Nội Dung Cơ Bản Phần Lịch Sử Việt Nam Trong Chương Trình Thpt Năm 2018

2.1.4. Nội dung cơ bản phần lịch sử Việt Nam trong chương trình THPT năm 2018

Mục tiêu của chương trình môn Lịch sử được cụ thể như sau: “Chương trình môn Lịch sử giúp học sinh phát triển năng lực lịch sử, biểu hiện của năng lực khoa học đã được hình thành ở cấp THCS; góp phần giáo dục tinh thần dân tộc, lòng yêu nước, các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại, các phẩm chất năng lực của người công dân Việt Nam, công dân toàn cầu phù hợp với xu thế phát triển của thời đại; giúp học sinh tiếp cận và nhận thức rõ vai trò, đặc điểm của khoa học lịch sử cũng như sự kết nối giữa khoa học lịch sử với các lĩnh vực khoa học, ngành nghề khác, tạo cơ sở để học sinh định hướng nghề nghiệp trong tương lai”[9]. Chương trình chuyển từ mục tiêu dạy học trang bị kiến thức sang mục tiêu phát triển năng lực và phẩm chất người học. Lịch sử thuộc nhóm môn khoa học xã hội, được lựa chọn theo định hướng nghề nghiệp ở cấp THPT. Thời lượng dành cho môn Lịch sử ở cấp học này được bố trí từ lớp 10 đến lớp 12, mỗi năm học là 70 tiết. Bên cạnh đó còn có 3 chuyên đề học tập, mỗi năm học là 35 tiết. Theo định hướng đó, nội dung kiến thức lịch sử Việt Nam được thiết kế theo các chuyên đề tương ứng với các khối lớp:

Lớp

10

Nội dung LSVN

Số

tiết


Một số nền văn minh trên đất nước Việt Nam (trước 1858)

11

Cộng đồng các dân tộc Việt Nam

7

Chuyên đề: Các lĩnh vực của Sử học

10

Chuyên đề: Bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa ở Việt

Nam

15

Chuyên đề: Nhà nước và Pháp luật Việt Nam trong lịch sử

10

Đánh giá định kỳ

7

Thực hành lịch sử

14

Lớp 11

Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và chiến tranh giải phóng dân tộc

trong LSVN (trước Cách mạng Tháng Tám 1945)

8

Làng xã Việt Nam trong lịch sử

7

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

Sử dụng di sản Công viên Địa chất toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng trong dạy học Lịch sử Việt Nam ở trường Trung học phổ thông - 8

10

Nội dung LSVN

Số

tiết


Một số cuộc cải cách lớn trong LSVN (trước năm 1858)

8

Lịch sử bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của

Việt Nam ở Biển Đông

6

Chuyên đề: Lịch sử nghệ thuật truyền thống Việt Nam

15

Chuyên đề: Chiến tranh và hòa bình trong TK XX

10

Chuyên đề: Danh nhân trong lịch sử Việt Nam

10

Đánh giá định kỳ

7

Thực hành lịch sử

14

Lớp 12

Cách mạng tháng Tám năm 1945, chiến tranh giải phóng dân tộc

và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam (từ tháng 8 năm 1945 đến nay)

8

Công cuộc đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay

7

Lịch sử quan hệ đối ngoại Việt Nam

7

Hồ Chí Minh trong lịch sử Việt Nam

6

Chuyên đề: Lịch sử tín ngưỡng và tôn giáo ở Việt Nam

15

Chuyên đề: Quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam

10

Đánh giá định kỳ

7

Thực hành lịch sử

14

Lớp


Với chương trình môn lịch sử như trên các kiến thức cơ bản về lịch sử dân tộc được gói gọn trong các chuyên đề học tập đồng thời tăng cường các nội dung thực hành lịch sử, mở rộng không gian dạy học, không chỉ trong lớp học mà còn trên thực địa, tại các di sản, di tích lịch sử, học qua trải nghiệm...Do đó nếu các GV biết khai thác và sử dụng có hiệu quả các di sản sẽ đem lại hiệu quả giáo dục, giáo dưỡng và phát triển toàn diện HS.

2.2. Những yêu cầu cơ bản khi sử dụng di sản trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trường THPT tỉnh Cao Bằng

Với những đặc trung của bộ môn và ưu thế của di sản trong dạy học, GV cần kết hợp nhuần nhuyễn các phương pháp và lưu ý những vấn đề cơ bản sau để đảm bảo hiệu quả dạy học bộ môn, đó là:

Thứ nhất: Đảm bảo mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông của môn học và mục tiêu giáo dục di sản:

Đảm bảo mục tiêu giáo dục phổ thông gắn với mục tiêu giáo dục di sản. Mục tiêu từng cấp học nói chung, các môn học trong nhà trường phổ thông đều có mục tiêu cụ thể cho từng cấp, lớp học. Trên cơ sở của những mục tiêu đó, mục tiêu từng bài được xây dựng. Vì vậy, chuẩn bị lựa chọn di sản phục vụ cho việc dạy học một bài học hoặc một nội dung/chuyên đề của môn hoặc nhiều môn học, GV cần xác định mục tiêu bài học/ chuyên đề và lựa chọn di sản phải hướng vào thực hiện mục tiêu đã được xác định và việc sử dụng di sản hỗ trợ, tạo điều kiện cho việc thực hiện mục tiêu giáo dục đó được thuận lợi hơn.

Thứ hai: Xác định nội dung và thực hiện các bước chuẩn bị chu đáo

Dù tiến hành dạy học tại địa điểm có di sản hay dạy học trong lớp học có sử dụng di sản, GV cần chuẩn bị kỹ nội dung và các điều kiện thực hiện. Việc chuẩn bị nội dung chuyên môn dựa trên chuẩn kiến thức, kỹ năng bộ môn và theo gợi ý về phương pháp dạy học môn học, chúng ta tập trung vào việc xác định nội dung và các bước chuẩn bị liên quan đến khai thác di sản như một phương tiện dạy học.

GV phải tìm hiểu di sản trước khi đưa HS tiếp cận chúng để có thể hỗ trợ HS khi cần. Tuy nhiên không nhất thiết GV phải biết đầy đủ, chi tiết về những gì HS sẽ thu thập, tìm kiếm về di sản. Việc HS tìm hiểu được những thông tin bổ sung, thông tin “lạ” về di sản sẽ đem lại niềm vui, sự phấn khởi cho HS, kích thích tính tò mò, ham hiểu biết của các em, tạo thuận lợi cho những lần nghiên cứu tìm hiểu di sản tiếp theo.

Thứ ba: Phát huy tính tích cực, chủ động của HS, tạo điều kiện cho HS trải nghiệm

Phải luôn đề cao vai trò hoạt động chủ động, tích cực, sáng tạo của HS, tránh tác động một chiều. GV luôn tạo điều kiện tối đa để HS được tham gia vào các hoạt động với di sản, từ các hoạt động trong khâu chuẩn bị như lập kế hoạch, phân công người thực hiện tới hoạt động với di sản như quan sát, làm việc trực tiếp với các hiện tượng sự vật chứa đựng trong di sản để các em tìm

tòi, khám phá, liên hệ kiến thức đã có để giải thích các hiện tượng sự vật đó. GV giao nhiệm vụ rõ ràng, hướng dẫn cụ thể chi tiết để HS biết cách làm việc với di sản. Được tự chủ trong công việc, tự hoàn thành báo cáo sản phẩm, có sản phẩm do cá nhân hoặc nhóm tạo ra các em sẽ phấn khởi cố gắng hoàn thành nhiệm vụ. Điều đó càng khuyến khích HS làm việc tích cực, nhiệt tình hơn, các em có cơ hội được thể hiện mình. Khi các em được tự tìm hiểu về di sản, được quan sát, nhận xét, tri giác trực tiếp mà không chỉ nghe nói về di sản sẽ giúp các em được trải nghiệm qua các tình huống thực tế. Điều đó thường giúp HS có được thái độ tình cảm chân thực, đúng đắn với di sản.

Thứ tư: Kết hợp đa dạng các hình thức tổ chức thực hiện

Mỗi loại di sản lại có những đặc điểm riêng về hình thức, giá trị. Vì vậy, khi sử dụng di sản như phương tiện dạy học, có thể tổ chức nhiều hình thức tiếp cận: Cho HS trực tiếp quan sát di sản, đôi khi có thể dùng các giác quan để tìm hiểu, dùng máy ảnh, máy quay phim ghi lại hình ảnh di sản. Cũng có thể cho các em tiếp xúc qua phim, ảnh nếu không có điều kiện đưa HS tới nơi có di sản. Bên cạnh việc dạy học các môn học với các di sản, nhà trường phổ thông cần tổ chức nhiều hình thức giáo dục để HS tìm hiểu di sản ngay trong khuôn viên nhà trường; phòng truyền thống của nhà trường; các buổi ngoại khóa; tổ chức sinh hoạt chuyên đề tìm hiểu di sản; tổ chức câu lạc bộ; tổ chức triển lãm về di sản ở địa phương,…và tổ chức tham quan những địa điểm có di sản ngay tại địa phương nơi trường đóng khi có điều kiện.

2.3. Một số hình thức sử dụng di sản Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng trong dạy học lịch Việt Nam ở trường THPT

2.3.1. Sử dụng di sản CVĐCTC UNESCO Non nước Cao Bằng trong dạy học bài lịch sử nội khóa

2.3.1.1. Sử dụng di sản để tiến hành bài học trên lớp

Bài học có một vị trí đặc biệt quan trọng trong quá trình dạy học các bộ môn ở trường phổ thông. Nó là hình thức cơ bản của việc tổ chức quá trình thống nhất giữa giảng dạy và học tập của GV và HS. Bài học là thành phần chính, chiếm đa số thời gian của quá trình dạy học ở trường phổ thông. Do đó,

tiến hành bài học là điều tất yếu và bắt buộc trong việc dạy học ở trường phổ thông. Song bài học có để lại những dấu ấn sâu đậm trong tâm hồn HS hay không, có làm cho HS yêu thích những vấn đề đã học và biết vận dụng chúng một cách năng động, sáng tạo để giải quyết các vấn đề bức xúc của cuộc sống hay không là tuỳ thuộc ở phương pháp của người thầy. Bởi vậy tiến hành bài học bằng cách sử dụng sáng tạo, đa dạng, nhuần nhuyễn các phương pháp dạy học của GV sẽ có tác dụng rất lớn trong việc bồi dưỡng, khắc sâu kiến thức, giáo dục đạo đức, tư tưởng, tình cảm và rèn luyện các năng lực nhận thức, năng lực thực hành bộ môn cho HS. Một trong những biện pháp quan trọng góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn là sử dụng tài liệu về di sản khi tiến hành bài học trên lớp.

Khi tiến hành soạn giáo án, GV phải chọn những tài liệu điển hình nhất, cần thiết nhất để đưa vào bài giảng. Tránh tình trạng đưa quá nhiều tài liệu, không phân biệt đâu là tài liệu cần thiết, điển hình, sử dụng không đúng lúc, đúng chỗ, làm loãng nội dung cơ bản của bài học. Những tài liệu về di sản được sử dụng trong hình thức này như là các phương tiện trực quan, nguồn kiến thức, do đó cần kết hợp chặt chẽ với trình bày miệng và các phương pháp khác. Song phải đảm bảo phù hợp với từng đối tượng HS. Ví dụ: GV có thể sử dụng ảnh chụp về di sản kết hợp với việc miêu tả khái quát có phân tích những kiến thức liên quan, hoặc GV có thể sử dụng tranh ảnh về di sản kết hợp với những mẩu chuyện để cụ thể hoá kiến thức hay kết hợp sử dụng tranh ảnh về di sản với trao đổi đàm thoại nhằm giúp HS hiểu sâu sắc những kiến thức cơ bản của bài học.

2.3.1.2. Tiến hành bài học nội khóa tại di sản

Bài học là hình thức tổ chức cơ bản của việc dạy học ở trường phổ thông. Bài học không chỉ tiến hành ở trên lớp mà còn có thể tiến hành ở nơi có di sản (bài học tại thực địa). Bài học tại thực địa có ý nghĩa rất lớn đối với HS về cả ba mặt: Kiến thức, kỹ năng và thái độ. Nó giúp các em phát triển trí tưởng tượng, đa dạng hoá hoạt động nhận thức, gây hứng thú học tập bộ môn. Tiến hành học tại thực địa là phương thức thực hiện dạy học gắn với đời sống có tác

dụng nâng cao hiểu biết về kiến thức môn học, về văn hoá - giáo dục, lòng yêu quê hương, đất nước, óc thẩm mĩ cho các em. Bài học tại di sản cũng phải tuân thủ đầy đủ các yêu cầu của một bài học nội khóa đồng thời cũng phải thực hiện đầy đủ các yêu cầu của bài học tại di sản (thực địa) như sau:

Thứ nhất: Công tác chuẩn bị cho việc tiến hành bài học tại nơi có di sản phải được thực hiện chu đáo, kỹ lưỡng.

Thứ hai: Nội dung bài học tại di sản phải đảm bảo tính chính xác, cơ bản và bám sát nội dung kiến thức bài học và kiến thức di sản phản ánh.

Thứ ba: Bài học tại địa điểm có di sản phải phát triển được các hoạt động nhận thức tích cực, sáng tạo, khả năng quan sát, đặc biệt là tư duy độc lập của HS.

Thứ tư: Bài học tại di sản phải giúp HS “trực quan sinh động” các chứng tích, hiện vật, phản ánh các kiến thức của môn học mà các em đang tìm hiểu.

Thứ năm: Phải tổ chức cho HS tự học trong và sau giờ học.

Đây là điều kiện cần thiết để bài học tại di sản đạt kết quả tốt. HS chỉ có thể trả lời được các câu hỏi, chỉ ra được các mối quan hệ bên trong giữa các đối tượng quan sát và bản chất của hiện tượng trên cơ sở biết phân tích, so sánh, khái quát… các mặt chủ yếu của những điều quan sát được. Vì vậy, phải phát triển khả năng tự học của HS trong và sau bài học.

2.3.1.3. Tổ chức bài học lịch sử nội khóa thông qua hoạt động trải nghiệm tại di sản

Trải nghiệm di sản có một vị trí quan trọng trong dạy học ở trường phổ thông. Trải nghiệm có thể tiến hành đối với bài học nội khóa và ngoại khóa. Những dấu vết, hiện vật tại di sản không chỉ có tác dụng cụ thể hoá kiến thức môn học, mà còn để lại một ấn tượng mạnh mẽ, nâng cao hứng thú học tập và rèn luyện kỹ năng quan sát, tư duy của HS. Tổ chức trải nghiệm di sản cho HS là hình thức phổ biến, có hiệu quả trong các hoạt động giáo dục ở trường phổ thông. Hình thức này có thể áp dụng cho HS các cấp Tiểu học, THCS và THPT. Song việc tổ chức HS trải nghiệm di sản đòi hỏi phải bỏ nhiều công sức

để chuẩn bị và tiến hành. Nhất là GV cần lựa chọn được bài lịch sử nội khóa có nội dung phù hợp và xây dựng kế hoạch thực hiện.

2.3.2. Sử dụng di sản CVĐCTC UNESCO Non nước Cao Bằng trong tổ chức các hoạt động ngoại khóa

2.3.2.1. Tổ chức tham quan học tập tại nơi có di sản

Việc tổ chức tham quan học tập tại nơi có di sản phải theo đúng chương trình quy định, tránh việc làm tuỳ tiện không có kế hoạch vì đây là một hoạt động nội khoá. Đối với hình thức này, nội dung chủ yếu của buổi tham quan là nhằm củng cố kiến thức đã học hoặc chuẩn bị cho việc học bài mới. Đây là dịp để HS có điều kiện trực tiếp quan sát, tìm hiểu các tài liệu, hiện vật liên quan đến bài học, cụ thể hoá kiến thức và tạo những biểu tượng chân thực, chính xác. Do đó, trong buổi tham quan, GV cần hướng dẫn HS tập trung vào những tài liệu, hiện vật có liên quan đến chương trình đã học (hoặc sẽ học). Để đạt được kết quả tốt, GV nên kết hợp với cán bộ hướng dẫn ở nơi có di sản để việc trình bày, bổ sung kiến thức phù hợp với yêu cầu và trình độ nhận thức của HS, trên cơ sở đó, gợi ý, hướng dẫn HS tự nắm vững những vấn đề quan trọng.

Phát huy kết quả buổi tham quan học tập tại di sản, GV tiến hành kiểm tra, đánh giá nhận thức của HS. Nếu là tham quan học tập nhằm củng cố kiến thức đã học, GV nên đưa ra những câu hỏi có tính khái quát, tổng hợp hoặc cho HS trao đổi viết bài thu hoạch. Nếu buổi tham quan học tập để chuẩn bị kiến thức cho bài học mới, thì trong các bài sau đó ở trên lớp, GV nên đưa ra cho HS giải quyết bài tập nhận thức trên cơ sở nội dung bài giảng của GV và kiến thức các em đã tìm hiểu được ở di sản.

2.3.2.2. Sử dụng tư liệu về di sản để tổ chức các hình thức hoạt động ngoại khóa

Nhân dịp các ngày lễ lớn của đất nước, ngày truyền thống của quê hương hay qui định theo tháng, theo quý hoặc học kỳ. GV bộ môn kết hợp với Đoàn thanh niên hoặc Đội thiếu niên Tiền phong tổ chức cho HS (theo khối, lớp) sưu tầm tài liệu về di sản để triển lãm hoặc ra báo học tập (báo tường). Hoạt động này sẽ phát huy tính tích cực, sáng tạo của HS trong học tập, nâng cao năng lực

nhận thức và hứng thú học tập cho các em. Chẳng hạn, để hiểu rõ công lao của Bác Hồ trong việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, GV tổ chức cho HS sưu tầm, sử dụng các tài liệu, tranh ảnh chụp những hiện vật ở bảo tàng, nhà truyền thống, nhà lưu niệm về Bác ở địa phương để làm báo tường, triển lãm các hình ảnh về hoạt động của Người theo từng giai đoạn hoạt động…Những tài liệu dùng trong triển lãm, ra báo học tập sẽ được sử dụng vào xây dựng phòng học bộ môn để phục vụ dạy học lâu dài.

- Tổ chức thi tìm hiểu, dạ hội về di sản: Đây là một hoạt động ngoại khoá rất quan trọng, một biện pháp để thực hiện gắn nhà trường với đời sống xã hội, giúp HS được quan sát trực tiếp, “sinh động” cuộc sống xung quanh như là một nguồn kiến thức “ngoài sách vở”. Hình thức thực hiện là các cuộc thi theo nhiều cách khác nhau: Thi dưới dạng sân khấu hóa; thi viết bài; thi hùng biện, thi thiết kế video, clip ảnh về di sản hoặc thiết kế các blog quảng bá về di sản…Hoạt động ngoại khoá này cũng có thể thực hiện nhân dịp kỉ niệm các ngày kỉ niệm lớn của đất nước, ngày truyền thống địa phương hoặc kết hợp với các phong trào thi đua của nhà trường theo chủ đề năm học.

- Kể chuyện về di sản: Đây là hình thức hoạt động ngoại khoá hấp dẫn, dễ làm và có tác dụng giáo dục cao. Nội dung kể chuyện về di sản là việc phổ biến kiến thức một cách khoa học, không phải những chuyện hư cấu. Do đó, nội dung câu chuyện kể phải có chủ đề (về một sự kiện lịch sử, một nhân vật, một địa danh liên quan đến di sản) và dựa vào tài liệu chính xác. Nội dung câu chuyện phải liên quan đến các kiến thức cơ bản trong bài học của bộ môn, chính xác, tránh những chi tiết li kì không có giá trị khoa học, không phù hợp với yêu cầu học tập. Kể chuyện phải làm cho người nghe xúc động, như được sống lại với sự kiện ấy, như câu chuyện của các nhân chứng lịch sử hay người kể lại đã “nhập thân” với sự kiện.

- Nói chuyện về di sản: Nói chuyện có nội dung, yêu cầu cao hơn kể chuyện. Kể chuyện chủ yếu là việc trình bày các sự kiện cụ thể nâng lên trình độ tư duy khái quát, còn nói chuyện chủ yếu làm cho người nghe nhận thức

Xem tất cả 134 trang.

Ngày đăng: 29/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí