Nhận Xét Về Các Nghiên Cứu Trước Và Mô Hình Nghiên Cứu Đề Xuất

44


Bảng 2.1 Lược khảo các nghiên cứu liên quan


Tác giả

(năm)

Vấn đề

nghiên cứu

Yếu tố

trong mô hình

Kết quả nghiên cứu

Lược khảo các nghiên cứu nước ngoài

Paul và cộng sự (2008)

Các yếu tố tích cực và tiêu cực ảnh hưởng đến sự chấp nhận của người dùng đối với dịch vụ NHTT (OBS) tại Úc.

Hiệu suất tuổi thọ, kỳ vọng nỗ lực, ảnh hưởng xã hội, điều kiện thuận lợi, độ tin cậy nhận thức, lo lắng, hiệu quả và thái độ đối với việc sử dụng OBS

Kết quả cho thấy mặc dù những người được hỏi tin tưởng mạnh mẽ rằng sử dụng OBS sẽ có lợi cho các giao dịch tài chính của họ, nhiều vấn đề (như lo ngại về bảo mật và lo lắng về công nghệ) làm giảm hiệu quả sử

sụng OBS.

Amit Shankar (2018)

Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định lựa chọn sử đụng dịch vụ Mobile Banking (MB) ở Ấn Độ

Nhận thức dễ sử dụng (PEOU), Nhận thức về tính hữu ích (PU), Uy tín và hiệu quả (SE), các tiêu chuẩn chủ quan (SN) và sự sẵn sàng tiêu dùng của khách hàng (PI)

Các kết quả cho thấy Nhận thức dễ sử dụng (PEOU), Nhận thức về tính hữu ích (PU), Uy tín và hiệu quả (SE) có tác động tích cực đáng kể đến ý định lựa chọn thanh toán MB Tuy nhiên, các tiêu chuẩn chủ quan (SN) và sự sẵn sàng tiêu dùng của khash hàng (PI) không có tác động đáng kể

đến ý định áp dụng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 240 trang tài liệu này.

Các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn dịch vụ ngân hàng trực tuyến của khách hàng cá nhân, nghiên cứu tại các ngân hàng thương mại - 8

45





thanh toán MB

Sindhu Singh (2017)

Nghiên cứu thực nghiệm một mô hình giải thích ý định hành vi sử dụng MB trong lĩnh vực ngân hàng Ấn Độ.

Nhận thức, hiệu quả của phần mềm, ảnh hưởng xã hội, chi phí tài chính, bảo mật và niềm tin

Các yếu tố bảo mật, hiệu quả của phần mềm, sự dễ sử dụng và chi phí tài chính, theo thứ tự ảnh hưởng ảnh hưởng đến Ý định chấp nhận MB của

khách hàng.

Saad và cộng sự (2017)

Các yếu tố thiết yếu ảnh hưởng đến việc lựa chọn sử dụng dịch vụ NHĐT theo cảm nhận của khách hàng của các NHTM Jordan

Hiệu suất mong đợi, Dễ dàng sử dụng, Ảnh hưởng xã hội, Chất lượng dịch vụ, Cảm xúc cá nhân

Ba yếu tố có ảnh hưởng quan trọng là: tính dễ dàng sử dụng, ảnh hưởng xã hội và chất lượng dịch vụ NHĐT. Hiệu suất kỳ vọng và động lực cảm xúc cá nhân không phải là yếu tố ảnh

hưởng đáng kể.

Lược khảo các nghiên cứu trong nước

Nguyễn và

cộng sự

(2011)

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự chấp nhận và sử dụng NHĐT ở Việt Nam

Hiệu quả mong đợi, Khả năng tương thích, Dễ dàng sử dụng, Kiểm soát hành vi, Chuẩn chủ quan, Rủi ro giao dịch, Hình ảnh ngân

hàng, Yếu tố pháp

8 yếu tố là hiệu quả mong đợi, khả năng tương thích, nhận thức dễ dàng sử dụng, nhận thức kiểm soát hành vi, chuẩn chủ quan, rủi ro trong giao dịch, hình ảnh ngân hàng,

yếu tố pháp luật đều

46




luật

có ảnh hưởng có ý

nghĩa thống kê đối với sự lựa chọn Ebanking.

Khưu và cộng sự (2011)

Các yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng sử dụng NHTT ở Việt Nam.

Tính dễ sử dụng, hiệu quả mong đợi, ảnh hưởng xã hội, sự tín nhiệm, sự lo lắng, khả năng bản thân nhận thức hiệu quả

Kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu quả mong đợi, ảnh hưởng xã hội, sự tín nhiệm, sự lo lắng ảnh hưởng đến xu hướng sử dụng NHTT. Kết quả còn cho thấy tính dễ sử dụng và sự tự tin không ảnh hưởng đến xu hướng sử dụng

NHTT.

Khưu (2016)

Các nhân tố tác động sự chấp nhận sử dụng E- Banking tại BIDV Đồng Nai

hình ảnh ngân hàng, sự hữu ích cảm nhận, hiệu quả mong đợi, cảm nhận hệ thống, rủi ro giao dịch và khả năng tương thích

Kết quả nghiên cứu thông qua mô hình cấu trúc tuyến tính- SEM cho thấy các yếu tố hình ảnh ngân hàng, sự hữu ích cảm nhận, hiệu quả mong đợi, cảm nhận hệ thống và khả năng tương thích đều có tác động đến chấp nhận sự dụng dịch vụ NHĐT của khách hàng tại BIDV

Đồng Nai.

47


Trương (2020)

Các nhân tố ảnh hưởng hành vi sử dụng internet banking của khách hàng tại NHTM cổ phần Đông Nam Á

– Chi nhánh Cần Thơ.

Giá trị và an toàn, kỳ vọng nỗ lực, ảnh hưởng xã hội, kỳ vọng hiệu quả và điều kiện thuận lợi

Kết quả nghiên cứu cho thấy, tất cả 05 nhóm nhân tố có sự ảnh hưởng nhất định đến hành vi sử dụng internet banking của khách hàng gồm: giá trị và an toàn, kỳ vọng nỗ lực, ảnh hưởng xã hội, kỳ vọng hiệu quả và điều kiện thuận lợi. Trong đó, yếu tố "điều kiện thuận lợi" có sự tác động mạnh nhất đến hành vi sử dụng internet banking của

khách hàng.

Nguồn: tổng hợp của tác giả từ các nghiên cứu


2.3.3 Nhận xét về các nghiên cứu trước và mô hình nghiên cứu đề xuất


Việc nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn sử dụng dịch vụ NHĐT nói chung hay NHTT nói riêng đã nhận được nhiều sự quan tâm của những nhà nghiên cứu, nhà quản trị NHTM trong những năm gần đây do sử dụng công nghệ mạng và kỹ thuật số đã cho phép các ngân hàng cung cấp dịch vụ điện tử với chi phí tương đối thấp, chất lượng cao và tương tác hiệu quả với khách hàng và các bên liên quan. Lược khảo các nghiên cứu trong và ngoài nước cho thấy, các nghiên cứu chủ yếu ứng dụng từ mô hình TRA (Ajzen và Fishbein, 1980; Fishbein và Ajzen, 1975); lý thuyết về hành vi dự định TPB (Ajzen, 1991), ngoài ra lý thuyết chấp nhận công nghệ TAM đã được phát triển để dự đoán việc người dùng chấp nhận và sử dụng các dịch vụ ngân hàng qua internet. Mô hình TAM cho thấy niềm

48


tin, thái độ và hành vi có chủ ý giải thích được sự chấp nhận sử dụng dịch vụ ngân hàng thông qua công nghệ của những người dùng tiềm năng. Theo mô hình ban đầu, thái độ của người dùng tiềm năng đối với việc lựa chọn một công nghệ nhất định dựa trên hai niềm tin chính: nhận thức về sự hữu dụng và sự dễ sử dụng. Paul

H.P. Yeow (2008) đã giới thiệu TAM2 như một mô hình mở rộng của TAM. TAM2 kết hợp các cấu trúc lý thuyết mới bao trùm các ảnh hưởng xã hội (chuẩn mực chủ quan, tính đổi mới) và quá trình nhận thức (chất lượng đầu ra liên quan đến công việc, khả năng tạo ra kết quả và dễ sử dụng). Các mô hình nghiên cứu trong nước cũng kế thừa từ các mô hình lý thuyết này có hiệu chỉnh sự khác biệt cá nhân, đặc điểm hệ thống, ảnh hưởng xã hội và điều kiện thuận lợi phù hợp với bối cảnh Việt Nam. Nhìn chung, các mô hình nghiên cứu lý thuyết cho thấy, các yếu tố tác động trực tiếp và gián tiếp đến việc chấp nhận và sử dụng công nghệ như: tính hiệu quả (performance expectancy), nỗ lực kỳ vọng (effort expectancy), ảnh hưởng xã hội (social influence), điều kiện hỗ trợ (facilitating conditions), thái độ đối với việc sử dụng công nghệ (attitudes toward using technology), khả năng bản thân nhận thức hiệu quả (self efficacy), tính lo lắng (anxiety). Các nghiên cứu về dịch vụ NHTT thường chú trọng đến sự chấp nhận sử dụng dịch vụ hơn là sự chống lại việc sử dụng dịch vụ (Kuisma và cộng sự, 2007). Ngoài ra, bối cảnh của các nghiên cứu ở các khu vực đang phát triển như Ấn độ, Việt Nam, Trung Đông nhận được nhiều sự quan tâm …với các mô hình thường được sử dụng là sự kết hợp của các mô hình TAM, TPB hay TRA.

Tuy nhiên, theo Venkatesh và cộng sự (2003), các nghiên cứu dựa trên các lý thuyết đã nêu ở trên chưa thực sự toàn diện. Trên cơ sở tổng hợp các mô hình lý thuyết trên một cách toàn diện nhất, Venkatesh và cộng sự (2003) đã đề xuất mô hình chấp nhận và sử dụng công nghệ (Unified Theory of Acceptance and Use of Technology – UTAUT). Do tính khái quát hóa cao, mô hình UTAUT được nhiều nghiên cứu sử dụng nhằm đánh giá sự chấp nhận và sử dụng công nghệ (Dajani và Yaseen, 2016; AbuShanab và Pearson, 2007). Tuy nhiên, hạn chế của mô hình UTAUT là chỉ đánh giá được các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng dịch vụ

49


công nghệ của khách hàng mà không thể đánh giá được việc khách hàng có quyết định lựa chọn sử dụng hay không. Đây cũng là một giới hạn của các nghiên cứu gần đây khi sử dụng mô hình UTAUT (Dajani và Yaseen, 2016).

Do đó, trong nghiên cứu này, tác giả một mặt thực hiện đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến ý định lựa chọn dịch vụ NHTT, mặt khác thực hiện đánh giá tác động của ý định lựa chọn đến việc lựa chọn dịch vụ NHTT của KHCN. Để thực hiện nghiên cứu này, tác giả phát triển mô hình dựa trên mô hình chấp nhận và sử dụng công nghệ mở rộng (UTAUT2) được đề xuất bởi Venkatesh và cộng sự (2012). Thêm vào đó, trong nghiên cứu này, tác giả cũng thực hiện đánh giá sự khác biệt trong yếu tố tác động đến ý định lựa chọn dịch vụ NHTT và việc lựa chọn dịch vụ NHTT giữa các nhóm KHCN khác nhau về giới tính và độ tuổi. Bên cạnh đó, khác với các nghiên cứu trước, trong nghiên cứu này tác giả xem xét thêm yếu tố kinh nghiệm sử dụng internet của KHCN như một biến điều tiết tác động của ý định lựa chọn dịch vụ NHTT đến việc lựa chọn dịch vụ NHTT.

Kết luận chương 2


Trong chương 2, tác giả đã trình bày một số nội dung như sau:


Một là, hệ thống lại khái niệm và một số định nghĩa về dịch vụ NHTT, các quan điểm của một số nhà nghiên cứu hành vi tiêu dùng, đặc biệt các nghiên cứu liên quan đến nghiên cứu ý định chấp nhận dịch vụ.

Hai là, trình bày và tổng quan một số lý thuyết cơ bản nghiên cứu ý định sử dụng dịch vụ làm nền tảng xây dựng mô hình nghiên cứu của đề tài như: Lý thuyết việc lựa chọn, lý thuyết 5 giá trị tiêu dùng, lý thuyết hành động hợp lý TRA; lý thuyết hành vi dự định TPB; mô hình chấp nhận công nghệ TAM. Trên cơ sở nghiên cứu một số nhân tố ảnh hưởng đến lựa chọn dịch vụ NHTT của khách hàng tại một số quốc gia trên thế giới từ đó đưa ra nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn dịch vụ NHTT của các NHTM tại VN.

Thứ ba, nghiên cứu tiến hành lược khảo các nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan tới các các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn dịch vụ NHTT của các

50


NHTM. Trên cơ sở đó, nghiên cứu phát triển các giả thuyết và đề xuất mô hình nghiên cứu bao gồm các yếu tố: nỗ lực kỳ vọng, hiệu quả kỳ vọng, hình ảnh thương hiệu, cảm nhận rủi ro, giá trị chi phí, ảnh hưởng xã hội, tính đổi mới; kinh nghiệm sử dụng internet ảnh hưởng đến sự lựa chọn dịch vụ NHTT của các NHTM tại Việt Nam.

51


CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


3.1 Quy trình nghiên cứu


Để đảm bảo tính khoa học, nghiên cứu đã được thực hiện thông qua 02 phương pháp: định tính và định lượng. Cụ thể, nghiên cứu được thực hiện theo quy trình sau:



Bảng phỏng vấn định tính Sơ bộ

Bảng câu hỏi Sơ bộ

Bảng câu hỏi Chính thức

Cơ sở lý thuyết và tổng quan các nghiên cứu trước

Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu định tính (Thảo luận tay đôi với chuyên gia trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, các nhà quản lý tại các NHTM Việt Nam)

Nghiên cứu định lượng sơ bộ (Nhằm đánh giá độ tin cậy và điều chỉnh các thang đo trước khi thực hiện nghiên cứu định lượng chính thức.

- Khảo sát 151 khách hàng cá nhân đến giao dịch tại các NHTM Việt Nam trên địa bàn 03 thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hà Nội

- Cronbach’s Alpha và đánh giá sơ bộ thang đo

- Phân tích nhân tố khám phá EFA

Nghiên cứu định lượng chính thức (Nhằm ước lượng mô hình và kiểm định các giả thuyết nghiên cứu)

- Khảo sát 443 khách hàng cá nhân đến giao dịch tại các NHTM Việt Nam trên địa bàn 03 thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hà Nội

- Cronbach’s Alpha và đánh giá sơ bộ thang đo

- Phân tích nhân tố khám phá EFA

- Phân tích nhân tố khẳng định – CFA

- Mô hình cấu trúc tuyến tính - SEM

- Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu

VIẾT LUẬN ÁN


Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/05/2023