Thu Nhập Bình Quân Nhân Viên Ngân Hàng Của 29 Nhtmcp Việt Nam 2013-2018


Lợi nhuận trước thuế trên mỗi CBNV là chỉ tiêu thể hiện khả năng kiếm tiền của cán bộ nhân viên ngân hàng. Mặt dù thực hiện các nghiệp vụ gần như nhau nhưng nhân viên của mỗi ngân hàng lại mang về các khoản lợi nhuận rất khác nhau.

Bảng 2.6: LNTT trên mỗi CBNV của 29 NHTMCP Việt Nam 2013-2018

Đơn vị tính: triệu đồng/người/tháng

Năm

Số lượng ngân hàng

Giá trị nhỏ nhất

Giá trị lớn nhất

Giá trị trungbình

Độ lệch chuẩn

2013

29

4.7

34.1

17.1

9.561

2014

29

5.3

32.3

15.6

7.934

2015

29

2.8

39.5

19.3

11.982

2016

29

0.5

45.4

23.1

14.636

2017

29

6.2

68.4

28.7

16.438

2018

29

6.5

82.5

30.5

18.730

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 227 trang tài liệu này.

Hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam - 12

Nguồn: Thống kê SPSS của tác giả từ BCTN của các NHTMCP Việt Nam Bất chấp bức tranh ngành ngân hàng không được sáng sủa như kỳ vọng, năm 2013, các NHTMCP Việt Nam vẫn tuyển thêm một lượng lớn nhân viên. Điều này cho thấy nhân sự ngành ngân hàng vẫn không hề có dấu hiệu suy thoái. Xét về hiệu quả làm việc, giai đoạn 2013 - 2014, MB là ngân hàng có chỉ số LNTT trên mỗi CBNV cao nhất trong hệ thống (409 và 388 triệu đồng năm). Tiếp theo đó là Vietinbank, Vietcombank, Sacombank, BIDV. Trong khi đó, một số ngân hàng có

năng suất lao động của nhân viên khá kém như: Techcombank, SHB, Eximbank.

Giai đoạn 2015 – 2016, Vietcombank vươn lên trở thành NHTMCP có tỷ lệ LNTT trên mỗi CBNV cao nhất. Mỗi nhân viên Vietcombank tạo ra trung bình 545 triệu tiền lãi năm, tiếp theo là các NHTMCP như: BIDV, Vietinbank, VIB. Do chính sách mở rộng nhân sự, MB có LNTT trên mỗi CBNV giảm trong 2 năm 2015

– 2016 (343 triệu đồng năm). Năm 2016 còn chứng kiến sự sụt giảm năng suất lao động của nhân viên ngân hàng Sacombank và NCB với LNTT người năm thấp hơn 20 triệu đồng. Đây có thể là kết quả của việc sáp nhập với Southernbank, đồng thời thể hiện tình hình HĐKD kém hiệu quả của 2 ngân hàng này.

Giai đoạn 2017 – 2018, Vietcombank, Vietinbank, BIDV, MB vẫn là top những ngân hàng có hiệu quả sử dụng lao động cao nhất. Tuy nhiên, giai đoạn này chứng kiến cú “lội ngược dòng” ngoạn mục của Techcombank. Nhân viên Techcombank năm 2018 đứng đầu về khả năng kiếm tiền với hơn 900 triệu đồng


LNTT người năm. Một số các NHTMCP cũng có sự cải thiện đáng kể trong giai đoạn này như: MSB, PG Bank, ACB,... Sự vươn lên này là kết quả của quá trình cải thiện về chất lượng nhân sự cũng như năng suất nhân viên ngân hàng.

Biểu đồ 2.7: LNTT trên mỗi CBNV của 29 NHTMCP Việt Nam năm 2018

Đơn vị tính: triệu đồng/người/tháng

Vietinbank Vietcombank

BIDV ACB

ABBank LienVietPostBank

Sacombank Techcombank

MB MSB SHB OCB VIB SCB

Vpbank Eximbank HDbank NamAbank

NCB

Kienlongbank Baovietbank Vietcapitalbank

BacAbank Pvcombank SeAbank TPBank Saigonbank

PGbank VietAbank

39

80.7

30.3

56.6

23.4

20.8

14.4

82.5

53.1

31.4

32.4

35.1

48.2

21.2

29.9

19.6

26.9

21.9

6.5

8.4

18.6

21.3

34

6.8

19.1

43.2

17.4

28.9

12.6

Nguồn: Thống kê của tác giả từ BCTN của các NHTMCP Việt Nam

Có thể thấy, năng suất nhân viên ngân hàng giai đoạn này cải thiện rõ rệt nhất tại những NHTMCP có tỷ trọng đóng góp từ nguồn thu dịch vụ lớn. Như vậy, các ngân hàng có thể xem xét tận dụng hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện có để tăng thu từ dịch vụ mà không cần tăng quá nhiều nhân lực. Đồng thời, mảng dịch vụ có rủi ro thấp, biên lợi nhuận lớn, giúp năng suất lao động của nhân viên tăng trưởng ổn định hơn.

b. Thu nhập bình quân nhân viên ngân hàng

Các NHTMCP thường có chính sách thu nhập gắn liền với kết quả HĐKD của ngân hàng. Nhìn chung, so với các ngành khác, thu nhập bình quân của CBNV ngân hàng thường cao hơn. Thu nhập bình quân nhân viên ngân hàng của 29 NHTMCP trong mẫu nghiên cứu có xu hướng tăng trong giai đoạn 2013 – 2018. Độ lệch chuẩn tương đối cao thể hiện sự chênh lệch về thu nhập giữa nhân viên của các ngân hàng. Kết quả thống kê cho thấy các NHTMCP có sở hữu nhà nước chi phối


và một số những NHTMCP quy mô lớn trả lương, thưởng và thu nhập khác cho nhân viên nhiều hơn so với những ngân hàng nhỏ.

Bảng 2.7: Thu nhập bình quân nhân viên ngân hàng của 29 NHTMCP Việt Nam 2013-2018

Đơn vị tính: triệu đồng/người/tháng

Năm

Số lượng ngân hàng

Giá trị nhỏ nhất

Giá trị lớn nhất

Giá trị trungbình

Độ lệch chuẩn

2013

29

5

20

8

2.081

2014

29

6

20

9

3.238

2015

29

5

26

13

4.892

2016

29

6

29

17

3.084

2017

29

7

32

17

5.082

2018

29

8

38

19

7.235

Nguồn: Thống kê SPSS của tác giả từ BCTN của các NHTMCP Việt Nam Cụ thể, năm 2013 là năm có tỷ lệ nợ xấu tăng cao, buộc các NHTMCP phải tăng cường trích lập dự phòng rủi ro, do đó, thu nhập bình quân của nhân viên ngân hàng có sụt giảm so với giai đoạn trước đó. Vietinbank là NHTMCP có mức thu nhập bình quân cao nhất năm 2013 (19,56 triệu đồng người tháng), tiếp theo đó là các ngân hàng như MB, Vietcombank, BIDV,... Đến năm 2014, mức thu nhập bình quân cao nhất được BIDV công bố là 19,84 triệu đồng người tháng, tiếp theo là Vietcombank (19,84 triệu đồng người tháng). Mặc dù có sự sụt giảm đáng kể so với năm 2012 nhưng thu nhập bình quân của nhân viên ngân hàng vẫn cao hơn các ngành nghề khác. Có thể thấy, ngay cả trong giai đoạn tái cơ cấu khó khăn (2011 – 2015), các nhà quản trị ngân hàng vẫn cố duy trì mức thu nhập trung bình ổn định để đảm bảo phù hợp với mặt bằng chung và sức lao động của nhân viên. Giai đoạn 2015 – 2016, mức thu nhập của nhân viên ngân hàng có chiều hướng gia tăng nhờ tình hình làm ăn khấm khá hơn. Hầu hết các NHTMCP đều tăng lương, thưởng cho nhân viên. Sang đến giai đoạn 2017 – 2018, nhiều ngân hàng thu về lợi nhuận kỷ

lục, mức thu nhập của nhân viên ngân hàng cũng nhờ đó mà tăng mạnh.

Năm 2018, mức thu nhập bình quân thấp nhất của nhân sự ngành ngân hàng đạt xấp xỉ 8 triệu đồng người tháng. Vietcombank, Vietinbank và Techcombank là

3 NHTMCP có thu nhập bình quân nhân viên cao nhất, trên dưới 30 triệu đồng người tháng. Trong số 4 NHTMCP lớn nhất hệ thống, chỉ có BIDV thực hiện


cắt giảm 15% quỹ lương nhân viên trong thời gian qua, đưa mức thu nhập trung bình xuống còn khoảng 28 triệu đồng người tháng.

Biểu đồ 2.8: Thu nhập bình quân nhân viên ngân hàng năm 2018

Đơn vị tính: triệu đồng/tháng

Vietinbank Vietcombank

BIDV ACB

ABBank LienVietPostBank

Sacombank Techcombank

MB MSB SHB OCB VIB SCB

Vpbank Eximbank HDbank NamAbank

NCB

Kienlongbank Baovietbank Vietcapitalbank

BacAbank Pvcombank SeAbank TPBank Saigonbank

PGbank VietAbank

31

38

28

25

17

17

21

28

26

22

20

14

26

16

18

11

14

12

11

15

12

10

26

17

26

17

12

13

8

Nguồn: Thống kê của tác giả từ BCTN của các NHTMCP Việt Nam

Mức thu nhập bình quân của nhân viên ngân hàng thực tế có thể cao hơn so với thống kê tại một số bộ phận đặc thù. Hơn nữa, mức thu nhập bình quân theo thống kê tính bình quân cả lương nhân viên và lương các cấp quản lý. Vì vậy, không phải nhân viên ngân hàng nào cũng được hưởng mức thu nhập như trên. Nhìn chung, thu nhập nhân viên ngân hàng vẫn ở mức cao so với mặt bằng chung và tỷ lệ thuận với hiệu quả HĐKD và khả năng tạo ra lợi nhuận của ngân hàng. Tại nhiều ngân hàng hiện nay, mức thu nhập của nhân viên sẽ phụ thuộc vào hiệu quả công việc của mỗi người. Những nhân viên hoàn thành tốt công việc được giao, đạt hoặc vượt KPI sẽ có mức lương, thưởng cao hơn rất nhiều.

2.2.1.4 Hiệu quả kiểm soát chi phí

a. Hiệu quả chi phí hoạt động

Theo thống kê, hiệu quả chi phí hoạt động trung bình của 29 NHTMCP Việt Nam thấp nhất vào năm 2015 và tăng mạnh giai đoạn 2017 – 2018 (Bảng 2.8). Đồng thời, chỉ tiêu này có sự chênh lệch khá lớn, nhất là năm 2018 với độ lệch


chuẩn là 0,349. Ngân hàng có hiệu quả chi phí hoạt động cao nhất trong hệ thống là Techcombank (1,45 năm 2018) và thấp nhất là VietCapitalbank (0,0045 năm 2016). Bảng 2.8: Hiệu quả chi phí hoạt động của 29 NHTMCP Việt Nam 2013-2018

Năm

Số lượng ngân hàng

Giá trị nhỏ nhất

Giá trị lớn nhất

Giá trị trungbình

Độ lệch chuẩn

2013

29

0.02

0.9

0.35

0.234

2014

29

0.01

0.8

0.35

0.219

2015

29

0.01

0.85

0.29

0.234

2016

29

0.00

0.75

0.30

0.234

2017

29

0.02

1.37

0.39

0.300

2018

29

0.04

1.45

0.44

0.349

Nguồn: Thống kê SPSS của tác giả từ BCTN của các NHTMCP Việt Nam

Năm 2015 - năm cuối của giai đoạn tái cấu trúc ngân hàng giai đoạn 1 và cũng là thời điểm chứng kiến nhiều thương vụ M&A ngân hàng - có hiệu quả chi phí hoạt động thấp nhất. Nguyên nhân có thể là do chi phí tổ chức tái cấu trúc hoạt động tăng khiến cho hiệu quả chi phí hoạt động của các ngân hàng giảm mạnh. Giai đoạn 2016 – 2018, hiệu quả chi phí hoạt động của các NHTMCP Việt Nam tăng (tăng mạnh nhất vào năm 2017). Giai đoạn này, nền kinh tế bắt đầu chu kỳ tăng trưởng; đồng thời, các ngân hàng chú trọng phát triển các dịch vụ mới, nâng cao chất lượng dịch vụ và thực hiện tốt công tác quản trị chi phí. Nhờ đó, lợi nhuận sau thuế của các ngân hàng tăng và tăng với tốc độ cao hơn so với chi phí hoạt động.

Biểu đồ 2.9: Hiệu quả chi phí hoạt động của 29 NHTMCP Việt Nam năm 2018


1.45

1.07

0.94

0.77

0.82

0.72

0.71

0.77

0.63

0.51

0.52

0.43

0.47

0.38

0.30

0.21

0.24

0.25

0.23

0.30

0.17

0.31

0.23

0.09

0.14

0.05 0.05

0.04

0.04

Nguồn: Thống kê SPSS của tác giả từ BCTN của các NHTMCP Việt Nam


Năm 2018 được đánh giá là năm mà HĐKD của các NHTMCP có hiệu quả, thể hiện qua hiệu quả chi phí hoạt động lớn. Tuy nhiên, chỉ tiêu này không đồng đều giữa các ngân hàng. Những ngân hàng có lợi nhuận sau thuế tạo được trên đồng chi phí huy động cao nhất là Techcombank (1,45); Vietcombank (1,07); OCB (0,94). Trong khi đó, một số ngân hàng có hiệu quả chi phí thấp như: SCB (0,04); NCB (0,04); Pvcombank (0,05). Tỷ lệ này thấp thể hiện sự kém hiệu quả trong công tác quản trị chi phí của ngân hàng. Cụ thể, các khoản chi phí như: chi cho nhân viên, chi tài sản, chi quảng cáo và chi khác cho hoạt động của ngân hàng còn khá lớn nhưng không mang lại hiệu quả cao.

b. Tỷ lệ tổng chi phí so với tổng tài sản

Tỷ lệ tổng chi phí so với tổng tài sản thường được sử dụng để đo lường hiệu quả kiểm soát chi phí trong HĐKD của ngân hàng. Chỉ tiêu này càng thấp chứng tỏ công tác quản trị chi phí của ngân hàng càng tốt.

Bảng 2.9: Tỷ lệ tổng chi phí so với tổng tài sản của 29 NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2013-2018

Đơn vị tính: %

Năm

Số lượng ngân hàng

Giá trị nhỏ nhất

Giá trị lớn nhất

Giá trị trung bình

Độ lệch chuẩn

2013

29

0.36

2.75

1.67

0.544

2014

29

0.70

2.35

1.54

0.451

2015

29

0.84

2.94

1.58

0.499

2016

29

0.33

2.90

1.59

0.495

2017

29

0.75

3.20

1.59

0.515

2018

29

0.79

3.29

1.66

0.559

Nguồn: Thống kê SPSS của tác giả từ BCTN của các NHTMCP Việt Nam Theo số liệu thống kê, tỷ lệ tổng chi phí so với tổng tài sản trung bình của 29 NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2013-2018 không có sự biến động lớn, dao động từ 1,54% -1,67%. Tuy nhiên, độ lệch chuẩn tương đối cao thể hiện sự chênh lệch đáng kể giữa các ngân hàng trong hệ thống. Hơn nữa, sự tăng dần đều trong kết quả tính toán chỉ tiêu tổng chi phí tổng tài sản chứng tỏ rằng công tác quản trị chi phí của 29

NHTMCP Việt Nam được thực hiện chưa tốt, nhất là năm 2017, 2018.

Vào cuối năm 2013, khu vực tài chính – ngân hàng Việt Nam có dấu hiệu hồi phục dần sau giai đoạn 2011 – 2012 rất khó khăn. Năm 2014, tổng tài sản của các


ngân hàng tăng mạnh; đồng thời, tốc độ tăng tài sản lớn hơn tốc độ tăng chi phí nên tỷ lệ chi phí tổng tài sản của 29 NHTMCP Việt Nam giảm mạnh so với năm 2013. Sau năm 2014, tỷ lệ chi phí tổng tài sản trung bình hệ thống ngân hàng có chiều hướng tăng đều và tăng mạnh vào năm 2018. Giai đoạn này, các ngân hàng nhận thức được rằng muốn tồn tại và phát triển thì cần phải nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua việc đa dạng hóa và nâng cao chất lượng dịch vụ. Do đó chi phí đầu tư trang thiết bị, chi phí quản trị điều hành, chi phí hoạt động khác của các ngân hàng tăng lên, đặc biệt là các ngân hàng nhỏ. Điều này dẫn tới tốc độ tăng chi phí của các ngân hàng tăng nhanh hơn tốc độ tăng tài sản nên tỷ lệ chi phí tổng tài sản của các ngân hàng tăng. Theo số liệu tính toán, tỷ lệ này cao hơn ở các ngân hàng có quy mô nhỏ như Kienlongbank, Saigonbank, TPbank.

Biểu đồ 2.10: Tỷ lệ tổng chi phí so với tổng tài sản của 29 ngân hàng NHTMCP Việt Nam năm 2018

3.29

2.41

2.20 2.09

2.19

2.06

2.12

1.90

1.74

1.93 1.87

1.82 1.93

2.04

1.74 1.85

1.54

1.31

1.39

1.38

1.16

1.23 1.27 1.22

1.03 1.00

0.79

0.91

0.81

Nguồn: Thống kê SPSS của tác giả từ BCTN của các NHTMCP Việt Nam

Năm 2018, một số ngân hàng có tỷ lệ chi phí tổng tài sản thấp (<1%) bao gồm: VietAbank (0,79%); SCB (0,81%); BacAbank (0,91%); SHB (1%). Ngân hàng có tỷ lệ chi phí tổng tài sản cao nhất là Vpbank (3,29%); tiếp theo là MB (2,41%); Saigonbank (2,20%); Kienlongbank (2,19%); MSB (2,12%); TPbank (2,09%);... Các ngân hàng cần phải chú trọng hơn nữa trong công tác quản trị chi phí, xem xét cắt giảm các chi phí không cần thiết để nâng cao hiệu quả quản trị chi phí, gia tăng lợi nhuận, nâng cao hiệu quả HĐKD của ngân hàng.


2.2.1.5. Hiệu quả phòng chống rủi ro

a. Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng

Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng cho biết khả năng chống đỡ của ngân hàng nếu xảy ra rủi ro mất vốn từ các khoản cho vay. Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng trung bình của 29 NHTMCP Việt Nam không có sự biến động lớn trong giai đoạn 2013- 2018, cao nhất là 1,53% (2013) và thấp nhất là 1,93% (2016).

Bảng 2.10: Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng của 29 NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2013-2018

Đơn vị tính: %

Năm

Số lượng ngân hàng

Giá trị nhỏ nhất

Giá trị lớn nhất

Giá trị trung bình

Độ lệch chuẩn

2013

29

0.20

3.47

1.53

0.748

2014

29

0.41

2.55

1.34

0.553

2015

29

0.78

3.37

1.28

0.549

2016

29

0.82

1.93

1.21

0.311

2017

29

0.83

2.39

1.25

0.383

2018

29

0.82

2.04

1.23

0.279

Nguồn: Thống kê SPSS của tác giả từ BCTN của các NHTMCP Việt Nam

Biểu đồ 2.11: Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng của 29 NHTMCP Việt Nam năm 2018

Vietinbank Vietcombank

BIDV ACB

ABBank LienVietPostBank

Sacombank Techcombank

MB MSB SHB OCB VIB SCB

Vpbank Eximbank HDbank NamAbank

NCB

Kienlongbank Baovietbank Vietcapitalbank

BacAbank Pvcombank SeAbank TPBank Saigonbank

PGbank VietAbank

1.50

1.63

1.25

1.10

1.24

1.24

1.37

1.49

1.50

2.04

1.38

1.00

0.91

0.90

1.61

1.03

1.09

1.52

1.10

0.87

1.20

1.15

0.93

1.44

1.07

1.15

0.82

1.11

1.04

Nguồn: Thống kê SPSS của tác giả từ BCTN của các NHTMCP Việt Nam

Xem tất cả 227 trang.

Ngày đăng: 28/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí