Pháp luật về cho vay mua nhà ở xã hội đối với người có thu nhập thấp tại ngân hàng thương mại ở Việt Nam - 15

nhập của các tầng lớp dân cư; khuyến khích phát triển nhà chung cư phù hợp với điều kiện cụ thể của từng loại đô thị để góp phần tăng quỹ nhà ở, tiết kiệm đất đai, tạo nếp sống văn minh đô thị; hạn chế, tiến tới chấm dứt việc giao đất lẻ cho các hộ gia đình, cá nhân tự xây dựng nhà ở. Hiện tại độ vênh giữa các phân khúc nhà ở là rất lớn. Các cao ốc văn phòng mọc lên rầm rộ, nhu cầu bão hoà trong khi các dự án nhà ở cho người thu nhập thấp thiếu trầm trọng. Điều này vô hình dung tạo ra những khó khăn, trở thành rào cản trong việc hoàn thiện hồ sơ vay vốn hỗ trợ mua nhà ở xã hội đối với người thu nhập thấp.

Thứ năm, quán triệt quan điểm và giải pháp phát triển đồng bộ

Tức là nhà ở phải phát triển đồng bộ với cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, phù hợp với quy hoạch được cơ quan thẩm quyền phê duyệt nhằm góp phần nâng cao chất lượng chỗ ở và phát triển đô thị bền vững. Tránh tình trạng xây dựng tràn lan thiếu quy hoạch tổng thể dẫn đến nhiều tiêu cực về sau. Điều này nhằm giúp tạo lập niềm tin của xã hội nói chung và những người thu nhập thấp nói riêng đối với thị trường nhà ở xã hội, từ đó kích thích nhu cầu tiêu dùng nhà ở xã hội đối với người có thu nhập thấp, tạo lập tính bền vững của thị trường nhà ở xã hội đối với người thu nhập thấp.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 3


Theo nguyên tắc nhất thành bất biến, bất kỳ một văn bản quy phạm pháp luật nào trong vòng đời tồn tại của nó điều luôn phải được sửa đổi, bổ sung sao cho phản ánh và phù hợp với thực tiễn. Pháp luật cho vay mua nhà ở xã hội đối với người có thu nhập thấp tại ngân hàng thương mại cũng không nằm ngoài tính quy luật này, nhất là trong bối cảnh thực tiễn hoạt động xây dựng, phát triển nhà ở xã hội và nhà ở xã hội dành cho người thu nhập thấp mới diễn ra theo xu hướng ngày càng phát triển nóng trong những năm gần đây ở nước ta.

Căn cứ vào thực trạng pháp luật cho vay mua nhà ở xã hội đối với

người có thu nhập thấp tại ngân hàng thương mại trong thời gian vừa qua, đồng thời quán triệt, vận dụng quan điểm, mục đích và định hướng của Nhà nước đối với hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật về cho vay mua nhà ở xã hội đối với người có thu nhập thấp tại ngân hàng thương mại nói riêng, luận văn đã đưa ra những giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện chính sách phát triển nhà ở xã hội nói chung và chính sách pháp luật về cho vay mua nhà ở xã hội đối với người có thu nhập thấp nói riêng.

Các giải pháp mà luận văn hướng tới nhằm hoàn thiện pháp luật về cho vay mua nhà ở xã hội đối với người có thu nhập thấp tại ngân hàng thương mại bao gồm: giải pháp chung và nhóm giải pháp cụ thể. Đối với giải pháp chung, luận văn hướng tới xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm nâng cao kỹ năng, năng lực lập pháp cho cán bộ tham mưu, đội ngũ cán bộ xây dựng, thực hiện chính sách pháp luật về cho vay mua nhà ở xã hội. Đây được coi là giải pháp quan trọng, cốt yếu nhằm nâng cao chất lượng pháp luật cho vay mua nhà ở xã hội. Bên cạnh đó, luận văn cũng hướng tới nhóm giải pháp cụ thể như: Hoàn thiện quy định pháp luật về chủ thể, điều kiện, nguyên tắc và trình tự, thủ tục pháp lý cho vay mua nhà ở xã hội đối với người có thu nhập thấp tại ngân hàng thương mại.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 133 trang tài liệu này.

KẾT LUẬN


Pháp luật về cho vay mua nhà ở xã hội đối với người có thu nhập thấp tại ngân hàng thương mại ở Việt Nam - 15

Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia giai đoạn 2011-2020 được Chính phủ phê duyệt vào tháng 11/2011 khẳng định, phát triển nhà ở là trách nhiệm của Nhà nước và toàn xã hội. Tại các đô thị lớn trong cả nước hiện có khoảng 300 nghìn hộ dân đang sống trong nhà ở đơn sơ, thiếu kiên cố, trong đó có hơn 1 triệu căn nhà ở có diện tích dưới 30m² (dưới 7m²/người). Bộ Xây dựng, dự báo, đến năm 2020, nhu cầu nhà ở cho người thu nhập thấp tại các đô thị lớn sẽ vào khoảng 1 triệu căn, nhưng hiện nay nguồn cung mới chỉ đáp ứng khoảng hơn 10 nghìn căn/năm. Trong khi đó, số liệu thống kê mới nhất cho thấy, hiện nay Việt Nam có 33,1% dân số, tương đương hơn 30 triệu người đang sinh sống tại các đô thị. Trong số này, một số lượng không nhỏ là những người từ nông thôn ra thành thị, kiếm sống tại các khu công nghiệp, khu đô thị với mức thu nhập thấp và không có nhà ở ổn định. Như vậy, việc đáp ứng nhu cầu về nhà ở cho số lao động này đang ngày càng trở nên cấp thiết và là mối quan tâm lớn của Nhà nước cũng như của toàn xã hội. Chính vì vậy, để thực hiện có hiệu quả chính sách phát triển nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp nhằm tạo lập nhà ở cho người thu nhập thấp, đảm bảo quyền có nhà ở của công dân, đảm bảo ổn đinh, an sinh xã hội, đồng thời tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đòi hỏi cần phải nhanh chóng hoàn thiện pháp luật về cho vay mua nhà ờ xã hội đối với người có thu nhập thấp nhằm tạo khung và hành lang pháp lý cho hoạt động tín dụng này tại các ngân hàng thương mại.

Với đề tài luận văn: “Pháp luật cho vay mua nhà ở xã hội đối với người có thu nhập thấp tại ngân hàng thương mại”, tác giả đã bước đầu nghiên cứu, làm rò thêm một số vấn đề lý luận và thực tiễn về pháp luật cho vay mua nhà ở xã hội đối với người có thu nhập thấp, dưới đây là một số kết quả nghiên cứu của luận văn.

Thứ nhất, luận văn đã tập trung phân tích làm rỗ một số vấn đề lý luận cũng như khung lý thuyết về nhà ở xã hội, đặc điểm, đối tượng được ưu đãi mua nhà ở xã hội; nhà ở xã hội dành cho người thu nhập thấp, đặc điểm, đối

tượng được mua nhà ở xã hội dành cho người thu nhập thấp là những người có việc làm ổn định và mức thu nhập bình quân hàng tháng thấp hơn mức thu nhập chịu thuế TNCN theo quy định của pháp luật về thuế TNCN hiện hành.

Thứ hai, từ việc làm rò khái niệm, bản chất, hoạt động cho vay và quy định pháp lý về hoạt động cho vay của NHTM, luận văn phân tích làm rò nội dung quy định pháp lý hoạt động cho vay mua nhà ở xã hội đối với người có thu nhập thấp trên các khía cạnh: chủ thể, điều kiện, nguyên tắc và trình tự, thủ tục cho vay.

Thứ ba, luận văn đã tiến hành phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật về cho vay mua nhà ở xã hội đối với người có thu nhập thấp tại ngân hàng thương mại trên các phương diện, quy định về chủ thể cho vay, điều kiện và nguyên tắc cho vay; trình tự, thủ tục cho vay và một số nội dung khác, từ đó chỉ ra những vướng mắc, bất cập và nguyên nhân của những vướng măc, bất cập đó trong quá trình xây dựng, thực hiện chính sách pháp luật cho vay mua nhà ở xã hội đối với người có thu nhập thấp tại ngân hàng thương mại.

Thứ tư, trên cơ sở phân tích thực trạng pháp luật cho vay mua nhà ở xã hội đối với người có thu nhập thấp tại ngân hàng thương mại và chỉ ra những hạn chế nguyên nhân của hạn chế, luận văn đưa ra một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật cho vay mua nhà ở xã hội đối với người có thu nhập thấp tại ngân hàng thương mại. Trong đó, nhấn mạnh đến vai trò của giải pháp nâng cao năng lực, trình độ lập pháp của đội ngũ cán bộ tham mưu, xây dựng cũng như thực hiện chính sách pháp luật cho vay mua nhà ở xã hội đối với người có thu nhập thấp tại ngân hàng thương mại.

Thứ năm, luận văn đưa ra một số kiến nghị đối với Nhà nước và các cơ quan quản lý nhà nước liên quan. Trong đó, tác giả mạnh dạn kiến nghị nên chuyển hoạt động cho vay mua nhà ở xã hội đối với người có thu nhập thấp từ thực hiện vay vốn tại ngân hàng thương mại, chuyển sang vay vốn tại ngân hàng Chính sách xã hội, đồng thời kiến nghị Nhà nước cần có cơ chế, chính sách pháp luật để tạo nguồn vốn cho chính sách nhà ở xã hội đối với người có thu nhập thấp trong thời gian tới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


I. Tài liệu tiếng Việt

1. Bộ Tài chính (2002), Thông tư số 20/2002/TT-BTC về Hướng dẫn thi hành Nghị định 71/2001/NĐ-CP ngày 5 tháng 10 năm 2001 của Chính phủ về ưu đãi đầu tư xây dựng nhà ở để bán và cho thuê tháng 2/2002, Hà Nội.

2. Bộ Xây dựng (2006), Thông tư số 05/2006/TT-BXD về Hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định 90/2006/NĐ-CP ngày 6 tháng 9 năm 2006 về Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật nhà ở tháng 11/2006, Hà Nội.

3. Bộ Xây dựng (2008), Báo cáo số liệu về nhà ở xã hội của thành phố Hà Nội gửi Bộ Xây dựng tháng 1/2008, Hà Nội.

4. Bộ Xây dựng (2009), Đề án chương trình đầu tư xây dựng nhà ở xã hội giai đoạn 2009 - 2015 về Xây dựng cơ chế thí điểm đầu tư xây dựng công trình hạ tầng nhà ở xã hội, Hà Nội.

5. Bộ Xây dựng (2009), Thông tư số 36/2009/TT-BXD ngày 16/11/2009 về Hướng dẫn việc bán, cho thuê, cho thuê mua và quản lý sử dụng nhà ở cho người thu nhập thấp tại khu vực đô thị, Hà Nội.

6. Bộ Xây dựng (2010), Thông tư số 16/2010/TT-BXD ngày 1/9/2010 về Quy định cụ thể và hướng dẫn thực hiện một số nội dung nghị định số 71/20109/NĐ-CP ngày 23/6/2010 về Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở, Hà Nội.

7. Bộ Xây dựng (2013), Thông tư số 02/2013/TT-BXD về Hướng dẫn việc điều chỉnh cơ cấu căn hộ các dự án nhà ở thương mại, dự án đầu tư xây dựng khu đô thị và chuyển đổi nhà ở thương mại sang làm nhà ở xã hội hoặc công trình dịch vụ, Hà Nội.

8. Bộ Xây dựng (2013), Thông tư số 07/2013/TT-BXD ngày 15/5/2013 về Hướng dẫn việc xác định các đối tượng được vay vốn hỗ trợ nhà ở theo Nghị quyết số: 02/NQ-CP ngày 07/01/2013 của Chính phủ, Hà Nội.

9. Bộ Xây dựng (2013), Công văn số 1250/BXD-QLN ngày 25/6/2013 về Hướng dẫn xác định các đối tượng cho vay theo TT số: 11/TT-NHNN và TT số: 07/2013/TT-BXD ngày 15/5/2013, Hà Nội.

10. Bộ Xây dựng (2014), Công văn số 05/2014/BXD-QLN ngày 02/1/2014 về Đối tượng mua nhà ở xã hội dành cho người thu nhập thấp, Hà Nội.

11. Bộ Xây dựng (2014), Thông tư số 08/2014/TT-BXD ngày 23/5/2014 về Hướng dẫn thực hiện một số nội dung Nghị định số: 188/2014/NĐ-CP, ngày 20/11/2013 của Chính phủ về Phát triển và quản lý nhà ở xã hội, Hà Nội.

12. Bộ Xây dựng (2014), Thông tư số 17/2014/TT-BXD ngày 20/11/2014 về Sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số: 07/2013/BXD-QLN ngày 31/10/2013 về Hướng dẫn xác định các đối tượng được vay vốn hỗ trợ nhà ở theo Nghị quyết số 02/NQ-CP, ngày 7/1/2013, Hà Nội.

13. Bộ Xây dựng (2015), Công văn số 395/2015/BXD-QLN ngày 3/3/2015 về Hướng dẫn triển khi cho vay hỗ trợ nhà ở theo Thông tư số: 17/2014/BXD-QLN, Hà Nội.

14. Chính phủ (1994), Nghị định số 61/1994/NĐ-CP về Mua bán và kinh doanh nhà ở, Hà Nội.

15. Chính phủ (2010), Nghị định số 71/2010/NĐ-CP về Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở, Hà Nội

16. Chính phủ (2013), Nghị quyết số 02/2013/NQ-CP ngày 7/1/2013 về Một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu, Hà Nội.

17. Chính phủ (2014), Nghị quyết số 61/2014/NQ-CP ngày 21/8/2014 về Sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 02/NQ-CP, ngày 7/1/2013, về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu, Hà Nội.

18. Chính phủ (2014), Nghị định số 188/2013/NĐ-CP, ngày 20/11/2013 về Phát triển và quản lý nhà ở xã hội, Hà Nội.

19. Chính phủ (2015), Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 về Phát triển và quản lý nhà ở xã hội, Hà Nội.

20. Nguyễn Ngọc Điện (2009), “Nhà ở xã hội Kinh nghiệm của các nước phát triển”, Tạp chí Xây dựng, (9), tr.15-24.

21. Nguyễn Mạnh Hà (2008), “Phát triển nhà ở xã hội một chính sách an sinh xã hội”, Tạp chí Thông tin đối ngoại, (6), tr.25-36.

22. Hàn Quốc (2008), Báo cáo phát triển nhà ở xã hội của Hàn Quốc.

23. Phạm Sỹ Liêm (2007), “Cần có chính sách nhà ở xã hội hoàn chỉnh”,

Tạp chí Người xây dựng, (4), tr.30-38.

24. Phạm Sỹ Liêm (2009), “Tìm hiểu chính sách nhà ở các nước”, Tạp chí Người xây dựng, (3), tr.50-58.

25. Phạm Sỹ Liêm (2009), “Phát triển nhà ở xã hội và chính sách kích cầu”,

Tạp chí Nhà quản lý, (8), tr. 42-50.

26. Dương Thị Bình Minh (chủ biên) (2012), Chính sách phát triển nhà ở thương mại tại thành phố Hồ Chí Minh: Lý luận và thực tiễn, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.

27. Ngô Lê Minh (2013), “Nhà ở xã hội - Từ kinh nghiệm thực tế ở Thượng Hải đến Việt Nam”, Tạp chí Kiến trúc, (5), tr. 33-42.

28. Ngân hàng Nhà nước (2009), Thông tư số 18/2009/TT-NHNN ngày 14/8/2009 về Quy định chi tiết việc cho vay của các ngân hàng thương mại đối với các đối tượng mua, thuê mua nhà ở thu nhập thấp tại khu vực đô thị, Hà Nội.

29. Ngân hàng Nhà nước (2013), Thông tư số 11/2013/TT-NHNN ngày 15/5/2013 về Quy định cho vay hỗ trợ nhà ở theo Nghị quyết 02/NQ-CP của Chính phủ, Hà Nội.

30. Ngân hàng nhà nước (2014), Thông tư số 32/2014/TT-NHNN ngày 18/11/2014 về Sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số:11/2013/TT- NHNN ngày 15/5/2013, Hà Nội.

31. Ngân hàng nhà nước (2015), Thông tư số 25/2015/TT-NHNN ngày 9/12/2015 về Hướng dẫn cho vay vốn ưu đãi thực hiện chính sách nhà ở xã hội, Hà Nội.

32. Quốc hội Việt Nam (2010), Luật các tổ chức tín dụng, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

33. Quốc hội Việt Nam (2010), Luật Ngân hàng Nhà nước, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

34. Quốc hội Việt Nam (2014), Luật nhà ở, NXB Hồng Đức.

35. Quốc hội Việt Nam (2015), Bộ Luật dân sự, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

36. Quốc hội Việt Nam (2015), Luật xây dựng, NXB Lao động, Hà Nội.

37. Huỳnh Nguyên Dạ Quyên (2011), Giải pháp phát triển nhà ở xã hội ở Thành phố Đà Nẵng, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng.

38. Thành ủy Hà Nội (2006), Chương trình 11-Ctr/TU về xây dựng phát triển và quản lý đô thị Hà Nội giai đoạn 2006 - 2010, Hà Nội.

39. Thủ tướng Chính phủ (2001), Nghị định số 71/2001/NĐ-CP về Ưu đãi đầu tư xây dựng nhà ở để bán và cho thuê, Hà Nội.

40. Thủ tướng Chính phủ (2004), Quyết định số 76/2004/QĐ-TTg về Phê duyệt định hướng phát triển nhà ở đến năm 2020, Hà Nội.

41. Thủ tướng Chính phủ (2006), Nghị định số 90/2006/NĐ-CP về Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật nhà ở, Hà Nội.

42. Thủ tướng Chính phủ (2007), Quyết định số 1561/2007/QĐ-TTg về Đề án xây dưng cơ chế thí điểm đầu tư xây dựng công trình hạ tầng xã hội để cho các đơn vị ngoài công lập thuê dài hạn, Hà Nội.

43. Thủ tướng Chính phủ (2009), Quyết định số 67/2009/QĐ-TTg ngày 24/4/2009 về Ban hành một số cơ chế, chính sách phát triển nhà ở cho người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị, Hà Nội.

44. Thủ tướng Chính phủ (2011), Quyết định số 1081/QĐ-TTg về Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, Hà Nội.

Xem tất cả 133 trang.

Ngày đăng: 22/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí