Hạn Chế Của Nghiên Cứu Và Hướng Nghiên Cứu Trong Tương Lai 105613


CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH

5.1. Kết luận

Từ kết quả ước lượng mô hình và phân tích, nghiên cứu rút ra được những kết luận như sau:

Thứ nhất, tăng trưởng cho vay có mối quan hệ ngược chiều với thanh khoản. Nguyên nhân là khi nền kinh tế có nhu cầu vay thấp thì ngân hàng sẽ nắm giữ các tài sản có tính thanh khoản cao nhiều hơn, và ngược lại, khi nhu cầu vay cao, các ngân hàng sẽ giảm nắm giữ các tài sản có tính thanh khoản cao để tập trung vào cho vay nhằm gia tăng lợi nhuận; đồng thời, cho vay tăng sẽ làm gia tăng khoảng trống về kỳ hạn giữa tiền vay và tiền gửi, những điều này sẽ tác động xấu đến thanh khoản của các NHTM.

Thứ hai, Ngân hàng gia tăng các khoản vay trung dài hạn sẽ làm giảm đi khả năng thanh khoản. Bởi một trong hai nguyên nhân dẫn đến rủi ro thanh khoản đó là sự chênh lệch về kỳ hạn giữa tiền gửi và tiền vay, cho vay trung dài hạn càng tăng thì sự chênh lệch càng lớn. Đồng thời, các khoản vay trung dài hạn mặc dù đem lại lợi nhuận cao nhưng được xem như là tài sản có tính thanh khoản kém, cho vay trung dài hạn càng tăng th thanh khoản sẽ càng giảm.

Thứ ba, các yếu tố khác như quy mô tổng tài sản, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, tỷ lệ nợ xấu, tăng trưởng kinh tế có tác động cùng chiều với thanh khoản. Tuy nhiên, các tác động này không có ý nghĩa về mặt thống kê.

5.2. Khuyến nghị chính sách

5.2.1. Đối với các Ngân hàng thương mại.

Thứ nhất, tập trung xây dựng chiến lược quản trị thanh khoản

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 93 trang tài liệu này.

Các Ngân hàng thương mại tại Việt Nam cần phải tập trung xây dựng khung chiến lược quản trị thanh khoản, để từ đó đưa ra những chính sách cụ thể về quản lí thanh khoản áp dụng cho ngân hàng trong quá trình hoạt động kinh doanh với những nguyên tắc và yêu cầu tối thiểu như sau:

Nguyên tắc xây dựng:

Các yếu tố ảnh hưởng đến thanh khoản của các ngân hàng thương mại Việt Nam - 9


Duy trì một lượng cần thiết tài sản có tính thanh khoản cao để đảm bảo cho nhu cầu thanh khoản trong điều kiện hoạt động b nh thường và khi xuất hiện những diễn biến bất thường về thanh khoản.

Xây dựng chiến lược nguồn vốn đảm bảo đa dạng hóa về kênh huy động và cấu trúc kỳ hạn phù hợp với cơ cấu kỳ hạn sử dụng nguồn để tăng sự ổn định của nợ phải trả, hỗ trợ thanh khoản hàng ngày. Các yếu tố có thể ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn từ mỗi kênh huy động được nhận dạng và giám sát chặt chẽ nhằm đảm bảo tính hợp lý của các đánh giá về khả năng huy động nguồn.

Thiết lập và kiểm soát các chỉ tiêu khẩu vị rủi ro, hạn mức kiểm soát rủi ro về thanh khoản.

Kiểm tra khả năng chống chọi khi xảy ra rủi ro thanh khoản, xây dựng kế hoạch dự phòng thanh khoản nhằm dự kiến các biện pháp xử lý về nguồn vốn, sử dụng vốn, dòng tiền trong tương lai, đảm bảo đáp ứng các nghĩa vụ, cam kết và tuân thủ các chỉ tiêu khẩu vị rủi ro, hạn mức kiểm soát rủi ro về thanh khoản.

Yêu cầu tối thiểu chiến lược quản trị thanh khoản:

Quản lý thanh khoản đối với từng đơn vị kinh doanh, từng chi nhánh, từng đơn vị trực thuộc và toàn thể hệ thống.

Quản lý thanh khoản đối với tất cả các loại tiền, trong đó chú trọng đến Đồng Việt Nam và Đô La Mỹ.

Bảo đảm theo dõi trạng thái thanh khoản được trong ngày hay nói cách khác là quản lý thanh khoản theo ngày bằng cách xác định các nguồn vốn và khả năng huy động vốn trong ngày đồng thời dự báo các diễn biến bất thường trong ngày và đưa ra được biện pháp để xử lý.

Quản lý tốt tài sản có tính thanh khoản cao thông qua việc định giá theo giá trị thị trường và đánh giá khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền để đáp ứng yêu cầu thanh khoản ở hai mức độ thị trường là: hoạt động b nh thường và có diễn biến bất thường về thanh khoản.

Quản lý nguồn vốn huy động: đảm bảo thống kê đánh giá được số dư tiền gửi có thể duy trì ổn định, số dư tiền gửi không kỳ hạn bình quân trong thời gian tối


thiểu 30 ngày theo quy định của NHNN, các chỉ số về cơ cấu nguồn vốn huy động, kỳ hạn nguồn.

Quản lý dòng tiền: sử dụng thang kỳ hạn (1 tuần, 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng) để xác định chênh lệch về dòng tiền thông qua so sánh dòng tiền vào và dòng tiền ra, lập kế hoạch huy động/ lượng vốn thiếu hụt hoặc đầu tư/ nguồn vốn dư thừa đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn và tuân thủ các quy định của NHNN

Quản lý nguồn thanh khoản: đảm bảo khả năng tiếp cận các nguồn thanh khoản để đáp ứng các nhu cầu thanh khoản trong tương lai khi điều kiện thị trường b nh thường hoặc khó khăn về thanh khoản.

Các Ngân hàng thương mại cũng phải ưu tiên Phát triển những công cụ quản lý thanh khoản như các chương tr nh giúp hoạch định, phân tích và dự đoán những thay đổi về lưu lượng tiền gửi và tiền vay để từ đó có những cảnh báo nếu khả năng rủi ro thanh khoản xảy ra.

Thứ hai, nâng cao chấ lượng hoạ ộng kinh doanh, a dạng hoá các nguồn thu nhập

Các Ngân hàng thương mại Việt Nam từ trước đến nay chỉ chú trọng đến việc phát triển công tác cho vay để gia tăng lợi nhuận, nhưng hoạt động cho vay là hoạt động mạng lại nhiều rủi ro nhất về thanh khoản bởi vì cho vay tăng lên đồng nghĩa với khe hở thanh khoản sẽ tăng theo.

Theo “Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2010” th mục tiêu đến năm 2020 hệ thống Ngân hàng thương mại tại Việt Nam phải tăng gấp đôi tỷ trọng thu nhập từ hoạt động phi tín dụng trên tổng thu nhập. Xu hướng tăng trưởng tín dụng được Ngân hàng nhà nước cho phép chỉ khoảng 15% trong những năm tới kèm theo những điều kiện về khắt khe về an toàn vốn.

Chính vì vậy, các NHTM Việt Nam cần phải nâng cao chất lượng hoạt động, đa dạng hoá các nguồn thu nhập để giảm việc tìm kiếm lợi nhuận từ cho vay, gia tăng các nguồn thu ngoài lãi, đặc biệt là thu nhập đến từ các mảng dịch vụ thông


qua đẩy mạnh thu phí từ các hoạt động thanh toán, rút tiền, dịch vụ bảo hiểm, tư vấn tài chính.

Việc đa dạng hoá thu nhập, giảm sự phụ thuộc vào tăng trưởng cho vay đồng nghĩa các ngân hàng tránh được những mối lo về nợ xấu, không phải tăng cường trích lập dự phòng, không phải đòi nợ, qua đó tăng cường được khả năng thanh khoản cũng như hạn chế rủi ro thanh khoản.

Gia tăng thu nhập từ hoạt động phi tín dụng không chỉ là biện pháp căn bản để giảm thiểu rủi ro nhằm nâng cao khả năng thanh khoản mà còn là xu hướng tất yếu của các Ngân hàng thương mại trên thế giới.

Xu hướng hiện tại của các Ngân hàng thương mại tại Việt Nam trong những năm gần đây để tăng cường thu nhập ngoài lãi là đẩy mạnh kinh doanh bảo hiểm. Hàng loạt cuộc bắt tay giữa ngân hàng và công ty bảo hiểm được diễn ra như Daiichi Life với Sacombank và SHB, AIA với VPBank và Kienlong Bank, Techcombank với Manulife, NCB với Prevoir, Mbbank với Agreas hay VietinBank và Aviva,…. Bancassurance (phân phối bảo hiểm qua kênh ngân hàng) được xem là kênh tăng trưởng nguồn thu nhập từ hoạt động phi tín dụng hiệu quả của các Ngân hàng thương mại tại Việt Nam vì thị trường bảo hiểm còn rất nhiều tiềm năng phát triển.

Thứ ba, Quản lí tốt các tài sản thanh khoản

Ngân hàng thương mại cần phải phân bổ nguồn vốn một cách hợp lý trong việc nắm giữ các tài sản thanh khoản để vừa đạt được mục tiêu lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh vừa duy trì tốt khả năng thanh khoản để đối phó với những tác động xấu của thị trường. Đồng thời, luôn duy trì và nâng cao khả năng thanh khoản thông qua việc xây dựng mối quan hệ ngày càng sâu sắc và toàn diện đối với những nhà cung cấp nguồn vốn lớn, truyền thống đi kèm với đa dạng hóa các nguồn huy động để tránh phụ thuộc vào số ít kênh nào đó.

Thứ ư, thận trọng trong việc ẩy mạnh cho vay ặc biệt là cho vay trung dài hạn


Việc tăng trưởng cho vay cũng như gia tăng tỷ lệ cho vay trung dài hạn sẽ làm giảm đáng kể khả năng thanh khoản của các NHTM.

Do đó, khi thực hiện kế hoạch tăng trưởng cho vay, ngân hàng phải đi kèm với việc bảo đảm thanh khoản thông qua các phương án như: đảm bảo tỷ lệ tăng trưởng huy động vốn luôn bằng hoặc cao hơn tỷ lệ tăng trưởng cho vay, khi gia tăng các khoản cho vay trung dài hạn thì nguồn vốn huy động trung dài hạn cũng phải tăng lên tương xứng; duy tr lượng tài sản thanh khoản cao ở mức hợp lý.

Đối với các khoản vay có tính chất trung dài hạn như cho vay bất động sản, tiêu dùng cần thẩm định một cách chặt chẽ nhằm hạn chế nợ xấu cũng như những rủi ro khác phát sinh.

Thứ năm, Kiểm soát, hạn chế và xử lí tốt nợ xấ k ơ ôn dòn vốn thông qua các công tác như cơ cấu lại nợ, giảm miễn lãi, tăng cường trích lập dự phòng, đẩy nhanh tiến độ xử lý tài sản, tăng cường hiệu quả của công tác thanh tra giám sát. Bởi khi xử lí được nợ xấu, ngân hàng thương mại sẽ có thêm một lượng nguồn vốn để sử dụng cho hoạt động kinh doanh, gia tăng nguồn vốn có tính thanh khoản cũng như khả năng thanh khoản. Đồng thời việc tăng cường thanh tra giám sát, kiểm soát và hạn chế nợ xấu giúp cho các ngân hàng thương mại tránh việc bị động khi xảy ra nợ xấu mới tiến hành thận trọng cho vay để đảm bảo lợi nhuận cũng như an toàn thanh khoản.

Thứ sáu, Tăn cường nguồn vốn tự có một cách thực tế

Vốn chủ sở hữu được xem là nguồn quỹ tự có của ngân hàng, đại diện cho khả năng tự chống đỡ khi có rủi ro xảy ra, một ngân hàng có nguồn vốn chủ sở hữu lớn đồng nghĩa với khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính càng cao và mức độ độc lập càng cao, khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính càng cao đồng nghĩa với khả năng thanh khoản của ngân hàng càng tốt.

Trong những năm gần đây, các Ngân hàng thương mại tại Việt Nam không còn bị quá nhiều áp lực về quá tr nh tăng vốn, do đó, cần phải lựa chọn những đối tác có tiềm lực tài chính mạnh, am hiểu lĩnh vực ngân hàng và có kỹ năng quản trị tốt để hợp tác. Thứ tự ưu tiên lựa chọn đối tác để tăng vốn đó là am hiểu về lĩnh vực


ngân hàng, tiềm lực tài chính mạnh và cuối cùng là có kỹ năng quản trị tốt. Những ngân hàng và các tổ chức tài chính nước ngoài hiện tại đều rất muốn đầu tư vào Việt Nam, đây là những tổ chức đáp ứng được các tiêu chí để các Ngân hàng thương mại Việt Nam lựa chọn hợp tác.

Việc tăng cường nguồn vốn từ những đối tác tốt ngoài việc nâng cao khả năng tự đảm bảo về tài chính thì sẽ góp phần nâng cao vị thế của ngân hàng, để từ đó có thể tiếp cận được nhiều nguồn vốn huy động khác nhau, gia tăng khả năng thanh khoản.

5.2.2. Đối với Ngân hàng nhà nước.

Thứ nhất, cần nâng cao vai trò định hướng trong công tác quản lý và tư vấn cho các ngân hàng thương mại bằng cách thường xuyên nghiên cứu, tổng hợp, phân tích để đưa ra những chính sách về thanh khoản phù hợp với thị trường Việt Nam trên cơ sở tham vấn các chính sách mà quốc tế công nhận rộng rãi cũng như ngành ngân hàng của các nước có nền kinh tế tương tự như Việt Nam.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang quản lý thanh khoản thông qua hai chỉ tiêu Tỷ lệ khả năng chi trả trong 30 ngày và Tỷ lệ dự trữ thanh khoản. Ủy ban Basel ban hành Basel III trong đó có những nguyên tắc quản lí thanh khoản cũng như đưa ra hai tỷ lệ mới để đo lường thanh khoản đó là: Tỷ lệ đảm bảo thanh khoản – LCR và Tỷ lệ ổn định ròng – NSFR. Chỉ tiêu Tỷ lệ khả năng chi trả trong 30 ngày tương tự như Tỉ lệ đảm bảo thanh khoản – LCR nhưng yêu cầu thấp hơn. Còn chỉ tiêu Tỷ lệ dự trữ thanh khoản lại khác nhiều so với Tỷ lệ quỹ ổn định ròng – NSFR. Chính vì vậy, trong thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nên thay thế Tỷ lệ dự trữ thanh khoản bằng Tỷ lệ quỹ ổn định ròng – NSFR với các điều kiện phù hợp cho các ngân hàng thương mại Việt Nam. Sau đó, dần đi đến các chuẩn LCR và NSFR của Basel ban hành.

Thứ hai, cần thận trọng trong các chính sách. Khi có chính sách mới ban hành, phải cân nhắc tỷ lệ thay đổi, tránh việc thay đổi quá lớn đặc biệt chính sách khuyến khích tăng trưởng cho vay như cho gia tăng tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn. Việc thay đổi tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung dài


hạn từ 30% lên 60% đã tạo điều kiện cho các NHTM tăng mạnh tỷ lệ cho vay trung dài hạn, điều này sẽ dẫn đến những rủi ro về thanh khoản, rủi ro về nợ xấu trong các giai đoạn tiếp theo.

Thứ ba, việc ban hành Thông tư số 06/2016/TT-NHNN và 19/2017/TT- NHNN, sửa đổi nội dung của thông tư 36 với lộ trình giảm tỷ lệ sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn từ 60% xuống 50% trong năm 2017, xuống 45% trong năm 2018 và xuống 40% trong năm 2019 là cần thiết, nhưng cần phải tiền hành đúng như thời hạn đã quy định, tránh gia hạn như các quy định khác. Bởi vì giảm tỷ lệ cho vay trung dài hạn là điều cần thiết nhằm hạn chế những rủi ro phát sinh trong tương lai, đặc biệt là rủi ro về thanh khoản.

Thứ ư, kiểm toán lại vốn để xác định mức vốn chủ sở hữu thực tế của các ngân hàng, xử lý kiên quyết các trường hợp tăng vốn ảo bằng cách sở hữu chồng chéo giữa các ngân hàng, tư vấn cho chính phủ xây dựng lộ tr nh để các tập đoàn kinh tế đầu tư trái ngành thoái vốn dần khỏi các Ngân hàng thương mại. Thực hiện tái cơ cấu lại hệ thống ngân hàng thương mại, đặc biệt các ngân hàng nhỏ yếu kém nhằm đảm bảo an toàn thanh khoản cho toàn hệ thống.

5.3. Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu trong tương lai

Hạn chế:

Phạm vi nghiên cứu là 25 ngân hàng thương mại chiếm tỷ trọng lớn trong hoạt động huy động, cho vay cũng như các sản phẩm dịch vụ từ giai đoạn 2008- 2017 nên chưa thể phản ánh toàn bộ hệ thống NHTM Việt Nam bới hiện tại Việt Nam có 35 ngân hàng thương mại, chưa kể các ngân hàng chính sách, ngân hàng có 100% vốn nước ngoài, chi nhánh văn phòng đại diện ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam và các quỹ tín dụng nhân dân. Một số ngân hàng có quy mô tương đối lớn như Ngân hàng TMCP Đông Á, Ngân hàng TMCP Đại Dương, Ngân hàng TMCP Xây Dựng sau khi bị khủng hoảng thì không công bố số liệu tài chính nên không thể đưa vào nghiên cứu.

Số liệu thu thập từ báo cáo tài chính có thể chưa đảm bảo độ chính xác. Ví dụ, tỷ lệ nợ xấu của các Ngân hàng thương mại công bố theo chuẩn kế toán Việt


Nam (VAS) và các quy định về phân loại nợ của ngân hàng Nhà nước, tỷ lệ này có thể không phản ánh đúng vì nếu phân loại nợ theo chuẩn mực quốc tế, tỷ lệ nợ xấu ở các ngân hàng thương mại Việt Nam sẽ ở mức rất cao, thực tế cho thấy tỷ lệ nợ xấu tại Việt Nam theo công bố của các ngân hàng thương mại và ngân hàng nhà nước đều rất thấp so với tỷ lệ nợ xấu mà các tổ chức quốc tế nghiên cứu về thị trường việt Nam công bố như Moody’s, Ngân hàng thế giới. Ngoài ra, Vốn chủ sở hữu tại các ngân hàng có quy mô nhỏ nếu xác thực lại việc sở hữu chồng chéo thì có thể thấp hơn thực tế.

Hướng nghiên cứ ron ươn la :

Bài nghiên cứu chỉ xét mẫu 25 ngân hàng từ giai đoạn 2008-2017, trong tương lai các nghiên cứu về đề tài này có thể mở rộng mẫu nghiên cứu lên toàn bộ các NHTM hoặc chuỗi thời gian dài hơn để đánh giá chính xác các giai đoạn kinh tế khác nhau.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/12/2023