Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Chênh Lệch Thu Nhập Ròng


sinh thêm nhiều hoạt động kinh doanh khác như kinh doanh chứng khoán, công cụ phái sinh, dịch vụ bảo lãn, giao dịch ngoại hối…. Tuy nhiên, phải nhấn mạnh rằng, huy động vốn từ tiền gửi khách hàng và cho vay luôn là hoạt động chính đem về doanh thu chính cho ngân hàng xuyên suốt từ trước đến nay, cho nên Chênh lệch thu nhập ròng mới là chỉ số đặc trưng đánh giá khả năng sinh lời của ngân hàng.


Có nhiều định nghĩa khác nhau về chênh lệch thu nhập ròng của ngân hàng trong các bài nghiên cứu trên thế giới. Như trong bài nghiên cứu của Chirwa và Mlachila (2004), tác giả đã chỉ rõ có đến sáu định nghĩa khác nhau về chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng trong phân tích kinh tế. Chúng có thể được phân thành hai nhóm: hướng tiếp cận hẹp và hướng tiếp cận rộng. Theo đó, Brock và Rojas-Suarez (2000) phân biệt giữa định nghĩa hẹp và rộng về chênh lệch thu nhập ròng bằng cách loại trừ hoặc bao gồm các khoản phí và hoa hồng liên quan đến các giao dịch cho vay và tiền gửi. Việc bao gồm các khoản phí và hoa hồng phản ánh toàn bộ chi phí ngân hàng phải trả cho người gửi tiền và thu nhập ngân hàng có được từ người đi vay. Dựa vào đó, bài Luận văn sử dụng hai cách định nghĩa về chênh lệch thu nhập ròng trong phân tích như sau:


Định nghĩa theo hướng tiếp cận rộng:


𝐶ℎê𝑛ℎ 𝑙ệ𝑐ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑛ℎậ𝑝 𝑟ò𝑛𝑔 = 𝑇𝑁𝐿𝑇

∑𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 sinh 𝑙ã𝑖

(1)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.


Thu nhập từ lãi thuần (TNLT) là tổng thu nhập lãi từ các khoản cho vay khách hàng, chứng khoán đầu tư, tiền gửi từ NHNN, cho vay các tổ chức tín dụng và thu khác từ hoạt động tín dụng trừ đi chi phí lãi và các khoản tương tự.

Các yếu tố tác động đến chênh lệch thu nhập ròng của ngân hàng thương mại tại Việt Nam - 3


Tài sản sinh lãi = Tiền gửi tại NHNN + Tiền gửi lại các Tổ chức tài chính khác + Chứng khoán đầu tư + Cho vay khách hàng


Định nghĩa theo hướng tiếp cận hep:


𝐶ℎê𝑛ℎ 𝑙ệ𝑐ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑛ℎậ𝑝 𝑟ò𝑛𝑔 = 𝑇ℎ𝑢 𝑛ℎậ𝑝 𝑡ừ 𝑙ã𝑖 𝐶ℎ𝑖 𝑝ℎí 𝑡ừ 𝑙ã𝑖

(2)

∑𝐶ℎ𝑜 𝑣𝑎𝑦 ∑𝑇𝑖ề𝑛 𝑔ử𝑖


Xét về góc độ kinh tế, đối với hầu hết các ngân hàng, chênh lệch thu nhập ròng đại điện cho một phần quan trọng trong thu nhập hoạt động. Chênh lệch thu nhập ròng tăng cho thấy các ngân hàng quản trị tài sản tốt. Ngược lại chênh lệch thu nhập ròng có xu hướng thấp cho thấy lợi nhuận ngân hàng đang bị co hẹp.


Xét về góc độ lợi ích xã hội, chênh lệch thu nhập ròng ở mức nào là tốt, mức nào là xấu vẫn còn là vấn đề cần phải làm rõ (Doliente,2005). Một mức chênh lệch thu nhập ròng thấp có thể cho thấy sự cạnh tranh hoạt động hiệu quả của ngân hàng. Tuy nhiên nếu một môi trường kinh tế mà các ngân hàng yếu kém được phép hoạt động và thực hiện chiến lược cấp tín dụng với lãi suất cho vay thấp để tăng thị phần thì tỷ lệ chênh lệch thu nhập ròng thấp chưa thể khẳng định là tốt. (Doliente, 2005).


Tóm lại, điểm quan trọng của tất cả các mô hình đều nhấn mạnh rằng, tồn tại một mức chênh lệch thu nhập ròng tối ưu khi các ngân hàng đối mặt với rủi ro kinh tế, sự cạnh tranh của các ngân hàng trong thị trường mà ngân hàng đang hoạt động, và khẩu vị rủi ro của các nhà quản trị ngân hàng (Hanweck và Ryu, 2005).


2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến chênh lệch thu nhập ròng


Angbazo (1997) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng ở Mỹ bằng cách phân tích dữ liệu dạng bảng của 286 NHTM có tổng tài sản từ 1 tỷ USD trở lên từ năm 1989 đến năm 1993. Trong nghiên cứu này, chênh lệch thu nhập ròng được đo lường bởi chênh lệch giữa thu nhập lãi thuần trên tổng tài sản. Bên cạnh đó, nghiên cứu sử dụng các yếu tố độc lập về đặc điểm ngân hàng gồm: rủi to tín dụng; rủi ro phá sản; rủi ro lãi suất; rủi ro thanh khoản; vốn chủ sở hữu; chất lượng quản trị. Ở mức ý nghĩa 10% sau khi sử dụng phương pháp hồi quy OLS và bài nghiên cứu phát hiện ra rủi ro phá sản; rủi ro tín dụng; vốn chủ sở hữu; chất lượng quản trị có mối tương quan dương với chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng. Kết quả này phản ánh rằng, các ngân hàng có


rủi ro phá sản; rủi ro tín dụng; vốn chủ sở hữu cao và nắm giữ nhiều tài sản sinh lợi thì sẽ làm gia tăng chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu. Bên cạnh đó, rủi ro lãi suất và thanh khoản lại có mối tương quan âm với chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng ở mức ý nghĩa thống kê 10%. Điều này cho thấy rằng các ngân hàng có rủi ro lãi suất càng cao và nắm giữ nhiều thanh khoản thì sẽ càng giảm mức chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng.


Maudos và Guevara (2004) nghiên cứu các yếu tố quyết định chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng ở Châu Âu bằng cách phân tích dữ liệu dạng bảng với 2279 NHTM từ năm 1993 đến năm 2000. Trong nghiên cứu này, chênh lệch thu nhập ròng được đo lường chênh lệch giữa thu nhập lãi thuần trên tổng tài sản.Bên cạnh đó, nghiên cứu sử dụng các yếu tố độc lập: (1) các đặc điểm ngân hàng gồm năng lực cạnh tranh; chi phí hoạt động; vốn chủ sở hữu; rủi ro tín dụng; tính thanh khoản; quy mô ngân hàng và (2) các đặc điểm ngành và kinh tế vĩ mô gồm: mức độ tập trung ngành và lãi suất trên thị trường liên ngân hàng. Hơn thế nữa, nghiên cứu sử dụng phương pháp hồi quy OLS và tìm thấy rằng năng lưc cạnh tranh; rủi ro tín dụng; vốn chủ sở hữu; tính thanh khoản và lãi suất trên thị trường liên ngân hàng có mối tương quan dương với chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng ở mức ý nghĩa 10%. Kết quả này phản ánh rằng các ngân hàng có năng lực cạnh tranh càng lớn, rủi ro tín dụng càng cao, nắm giữ nhiều vốn chủ sở hữu, tính thanh khoản ngân hàng càng cao và lãi suất trên thị trường liên ngân hàng càng cao thì sẽ làm gia tăng chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu. Bên cạnh đó, quy mô và chi phí hoạt động của ngân hàng được tìm thấy có mối tương quan âm với chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng ở mức ý nghĩa thống kê 10%. Điều này cho thấy rằng các ngân hàng có quy mô càng lớn và chi phí hoạt động càng cao sẽ càng giảm mức chênh lệch thu nhập ròng của họ.


Gunter và các cộng sự (2013) nghiên cứu các yếu tố quyết định chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng ở Áo bằng cách phân tích dữ liệu dạng bảng với 1011 NHTM từ năm 1996 đến năm 2012. Trong nghiên cứu này, tương tự như hai


nghiên cứu trên chênh lệch thu nhập ròng được đo lường bởi chênh lệch giữa thu nhập lãi thuần trên tổng tài sản. Bên cạnh đó, nghiên cứu sử dụng các yếu tố độc lập: (1) các đặc điểm ngân hàng bao gồm dư nợ cho vay; tiền gửi khách hàng; thu nhập từ phí và dịch vụ; chi phí nhân viên; chi phí hoạt động khác; vốn cấp 1; tài sản có trọng số rủi ro; rủi ro tín dụng; năng lực cạnh tranh và (2) các đặc điẻm ngành và kinh tế vĩ mô bao gồm: tăng trưởng kinh tế; lạm phát; lãi suất ngắn hạn và lãi suất dài hạn. Ở đây tác giả sử dụng phương pháp hồi quy OLS và FGLS và tìm thấy rằng: dư nợ cho vay; chi phí nhân viên; chi phí hoạt động khác; tài sản có trọng số rủi ro; năng lực cạnh tranh; tăng trưởng kinh tế; lãi suất ngắn hạn và lãi suất dài hạn có mối tương quan dương với chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng ở mức ý nghĩa 10%. Kết quả này phản ánh rằng các ngân hàng có năng lực cạnh tranh càng lớn; cho vay càng nhiều; chi phí nhân viên càng cao; chi phí hoạt động khác càng cao; nắm giữ nhiều tài sản rủi ro; tăng trưởng kinh tế càng cao; lãi suất ngắn hạn càng cao và lãi suất dài hạn càng cao thì sẽ làm gia tăng chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu. Bên cạnh đó, tiền gửi khách hàng; thu nhập từ phí và dịch vụ; vốn cấp 1; rủi ro tín dụng và lạm phát được tìm thấy có mối tương quan âm với chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng ở mức ý nghĩa thống kê 10%. Điều này cho thấy rằng các ngân hàng có tiền gửi khách hàng càng nhiều; thu nhập từ phí và dịch vụ càng lớn; vốn cấp 1 càng cao; rủi ro tín dụng cao và lạm phát cao sẽ càng giảm mức chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng.


Barajas và các cộng sự (1999) nghiên cứu các yếu tố quyết định chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng ở Colombia bằng cách phân tích dữ liệu dạng bảng với các NHTM từ năm 1974 đến năm 1996. Trong nghiên cứu này, khác với các nghiên cứu đã được tìm hiểu ở trên chênh lệch thu nhập ròng được đo lường bởi chênh lệch giữa tỷ lệ thu nhập từ lãi trên tổng cho vay và tỷ lệ chi phí từ lãi trên tổng tiền gửi khách hàng. Bên cạnh đó, nghiên cứu sử dụng các biến độc lập các đặc điểm ngân hàng bao gồm năng lực cạnh tranh; dư nợ cho vay; chi phí lương cho nhân viên và rủi ro tín dụng. Hơn thế nữa, nghiên cứu sử dụng phương pháp hồi quy OLS và tìm thấy rằng năng lực cạnh tranh; chi phí lương cho nhân viên và rủi ro tín


dụng có mối tương quan dương với chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng ở mức ý nghĩa 10%. Kết quả này phản ánh rằng các ngân hàng có năng lực cạnh tranh càng lớn; chi phí nhân viên càng cao và rủi ro tín dụng càng cao thì sẽ làm gia tăng chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu. Bên cạnh đó, dư nợ cho vay được tìm thấy có mối tương quan âm với chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng ở mức ý nghĩa thống kê 10%. Điều này cho thấy rằng các ngân hàng cho vay càng nhiều thì sẽ càng giảm mức chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng.


Afanasieff và các cộng sự (2002) nghiên cứu các yếu tố quyết định chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng ở Brazil bằng cách phân tích dữ liệu dạng bảng với 142 ngân hàng thương mại từ năm 1997 đến năm 2000. Trong nghiên cứu này, chênh lệch thu nhập ròng được đo lường chênh lệch giữa tỷ lệ thu nhập từ lãi trên tổng cho vay và tỷ lệ chi phí từ lãi trên tổng tiền gửi khách hàng. Nghiên cứu sử dụng các yếu tố độc lập: các đặc điểm ngân hàng bao gồm chi phí hoạt động; tính thanh khoản; thu từ phí và dịch vụ; đòn bẩy; biến giả ngân hàng nước ngoài. Phương pháp hồi quy OLS được sử dụng trong mô hình nghiên cứu của bài nghiên cứu và tìm thấy rằng, chi phí hoạt động; thu từ phí và dịch vụ có mối tương quan dương với chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng ở mức ý nghĩa 10%. Kết quả này phản ánh rằng các ngân hàng có chi phí hoạt động càng cao; thu từ phí và dịch vụ càng lớn thì sẽ làm gia tăng chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu. Bên cạnh đó, biến giả đại diện ngân hàng nước ngoài được tìm thấy có mối tương quan âm với chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng ở mức ý nghĩa thống kê 10%. Điều này cho thấy rằng các ngân hàng nước ngoài thì có mức chênh lệch thu nhập ròng thấp hơn các ngân hàng nội địa. Ngoài ra các yếu tố khác không tác động đáng kể đến chênh lệch thu nhập ròng.


Dabla – Norris và Floerkemeier (2007) nghiên cứu các yếu tố quyết định chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng ở Armenia bằng cách phân tích dữ liệu dạng bảng với 20 NHTM từ năm 2002 đến năm 2006. Trong nghiên cứu này, chênh


lệch thu nhập ròng được đo lường : (1) chênh lệch giữa thu nhập từ lãi trên cho vay và chi phí từ lãi trên tiền gửi khách hàng và (2) tỷ lệ thu nhập lãi thuần trên tổng tài sản. Bên cạnh đó, nghiên cứu sử dụng các yếu tố độc lập: (1) các đặc điểm ngân hàng bao gồm chi phí hoạt động; quy mô ngân hàng; thu nhập ngoài lãi; vốn an toàn; lợi nhuận; thanh khoản; tiền gửi khách hàng và (2) các đặc điểm ngành và kinh tế vĩ mô bao gồm mức độ tập trung ngành; tăng trưởng kinh tế; lạm phát; lãi suất thị trường liên ngân hàng; sự thay đổi trong tỷ giá hối đoái. Bài nghiên cứu này sử dụng phương pháp hồi quy OLS và tìm thấy rằng chi phí hoạt động; lợi nhuận; mức độ tập trung ngành; tăng trưởng kinh tế; lãi suất thị trường liên ngân hàng và sự thay đổi trong tỷ giá hối đoái có mối tương quan dương với chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng ở mức ý nghĩa 10%. Kết quả này phản ánh rằng các ngân hàng có chi phí hoạt động càng cao; lợi nhuận càng lớn; ngành ngân hàng càng tập trung; nền kinh tế càng tăng trưởng; lãi suất thị tường liên ngân hàng càng cao và tỷ giá hối đoái càng thay đổi thì sẽ làm gia tăng chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu. Bên cạnh đó, quy mô ngân hàng; vốn an toàn; thanh khoản; thu nhập ngoài lãi được tìm thấy có mối tương quan âm với chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng ở mức ý nghĩa thống kê 10%. Điều này cho thấy rằng các ngân hàng có quy mô càng lớn; tỷ lệ an toàn vốn càng cao; nắm giữ nhiều tài sản thanh khoản và thu được nhiều thu nhập ngoài lãi thì sẽ làm giảm mức chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng


Khawaja và Din (2007) nghiên cứu các yếu tố quyết định chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng ở Pakistan bằng cách phân tích dữ liệu dạng bảng với 29 NHTM từ năm 1998 đến năm 2005. Trong nghiên cứu này, chênh lệch thu nhập ròng được đo lường bởi chênh lệch giữa thu nhập từ lãi trên cho vay và chi phí từ lãi trên tiền gửi khách hàng. Bên cạnh đó, nghiên cứu sử dụng các biến độc lập: (1) các đặc điểm ngân hàng bao gồm rủi ro tín dụng; chi phí hoạt động; vốn chủ sở hữu; năng lực cạnh tranh; thanh khoản và (2) các đặc điểm ngành và kinh tế vĩ mô bao gồm mức độ tập trung ngành; lạm phát; lãi suất thực và tăng trưởng kinh tế. Hơn thế nữa, nghiên cứu sử dụng phương pháp hồi quy FGLS và tìm thấy rằng


thanh khoản, năng lực cạnh tranh, rủi ro tín dụng, chi phí hoạt động và lãi suất thực có mối tương quan dương với chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng ở mức ý nghĩa 10%. Kết quả này phản ánh rằng các ngân hàng nắm giữ nhiều tài sản thanh khoản; năng lực cạnh tranh; rủi ro tín dụng; chi phí hoạt động và lãi suất thực cao thì sẽ làm gia tăng chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu. Bên cạnh đó, tăng trưởng kinh tế được tìm thấy có mối tương quan âm với chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng ở mức ý nghĩa thống kê 10%. Điều này cho thấy rằng nền kinh tế tăng trưởng thì sẽ làm giảm mức chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng. Các yếu tố còn lại không có tác động đáng kể đến chênh lệch thu nhập ròng.


Maudos và Solis (2009) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng ở Mexico bằng cách phân tích dữ liệu dạng bảng với 43 NHTM từ năm 1993 đến năm 2005. Trong nghiên cứu này, chênh lệch thu nhập ròng được đo lường bởi tỷ lệ thu nhập lãi thuần trên tổng tài sản. Bên cạnh đó, nghiên cứu sử dụng các biến độc lập: (1) các đặc điểm ngân hàng bao gồm năng lực cạnh tranh; chi phí hoạt động; rủi ro tín dụng; vốn chủ sở hữu; rủi ro thị trường; quy mô ngân hàng; thu nhập ngoài lãi; thanh khoản; chất lượng quản trị; dư nợ cho vay và (2) các đặc điểm kinh tế vĩ mô bao gồm tăng trưởng kinh tế và lạm phát. Hơn thế nữa, nghiên cứu sử dụng phương pháp hồi quy GMM và tìm thấy rằng năng lực cạnh tranh; chi phí hoạt động; vốn chủ sở hữu; rủi ro tín dụng; rủi ro thị trường; thanh khoản có mối tương quan dương với chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng ở mức ý nghĩa 10%. Kết quả này phản ánh rằng các ngân hàng có năng lực cạnh tranh càng cao; chi phí hoạt động càng lớn; vốn chủ sở hữu càng cao; rủi ro tín dụng càng lớn; rủi ro thị trường càng lớn và nắm giữ càng nhiều tài sản thanh khoản thì sẽ làm gia tăng chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu. Bên cạnh đó, chất lượng quản trị, thu nhập ngoài lãi và dư nợ cho vay được tìm thấy có mối tương quan âm với chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng ở mức ý nghĩa thống kê 10%. Điều này cho thấy rằng các ngân hàng càng có chất lượng quản trị càng tốt; thu nhập ngoài lãi càng cao và dư nợ cho vay càng nhiều thì sẽ


làm giảm mức chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng. Các yếu tố còn lại không có tác động đáng kể đến chênh lệch thu nhập ròng.


Dumicic và Ridzak (2013) nghiên cứu các yếu tố quyết định chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng ở các quốc gia thuộc khu vực Trung và Đông Âu bằng cách phân tích dữ liệu dạng bảng với 152 NHTM từ năm 1999 đến năm 2010. Trong nghiên cứu này, chênh lệch thu nhập ròng được đo lường bởi tỷ lệ thu nhập lãi thuần trên tài sản sinh lời. Bên cạnh đó, nghiên cứu sử dụng các yếu tố độc lập:

(1) các đặc điểm ngân hàng bao gồm chi phí hoạt động; vốn chủ sở hữu; thu nhập ngoài lãi; rủi ro tín dụng; thanh khoản và (2) các đặc điểm ngành và kinh tế vĩ mô bao gồm mức độ tập trung ngành; tăng trưởng kinh tế; nợ chính phủ; lãi suất liên ngân hàng và lạm phát. Hơn thế nữa, nghiên cứu sử dụng phương pháp hồi quy GMM và tìm thấy rằng vốn chủ sở hữu; lạm phát; nợ chính phủ và mức độ tập trung ngành có mối tương quan dương với chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng ở mức ý nghĩa 10%. Kết quả này phản ánh rằng các ngân hàng có vốn chủ sở hữu càng nhiều; lạm phát cao; nợ chính phủ càng nhiều và ngành ngân hàng càng tập trung thì sẽ làm gia tăng chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu. Bên cạnh đó, chi phí hoạt động; thu nhập ngoài lãi; thanh khoản; rủi ro tín dụng; lãi suất liên ngân hàng được tìm thấy có mối tương quan âm với chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng ở mức ý nghĩa thống kê 10%. Điều này cho thấy rằng các ngân hàng càng có chi phí hoạt động càng lớn; thu nhập ngoài lãi càng nhiều; nắm giữ càng nhiều tài sản thanh khoản; rủi ro tín dụng càng cao; lãi suất liên ngân hàng càng cao thì sẽ làm giảm mức chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng. Các yếu tố còn lại không có tác động đáng kể đến chênh lệch thu nhập ròng.


Ramful (2001) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng ở Mauritius bằng cách phân tích dữ liệu dạng bảng với 10 NHTM từ năm 1994 đến năm 1999. Trong nghiên cứu này, chênh lệch thu nhập ròng được đo lường bởi chênh lệch giữa thu nhập từ lãi trên cho vay và chi phí từ

Xem tất cả 96 trang.

Ngày đăng: 10/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí