Phải khẳng định rằng, VHGĐ ở các KĐTM Hà Nội là VHGĐ tọa lạc trong không gian văn hóa đô thị, nhưng là đô thị đặc biệt: đô thị của Thủ đô - Trung tâm văn hóa, chính trị, kinh tế của cả nước.
Hệ giá trị VHGĐ người Hà Nội hiện nay vừa tiếp thu nét đẹp VHGĐ truyền thống Thăng Long Đông Đô, Hà Nội ngàn năm xưa, vừa có sự chuyển dịch từ quan hệ gia đình truyền thống sang quan hệ gia đình hiện đại cùng với VHGĐ ngoại quốc du nhập ở nhiều nước trên thế giới. Tại các KĐTM, do các căn hộ có sự biệt lập khép kín cho nên chủ nhân tại các KĐTM lại quan tâm nhiều đến việc sáng tạo ra những sắc màu văn hóa mới trong không gian đô thị của Thủ đô. Cư dân cư trú trong các KĐTM đã vận thông các giá trị VHGĐ hiện đại, đồng thời vẫn rất trọng thị VHGĐ truyền thống của người Hà Nội xưa.
Trong căn hộ chung cư cao cấp, bên cạnh salon, tivi, mạng internet, tủ lạnh, máy điều hòa, camera, ngôi nhà thông minh với các thiết bị tiện nghi hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế vẫn có bàn thờ gia tiên và cây cảnh đan xen cùng. Các nghi thức ứng xử theo chuẩn mực VHGĐ vừa hiện đại và truyền thống ở KĐTM đã làm nên vẻ đẹp riêng có của VHGĐ nơi đây.
3.2.2. VHGĐ tại các KĐTM ở Hà Nội là sự tổng hợp của VHGĐ Thủ đô và VHGĐ các vùng miền khác trong nước và quốc tế
Bước sang thế kỷ XXI, Hà Nội sau khi mở rộng đã trở thành một trong những thủ đô lớn về mặt diện tích và đang phát triển đô thị hóa nhanh chóng trong trào lưu của khu vực và quốc tế theo những chuẩn mực mới mang tính toàn cầu của đô thị hiện đại trên thế giới: thành phố vì hòa bình, đô thị xanh - sạch - đẹp; thành phố thông minh, đô thị thông minh cùng nhiều không gian đô thị mới đã và đang hình thành và phát triển nhanh chóng. Ủy ban Nhân dân thành phố đã khuyến khích sự tham gia hiệu quả của các cộng đồng dân cư ở Hà Nội trong quá trình triển khai quy hoạch đô thị. Bởi lẽ họ là cư dân của VHĐT, đồng thời cũng là chủ thể của VHGĐ đô thị. Thực tế cho thấy, những thay đổi của VHĐT đã đồng hành cùng quá trình CNH, HĐH, đô thị hóa trong một xã hội đa dạng, năng động và phát triển theo hướng ngày càng nâng cao tiện ích cho con người.
Từ thời điểm Thủ đô được tiếp tục mở rộng địa giới hành chính, VHGĐ ở các KĐTM ở Hà Nội có sự thay đổi khá nhiều về quy mô, có sự đan xen giữa VHGĐ vùng nội thành trên phố phường với VHGĐ các các KĐTM , đồng thời có thêm VHGĐ ở vùng ngoại thành chủ yếu là nông thôn Hà Tây (cũ) và những vùng ven đô, ngoại thành của Hà Nội. Đó là chưa kể còn có VHGĐ của cư dân người nước ngoài đến cư trú tại các KĐTM ở Hà Nội. Do làn sóng di trú từ các vùng miền trên cả nước về Hà Nội ngày càng nhiều cho nên văn hóa VHGĐ ở Thủ đô ngày càng phong phú đa dạng, trong đó có VHGĐ các KĐTM ở Hà Nội. Khi chủ thể VHGĐ thay đổi cùng với xu thế đô thị hóa, CNH, HĐH ngày càng sôi động thì VHGĐ các KĐTM ở Hà Nội tất yếu sẽ có sự đổi thay nhanh chóng. Thực tế cho thấy VHGĐ ở các KĐTM ở Hà Nội vẫn chủ yếu có dáng dấp văn hóa đô thị Thủ đô xen lẫn với văn hóa nông thôn và mới đây pha trộn thêm sắc màu VHGĐ của nước ngoài mà các công dân Việt Nam cư trú ở ngoại quốc, cùng với người nước ngoài mang đến.
VHGĐ các KĐTM ở Hà Nội hiện nay có những đặc thù riêng so với VHGĐ Hà Nội truyền thống cũng như VHGĐ các vùng văn hóa xung quanh Thủ đô. VHGĐ tại các KĐTM Hà Nội được hình thành trên nền tảng văn hóa đô thị (VHĐT) truyền thống ngàn năm lịch sử Thăng Long, Đông Đô, Hà Nội kết hợp với tích hợp tinh hoa giá trị văn hóa gia đình ở các vùng miền khác, kể cả văn hóa ngoại lai của những công dân toàn cầu (hiện nay có nhiều người nước ngoài đến sinh sống và làm việc ở Thủ đô). Bên cạnh những đặc điểm của đô thị nói chung, đô thị Hà Nội cũng có những nét riêng biệt của Thủ đô: đây là trung tâm chính trị, văn hóa, kinh tế của cả nước, là nơi diễn ra tốc độ đô thị hóa theo hướng hiện đại để vươn tới ngang tầm với các thủ đô của các quốc gia phát triển trên thế giới.
Hiện nay, tại nhiều KĐTM ở Hà Nội, cư dân nơi đây ưa chuộng các yếu tố văn hóa của Singapore, Hàn quốc, Nhật Bản và một số nước phát triển ở châu Âu, châu Mỹ. Chủ thể của VHGĐ các KĐTM của Hà Nội là cư dân từ nhiều nguồn khác nhau về sinh sống tại Thủ đô. Họ đã đem theo những giá trị văn hóa của các địa phương khác cũng như văn hóa từ nước ngoài về Hà Nội làm nên những sắc màu VHGĐ rất riêng tại các KĐTM.
Có thể bạn quan tâm!
- Lợi Thế Ưu Trội Của Truyền Hình Và Truyền Hình Đa Nền Tảng Trong Việc Tác Động Đến Văn Hóa, Con Người
- Cơ Chế Tác Động Và Hiệu Quả Tiếp Nhận Các Chương Trình Truyền Hình
- Vài Nét Về Lịch Sử Hình Thành Gia Đình, Văn Hóa Gia Đình Ở Thủ Đô Và Văn Hóa Gia Đình Tại Các Khu Đô Thị Mới Ở Hà Nội
- Văn Hóa Ứng Xử Trong Gia Đình Tại Các Kđtm Ở Hà Nội
- Văn Hóa Thẩm Mỹ Của Gđ Tại Các Kđtm Ở Hà Nội
- Các Chương Trình Truyền Hình Đa Nền Tảng Vtv Với Việc Tiếp Nhận Của Chủ Thể Vhgđ Tại Các Kđtm Hà Nội
Xem toàn bộ 225 trang tài liệu này.
Các gia đình cư trú tại KĐTM đều sinh sống và làm việc với phong cách của các nước phát triển theo mô hình phương Tây hiện đại. Chủ nhân của các GĐ này phần lớn là chủ doanh nghiệp, thương gia, ngoại kiều sau đó là công chức nhà nước hoặc là nhân viên của các tập đoàn kinh tế, các công ty nước ngoài và trong nước. Nhà chung cư cao tầng là nơi sinh sống theo xã hội dịch vụ công cộng và tư nhân.
Cư dân tại KĐTM chủ yếu chỉ về nhà sau khi hết giờ làm việc tại công sở, doanh nghiệp, công ty và các cơ sở sản xuất kinh doanh. Tại đây, lác đác vẫn có xen lẫn người nước ngoài thuê nhà sinh sống, đủ các loại quốc tịch, nhưng chủ yếu là người Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Pháp, Nga, Thụy Điển, Ấn Độ… và công dân một số nước châu Âu, và châu Phi. Tại Hà Nội, trong những năm gần đây đã xuất hiện không ít những cuộc hôn nhân có yếu tố nước ngoài và GĐ đa văn hóa sinh sống tại KĐTM (phần lớn là vợ người Việt, chồng là người nước ngoài).
3.2.3. VHGĐ tại các KĐTM ở Hà Nội chủ yếu là VHGĐ hạt nhân hai thế hệ (bố mẹ và con cái) cư trú ở đô thị
Hiện nay, các căn hộ tại KĐTM tại Hà Nội được thiết kế chủ yếu có diện tích vừa và nhỏ (diện tích khoảng từ 32 - 75m2) đủ cho một cặp vợ chồng và hai đứa con sinh sống cùng với 1 người giúp việc. Trong mỗi tầng của chung cư sẽ có khoảng từ 1 đến 2 căn hộ trên 100 m2 để đủ cho gia đình 3 thế hệ sinh sống. Do cơ cấu mật độ con người sinh sống như vậy, cho nên VHGĐ tại đây về cơ bản mang tính chất của GĐ nhỏ với hai thế hệ cha mẹ và con cái. Đây là mô hình GĐ hạt nhân cơ bản với đặc điểm VHGĐ tương đối khép kín, không có sự can thiệp nhiều của hai bên gia đình nội ngoại, cũng như ít có sự can thiệp của hàng xóm láng giềng xung quanh. Những người đến cư trú tại KĐTM đều từ nhu cầu mưu sinh khác nhau. Họ chỉ có một mối liên hệ chung là cùng đi cầu thang máy, dễ gặp nhau trong một số quan hệ ở chung cư là Ban quản lý nhà CT và những người bảo vệ cùng một số người phục vụ có thể biết mặt mà không có quan hệ gì. Đây là một đặc điểm rất riêng sẽ quy định một số vấn đề về VHGĐ tại KĐTM. Chẳng hạn, kênh giao tiếp với xã hội của cư dân KĐTM ở Hà Nội sẽ chỉ là:
- Thứ nhất, các quan hệ xã hội tại công sở, cơ quan, công ty, tập đoàn kinh tế,
doanh nghiệp, cửa hàng…
- Thứ hai, các quan hệ vãng lai, tình cờ tại các không gian công cộng (siêu thị, chân cầu thang máy, nhà hàng, công viên, khu văn hóa vui chơi, giải trí, rạp chiếu bóng, phố đi bộ, du lịch, đi “phượt”, đi chơi tùy hứng…)
- Thứ ba, những người trong căn hộ chỉ giao lưu với các gia đình cùng tầng là chính, ít giao lưu với cư dân trong cả tòa nhà.
- Thứ tư, những người trong căn hộ chủ yếu giao tiếp với xã hội thông qua internet, qua truyền hình và có tính cá thể rất cao. Hầu như ai cũng có khoảng không gian riêng tư của mình.
Các sinh hoạt chung vẫn có nhưng bị hạn chế nhiều do nhịp độ cuộc sống hiện đại đã lấy đi khá nhiều thời gian con người ở bên nhau. Khi về đến nhà thì đã rất mệt, và không ai muốn nói chuyện, giao tiếp nữa. Trẻ em thì chủ yếu đi nhà trẻ, đến trường bán trú khi về nhà sẽ lao vào chơi games hoặc xem truyền hình và có thể lang thang trên mạng internet và MXH. Bởi vậy, VHGĐ ở các KĐTM có những nét rất riêng, không giống với VHGĐ tại 36 phố phường Hà Nội truyền thống cũng như VHGĐ vùng ven đô, ngoại thành.
Trên thực tế, các cư dân nông thôn ra chơi hoặc sinh sống ở KĐTM tại Hà Nội sẽ không thể ở lâu được cùng với con cháu, họ hàng tại nơi đây. Phần lớn sau một thời gian ngắn, họ đều không quen ở chung cư cao tầng và mong muốn trở về nông thôn vì không thể thích nghi được kiểu VHGĐ tại các KĐTM.
Trẻ em tại các KĐTM phần lớn tiếp xúc và tiếp nhận văn hóa cộng đồng xã hội thông qua các “kênh” sau đây:
- Nhà trường
- Cha, mẹ
- Truyền hình
- Người giúp việc của gia đình, hoặc bà nội, bà ngoại, chú, dì, cô trong họ hàng
- Internet, mạng xã hội (MXH)
Trong các “kênh” truyền dẫn tác động đến VHGĐ nêu trên thì truyền hình internet và MXH được cho là phổ biến, thu hút, hấp dẫn đối với trẻ em.
3.2.4. VHGĐ các KĐTM ở Hà Nội mang dấu ấn đa văn hóa, liên văn hóa vùng miền, đan xen với yếu tố nước ngoài
Hiện nay, chủ thể của VHGĐ tại các KĐTM rất đa dạng, phức tạp và liên tục có sự phân hóa. Quá trình phát triển các KĐTM tại Hà Nội đã làm xuất hiện nhiều nhóm xã hội khác nhau. Đó là hệ quả tất yếu của phát triển đô thị theo xu hướng giao lưu văn hóa và toàn cầu hóa. Có thể nhận dạng sơ bộ các nhóm xã hội có văn hoá khác nhau ở các KĐTM tại Hà Nội. Cụ thể như sau:
- Thứ nhất là tầng lớp “thượng lưu” giàu có
Đây là cộng đồng dân cư mới hình thành trong các KĐTM cao cấp. Phần lớn trong số họ là những người giàu do nhiều nguồn kinh tế khác nhau (chủ yếu là có nguồn thu từ nước ngoài). KĐTM Ciputra là một trường hợp điển hình, ở đó mọi người cảm thấy tương tự nhau về thu nhập cao, có sự tương đồng về thẩm mỹ. Ciputra được xem như một “thành phố nhỏ” tách biệt với bên ngoài. Sự tách biệt càng rõ hơn bởi những bức tường bao quanh khu ở với các cổng, luôn có người gác. Những người sống ở đó đều cảm thấy như ở một “nơi khác” không thuộc về “Hà nội”.
- Thứ hai là tầng lớp trung lưu mới
Tầng lớp này hiện đang sinh sống trong những ngôi nhà tự xây ở trong thành phố và trong các KĐTM như Trung Hoà Nhân Chính. Cư dân ở đây chủ yếu đi lại bằng xe máy, tuy nhiên cũng đang có sự thay đổi là sở hữu xe ô tô riêng.
Nhóm người trung lưu mới có sở thích hướng tới các chuẩn mực nước ngoài nhưng vẫn có mối liên hệ mật thiết với truyền thống: sống chung nhiều thế hệ và coi trọng thờ cúng tổ tiên. Hầu hết những gia đình này đều có người giúp việc. Thế hệ con cái của họ học tại các trường phổ thông và đại học trong nước. Tuy nhiên các cư dân ở đây vẫn mong muốn cho con du học nước ngoài. Đây là lớp công dân hiện đại mới của Hà Nội, vừa có tính truyền thống lại vừa có tính hiện đại.
- Thứ ba là cán bộ công chức, viên chức nhà nước
Đội ngũ cán bộ công chức nhà nước chủ yếu đi làm ở công sở suốt ngày, chủ yếu sống bằng lương tháng và một số nguồn thu nhập nhỏ, đến chiều tối mới về sinh hoạt cùng gia đình tại các KĐTM. Mọi hoạt động nghỉ ngơi giải trí thường tập trung
vào thứ bảy, chủ nhật và các ngày nghỉ lễ trong năm.
- Thứ tư là nhân viên, người lao động làm việc tại công ty, doanh nghiệp, các tập đoàn kinh tế
Đây là đội ngũ lao động có trình độ và kỹ thuật cao, làm việc theo các hợp đồng tại khu vực kinh tế ngoài nhà nước với thu nhập đa dạng và phong phú. Họ đủ khả năng để chi phí cho gia đình sinh sống tại ở các KĐTM tại Hà Nội. Tuy nhiên hầu như họ chỉ có thời gian buổi tối và những ngày cuối tuần về sinh hoạt gia đình
- Thứ năm là học sinh, sinh viên, người lao động phổ thông có nguồn gốc đa dạng từ các địa phương lân cận về Hà Nội sinh sống
Trong thời gian qua, nhiều GĐ ở các tỉnh lẻ, do nhu cầu cho con đi học đại học tại Hà Nội nên đã tích lũy tiền bạc mua các căn hộ chung cư để tiện ích học tập mà không cần đến khu ký túc xá. Có những người lại mua chung cư đầu tư để bán lại kiếm lời hoặc cho thuê bất động sản.
Người lao động phổ thông vốn có nguồn gốc tại các địa phương đến thuê nhà hoặc mua nhà tại KĐTM, chủ yếu là những người buôn bán nhỏ, làm công việc dịch vụ, bỏ nông thôn ra tìm việc làm có tính thời vụ, và thường có thu nhập thấp. Vì lo mưu sinh nên phần lớn họ tồn tại trong thành phố nhưng lại ít quan tâm tới những thay đổi của Hà Nội và văn hóa thủ đô. Điều này cho thấy một khoảng cách khá lớn giữa những người thu nhập thấp với tầng lớp thượng lưu trong xã hội.
KĐTM đã tạo ra một loại hình VHĐT mới và VHGĐ tương ứng. Điều này đã tạo ra một xã hội đô thị kiểu mới năng động hơn theo hướng hiện đại. Tuy nhiên, những KĐTM đang nhanh chóng tạo ra sự phân cực xã hội đô thị thông qua các lối sống đa dạng. Trên thực tế, phần nhiều những người dân di trú ở Hà Nội, những người mới giàu lên, sống biệt lập trong khu đô thị mới khép kín như khu Ciputra dường như không có liên hệ với thành phố, thậm chí, như đã nêu ở trên, họ còn cảm giác như không phải đang sống ở Hà Nội. Bởi họ sống trong khu vực được bảo vệ, hầu như tách biệt với bên ngoài.
Những hình thái kiến trúc đô thị mới ở Hà Nội đã trở thành phương tiện để người giàu mới phất lên và để phân biệt bản thân họ với những tầng lớp khác. Những
người giàu thường mua sắm ở các trung tâm thương mại cao cấp như Vincom, Pakson hay đến cà phê Highland, ChicoMambo, Tân mỹ và Geo-Spa để được phục vụ tốt nhất. Tương tự, trong nhà ở, những người giàu có thường sống và sở hữu kinh doanh những căn hộ và biệt thự cao cấp. Trong khi đó, những người thu nhập thấp khó có thể tiếp cận việc sở hữu nhà ở. Hầu hết nhà ở mới được xây dựng vào thời điểm này, như dành cho tầng lớp mới giàu lên. Khoảng cách giữa giàu và nghèo ngày càng lớn và điều này sẽ ảnh hưởng đến đặc điểm VHGĐ tại các KĐTM tại Hà Nội.
Chính vì vậy VHGĐ tại các KĐTM tại Hà Nội có tính chất đa văn hóa và liên văn hóa, có sự tổng hợp về văn hóa các vùng miền trên đất nước và văn hóa của những quốc gia khác. Đó là sự hợp lưu của nhiều sắc màu văn hóa đa dạng trong và ngoài nước, thể hiện tính chất hiện đại, rất khác so với VHĐT Hà Nội truyền thống. Chính vì có sự phức tạp về chủ thể VHGĐ (nhiều thành phần dân cư, đặc biệt là cư dân của xã hội hiện đại) cho nên VHGĐ tại các KĐTM ở Hà Nội, bên cạnh đa số là những gia đình hạt nhân hai thế hệ cha mẹ và con cái, còn có xuất hiện một số hiện tượng mới về VHGĐ như: VHGĐ của gia đình người cha (hoặc người mẹ) “đơn thân” sống với con đẻ; VHGĐ của gia đình kết bạn (hai người nam nữ về chung với nhau không đăng ký kết hôn); VHGĐ của gia đình đồng tính (hai người cùng giới về ở với nhau); VHGĐ của gia đình có yếu tố nước ngoài (lấy chồng hoặc lấy vợ người nước ngoài); VHGĐ của gia đình nghĩa dưỡng (ông nuôi, bà nuôi, cha nuôi, mẹ nuôi, con nuôi; anh nuôi, chị nuôi, em nuôi, cháu nuôi…); VHGĐ của gia đình hộ độc thân (một người sống độc lập, phóng túng trong các quan hệ)…v.v. Bởi thế cho nên, VHGĐ tại các KĐTM ở Hà Nội có nhiều điểm khác biệt so với VHGĐ truyền thống ở Thủ đô.
Hiện nay, con người các thế hệ trong các GĐ ở KĐTM tại Hà Nội đều có cách tiếp cận truyền hình và internet mang dấu ấn riêng. Thực tế cho thấy, hiện nay người ta ngày càng xem truyền hình chủ yếu qua điện thoại thông minh với màn hình cảm ứng tiện ích. Tại các GĐ, thời gian xem truyền hình chung của mọi người tại không gian phòng khách ngày càng ít. Điện thoại màn hình cảm ứng, máy tính cá nhân là thiết bị mang tính cá thể rất cao và giờ đây được sử dụng theo sở thích cá nhân của
từng người trong các không gian riêng tư.
Chính vì vậy, VHGĐ tại các KĐTM đang có nhiều xu hướng phát triển theo nhu cầu cá nhân của con người Hà Nội đương đại.
3.2.5. VHGĐ ở các KĐTM Hà Nội gắn với xã hội dịch vụ công cộng
Do đặc điểm cư trú khép kín trong các căn hộ tại nhà cao tầng cho nên phần lớn các GĐ tại đây luôn có nhu cầu dịch vụ. Dường như mọi nhu cầu sinh hoạt đều phụ thuộc vào dịch vụ tại chung cư và các loại hình dịch vụ khác xung quanh KĐTM. Mọi dịch vụ đều có giá cả chi phí chung (như các dịch vụ: gửi xe, rửa xe, sửa xe máy, ô tô, vệ sinh đổ rác, sửa chữa điện nước, lau dọn nhà cửa, nấu ăn, nấu cỗ, mua bán thực phẩm lương thực online, thuê người giúp việc, trong nom trẻ em, khám chữa bệnh tại nhà, điều dưỡng chăm sóc người già đau yếu…).
Tại các GĐ cư trú trong KĐTM, mọi hoạt động sinh hoạt đều có thể được đáp ứng, rất tiện ích cho cuộc sống. Tuy nhiên, đây cũng là một nhân tố chi phối mạnh mẽ đến VHGĐ nơi đây. Dường như con người có thói quen là sẽ dùng tiền để giải quyết mọi nhu cầu sinh hoạt. Mọi nhu cầu hoạt động sinh hoạt của con người đều được cung ứng và làm sẵn. Trẻ em chỉ đi học và dường như không phải lao động trong gia đình. Người lớn cũng đôi khi tự “ẩn mình” trong không gian căn hộ, ít đi ra ngoài để hoạt động cơ bắp, sống trong thiên nhiên, ít sử dụng sức lao động chân tay và nếu muốn luyện tập sức khỏe thì hầu như phải đến các trung tâm thể hình, thể thao, vui chơi giải trí.
Hiện nay, do phụ thuộc vào xã hội dịch vụ mà trẻ em tại các chung cơ cao tầng lớn lên thiếu khá nhiều kỹ năng sống, khó tự lập, khó thích nghi với cuộc sống xã hội. Phần lớn các kỹ năng và tri thức của con người cư trú trong các KĐTM được chủ yếu được tiếp nhận qua Internet, qua truyền hình và MXH. Đáng chú ý là sự hình thành kỹ năng và tri thức của con người dường như mang tính lý thuyết, chung chung, không phải là những điều rút ra từ trải nghiệm thực tế. Vì vậy, VHGĐ tại các KĐTM ở Hà Nội có những nét riêng, luôn gắn với dịch vụ, không giống với VHGĐ tại các không gian khác ở Hà Nội.
3.3. Sự tiếp nhận các chương trình truyền hình đa nền tảng VTV của chủ