Cơ Sở Lý Thuyết Và Các Nghiên Cứu Liên Quan 83491

12


- Ảnh hưởng của ý định lựa chọn dịch vụ NHTT đến việc lựa chọn dịch vụ NHTT của KHCN tại các NHTM Việt Nam như thế nào?

- Hàm ý quản trị nào nhằm phát triển dịch vụ NHTT của KHCN tại các NHTM Việt Nam?

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


1.4.1 Đối tượng nghiên cứu


Đối tượng nghiên cứu của đề tài là việc lựa chọn dịch vụ NHTT của KHCN tại các NHTM Việt Nam và các yếu tố ảnh hưởng đến nó.

Đối tượng khảo sát là các KHCN sử dụng dịch vụ NHTT tại 3 địa phương Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Hà Nội.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 240 trang tài liệu này.

1.4.2 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi về không gian: Theo báo cáo thương mại điện tử (2019), thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng là 3 địa phương đứng đầu cả nước về xếp hạng chỉ số thương mại điện tử năm 2019. Đây cũng là các trung tâm tài chính ngân hàng lớn nhất cả nước với mật độ dân số đông, cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin hiện đại. Ngoài ra, hầu hết các ngân hàng đều tập trung nhiều chi nhánh và phòng giao dịch tại 3 thành phố này. Do đó, việc lựa chọn phạm vi không gian là Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng đảm bảo mẫu nghiên cứu có thể đại diện cho tổng thể.

Các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn dịch vụ ngân hàng trực tuyến của khách hàng cá nhân, nghiên cứu tại các ngân hàng thương mại - 4

Phạm vi về thời gian: Thời gian thực hiện khảo sát và điều tra dữ liệu cho nghiên cứu từ tháng 7/2019 đến tháng 1/2020.

1.5 Phương pháp nghiên cứu


Nghiên cứu sử dụng phương pháp hỗn hợp bao gồm phương pháp định tính và phương pháp định lượng. Cụ thể như sau:

1.5.1 Nghiên cứu định tính


Phương pháp định tính được sử dụng nhằm điều chỉnh lại thang đo lường các biến trong mô hình nghiên cứu để phù hợp với điều kiện Việt Nam.

13


Đầu tiên, dựa trên tổng quan tài liệu và những kết quả đã được nghiên cứu ở trong và ngoài nước, tác giả tập trung vào tài liệu (các biến quan sát trong các tài liệu đã được kiểm định trong những lĩnh vực nghiên cứu có liên quan và được thừa nhận trên thế giới) để đưa ra các thang đo của các khái niệm trong mô hình.

Sau đó, các thang đo gốc sẽ được các chuyên gia trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, các nhà quản trị ngân hàng góp ý để đưa ra được bộ thang đo phù hợp. Kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp và thảo luận nhóm được sử dụng để thu thập ý kiến chuyên gia.

Sau khi tiến hành thảo luận nhóm xong, tác giả sẽ điều chỉnh lại thang đo nghiên cứu theo kết quả thảo luận nhóm thu được trước khi thực hiện khảo sát sơ bộ.

1.5.2 Nghiên cứu định lượng sơ bộ


Khi đã có kết quả nghiên cứu định tính và thang đo sơ bộ, bảng câu hỏi được xây dựng dựa vào các thang đo này để thực hiện khảo sát ngẫu nhiên đối tượng là KHCN đến giao dịch tại các NHTM Việt Nam trên địa bàn 03 thành phố là Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Hà Nội.

Kết quả khảo sát sơ bộ được tổng hợp, xử lý bằng phần mềm Excel sau đó tiếp tục được phân tích đánh giá bằng phần mềm SPSS 25.0. Phương pháp kiểm định độ tin cậy Cronbach's Alpha, phân tích nhân tố khám phá (phân tích EFA) được sử dụng để kiểm tra độ tin cậy và sự phù hợp của các thang đo.

Đánh giá độ tin cậy của thang đo: Độ tin cậy thường được đánh giá tính nhất quán của các mục hỏi để đo lường khái niệm và được đánh giá sơ bộ qua Hệ số Cronbach’s Alpha, độ tin cậy cũng được xem xét lại trong phân tích CFA. Hệ số Cronbach’s Alpha là một phép kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ mà các mục hỏi trong thang đo tương quan với nhau. Độ tin cậy là một trong năm thuộc tính của thang đo (độ tin cậy, tính đơn hướng, độ giá trị, độ hội tụ và giá trị phân biệt). Độ tin cậy Cronbach’s Alpha để đánh giá độ nhất quán các biến quan sát trong khái niệm đo lường. Tính nhất quán chính là độ tương quan giữa các biến quan sát dùng

14


để đo lường các khái niệm đó (Hair và cộng sự, 2005). Thông thường việc đánh giá độ tin cậy thang đo được đánh giá thông qua chỉ số Cronbach’s Alpha (Pedhazu và Schmelkin, 1991). Hệ số Cronbach’s Alpha thường đi từ 0 đến 1. Nếu càng dần về 1 thì thang đo có độ tin cậy càng cao. Tuy nhiên chưa hẳn Cronbach’s Alpha càng về tiệm cận 1 là thang đo rõ ràng và tin cậy (Cortina, 1993). Một thang đo có độ tin cậy tốt khi lớn hơn 0.6, nếu nhỏ hơn 0.6 coi như không chấp nhận thang đo này (Cortina, 1993). Khi phân tích Cronbach Alpha nếu hệ số tương quan biến tổng của từng biến lớn hơn 0.3 là đạt yêu cầu. Nếu hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0.3 là không đạt yêu cầu, gọi là biến rác. Các biến rác này sẽ loại ra khỏi khái niệm. Quá trình đánh giá độ tin cậy thang đo theo nguyên tắc loại từng biến và đánh giá lại sau khi loại. Một thang đo được xem là đạt độ tin cậy khi hệ số Cronbach Alpha lớn hơn 0.6 (Nunnally & Burnstein, 1994).

Phân tích EFA được thực hiện qua các bước đánh giá:


- Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin): là một chỉ số dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố. Nếu 0.5 < KMO <1 có ý nghĩa phân tích nhân tố thích hợp, nếu KMO < 0.5 nghĩa là phân tích nhân tố không phù hợp với dữ liệu (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005).

- Sử dụng Bartlett's test để kiểm định giả thuyết Ho: các biến không có tương quan với nhau trong tổng thể. Nếu giả thuyết Ho không thể bị bác bỏ thì khả năng phân tích nhân tố là không thích hợp.

- Ma trận xoay các nhân tố: Trong quá trình phân tích có thể tạo ra các nhân tố khó có thể giải thích được một cách dể dàng vì mỗi nhân tố có tương quan với nhiều biến. Phép xoay nhân tố làm cho ma trận nhân tố trở nên đơn giản và dễ giải thích hơn.

1.5.3 Nghiên cứu định lượng chính thức


- Bảng câu hỏi chính thức sau khi đã được điều chỉnh theo kết quả khảo sát sơ bộ sẽ được sử dụng để thu thập dữ liệu sơ cấp trên phạm vị rộng với các KHCN

15


đến giao dịch tại các NHTM Việt Nam trên địa bàn 03 thành phố là Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Hà Nội.

- Phương pháp thống kê mô tả được sử dụng để mô tả mẫu nghiên cứu với phân phối tần số theo các đặc điểm về giới tính và độ tuổi.

- Đánh giá độ tin cậy của các thang đo được thực hiện thông qua kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha.

- Phân tích EFA được thực hiện với phương pháp Principal axis factoring và phép quay Promax.

- Phân tích nhân tố khẳng định (CFA) để đo lường mức độ phù hợp của mô hình với dữ liệu thị trường. Cụ thể, Phân tích CFA trong mô hình tới hạn nhằm đánh giá tính phân biệt giữa các khái niệm có trong mô hình nghiên cứu. Để đo lường mức độ phù hợp của mô hình, các chỉ số đánh giá thường sử dụng là Chi- square (CMIN); Chỉ số GFI, AGFI, CFI; Chỉ số Tucker&Lewis; Chỉ số RMSEA (Root Mean Square Error Approximation). Mô hình được xem là thích hợp với dữ liệu thị trường khi kiểm định Chi-square có P-value > 0.05. Tuy nhiên Chi-square có nhược điểm là phụ thuộc vào kích thước mẫu. Do đó, trong nghiên cứu thực nghiệm, nếu một mô hình được nhận các giá trị GFI, AGFI >= 0.8 (Forza và Filippini, 1998; Greenspoon và Saklofske, 1998), TLI, CFI > 0,9 (Bentler&Bonett, 1980); CMIN/df < 2, một số trường hợp CMIN/df có thể bằng 3 (Carmines&McIver, 1981); RMSEA < 0.08 (Steiger, 1990) thì mô hình được xem là phù hợp với dữ liệu thị trường hay tương thích với dữ liệu thị trường

- Mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM): các giả thuyết nghiên cứu được kiểm định thông qua đánh giá mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM). Tương tự như trong phân tích CFA, mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) được cho là phù hợp với dữ liệu thị trường khi được nhận các giá trị GFI, AGFI >= 0.8 (Forza và Filippini, 1998; Greenspoon và Saklofske, 1998), TLI, CFI > 0.9 (Bentler&Bonett, 1980); CMIN/df

< 2, một số trường hợp CMIN/df có thể bằng 3 (Carmines&McIver, 1981); RMSEA < 0.08 (Steiger, 1990).

16


1.6 Đóng góp mới của đề tài

Đóng góp mới về mặt lý luận


Thứ nhất, việc điều chỉnh các yếu tố trong mô hình lý thuyết chấp nhận và sử dụng công nghệ của Venkatest và cộng sự (2012) (UTAUT2) bao gồm cảm nhận rủi ro, hình ảnh thương hiệu, tính đổi mới trong lĩnh vực NHTT hầu như chưa được xem xét trong các nghiên cứu trước đây. Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố hiệu quả kỳ vọng, ảnh hưởng xã hội, giá trị chi phí, hình ảnh thương hiệu, nỗ lực kỳ vọng có ảnh hưởng tích cực đến ý định lựa chọn dịch vụ NHTT. Trong khi đó, cảm nhận rủi ro có ảnh hưởng tiêu cực đến ý định lựa chọn dịch vụ NHTT. Thêm vào đó, khi ý định lựa chọn dịch vụ NHTT gia tăng sẽ thúc đẩy việc lựa chọn dịch vụ này của KHCN.

Thứ hai, trong các nghiên cứu trước đây về lĩnh vực này các tác giả chưa xem xét sự khác biệt về yếu tố tác động đến ý định lựa chọn dịch vụ NHTT và việc lựa chọn dịch vụ NHTT giữa các nhóm KHCN khác nhau về giới tính và độ tuổi. Thêm vào đó, khác với các nghiên cứu trước, trong nghiên cứu này tác giả xem xét thêm yếu tố kinh nghiệm sử dụng internet của KHCN như một biến điều tiết tác động của ý định lựa chọn dịch vụ NHTT đến việc lựa chọn dịch vụ NHTT. Nghiên cứu đã cho thấy việc lựa chọn sử dụng dịch vụ NHTT của khách hàng nữ giới bị tác động bởi nhiều yếu tố hơn là khách hàng nam giới. Đồng thời, nhóm khách hàng trong độ tuổi từ 18 đến 30, sẽ bị tác động bởi nhiều yếu tố hơn các nhóm khách hàng trong độ tuổi dưới 18, từ 30 đến 42 tuổi và trên 42 tuổi. Ngoài ra, một kết quả đáng chú ý khác là khi KHCN có kinh nghiệm sử dụng internet nhiều hơn, họ sẽ dễ sàng sử dụng các dịch vụ NHTT, do đó sẽ làm gia tăng tác động tích cực của ý định lựa chọn dịch vụ NHTT đến việc lựa chọn dịch vụ này.

Đóng góp mới về mặt thực tiễn


Trên cơ sở kết quả ước lượng mô hình, nghiên cứu đề xuất được các hàm ý quản trị nhằm phát triển dịch vụ NHTT của KHCN tại các NHTM Việt Nam, bao gồm: Thứ nhất, tăng cường công tác quảng bá thương hiệu ngân hàng và dịch vụ

17


sản phẩm của ngân hàng; Thứ hai, phát triển chất lượng dịch vụ và xây dựng quy trình giao dịch đảm bảo tính an toàn, bảo mật cho khách hàng; Thứ ba, xây dựng chính sách khách hàng thông qua việc phân loại, nhóm khách hàng để phục vụ tốt nhất cho tường nhóm, loại khách hàng ứng với từng dịch vụ sản phẩm; Thứ tư, đẩy mạnh đa dạng hóa dịch vụ sản phẩm, đẩy mạnh việc cung cấp chéo sản phẩm để tăng tiện ích cho khách hàng; Thứ năm, cần nâng cao cảm nhận nỗ lực kỳ vọng của dịch vụ thông qua việc đơn giản hóa thủ tục, các thao tác đơn giản dễ thực hiện, dễ nhớ, dễ thực hiện và đảm bảo tính thuận tiện, thân thiện với người dùng; Thứ sáu, các hàm ý quản trị khác nhằm nâng cao cảm nhận hiệu quả kỳ vọng của dịch vụ, giảm thiểu cảm nhận rủi ro và nâng cao cảm nhận an toàn, bảo mật cho khách hàng và nâng cao ảnh hưởng tích cực từ xã hội.

1.7 Kết cấu nghiên cứu


Nghiên cứu được kết cấu thành 5 chương như sau:


Chương 1. Tổng quan về đề tài nghiên cứu: Chương này giới thiệu chung về đề tài nghiên cứu, lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu, ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu và cấu trúc luận án.

Chương 2. Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu liên quan: Chương này trình bày những khái niệm chính của các yếu tố liên quan; tóm tắt một số nghiên cứu trước đây có liên quan đến đề tài; từ đó đưa ra các giả thuyết nghiên cứu và đề xuất mô hình nghiên cứu cho luận án.

Chương 3. Phương pháp nghiên cứu: Dựa trên cơ sở lý thuyết, các nghiên cứu trước có liên quan và mô hình nghiên cứu đề xuất, chương này sẽ trình bày quy trình nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức, thang đo sử dụng trong nghiên cứu, phương pháp chọn mẫu, kích cỡ mẫu và phương pháp phân tích dữ liệu.

Chương 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận: Chương này trình bày mô tả cách thống kê và phân tích dữ liệu nghiên cứu, từ đó phân tích kết quả của mô hình,

18


xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn dịch vụ NHTT của KHCN tại các NHTM Việt Nam, và mức độ tác động của yếu tố này.

Chương 5. Kết luận và hàm ý quản trị: Chương này sẽ tổng kết toàn bộ kết quả nghiên cứu, đồng thời đưa ra một số hàm ý đối với những người làm công tác quản trị tại các NHTM Việt Nam. Ngoài ra, chương này cũng trình bày những hạn chế của đề tài và đề xuất cho hướng nghiên cứu trong tương lai.

Kết luận chương 1


Trong chương 1, tác giả phân tích bối cảnh lý thuyết và thực tiễn nhằm xác định rõ khoảng trống nghiên cứu. Nội dung chương này, tác giả giới thiệu về mục tiêu nghiên cứu gồm mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể, câu hỏi nghiên cứu cũng như đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu kết hợp với phương pháp định tính và nghiên cứu định lượng, đổng thời đưa ra những đóng góp mới của đề tài về mặt lý luận cũng như những đóng góp mới về mặt thực tiễn Từ những nội dung đã trình bày ở chương 1, tác giả sẽ trình bày về cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu liên quan trong chương 2.

19


CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN


2.1 Tổng quan về ngân hàng trực tuyến


2.1.1 Khái niệm


Ngày nay, sự phát triển vượt bậc của internet và các phương tiện viễn thông, công nghệ thông tin đã làm thay đổi các phương thức dịch vụ tài chính và cấu trúc của thị trường tài chính toàn cầu. Từ cuối những năm 90, các ứng dụng tài chính trực tuyến có ảnh hưởng lớn đến diện mạo của ngành ngân hàng thế giới bằng cách tạo ra các giao dịch có sự tương tác liên tục giữa khách hàng, ngân hàng và các công ty liên kết. Dịch vụ NHTT hoạt động tương tự như các dịch vụ ngân hàng truyền thống. Điều khác biệt chính là cách khách hàng truy cập thông tin và tài khoản của họ, thực hiện giao dịch bằng cách sử dụng máy vi tính chứ không phải giấy tờ. Dịch vụ NHTT có vai trò quyết định đối với sự tồn tại lâu dài của ngân hàng trong thế giới thương mại điện tử ngày nay đã được các nhà nghiên cứu trong nước và trên thế giới quan tâm như:

Mohammad Taleghani (2013) định nghĩa, NHTT là dịch vụ ngân hàng cho phép khách hàng có thể sử dụng "tại nhà" và bất cứ lúc nào thông qua kết nối Internet hầu hết mọi sản phẩm của ngân hàng hiện nay. Trong dịch vụ NHTT, các giới hạn về thời gian và địa lý đã được loại bỏ, khách hàng có thể truy cập vào tài khoản của họ gần như mọi lúc, mọi nơi. So với Home banking thì Internet banking mang tính thiết thực hơn vì đối với dịch vụ Home banking khách hàng cần phải tải phần mềm thích hợp để có thể kết nối với ngân hàng tại nhà.

Shaikh (2015) cho rằng, dịch vụ NHTT là các ứng dụng dịch vụ ngân hàng được truy cập thông qua thiết bị viễn thông điện thoại di động và máy tính … để thực hiện các giao dịch tài chính như chuyển tiền, thanh toán hóa đơn… và các giao dịch phi tài chính khác, như cung cấp thông tin sản phẩm, yêu cầu về số dư…NHTT cung cấp nhiều lợi ích cho các tổ chức tài chính như tạo thêm thu nhập, mở rộng cơ sở tiêu dùng, giảm chi phí và cải thiện hoạt động.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/05/2023