Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Phát Triển Du Lịch 84727


Về mặt lãnh thổ, trong một quốc gia, tuyến du lịch có thể là tuyến nội vùng hoặc tuyến liên vùng. Trong một tỉnh có tuyến du lịch nội tỉnh và tuyến du lịch ngoại tỉnh.

1.1.6. Tổ chức lãnh thổ du lịch

Tổ chức lãnh thổ du lịch được hiểu là một hệ thống liên kết không gian của các đối tượng du lịch và các cơ sở phục vụ có liên quan, dựa trên việc sử dụng tối ưu các nguồn tài nguyên du lịch (tự nhiên, nhân văn), kết cấu hạ tầng và các nhân tố khác nhằm đạt hiệu quả (kinh tế, xã hội, môi trường) cao nhất.

Là một dạng của tổ chức lãnh thổ xã hội, tổ chức lãnh thổ du lịch mang tính chất lịch sử. Cùng với sự phát triển của xã hội, trước hết của sức sản xuất, đã dần dần xuất hiện các hình thức tổ chức lãnh thổ du lịch. Trong số các hình thức tổ chức lãnh thổ du lịch, đáng lưu ý hơn cả là hệ thống lãnh thổ du lịch và vùng du lịch.

Một trong những nhiệm vụ quan trọng của việc tổ chức lãnh thổ du lịch là phân vùng du lịch. Từ kinh nghiệm của các nước trên thế giới, các nhà khoa học Việt Nam đã đưa ra một hệ thống phân vị 5 cấp phù hợp với điều kiện cụ thể của nước ta, gồm: điểm du lịch, trung tâm du lịch, tiểu vùng du lịch, á vùng du lịch, vùng du lịch.

1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch

1.2.1. Tiềm năng phát triển du lịch

1.2.1.1. Tài nguyên du lịch

Tài nguyên du lịch là yếu tố cơ bản để tạo nên các sản phẩm du lịch. Để hấp dẫn và đáp ứng nhu cầu của du khách, các sản phẩm du lịch cũng cần phong phú, đa dạng, đặc sắc và mới mẻ. Chính sự phong phú, đa dạng của tài nguyên du lịch đã tạo nên sự hấp dẫn của sản phẩm du lịch. Số lượng, chất lượng, sự phân bố của các dạng tài nguyên du lịch ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô, số lượng, chất lượng sản phẩm và hoạt động du lịch.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 140 trang tài liệu này.


Tài nguyên du lịch là cơ sở quan trọng để phát triển các loại hình du lịch. Tài nguyên du lịch ảnh hưởng trực tiếp đến cơ cấu và chuyên môn hóa của vùng du lịch. Quy mô hoạt động của một lãnh thổ được xác định trên cơ sở khối lượng tài nguyên và nó quyết định tính mùa, tính nhịp điệu của dòng khách du lịch. Sức hấp dẫn của vùng phụ thuộc nhiều vào tài nguyên du lịch.

Tiềm năng và định hướng phát triển du lịch ở quận 9 TP.HCM - 4

Tài nguyên du lịch là một trong những yếu tố cơ sở để tạo nên vùng du lịch. Số lượng tài nguyên vốn có, chất lượng của chúng và mức độ kết hợp các loại tài nguyên trên lãnh thổ có ý nghĩa đặc biệt trong việc hình thành và phát triển du lịch của một vùng hay một quốc gia. Một lãnh thổ nào đó có nhiều tài nguyên du lịch với chất lượng càng cao và mức độ kết hợp các loại tài nguyên càng phong phú thì sức thu hút khách du lịch của nó càng mạnh.

Tài nguyên du lịch có một số đặc điểm chủ yếu sau đây:

+ Tài nguyên du lịch rất đa dạng, bao gồm cả tài nguyên dưới dạng vật thể lẫn tài nguyên dưới dạng phi vật thể. Nhìn chung, phần lớn tài nguyên ở dưới dạng vật thể (như hang động karst, vườn quốc gia, di tích văn hóa – lịch sử, …) phần còn lại dưới dạng phi vật thể (như Nhã nhạc cung đình Huế, Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, ca Trù, Quan họ,…)

+ Tài nguyên du lịch không bị suy giảm trong quá trình khai thác và nguồn tài nguyên này có thể được sử dụng với số lần không hạn chế. Khác với một số tài nguyên thiên nhiên bị cạn kiệt khi sử dụng như khoáng sản, tài nguyên du lịch có lợi thế là không hao mòn nên có thể khai thác lâu dài tùy thuộc vào nhu cầu của du khách.

+ Tài nguyên du lịch không phải là bất biến. Phạm vi của nó có xu hướng ngày càng mở rộng, phụ thuộc vào trình độ phát triển khoa học và công nghệ và nhu cầu của khách du lịch.

Về nguyên tắc, cần phải nắm vững các đặc điểm của tài nguyên du lịch, bởi vì chúng có tác động mạnh mẽ đến quá trình hình thành và phát triển du lịch của một lãnh thổ (vùng, quốc gia).


Tài nguyên du lịch rất phong phú và đa dạng, vì thế, có nhiều cách phân loại phụ thuộc vào việc sử dụng các tiêu chí khác nhau.

Năm 1997, Tổ chức Du lịch Thế giới đã chia tài nguyên du lịch thành 3 loại, với 9 nhóm gồm: loại cung cấp tiềm tàng (3 nhóm: văn hóa kinh điển, tự nhiên kinh điển, vận động); loại cung cấp hiện tại (3 nhóm: giao thông, thiết bị, hình tượng tổng thể) và loại tài nguyên kĩ thuật (3 nhóm: khả năng hoạt động, cách thức và tiềm lực khu vực).

Theo Ngô Tất Hổ (2000), tài nguyên du lịch được chia thành 3 hệ thống (thiên nhiên, nhân văn, du lịch); 10 loại (cảnh quan địa văn, cảnh quan thủy văn, khí hậu vi sinh vật, cảnh quan tự nhiên khác, di tích lịch sử, điểm nhân văn hiện đại, điểm hấp dẫn nhân văn trừu tượng, hấn dẫn nhân văn khác, dịch vụ du lịch, các dịch vụ khác); 95 kiểu và 3 bậc. Ông cho rằng 3 bậc này phản ánh quy mô của tài nguyên dựa trên mức độ quan trọng và độ lớn của tài nguyên.

Theo G.Cazes - R.Lanquar - Y.Raynouard, trong du lịch có thể phân loại tài nguyên như sau:

+ Tài nguyên thiên nhiên như khí hậu (thuận lợi hay khó khăn cho việc phát triển loại hình du lịch này hoặc loại hình du lịch khác), địa hình (tạo phong cảnh núi, phong cảnh hồ hoặc bãi biển), động vật và thực vật,…

+ Tài nguyên văn hóa - xã hội như các cuộc trình diễn nghệ thuật, liên hoan âm nhạc, hòa nhạc quốc tế, triển lãm, hội thảo văn học, trình diễn thể thao, khoa học và công nghệ, các TP hiện đại, các điểm khảo cổ và lịch sử…

+ Tài nguyên thuộc nhóm kinh tế như các nhà máy, các trung tâm kĩ thuật, kể cả những điều kiện kinh tế thuận lợi cho việc mua sắm,…

Ở nước ta, từ cuối những năm 80, đầu những năm 90 của thế kỉ XX, một số tác giả (Vũ Tuấn Cảnh, Lê Thông, Nguyễn Minh Tuệ, Đặng Duy Lợi, Phạm Trung Lương) trong quá trình đánh giá tài nguyên du lịch Việt Nam đã phân chúng thành 2 loại:


+ Tài nguyên du lịch tự nhiên bao gồm: địa hình (các dạng địa hình đặc biệt), khí hậu, thủy văn (trên đất liền và biển), sinh vật.

+ Tài nguyên du lịch nhân văn gồm có: di tích các loại, lễ hội, làng nghề, văn hóa – văn nghệ dân gian, ẩm thực,…

Trong Luật Du lịch Việt Nam (2005), tài nguyên du lịch cũng được chia làm 2 nhóm cơ bản như trên.

Tài nguyên du lịch tự nhiên

Theo Luật Du lịch Việt Nam (2005): “Tài nguyên du lịch tự nhiên gồm các yếu tố địa chất, địa hình, địa mạo, khí hậu, thủy văn, hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch”.

Tài nguyên du lịch tự nhiên là các đối tượng và hiện tượng trong môi trường tự nhiên bao quanh chúng ta. Ở một địa phương nào đó tự nhiên tác động đến người quan sát qua hình dạng bên ngoài của bản thân nó. Cái hình dạng bên ngoài ấy của tự nhiên gọi là phong cảnh. Trong tự nhiên, một số thành phần có thể quan sát được bằng mắt thường như hình dạng bề mặt đất, động - thực vật, nguồn nước. Ngoài ra, đóng vai trò quan trọng đối với nhiều loại hình du lịch là khí hậu, đặc biệt là các tiêu chí có liên quan đến trạng thái tâm lí - thể lực của con người – đó là khí hậu sinh học, thành phần này con người không thể nhìn thấy được, nhưng lại dễ dàng cảm nhận được.

Phong cảnh của một lãnh thổ càng đa dạng, khí hậu càng thuận lợi thì chất lượng của lãnh thổ đó dành cho du lịch càng được nâng cao. Các thành phần của tự nhiên có tác động mạnh nhất đến du lịch là khí hậu, địa hình, nguồn nước và tài nguyên thực - động vật.

Các loại tài nguyên du lịch tự nhiên

Địa hình

Địa hình có vai trò hết sức quan trọng đối với du lịch. Trước hết, bề mặt địa hình là nơi diễn ra các hoạt động của du khách, đồng thời cũng là nơi xây dựng các công trình thuộc CSHT và CSVC - KT phục vụ du lịch.


Các dạng địa hình chứa nước (như sông, hồ, phá, đầm…) không chỉ cho phép phát triển loại hình du lịch sông nước, mà còn có khả năng hình thành các tuyến du lịch nếu phạm vi phân bố của chúng nối liền các điểm du lịch. Các yếu tố như chiều rộng, độ sâu và phạm vi phân bố của các dạng địa hình này ảnh hưởng đến khả năng lưu thông của thuyền bè.

Địa hình là thành phần chủ yếu của tự nhiên tạo nên phong cảnh (cùng với địa hình là nước mặt, thảm thực vật, đặc điểm thời tiết và các công trình nhân tạo) để du khách thưởng ngoạn.

Các đơn vị hình thái chính của địa hình là núi, đồi và đồng bằng. Chúng được phân biệt với nhau bởi độ chênh của địa hình. Khách du lịch thường ưa thích những nơi có phong cảnh đẹp, đa dạng, những vùng có nhiều đồi núi và thường tránh những nơi bằng phẳng.

Địa hình đồng bằng tương đối đơn điệu về hình dáng và ít gây những cảm hứng trực tiếp cho tham quan du lịch.

Địa hình vùng đồi núi thường tạo ra một không gian thoáng đãng. Sự chia cắt của địa hình có tác động mạnh đến tâm lí du lịch dã ngoại, thích hợp với loại hình cắm trại, tham quan.

Trong các dạng địa hình thì miền núi có ý nghĩa lớn nhất đối với du lịch. Đây là khu vực thuận lợi cho việc tổ chức nghỉ dưỡng, nghỉ hè, du lịch mạo hiểm, leo núi,… Trong số các tài nguyên du lịch tự nhiên thì địa hình, khí hậu và động thực vật ở miền núi tạo nên tài nguyên du lịch tổng hợp có khả năng tổ chức các loại hình du lịch ngắn ngày cũng như dài ngày.

Khí hậu

Khí hậu là thành phần quan trọng của môi trường tự nhiên có tác động đối với hoạt động du lịch. Điều đó được thể hiện ở khả năng thu hút khách thông qua đặc điểm khí hậu sinh học. Trong các tiêu chí của khí hậu, đáng chú ý là 2 tiêu chí chính: nhiệt độ và độ ẩm không khí. Ngoài ra, một số yếu tố khác như gió, lượng mưa, thành phần lí hóa, vi sinh của không khí, áp suất khí quyển, ánh


nắng mặt trời và các hiện tượng thời tiết đặc biệt,… cũng thường xuyên tác động đến sức khỏe con người. Nhìn chung, những nơi có khí hậu điều hòa thường được khách du lịch ưa thích. Nhiều cuộc thăm dò cho thấy khách du lịch thường trách những nơi quá lạnh, quá ẩm hoặc quá nóng, quá khô. Những nơi có nhiều gió cũng không thích hợp cho sự phát triển của du lịch.

Điều kiện thời tiết cũng có ảnh hưởng đến việc thực hiện các chuyến đi hoặc hoạt động du lịch. Những hiện tượng thời tiết đặc biệt làm cản trở tới kế hoạch du lịch, ví dụ như những tai biến thiên nhiên (bão, gió mùa, gió bụi, lũ lụt,…).

Tính mùa của du lịch chịu tác động chủ yếu của nhân tố khí hậu. Tác động của khí hậu đối với sức khỏe con người và việc triển khai các hoạt động du lịch diễn ra theo chiều hướng và mức độ khác nhau ở những thời điểm khác nhau trong năm gây nên sự khác biệt về hoạt động du lịch theo mùa, mà trước hết là về số lượng khách, thời gian lưu lại, kéo theo những thay đổi về công suất sử dụng giường, buồng, doanh thu,…tạo ra mùa vụ trong năm của hoạt động du lịch.

Sự khác biệt về các yếu tố khí hậu - thời tiết của điểm du lịch so với các địa bàn du lịch chủ yếu hoặc so với địa bàn phân phối khách có thể tạo ra lợi thế hoặc bất lợi cho điểm du lịch.

Một số hiện tượng thời tiết có thể tác động đến sự ổn định và bền vững của các thành phần tự nhiên khác cũng như các công trình nhân tạo. Các kiểu thời tiết đặc biệt như mưa lớn, lũ lụt, bão, lốc hoặc gió tây khô nóng có thể phá hủy các thành phần thiên nhiên khác cũng như các cảnh quan du lịch hoặc các công trình nhân tạo, thậm chí chỉ trong một thời gian rất ngắn. Ngoài ra, một số yếu tố thời tiết còn ảnh hưởng thường xuyên và mạnh mẽ đến sự xuống cấp của các công trình, nhất là các công trình kiến trúc cổ.


Tài nguyên nước

Tài nguyên nước bao gồm nước trên lục địa và nước biển, đại dương. Nước trên lục địa có nước mặt (sông, hồ các loại) và nước dưới đất (nước ngầm). Có giá trị đối với du lịch là nước trên mặt (cơ sở để hình thành các loại hình sông nước, du lịch hồ) và vùng biển (tiền đề cho các loại hình du lịch biển).

Nguồn nước phục vụ nhu cầu sinh hoạt của du khách được đánh giá thông qua các tiêu chí: vị trí, số lượng và chất lượng nước của cả hai nguồn nước mặt và nước ngầm. Vị trí của nguồn nước thể hiện ở khoảng cách từ nguồn nước đến địa bàn hoạt động du lịch, chủ yếu là các điểm lưu trú của du khách.

Về chất lượng, nếu nguồn nước bị ô nhiễm thì thành phần của nó bị biến đổi và không phù hợp để sử dụng hằng ngày. Sự biến đổi này bao gồm cả tính chất lí, hóa và sinh học của nước làm cho nước trở thành độc hại, ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.

Ngoài phục vụ nhu cầu sinh hoạt, các dạng địa hình chứa nước, chủ yếu là nước mặt còn tạo ra những phong cảnh đẹp. Mặt nước là không gian để có thể xây dựng các công trình dịch vụ du lịch như nhà hàng, khách sạn nổi, bến thuyền,… Các khách sạn, nhà hàng nổi là các cơ sở dịch vụ thu hút rất đông du khách nhờ vị trí độc đáo, cảnh quan ngoạn mục và khả năng cơ động của chúng. Tài nguyên nước không chỉ có tác động trực tiếp dến hoạt động du lịch.

Ngoài ra, nó còn gián tiếp ảnh hưởng đến du lịch thông qua tác động đến các thành phần khác của môi trường sống, đặc biệt khí hậu ở quanh các bồn chứa nước lớn.

Sinh vật

Hiện nay, khi mức sống của con người ngày càng nâng cao thì nhu cầu nghỉ ngơi, tham quan du lịch và giải trí trở thành cấp thiết. Thị hiếu về du lịch cũng ngày càng đa dạng và phong phú. Ngoài một số hình thức truyền thống như tham quan phong cảnh, các di tích văn hóa - của loài người, đã xuất hiện một số hình thức mới, với sức hấp dẫn rất lớn đối với khách du lịch. Đó là du


lịch ở các khu bảo tồn thiên nhiên với đối tượng tham quan là các loài động - thực vật.

Thực vật đặc biệt là các khối rừng tự nhiên và cả các khu rừng nhân tạo kiểu công viên ở các khu vực ngoại ô thành phố với sự phổ biến của loài địa phương kết hợp với các loài khác đã thích nghi với khí hậu thực hiện chức năng nhiều mặt - làm sạch không khí, cản gió, tăng độ ẩm. Ngoài ra, nó còn có tác dụng giảm tiếng ồn một cách tự nhiên. Cần phải bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ, các quần thể thực vật ven sông, hồ ở vùng đồng bằng và thung lũng bởi vì chúng rất có giá trị đối với loại hình du lịch cuối tuần.

Ngoài ra, động thực vật đặc sản còn là nguyên liệu chế biến ra những món ăn độc đáo thỏa mãn nhu cầu ẩm thực của du khách.

Cùng với việc xem xét chi tiết từng thành phần của môi trường tự nhiên với tư cách là tài nguyên du lịch, cần phải đánh giá tổng hợp bốn thành phần chủ yếu của nó thông qua hàng loạt tiêu chí. Bốn thành phần bao gồm địa hình, khí hậu, nguồn nước, thực - động vật luôn luôn tác động lẫn nhau, mặc dù với mức độ khác nhau và hiệu quả du lịch không như nhau. Nếu như tác động của địa hình đối với mục đích du lịch có thể diễn ra tương đối thường xuyên thì các thành phần còn lại nhất là khí hậu và nguồn nước giao động rất lớn tùy theo mùa và theo ngày đêm.

Tài nguyên du lịch nhân văn

Các loại tài nguyên du lịch nhân văn chủ yếu bao gồm:

Di tích lịch sử – văn hóa

Di tích lịch sử – văn hóa là tài sản văn hóa vô giá của mỗi địa phương, mỗi dân tộc, mỗi đất nước và của cả nhân loại. Di tích lịch sử - văn hóa có khả năng to lớn, góp phần vào việc phát triển trí tuệ, tài năng của con người, vào việc phát triển khoa học nhân văn, khoa học lịch sử.

Các di tích loại này được gọi chung là di tích lịch sử - văn hóa vì chúng được tạo ra bởi con người (tập thể hoặc cá nhân) trong quá trình lao động sáng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/05/2023