36
trên thế giới quan tâm dó xu hướng ngành ngân hàng trên toàn thế giới đã thay đổi mạnh mẽ bởi sự ra đời của công nghệ kỹ thuật số và internet. Một số nghiên cứu về vấn đề này có thể kể đến như:
Điều kiện thuận
Ý định hành vi
Hiệu suất tuổi
Kỳ vọng nỗ lực
Ảnh hưởng xã
Độ tin cậy nhận
Lo lắng
Có thể bạn quan tâm!
- Cơ Sở Lý Thuyết Và Các Nghiên Cứu Liên Quan
- Các Lý Thuyết Có Liên Quan Về Việc Lựa Chọn Dịch Vụ Ngân Hàng Trực Tuyến
- Lý Thuyết Chấp Nhận Và Sử Dụng Công Nghệ (Utaut)
- Nhận Xét Về Các Nghiên Cứu Trước Và Mô Hình Nghiên Cứu Đề Xuất
- Phát Triển Giả Thuyết Và Mô Hình Nghiên Cứu
- Các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn dịch vụ ngân hàng trực tuyến của khách hàng cá nhân, nghiên cứu tại các ngân hàng thương mại - 10
Xem toàn bộ 240 trang tài liệu này.
Hiệu quả
Thái độ
Tính đổi mới
Paul và cộng sự (2008) điều tra cả các yếu tố tích cực và tiêu cực ảnh hưởng đến sự chấp nhận của người dùng đối với dịch vụ NHTT (OBS) tại Úc. Khung nghiên cứu được phát triển dựa trên lý thuyết chấp nhận và sử dụng công nghệ (UTAUT). Mẫu nghiên cứu theo phương pháp thuận tiện, cỡ mấu khảo sát trên 190 khách hàng về nhận thức của họ đối với OBS. Mô hình nghiên cứu gồm 61 biến quan sát. Trong đó, 12 biến quan sát của thang đo hiệu suất tuổi thọ, 12 biến quan sát của thang đo kỳ vọng nỗ lực, 6 biến quan sát của thang đo ảnh hưởng xã hội, 4 biến quan sát của thang đo điều kiện thuận lợi, 9 biến quan sát của thang đo độ tin cậy nhận thức, 7 biến quan sát của thang đo lo lắng, 4 biến quan sát của thang đo hiệu quả và 4 biến quan sát của thang đo thái độ đối với việc sử dụng OBS. Ngoài ra, 3 biến quan sát đã được sử dụng để đo lường Ý định hành vi sử dụng OBS. Tất cả các câu hỏi được đánh giá bằng thang đo Likert 5 mức độ. Mô hình nghiên cứu cụ thể.
Hình 2.8 Mô hình nghiên cứu của Paul và cộng sự (2008)
Nguồn: Paul và cộng sự (2008)
37
Kết quả cho thấy mặc dù những người được hỏi tin tưởng mạnh mẽ rằng sử dụng OBS sẽ có lợi cho các giao dịch tài chính của họ, nhiều vấn đề (như lo ngại về bảo mật và lo lắng về công nghệ) làm giảm hiệu quả sử sụng OBS. Các khuyến nghị đã được đưa ra bao gồm tạo môi trường an toàn, hiệu quả và thuận lợi sẽ thúc đẩy người dùng chấp nhận NHTT.
Amit Shankar (2018) xác định các yếu tố ảnh hưởng đến ý định lựa chọn sử đụng dịch vụ Mobile Banking (MB) ở Ấn Độ bằng cách đề xuất khung lý thuyết dựa trên mô hình chấp nhận công nghệ (TAM). Mẫu dữ liệu được thu thập từ 381 người dùng dịch vụ thanh toán MB tiềm năng, thông qua khảo sát gián tiếp (trực tuyến) và trực tiếp. Dữ liệu được phân tích bằng kỹ thuật phương trình cấu trúc (SEM). Mô hình cụ thể như sau:
Nhận thức dễ dàng sử dụng
Sự hiệu quả
Sự sẵn sàng của KH
Lựa chọn sử dụng
Chuẩn chủ quan
Uy tín
Nhận thức về tính hữu
Hình 2.9 Mô hình nghiên cứu của Amit Shankar (2018)
Nguồn: Amit Shankar (2018)
Các kết quả cho thấy Nhận thức dễ sử dụng (PEOU), Nhận thức về tính hữu ích (PU), Uy tín và hiệu quả (SE) có tác động tích cực đáng kể đến ý định lựa chọn
38
thanh toán MB Tuy nhiên, các tiêu chuẩn chủ quan (SN) và sự sẵn sàng tiêu dùng của khash hàng (PI) không có tác động đáng kể đến ý định áp dụng thanh toán MB. Các kết quả của nghiên cứu có ý nghĩa lý thuyết và thực tiễn quan trọng, đặc biệt là để hiểu yếu tố trung tâm của người dùng ảnh hưởng đến việc lựa chọn thanh toán MB.
Sindhu Singh (2017) nghiên cứu thực nghiệm một mô hình giải thích ý định hành vi sử dụng MB trong lĩnh vực ngân hàng Ấn Độ. Mô hình này bao gồm sáu thang đo cụ thể là: nhận thức, hiệu quả của phần mềm, ảnh hưởng xã hội, chi phí tài chính, bảo mật và niềm tin. Nghiên cứu sử dụng phương pháp khảo sát, với mẫu gồm 855 khách hàng của các ngân hàng công, tư nhân, nước ngoài và liên doanh ở Ấn Độ. Phương pháp ước lượng được sử dụng là phương pháp phân tích mô hình phương trình cấu trúc đã được thực hiện với AMOS 16.0. Mô hình cụ thể như sau:
Ý định lựa chọn Mobile Banking
Hiệu quả
An toàn
Tin tưởng
Dễ dàng sử dụng
Ảnh hưởng xã hội
Chi phí tài chính
Hình 2.10 Mô hình nghiên cứu của Sindhu Singh (2017)
Nguồn: Sindhu Singh (2017)
Kết quả nghiên cứu cho thấy các biến độc lập giải thích được 76,9 % của phương sai trong biến phụ thuộc. Cụ thể, các yếu tố bảo mật, hiệu quả của phần
39
mềm, sự dễ sử dụng và chi phí tài chính, theo thứ tự ảnh hưởng ảnh hưởng đến Ý định chấp nhận MB của khách hàng.
Saad và cộng sự (2017) điều tra các yếu tố thiết yếu ảnh hưởng đến việc lựa chọn sử dụng dịch vụ NHĐT theo cảm nhận của khách hàng của các NHTM Jordan. Nghiên cứu áp dụng và sửa đổi mô hình UTAUT2, được giới thiệu bởi Venkatesh và cộng sự (2012), để giải thích các yếu tố thiết yếu ảnh hưởng đến việc lựa chọn dịch vụ NHĐT, nghiên cứu khảo sát 349 các khách hàng của các NHTM Jordan thông qua bảng câu hỏi trực tiếp. Mô hình cụ thể như sau:
Ảnh hưởng XH
Lựa chọn sử dụng Mobile Banking
Hiệu suất mong đợi
Dễ dàng sử dụng
Chất lượng DV
Cảm xúc cá nhân
Hình 2.11 Mô hình nghiên cứu của Saad và cộng sự (2017)
Nguồn: Saad và cộng sự (2017)
Mô hình được hiệu chỉnh đã giải thích 0.887 phương sai về lựa chọn sử dụng dịch vụ NHĐT. Ba yếu tố có ảnh hưởng quan trọng là: tính dễ dàng sử dụng, ảnh hưởng xã hội và chất lượng dịch vụ NHĐT. Hiệu suất kỳ vọng và động lực cảm xúc cá nhân không phải là yếu tố ảnh hưởng đáng kể. Tuy nhiên, cả ba yếu tố dự đoán chỉ được kiểm định sự ảnh hưởng khác nhau theo nhóm độ tuổi.
40
2.3.2 Các nghiên cứu trong nước
Các yếu tố nhân khẩu học
(Macro impact of demographic)
Hiệu quả mong đợi (Performance expectancy)
Khả năng thích ứng
(Compatibility)
Dễ dàng sử dụng
(Perceived ease of use)
Nguyễn và cộng sự (2011) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự chấp nhận và sử dụng NHĐT ở Việt Nam, nghiên cứu sơ bộ bằng thang đo thử với 50 biến quan sát, có 5 biến bị loại khỏi thang đo với 369 mẫu dữ liệu khảo sát. Mô hình nghiên cứu cụ thể như sau:
Các yếu tố nhân khẩu học
(Macro impact of demographic)
Kiểm soát hành vi (Perceived behavioral control)
Chấp nhận E-
Banking (E-Banking
adoption intention)
Chuẩn chủ quan
(Subjective norm)
Rủi ro giao dịch (Risk relating online transaction)
Hình ảnh ngân hàng
(Bank image)
Yếu tố pháp luật
(Macro impact of law)
Sử dụng E-
Banking (E-Banking
Usage)
Hình 2.12 Mô hình nghiên cứu của Nguyễn và cộng sự (2011)
Nguồn: Nguyễn và cộng sự (2011)
Kết quả nghiên cứu cho thấy các giả thiết đặt ra của mô hình E-BAM đều được chấp nhận. Phân tích đường dẫn cho thấy hệ số xác định R2 tổng thể của mô
41
hình EBAM là 0.570, điều đó cho thấy mô hình EBAM giải thích được khoảng 57% những biến động của sự chấp nhận và sử dụng E banking. Phân tích hồi quy cho thấy 8 yếu tố là hiệu quả mong đợi, khả năng tương thích, nhận thức dễ dàng sử dụng, nhận thức kiểm soát hành vi, chuẩn chủ quan, rủi ro trong giao dịch, hình ảnh ngân hàng, yếu tố pháp luật đều có ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê đối với sự lựa chọn Ebanking.
Khưu và cộng sự (2011) xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng sử dụng NHTT ở Việt Nam. Mô hình nghiên cứu được dựa cơ bản trên thuyết hợp nhất về sự chấp nhận và sử dụng công nghệ (UTAUT), được kiểm định với 264 khách hàng tại TPHCM, trong đó có 51.1% nam và 48.9% nữ, độ tuổi từ 24-30 chiếm 74.2%. Mô hình nghiên cứu đề xuất:
Ảnh hưởng xã hội
Xu hướng sử dụng dịch vụ E- Banking
Tính dễ sử dụng
Hiệu quả mong đợi
Sự đáng tin
Tính lo lắng
Khả năng bản thân nhận thức hiệu quả
Hình 2.13 Mô hình nghiên cứu của Khưu và cộng sự (2011)
Nguồn: Khưu và cộng sự (2011)
Kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu quả mong đợi, ảnh hưởng xã hội, sự tín nhiệm, sự lo lắng ảnh hưởng đến xu hướng sử dụng NHTT. Kết quả còn cho thấy
42
tính dễ sử dụng và sự tự tin không ảnh hưởng đến xu hướng sử dụng NHTT. Hạn chế của nghiên cứu này là chỉ xem xét một vài yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng sử dụng NHTT. Nghiên cứu tiếp theo có thể mở rộng thêm các yếu tố ảnh hưởng lên xu hướng hành vi như thái độ đối với NHTT, nhu cầu sử dụng, việc sử dụng tiền mặt, thói quen mua sắm,…
Khưu (2016) sử dụng mô hình chấp nhận NHĐT kết hợp với kiểm định mô hình cấu trúc tuyến tính để tìm hiểu những nhân tố tác động sự chấp nhận sử dụng E-Banking tại BIDV Đồng Nai từ 20/02/2016 đến 20/03/2016. Nghiên cứu chính thức bằng thang đo chính thức với 192 mẫu dữ liệu cho 28 biến quan sát (thang đo sau khi loại bỏ 1 biến). Mô hình nghiên cứu cụ thể như sau:
H1
H2
H3
Sự chấp nhận sử dụng E-Banking
H4
Cảm nhận hệ thống
Rủi ro giao dịch
H5
H6
Hình ảnh ngân hàng
Sự hữu ích cảm nhận
Hiệu quả mong đợi
Khả năng tương thích
Hình 2.14 Mô hình nghiên cứu của Khưu (2016)
Nguồn: Khưu (2016)
Kết quả nghiên cứu thông qua mô hình cấu trúc tuyến tính- SEM cho thấy các yếu tố hình ảnh ngân hàng, sự hữu ích cảm nhận, hiệu quả mong đợi, cảm nhận
43
hệ thống và khả năng tương thích đều có tác động đến chấp nhận sự dụng dịch vụ NHĐT của khách hàng tại BIDV Đồng Nai.
Trương (2020) thực hiện nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng hành vi sử dụng internet banking của khách hàng tại NHTM cổ phần Đông Nam Á – Chi nhánh Cần Thơ (SeABank Cần Thơ). Tác giả thu thập dữ liệu bao gồm 300 quan sát thông qua bảng câu hỏi gửi cho khách hàng đã và đang sử dụng dịch vụ internet banking của ngân hàng này. Mô hình nghiên cứu có dạng:
Xu hướng sử dụng dịch vụ E- Banking
Giá trị và sự an toàn (X1)
Kỳ vọng nỗ lực (X2)
Ảnh hưởng xã hội (X3)
Kỳ vọng hiệu quả (X4)
Điều kiện thuận lợi (X5)
Hình 2.15 Mô hình nghiên cứu của Trương (2020)
Nguồn: Trương (2020)
Thông qua phương pháp phân tích nhân tố khám phá, kết hợp với phân tích hồi quy, kết quả nghiên cứu cho thấy, tất cả 05 nhóm nhân tố có sự ảnh hưởng nhất định đến hành vi sử dụng internet banking của khách hàng gồm: giá trị và an toàn, kỳ vọng nỗ lực, ảnh hưởng xã hội, kỳ vọng hiệu quả và điều kiện thuận lợi. Trong đó, yếu tố "điều kiện thuận lợi" có ảnh hưởng lớn nhất đến hành vi sử dụng internet banking của khách hàng.