gọi góp vốn đầu tư từ các tổ chức/cá nhân khác.
1.1.2.1. Các đặc điểm của doanh nghiệp khởi nghiệp
Thứ nhất, Đột phá và sáng tạo
Đột phá và sáng tạo là một xu hướng tất yếu trong hoạt động kinh doanh trong thời đại 4.0. Giá trị của trí tuệ, sáng tạo và vô cùng to lớn, góp phần tạo sự đột phá và quyết định khả năng cạnh tranh của DNKN trong điều kiện tiền vốn, máy móc hay cơ bắp là hữu hạn.
Tăng trưởng cao dựa vào sáng tạo và tiềm năng của DNKN, với những ý tưởng kinh doanh mang tính đột phá và sáng tạo. Dựa vào những ý tưởng kinh doanh mang tính đột phá và sáng tạo dựa trên những giả thuyết không chắc chắn, nhưng đã rõ nhu cầu của thị trường và nếu việc hoạt động như dự định, sản phẩm hoặc dịch vụ có thể thu hút nhiều khách hàng tiềm năng đem lại một lực đẩy mạnh mẽ cho DNKN.
Công nghệ thường là đặc tính tiêu biểu của sản phẩm từ một DNKN. Đây là yếu tố quyết định, là mục tiêu kiên quyết theo đuổi của các DNKN. Dù vậy, ngay cả khi sản phẩm không dựa nhiều vào công nghệ, thì DNKN cũng cần áp dụng công nghệ để đạt được mục tiêu kinh doanh cũng như tham vọng tăng trưởng.
Thứ hai, Tiềm năng tăng trưởng và lợi nhuận lớn
Khác với doanh nghiệp truyền thống đề cao việc tạo ra lợi nhuận và một khi đạt được lợi nhuận mới nghĩ đến việc mở rộng doanh nghiệp. DNKN sẽ đam mê tăng
trưởng công ty càng nhanh càng tốt, và tạo ra một mô hình kinh doanh có tính tăng trưởng. DNKN sẽ muốn nhân bản mô hình kinh doanh thành công của mình ra khắp thế giới.
DNKN xem mình là người đi khai phá thị trường, họ tạo ra ảnh hưởng cực lớn. Một DNKN sẽ không đặt ra giới hạn cho sự tăng trưởng, và họ có tham vọng phát triển đến mức lớn nhất có thể. DNKN xây dựng mô hình kinh doanh để sản phẩm hoặc dịch vụ của họ có thể cung cấp ở nhiều thị trường khác nhau và có thể tùy chỉnh trong mô hình chuyển đổi khách hàng (ví dụ: hỗ trợ khách hàng, ngôn ngữ, hậu cần, hoạt động tiếp thị), nhưng nhìn chung, thị trường toàn cầu có thể được giải quyết đồng thời với cùng một sản phẩm hoặc dịch vụ cốt lõi. Nếu bạn chỉ muốn doanh nghiệp ổn định để cho bạn có thể sống còn thì bạn đang nhắm tới doanh nghiệp nhỏ chứ không phải là DNKN.
DNKN sẽ tập trung vào phát triển một sản phẩm thật sự hữu ích cho người dùng, nhằm có được một lượng khách hàng đông đảo. Nếu kế hoạch thành công, lợi nhuận tài chính có thể rất khổng lồ.
Thứ ba, Khởi đầu khó khăn và rủi ro cao
So với doanh nghiệp truyền thống DNKN có nhiều rủi ro hơn và cũng có nhiều lợi thế hơn. DNKN thường làm việc theo nhóm để xây dựng doanh nghiệp dựa trên công nghệ, quy trình, quy mô kinh doanh, hoặc ý tưởng mới tạo ra cho họ một lợi thế cạnh tranh đáng kể so với các doanh nghiệp truyền thống.
Vốn của DNKN bắt đầu từ chính tiền của người sáng lập, hoặc đóng góp từ gia đình và bạn bè, một số trường hợp thì gọi vốn từ cộng đồng (crowdfunding). Tuy nhiên, phần lớn các DNKN đều phải gọi vốn từ các Nhà đầu tư thiên thần (angel investors) và Quỹ đầu tư mạo hiểm (Venture Capital).
DNKN có ý tưởng khởi nghiệp độc đáo hoặc khác biệt/tốt hơn so với các giải pháp cạnh tranh trên thị trường. Điều này làm cho việc thực hiện (làm cho khách hàng thích sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn hơn là sản phẩm hoặc dịch vụ của đối thủ cạnh tranh) không chắc chắn và đương nhiên là khá rủi ro. Trong thực tế, có một số DNKN theo dõi những câu chuyện thành công của các doanh nghiệp khác (sử dụng cùng một mô hình kinh doanh, tham gia vào cùng một thị trường, có các sản phẩm hoặc dịch vụ tương tự).
Một số đặc điểm khác
Trong nghiên cứu Báo cáo Chỉ số Năng lực Cạnh tranh cấp Tỉnh (PCI) của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) đã chỉ ra một số các đặc điểm của doanh nghiệp khởi nghiệp như:
- Phần lớn các chủ doanh nghiệp bắt đầu khởi nghiệp trong độ tuổi 30 tuổi (chiếm 72.0%);
- Đa phần các chủ donh nghiệp đều có bằng đại học (84.0%);
- Thời gian hoạt động ngắn (chủ yếu dưới 1 năm);
- 73% chủ doanh nghiệp xuất thân từ khu vực tư nhân;
- Ở các doanh nghiệp đang ở giai đoạn đầu của quá trình phát triển trong đó có 3% đang trong quá trình lên ý tưởng; 36% đang định hình doanh nghiệp; 50% bắt đầu có doanh thu; 2% chuẩn bị mở rộng sản xuất; 6% chuẩn bị mở rộng thị trường và 2% đang gặp khủng khoảng;
- Quy mô: Quy mô của doanh nghiệp khởi nghiệp rất nhỏ bé (dưới 63% DNKN có dưới 10 lao động; 30% DNKN có 10 – 49 lao động và 7% DNKN có trên 50 lao động);
- Ít hoặc gần như không tham gia vào hoạt động xuất khẩu. 81% khách hàng là cá nhân trong nước; 8% có khác hàng nước ngoài nhưng thông qua bên thứ trung gian; 11% khách hàng nước ngoài (trực tiếp);
- Hoạt động kinh doanh gặp nhiều khó khăn. Cụ thể: 5% DNKN lãi như mong muốn; 5% DNKN thua lỗ lớn; 32% thua lỗ chút ít; 19% Hòa vốn và 40% lãi chút ít [VCCI, USAID, 2016]
Tóm lại, DNKN có đặc điểm về tính sáng tạo, năng động, khả năng nắm bắt và áp dụng khoa học công nghệ đặc biệt là công nghệ thông tin, có tiềm năng và khát vọng phát triển. Tuy nhiên, DNKN có một số hạn chế như:
- Quy mô lao động rất nhỏ chủ yếu dưới 10 người;
- Nguồn vốn trong giai đoạn ý tưởng đều bắt nguồn từ người thân, bạn bè hoặc bản thân DN;
- Thời gian hoạt động ngắn, đều là các doanh nghiệp mới thành lập;
- Tài sản thế chấp ít hoặc không đủ;
- Gặp nhiều khó khăn, áp lực trong giai đoạn ý tưởng và thực hiện ý tưởng.
1.1.2.2. Vai trò của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo
Các DNKN sẽ là động lực của mọi nền kinh tế trong giai đoạn tới. Các DNKN ngày càng đóng góp nhiều hơn vào tổng GDP do số lượng ngày càng nhiều và phân bổ ở hầu hết các ngành, lĩnh vực và địa phương. Ngoài ra, tốc độ tăng trưởng của các DNKN cao hơn rất nhiều so với các khu vực doanh nghiệp khác, tại một số nước DNKN được coi là xương sống của cả nền kinh tế.
Thứ nhất, giải quyết vấn đề thiếu việc làm
Đặc điểm chung của các DNKNST là sử dụng ít lao động, tuy nhiên với số lượng DNKN lớn sẽ giải quyết được số lượng lớn lao động đặc biệt là nguồn lao động trẻ có trình độ. Khởi nghiệp hoặc làm việc trong các công ty khởi nghiệp ngay khi còn trên ghế nhà trường sẽ giúp sinh viên có kinh nghiệm về khởi nghiệp để sau khi ra trường mỗi sinh viên là một DNKNST. Điển hình như đất nước Isreal 95% sinh viên trước khi ra trường đều thực hiện tối thiểu đều mở cho mình hoặc tham gia một tổ chức doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo và trong số đó có tới 99% số sinh viên khởi nghiệp thất bại ngay từ trên ghế nhà trường. Như vậy mỗi sinh viên đều tích lũy cho mình những kinh nhiệm về khởi nghiệp và tự tạo công việc cho chính mình không lo là gánh nặng cho xã hội khi thất nghiệp [Dan Senor và Saul Singer, 2011].
Thứ hai, Góp phần làm năng động nền kinh tế trong cơ chế thị trường
Tính linh hoạt của của các DNKNST đã tạo ra tính năng động của nền kinh tế. Việc chuyển đổi nhanh chóng nhằm lấp các khoảng trống của thị trường đã nói lên vai trò ổn định kinh tế của các DNKNST. Các DNKNST đem lại cho nền kinh tế một hình ảnh mới về sự phát triển năng động, trở thành động lực mới của nền kinh tế. Sự ra đời của DNKNST đã làm tăng tính cạnh tranh của nền kinh tế, làm giảm sự độc quyền buộc các doanh nghiệp phải đổi mới công nghệ tăng tính cạnh tranh. Các doanh nghiệp phải liên tục đổi mới để tồn tại và phát triển. Với sự linh hoạt của mình, các DNKNST là người đi tiên phong trong việc áp dụng công nghệ và các phát minh mới cũng như các sáng kiến về kĩ thuật. Do áp lực của cạnh tranh nên các DNKNST phải nghiên cứu cải tiến công nghệ và đưa ra công nghệ mới với sự khác biệt để có thể cạnh tranh thành công. Đây là những tiền đề đầu tiên làm thay đổi về công nghệ tạo ra nhiều đổi mới trong nền kinh tế.
Thứ ba, Góp phần đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Vì qui mô và vốn nhỏ nên các DNKN thường chọn ngành về công nghệ hoặc dịch vụ, thương mại. Cách lựa chọn như trên sẽ làm dịch chuyển ngành dịch vụ so với ngành sản xuất, chế tạo và nông lâm ngư nghiệp. Ngoài ra, các DNKNST tạo điều kiện để chuyển đổi kinh tế nông thôn và tạo điều kiện để phụ nữ tham gia quản lý thông qua các dự án về nông nghiệp công nghệ cao. Ở nhiều quốc gia, những DNKNST làm về công nghệ hỗ trợ sản xuất nông nghiệp rất phát triển, chiếm một tỉ lệ cao trong các DNKNST. Đây là điều kiện để kinh tế nông nghiệp, nông thôn có cơ hội nhảy vọt và là điều kiện để chuyển dịch kinh tế nông thôn góp phần chuyển dịch nền kinh tế quốc gia.
Thứ tư, Khơi gợi tinh thần kinh thương
Các DNKNST không chỉ có động lực từ những lợi ích kinh tế mà bên cạnh những mục đích về doanh thu và lợi nhuận, việc để lại lợi ích cho xã hội cũng là yếu tố thúc đẩy hàng đầu để phát triển DNKNST. Những yếu tố thúc đẩy khác bao gồm việc đóng góp tích cực cho cộng đồng và truyền cảm hứng và lôi cuốn người khác đi theo những khát vọng của họ. DNKNST cũng thể hiện sự cam kết mạnh mẽ trong việc hỗ trợ và phát triển những người trẻ như tạo ra những cơ hội thực tập và học nghề. Nhiều doanh nghiệp lớn đều xuất phát từ những doanh nghiệp khởi nghiệp có quy mô cực nhỏ. Tuy nhiên, có hàng ngàn doanh nghiệp nhỏ ra đời thì chỉ có ít doanh nghiệp phát triển thành những doanh nghiệp cực lớn như Microsoft hay Google, Facebook, Apple. Nếu coi các DNKN là nơi để nhà doanh nghiệp nhỏ làm quen với môi trường kinh doanh, dám nghĩ lớn và chịu nghiên cứu học hỏi thì DNKNST sẽ trở thành cái nôi để ươm mầm cho các doanh nghiệp lớn và tạo ra những doanh nhân thành đạt. Sự đóng góp đó của các DNKNST là điều không thể phủ nhận.
1.1.3. Khái niệm dịch vụ ươm tạo
1.1.3.1. Khái niệm ươm tạo
Trong giai đoạn ươm tạo, các doanh nghiệp sẽ nhận được đầy đủ các hỗ trợ từ CSƯT về cơ sở vật chất và tổ chức hoạt động kinh doanh nhằm vượt qua được giai đoạn khó khăn ban đầu và phát triển vững vàng (thường kéo dài 1-3 năm).
Trong báo cáo “Mixed-use Incubator Handbook: A Start-up Guide for Incubator Developers” được nghiên cứu năm 2009 của Mark Davies (được tài trợ bởi Information for Development - InforDev và World Bank Group) đã chỉ ra rằng để hiểu về hoạt động của CSƯTDN cần hiểu về chu trình khởi động của một doanh nghiệp
theo đó quy trình này gắn liền với 3 giai đoạn của hoạt động ươm tạo bao gồm: tiền ươm tạo, ươm tạo và hậu ươm tạo. Cụ thể như sau:
Bảng 1.1. Quá trình tiền ươm tạo, ươm tạo và hậu ươm tạo
Đây là giai đoạn ban đầu của sự can thiệp, khi giúp đỡ ý tưởng của cá nhân. Một số cơ sở ươm tạo có thể hỗ trợ hoạt động này với sự hỗ trợ từ phía cộng đồng hay nguồn vốn mạo hiểm từ các cá nhân. Điều này thường cần thiết trong các lĩnh vực sáng tạo công nghệ cao và những cơ sở ươm tạo gắn liền với các trường đại học. Đôi khi sự đổi mới này lại xuất hiện do nhu cầu, hơn là cơ hội và mang tính mạo hiểm rất cao. | Chi phí lớn Mạo hiểm Cộng đồng | |
Ươm tạo Incubate/incuba tion | Đây là giai đoạn khi một ý tưởng đã phát triển thành kế hoạch, trong đó đội ngũ nhân lực và sự vận hành đã được bắt đầu. Các cơ sở ươm tạo có thể hỗ trợ sàng lọc kế hoạch, xây dựng nhóm, cung cấp các nguồn lực và đầu tư vào công ty. Đây cũng được xem như là một sự can thiệp khá sớm, trước khi công ty có lợi nhuận. Các công ty thường không đủ khả năng để chi trả cho các dịch vụ, và sự trợ giúp thì chung chung. Giai đoạn này còn được gọi là “Tăng trưởng”, tập trung vào các start-up trưởng thành hơn. (Yêu cầu: các công ty có thể chi trả một phần cho các dịch vụ và cần sự trợ giúp rõ ràng, có mục tiêu). | Các doanh nghiệp start-up Chi phí lớn Trợ cấp một phần |
Hậu ươm tạo Host/ Post incubation | Đây là giai đoạn mà một công ty sinh lợi nhuận chỉ tìm kiếm một loại cơ sở vật chất đặc thù. Không có sự can thiệp nào từ phía cơ sở ươm tạo bắt buộc ở đây, tuy nhiên có thể thấy rằng rất nhiều cơ sở ươm tạo đóng vai trò là những nhà điều hành đối với các công ty trong một vài khoảng thời gian, và mối quan hệ này với các công ty trưởng thành có thể trở thành một chiến lược cần thiết để trợ giúp và trợ cấp cho những chương trình khác | Trưởng thành An toàn |
Có thể bạn quan tâm!
- Các yếu tố tác động đến hoạt động sử dụng dịch vụ ươm tạo của thanh niên khởi nghiệp - 2
- Khung Pháp Lý Của Việt Nam Về Hỗ Khởi Nghiệp Đổi Mới Sáng Tạo
- Cơ Sở Lý Luận Và Thực Tiễn Của Đề Tài Về Nhu Cầu Sử Dụng Dịch Vụ Ươm Tạo Của
- Các Giai Đoạn Khởi Nghiệp Của Thanh Niên Việt Nam
- Thực Trạng Sử Dụng Dịch Vụ Ươm Tạo Của Thanh Niên Khởi Nghiệp Ở Việt Nam Hiện Nay
- Thực Trạng Sử Dụng Các Dịch Vụ Ươm Tạo Của Thanh Niên Khởi Nghiệp Ở Việt Nam Hiện Nay
Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.
Nguồn: World Bank Group (2009).
Giai đoạn tiền ươm tạo phải được tổ chức để xác định ba mục tiêu sau đây:
- Một công ty được thành lập hợp pháp
- Một kế hoạch kinh doanh chặt chẽ hợp lệ được phê duyệt
- Một sản phẩm/dịch vụ sẵn sàng để đưa ra thị trường (hoặc ít nhất là một vật mẫu)
Như trong bảng 1.1 có thể thấy, tiền ươm tạo hỗ trợ từ giai đoạn ý tưởng công nghệ, ý tưởng sản phẩm hay ý tưởng đổi mới, sáng tạo ban đầu. Đặc tính mới và sáng tạo của tiền ươm tạo là các ý tưởng công nghệ được kiểm nghiệm, đánh giá, và chủ ý tưởng có thể có được những kinh nghiệm kinh doanh mà không cần phải có một công ty thực sự. Quá trình tiền ươm tạo sẽ hỗ trợ các dự án/ý tưởng kinh doanh chứ không
phải một doanh nghiệp thực sự, và sẽ cung cấp cho chủ thể của các ý tưởng những hỗ trợ và kiến thức chính để làm thế nào có thể khởi sự một doanh nghiệp. Tiền ươm tạo thành công khi mà chủ sở hữu các ý tưởng sáng tạo đã có những kiến thức nhất định về kinh doanh, kĩ năng và kinh nghiệm để vận hành doanh nghiệp.
1.1.3.2. Khái niệm cơ sở ươm tạo
Khái niệm vườn ươm doanh nghiệp hay còn gọi cơ sở ươm tạo (business incubator) xuất xứ từ Mỹ vào đầu những năm 50 (do thị trưởng Watertown, New York - Frank Mancuso - sử dụng khu nhà xưởng/công trình trước đây để ươm trứng gà dùng làm nơi cung cấp diện tích làm việc cho các doanh nghiệp khởi sự) [OECD, 1997]. Thuật ngữ “incubator” có thể được dịch theo nhiều cách khác nhau: vườn ươm, lồng ươm, lò ủ, nơi ấp ủ,… Theo từ điển Oxford, vườn ươm là dụng cụ cung cấp nhiệt ấp trứng, nuôi trẻ em đẻ non hoặc nuôi vi khuẩn [World Bank, 2002].
Theo tài liệu tập huấn của InfoDev, thì ươm tạo là một quá trình được thiết kế để phát triển kinh tế - xã hội, phát triển kinh doanh của khu vực công và tư nhằm nuôi dưỡng những doanh nghiệp bắt đầu từ ý tưởng đến doanh nghiệp khởi nghiệp thông qua các chương trình hỗ trợ, giúp các doanh nghiệp này thiết lập cũng như thúc đẩy sự tăng trưởng và thành công [InfoDev, 2010].
Theo Tổ chức Phát triển Công nghiệp của Liên hiệp quốc (UNIDO) thì “BI là một tổ chức tiến hành một cách hệ thống quá trình tạo dựng các doanh nghiệp mới, cung cấp cho các doanh nghiệp này một hệ thống toàn diện và thích hợp các dịch vụ để hoạt động thành công”. Các BI không nhất thiết phải có tất cả các thiết bị và dịch vụ, mà thông qua việc kết hợp các nguồn lực của các nhà cung cấp dịch vụ bên ngoài để đảm bảo cho các doanh nghiệp trong BI có điều kiện hoạt động [UNIDO, 1999].
Còn Ủy ban châu Âu (EU) thì cho rằng “BI là một khu vực có kết cấu hạ tầng, trong đó các doanh nghiệp mới khởi sự hoạt động tại một diện tích hạn chế, nhưng có thể cải tạo và mở rộng được theo kiểu các modul sử dụng chung các dịch vụ liên quan đến hạ tầng cơ sở, quản lý, ban thư ký và các nhân viên giúp việc” [Centre for Strategy and Evaluation Services, 2002].
Tổ chức UKBI (United Kingdom Business Incubation) thì định nghĩa: Ươm tạo doanh nghiệp là một sự kết hợp độc đáo và linh hoạt trong quá trình phát triển kinh doanh, cơ sở hạ tầng và lao động, được thiết kế để nuôi dưỡng và phát triển doanh
nghiệp mới và nhỏ bằng cách hỗ trợ họ trong giai đoạn đầu của sự phát triển và thay đổi [UKBI, 2013].
Hiệp hội Ươm tạo doanh nghiệp quốc gia (National Business Incubation Association-NBIA) cho rằng, cơ sở ươm tạo doanh nghiệp là một tổ chức được thiết kế để thúc đẩy sự tăng trưởng và thành công của các doanh nghiệp khởi nghiệp thông qua một loạt các nguồn lực và dịch vụ hỗ trợ bao gồm không gian, vốn, đào tạo, các dịch vụ thông thường và liên kết mạng lưới.
Những dịch vụ này thường được phát triển hoặc sắp xếp bởi cơ sở ươm tạo và thông qua mạng lưới các địa chỉ liên lạc. Mục đích của hoạt động ươm tạo doanh nghiệp là các công ty khởi nghiệp thành công đó sẽ rời khỏi chương trình và đứng độc lập về tài chính. Những cá nhân bước ra khỏi lồng ấp có tiềm năng để tạo ra công ăn việc làm, đem lại sức sống cho các khu dân cư, thương mại hóa các công nghệ mới, và tăng cường kinh tế của địa phương và dân tộc [Joffy George, 2017].
Theo tổ chức Doanh nghiệp và Thương mại của New Zealand (New Zealand Chambers of Commerce) định nghĩa cơ sở ươm tạo là một công cụ hỗ trợ được thiết kế để hỗ trợ doanh nghiệp trong giai đoạn đầu thành lập thông qua cung cấp tòa nhà dùng chung, tư vấn kinh doanh, các dịch vụ kinh doanh, mạng lưới và một cán bộ quản lý làm việc toàn bộ thời gian. Khoảng thời gian ươm tạo cho mỗi doanh nghiệp thông thường từ 1 đến 3 năm [New Zealand Chambers of Commerce, 2016].
Theo hiệp hội lớn nhất thế giới Vườn ươm doanh nghiệp, Hội doanh nghiệp ươm tạo của Mỹ, thì một cơ sở ươm tạo bao gồm việc cung cấp các dịch vụ: Hướng dẫn quản lý; hỗ trợ kỹ thuật và tư vấn thiết kế cho các công ty đang tăng trưởng; truy cập vào không gian cho thuê phù hợp và cho thuê linh hoạt; chia sẻ các dịch vụ kinh doanh cơ bản và các thiết bị; dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật; và hỗ trợ trong việc xây dựng được các nguồn tài chính cần thiết cho sự tăng trưởng của công ty.
Tại Việt Nam thuật ngữ “cơ sở ươm tạo” đã xuất hiện trong các văn bản quy phạm pháp luật năm 2017 trong Hỗ trợ DNNVV và Luật CGCN 2017, theo đó:
Trong khoản 6 Điều 3 Luật Hỗ trợ DNNVV 2017 định nghĩa: Cơ sở ươm tạo doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở cung cấp các điều kiện về hạ tầng kỹ thuật, nguồn lực và dịch vụ cần thiết cho các tổ chức, cá nhân hoàn thiện ý tưởng kinh doanh, phát triển doanh nghiệp trong giai đoạn mới thành lập.