CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
3.1 Phương pháp nghiên cứu
3.1.1 Mô hình nghiên cứu
Qua phần tổng quan lý thuyết về tỷ suất sinh lợi và kết quả của các nghiên cứu thực nghiệm trước đây, có thể thấy rằng có rất nhiều yếu tố tác động đến tỷ suất sinh lợi của NHTM. Tuy nhiên, bài nghiên cứu này dựa trên Phương pháp và mô hình nghiên cứu của Sherish Gul, Faiza Irshad, Khalid Zaman (2011).
Trong nghiên cứu của Sherish Gul và các cộng sự, biến phụ thuộc đại diện cho lợi nhuận của ngân hàng là ROA, ROE, NIM, ROCE; nhưng tác giả chỉ chọn hai biến phụ thuộc là ROA và ROE, bởi vì thứ nhất đây là hai chỉ số thông dụng và có thể khái quát được tình hình lợi nhuận của các NHTM tại Việt Nam, thứ hai các biến NIM, ROCE vẫn còn nhiều hạn chế như NIM không tính đến thu nhập ngoài lãi và thu nhập từ phí dịch vụ, cũng như đối với chi phí thì NIM không xét đến chi phí dự phòng rủi ro tín dụng, chi phí tài sản, chi phí nhân sự. Hay như những chỉ số như ROS chủ yếu được dùng để đánh giá từng ngân hàng đối với mặt bằng trung bình của cả ngành, NNIM cũng có những hạn chế tương tự như NIM. Do đó tác giả chỉ sử dụng hai biến phụ thuộc ROA và ROE là đại diện cho tỷ suất sinh lợi của NHTM để nghiên cứu.
Trong nghiên cứu của Sherish Gul và các cộng sự, biến độc lập là Quy mô tổng tài sản (SIZE), Quy mô vốn chủ sở hữu (CAPITAL), Tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản (LOAN), Tỷ lệ tiền gửi trên tổng tài sản (DEPOSITS), Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP), Lạm phát (INF). Xét thấy các biến độc lập trên phù hợp với các số liệu có thể thu thập được và đảm bảo số quan sát để thực hiện nghiên cứu của tác giả. Khi đó, các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi của các NHTM Việt Nam bao gồm:
+ Các yếu tố thuộc về nội tại ngân hàng: Quy mô tổng tài sản (SIZE), Quy mô vốn chủ sở hữu (CAPITAL), Tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản (LOAN), Tỷ lệ tiền gửi trên tổng tài sản (DEPOSITS).
+ Các yếu tố kinh tế vĩ mô: Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP), Lạm phát (INF).
3.1.2 Đo lường biến
3.1.2.1 Biến phụ thuộc
ROA là tỷ lệ được tính bằng lợi nhuận sau thuế chia cho tổng tài sản. ROA được sử dụng rộng rãi trong hầu hết các nghiên cứu đo lường lợi nhuận của ngân hàng. ROA đo lường lợi nhuận thu được trên mỗi giá trị tài sản và phản ánh hoạt động quản trị ngân hàng tốt sử dụng nguồn đầu tư để tăng lợi nhuận.
ROE đo lường tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu của các cổ đông cổ phiếu thường. Nó đo lường hiệu quả của một công ty đem lại lợi nhuận cho mỗi cổ phiếu (cũng như tài sản ròng hoặc tài sản trừ đi nợ phải trả). ROE cho thấy một công ty tốt sẽ sử dụng quỹ đầu tư để tạo ra tăng trưởng lợi nhuận.
3.1.2.2 Biến độc lập
Quy mô tổng tài sản (SIZE) được sử dụng để cho thấy rằng các ngân hàng lớn sẽ có vị trí tốt hơn các ngân hàng nhỏ trong việc khai thác quy mô kinh tế trong các giao dịch với hiệu ứng thuần rằng họ sẽ có xu hướng có mức lợi nhuận cao hơn. Do đó, có mối quan hệ cùng chiều giữa quy mô và lợi nhuận. Molyneux và Thornton (1992), Bikker và Hu (2002) và Goddard và các cộng sự (2004) tìm thấy rằng quy mô có mối quan hệ cùng chiều với lợi nhuận. Quy mô của ngân hàng là một biến độc lập để giải thích cho quy mô liên quan giữa kinh tế và phi kinh tế. Trong hầu hết các nghiên cứu trước đây, tổng tài sản của ngân hàng được xem là biến đại diện cho quy mô ngân hàng.
Quy mô vốn chủ sở hữu (CAPITAL) được tính bằng tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản. Thật thú vị khi mức vốn chủ sở hữu cao hơn đem đến lợi nhuận cao hơn bởi vì có nhiều vốn thì ngân hàng có thể dễ dàng tuân thủ các tiêu chuẩn vốn để vốn dư thừa có thể được sử dụng cho vay (theo Berger, 1995).
Tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản (LOAN) là nguồn thu nhập chính và kì vọng có mối quan hệ cùng chiều đến hiệu suất hoạt động ngân hàng. Khi các yếu tố khác không đổi, tiền gửi nhiều hơn được chuyển sang cho vay, biên độ lãi suất và lợi nhuận tốt hơn. Tuy nhiên, nếu ngân hàng tăng rủi ro để có tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản tăng, thì lợi nhuận có thể giảm. Ngoài ra, vì các khoản vay là nguồn thu nhập chính,
chúng ta kì vọng rằng tài sản phi lãi ảnh hưởng ngược chiều đến lợi nhuận. Chúng ta cũng kì vọng rằng khi ROE cao hơn thì nguồn vốn cần từ bên ngoài sẽ thấp hơn và dẫn đến lợi nhuận cao hơn. Nó cũng là một dấu hiệu cho thấy vốn hóa ngân hàng tốt đối mặt chi phí phá sản thấp hơn và chi phí vốn giảm.
Tỷ lệ tiền gửi trên tổng tài sản (DEPOSITS) là một chỉ số thanh khoản khác nhưng được xem như là khoản nợ. Tiền gửi là nguồn thu nhập chính của ngân hàng và do đó nó ảnh hưởng đến lợi nhuận ngân hàng. DEPOSITS được xem là biến độc lập trong bài nghiên cứu.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế: Demirguc-Kunt và Huizinga (1999) cho thấy rằng nền kinh tế tăng trưởng nhanh chóng thì lợi nhuận tăng ở nhiều nước. Về mặt kỹ thuật, GDP khắc họa biểu đồ tăng giảm trong chu kỳ kinh tế. Hệ quả là, sự thay đổi trong mức hoạt động chung được kì vọng ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận ngân hàng.
Lạm phát (INF): Tầm quan trọng của lạm phát đến hiệu suất hoạt động ngân hàng đã được tranh luận trong các nghiên cứu trước, chủ yếu là do ảnh hưởng của lạm phát đến các nguồn và người sử dụng các nguồn tài chính của ngân hàng. Đặc biệt, lạm phát ảnh hưởng đến hành vi định giá của công ty.
Cách tính các biến và sự kỳ vọng dấu về các biến trong mô hình nghiên cứu tại Việt Nam được tóm tắt trong bảng sau:
Bảng 3.1 Tóm tắt cách tính các biến và sự kỳ vọng dấu của các biến trong mô hình
Công thức | Kỳ vọng dấu | |
ROA | Lợi nhuận sau thuế Tổng tài sản | |
ROE | Lợi nhuận sau thuế Vốn chủ sở hữu | |
SIZE | Ln(Tổng tài sản) | + |
CAPITAL | Vốn chủ sở hữu Tổng tài sản | + |
Có thể bạn quan tâm!
- Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi của các Ngân hàng thương mại Việt Nam - Nguyễn Trần Dũng - 2
- Tổng Quan Lý Thuyết Về Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Tỷ Suất Sinh Lợi Của Ngân Hàng Thương Mại
- Lược Khảo Các Nghiên Cứu Thực Nghiệm Liên Quan Đến Tỷ Suất Sinh Lợi Của Ngân Hàng
- Kết Quả Hồi Quy Của Các Yếu Tố Tác Động Đến Tỷ Suất Sinh Lợi Nhtm Việt Nam Được Đại Diện Bởi Roa
- Kết Quả Kiểm Định Phương Sai Thay Đổi (Biến Phụ Thuộc Là Roe)
- Thể Hiện Tương Quan Giữa Dư Nợ Cho Vay Của Các Ngân Hàng Được Đo Lường Bởi Tỷ Lệ Giữa Cho Vay Trên Tổng Tài Sản Với Roa Và Roe Trung Bình
Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.
Cho vay Tổng tài sản | + | |
DEPOSITS | Tiền gửi Tổng tài sản | + |
GDP | Dữ liệu được công bố bởi Worldbank | + |
INF | Dữ liệu được công bố bởi Worldbank | + |
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
3.1.3 Phương trình hồi quy
Yit = β0 + β1SIZEit + β2CAPITALit + β3LOANit + β4DEPOSITSit + β5GDPit + β6 INFit + εit
Trong đó: Yit được đại diện bởi ROA, ROE.
3.2 Quy trình nghiên cứu
Bài nghiên cứu thực hiện theo trình tự sau:
- Bước 1: Thống kê mô tả dữ liệu
Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích thống kê mô tả để phân tích đặc điểm của mẫu đã lựa chọn và phương pháp so sánh, phương pháp thống kê tổng hợp nhằm phân tích sơ lược về tình hình hoạt động của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2009 - 2018.
- Bước 2: Phân tích sự tương quan giữa các biến
Phân tích ma trận hệ số tương quan thể hiện mức độ tương tác của các biến độc lập đến biến phụ thuộc hoặc ảnh hưởng giữa các biến độc lập với nhau. Qua đó, bài nghiên cứu đánh giá được mối tương quan của các yếu tố tác động đến tỷ suất sinh lợi của ngân hàng, từ đó có cái nhìn tổng quát hơn trong phân tích và là cơ sở để thảo luận kết quả mô hình nghiên cứu.
- Bước 3: Hồi quy và phân tích kết quả hồi quy
Bài nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy Pooled OLS để xem xét ảnh hưởng của Quy mô tổng tài sản (SIZE), Quy mô vốn chủ sở hữu (CAPITAL), Tỷ lệ cho vay
trên tổng tài sản (LOAN), Tỷ lệ tiền gửi trên tổng tài sản (DEPOSITS), Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP), Lạm phát (INF) đến các chỉ số lợi nhuận NHTM Việt Nam như: ROA, ROE. Kết quả mô hình sẽ được kiểm định để lựa chọn mô hình Pooled OLS hay mô hình hồi quy tác động cố định (FEM) là phù hợp, và giữa mô hình hồi quy tác động cố định (FEM) hay mô hình hồi quy tác động ngẫu nhiên (REM) là phù hợp.
- Bước 4: Kiểm định và xử lý các khiếm khuyết của mô hình
Bài nghiên cứu sẽ kiểm định các khuyết tật của mô hình: đa cộng tuyến, phương sai thay đổi, tự tương quan. Sau khi kiểm định nếu mô hình bị vi phạm các giả thiết như hiện tượng tự tương quan, hiện tượng phương sai sai số thay đổi thì các phương pháp này đều không tối ưu mà phải dùng phương pháp khác tốt hơn đó là phương pháp bình phương bé nhất tổng quát khả thi – FGLS để khắc phục hiện tượng trên nhằm đảm bảo ước lượng thu được vững và hiệu quả. Từ đó, xác định được các yếu tố và mức độ tác động của các yếu tố đó đến tỷ suất sinh lợi ngân hàng như thế nào.
- Bước 5: Thảo luận kết quả nghiên cứu
Từ kết quả thực nghiệm của mô hình nghiên cứu, bài nghiên cứu sẽ thảo luận và đưa ra nhận xét về sự tác động của các yếu tố đến tỷ suất sinh lợi của các NHTM tại Việt Nam trong giai đoạn 2009 - 2018.
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
Chương 3 đưa ra phương pháp nghiên cứu, định nghĩa các biến cũng như thiết kế quy trình nghiên cứu và mô hình nghiên cứu phù hợp để tìm ra các biến có ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi tại NHTM Việt Nam.
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 Dữ liệu nghiên cứu
Bài nghiên cứu sử dụng mẫu dữ liệu dạng bảng từ báo cáo thường niên của các NHTM Việt Nam trong thời kì nghiên cứu là giai đoạn 2009 - 2018. Ngoài việc thu thập báo cáo tài chính của ngân hàng, bài nghiên cứu sử dụng số liệu về các chỉ số kinh tế vĩ mô như tốc độ tăng trưởng GDP và tỷ lệ lạm phát theo số liệu thống kê của Ngân hàng thế giới (WorldBank) và tổng cục thống kê.
Trong quá trình thu thập và sàng lọc các số liệu cần thiết cho bài nghiên cứu, tác giả đã loại bỏ các trường hợp số liệu ít tin cậy, giá trị bị thiếu đối với một vài biến trong mẫu và các NHTM có ít hơn 10 năm quan sát liên tục cũng bị loại bỏ. Cuối cùng tác giả lựa chọn 25 NHTM trong giai đoạn từ 2009 – 2018 có đầy đủ giá trị các biến phù hợp với bài nghiên cứu.
4.2 Kết quả mô hình nghiên cứu
4.2.1 Thống kê mô tả
Bảng 4.1 Thống kê mô tả các biến
Số quan sát | Trung bình | Độ lệch chuẩn | Giá trị nhỏ nhất | Giá trị lớn nhất | |
ROA | 250 | 0.0082327 | 0.0064579 | -0.0034573 | 0.047289 |
ROE | 250 | 0.0892197 | 0.0655279 | -0.0373727 | 0.2682345 |
SIZE | 250 | 32.12461 | 1.179787 | 28.42992 | 34.81112 |
LOAN | 250 | 0.5433987 | 0.130488 | 0.1942878 | 1.041287 |
CAPITAL | 250 | 0.1016418 | 0.0593098 | 0.0325718 | 0.4978842 |
DEPOSITS | 250 | 0.6275926 | 0.1277403 | 0.2611685 | 0.8921708 |
GDP | 250 | 0.0952864 | 0.0368004 | 0.0397129 | 0.1691317 |
INF | 250 | 0.06617 | 0.0474004 | 0.008786 | 0.186755 |
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả nghiên cứu của tác giả
Dựa trên kết quả thống kê mô tả từ bảng 4.1 ta thấy giá trị trung bình của ROA là 0.82% trong khi độ lệch chuẩn là khá nhỏ chỉ 0.65%. Điều này cho thấy mức độ
tương đồng cao trong ROA giữa các NHTM tại Việt Nam trong giai đoạn từ 2009 - 2018.
ROE có giá trị trung bình là 8.92% với độ lệch chuẩn là 6.55%. Điều này cho thấy có sự khác biệt không lớn trong tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu giữa các NHTM trong mẫu nghiên cứu cũng như cho sự cạnh tranh khốc liệt trong nền kinh tế toàn cầu hóa khi các ngân hàng luôn tìm mọi cách để tạo ra lợi nhuận cao nhất trên mỗi đồng vốn đầu tư của mình.
Giá trị nhỏ nhất là của ROA là -0.0034573 và ROE là -0.0373727 là hai giá trị của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng vào năm 2009, là do kết quả lợi nhuận sau thuế bị âm sau khi trải qua cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
SIZE – biến thể hiện quy mô ngân hàng có giá trị trung bình là 32.12. Với độ lệch chuẩn là 117,98% cho thấy sự không tương đồng cao về quy mô giữa các ngân hàng, đó cũng là lý do vì sao các ngân hàng hiện nay ngày càng mở rộng quy mô hoạt động, tăng cường nhận diện thương hiệu để có thể nâng cao khả năng cạnh tranh và tăng hiệu quả hoạt động.
LOAN – biến dư nợ cho vay khách hàng có giá trị trung bình 54.34% và độ lệch chuẩn là 13.05% cho thấy không có sự khác biệt lớn giữa dư nợ cho vay trên tổng tài sản của các NHTM tại Việt Nam. Điều đó cũng cho thấy các ngân hàng vẫn tập trung chủ yếu vào hoạt động cho vay.
CAPITAL – quy mô vốn chủ sở hữu có giá trị trung bình 10.16% với độ lệch chuẩn là 5.93% cho thấy mức độ tương đồng trong quy mô vốn chủ sở giữa các NHTM tại Việt Nam, đây cũng là một lợi thế trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng vì nếu có sự chênh lệch quá lớn sẽ gây bất lợi trong việc thu hút vốn trên thị trường.
DEPOSITS – tỷ lệ tiền gửi trên tổng tài sản có giá trị trung bình là 62.76% với độ lệch chuẩn 12.77% cho thấy tỷ lệ tiền gửi chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng tài sản của các NHTM. Điều này cho thấy các ngân hàng vẫn luôn cố gắng tập trung huy động vốn.