Cơ Sở Dịch Vụ Lưu Trú Huyện Ba Chẽ Qua Các Năm


Hàng năm người dân nơi đây thường làm lễ cầu trời đất, cầu thần sông, thần núi, thần thổ công, thổ địa, thần Thành Hoàng Làng,… phù hộ độ trì cho dân làng một năm mới mưa thuận gió hoà, mùa màng tốt tươi và cũng là tưởng nhớ công lao to lớn của những người anh dũng đã hy sinh trong công cuộc đánh đuổi giặc Pháp, Phỉ để xây dựng phong trào cách mạng thành lập huyện Hải Chi (tiền thân huyện Ba Chẽ) ngày nay.

Đây là tuyến đi qua đình Làng Dạ (là ngôi đình duy nhất tại huyện Ba Chẽ).Cứ vào dịp đầu Xuân mới nhân dân các nơi lại đổ về dự hội náo nức, cầu mong cho một năm mới yên lành.Là tuyến bao gồm cả sự trải nghiệm, du khách sẽ được biết về Ba Chẽ với những phong cảnh sơn, thủy hữu tình, người dân thân thiện.

Từ đình Làng Dạ du khách tiếp cuộc hành trình về phía Tây theo đường tỉnh lộ 330 khoảng 5km bằng đường nhựa đến với trang trại Trà hoa vàng - xã Đạp Thanh. Ở địa điểm này, du khách được thưởng thức phong cảnh thiên nhiên, đắm mình trong mùi hương hoa thơm của Trà hoa vàng, được cảm nhận về cuộc sống lao động của người dân bản địa và được thả hồn mình vào dòng chảy của con suối hiền hòa với nhịp cầu tre bắc qua trang trại.

Trang trại Trà hoa vàng nằm trên một ngọn đồi rộng (3 ha), phía Nam giáp với dòng sông Ba Chẽ. Tại nơi đây du khách được cảm nhận về cuộc sống lao động của người dân bản địa, được thưởng thức mùi hương thơm của Trà. Trà hoa vàng là loại Trà được nhân dân trong thôn thu thập, tìm kiếm từ rừng sâu mang về trồng. Trà có vị ngọt dịu, đặc tính mát, giảm huyết áp đối với người có huyết áp cao giảm cholesterol trong huyết thanh, thúc đẩy bài tiết Insulin, điều tiết lưu lượng máu, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, kích hoạt các Enzyme ở người, chống lão hóa, chống viêm, giải độc gan, giảm béo và làm đẹp,…Năm 2014, 2015 được sự quan tâm giúp đỡ và tạo điều kiện đối với mô hình trang trại Trà hoa vàng của các cấp ủy, chính quyền địa phương Trà hoa vàng ngày càng được khẳng định trên thị trường về chất lượng, giá thành và là


sản phẩm đặc trưng trong chương trình OCOP huyện Ba Chẽ, do đó thu nhập của người dân nơi đây đã từng bước nâng cao, đảm bảo. Du khách đến nơi đây không chỉ được cảm nhận về con người bản địa mà còn được cảm nhận về thiên nhiên yên bình, cảm nhận về sự hài hòa của núi đồi, cây cỏ, dòng sông Ba Chẽ xanh trong và thưởng thức mùi hương Trà hoa vàng đậm đà.

3.1.3. Cơ sở vật chất,hạ tầng phục vụ du lịch

3.1.3.1. Dịch vụ lưu trú

Gồm 03 nhà nghỉ với 26 phòng phục vụ khách du lịch (tháng 10 năm 2016 đã được Sở Du lịch tỉnh Quảng Ninh ra quyết định công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch địa phương), trong đó có 01 nhà khách, 02 nhà nghỉ.

Bảng 3.1: Cơ sở dịch vụ lưu trú huyện Ba Chẽ qua các năm


Cơ sở dịch vụ lưu trú

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Nhà khách

1

1

2

Nhà nghỉ

2

4

5

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.

Phát triển du lịch cộng đồng ở huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh - 9

(Nguồn: Báo cáo KT – XH huyện Ba Chẽ, 2019)

Năm 2018 huyện có thêm 2 nhà nghỉ, năm 2019 có 2 nhà khách và 5 nhà nghỉ. Huyện đang phấn đấu xây 01 khách sạn trong năm 2020 để phục vụ nhu cầu lưu trú của du khách.

Chất lượng dịch vụ tại các cơ sở lưu trú nhìn chung cũng đã đáp ứng được nhu cầu của du khách; đảm bảo đầy đủ các tiêu chí phòng, công tác an ninh trật tự, phòng cháy nổ.

Do đặc thù của hoạt động du lịch thường mang tính thời vụ khách du lịch đến Ba Chẽ phần lớn là mùa hè nên công suất sử dụng buồng bình quântrong năm còn thấp, đạt khoảng 49%. Mặt khác các sản phẩm du lịch còn nghèo nàn, khách đơn thuần đến với Ba Chẽ còn thiếu nhiều các hoạt động hỗ trợ như vui chơi, mua sắm,...nên không kéo dài được thời gian lưu trú của du khách.


3.1.3.2.Cơ sở phục vụ ăn uống

Hoạt động kinh doanh dịch vụ ăn uống luôn là loại hình mang lại doanh thu và lợi nhuận chính cho ngành dịch vụ du lịch trên địa bàn huyện. Năm 2017 trên địa bàn huyện có 07 Nhà hàng có sức chứa từ 200 người/nhà hàng (với các món ăn là đặc sản địa phương, đảm bảo VS ATTP) các điểm đã thực hiện tu sửa, nâng cấp, mở rộng để phục vụ khách du lịch, 10 dịch vụ ăn uống tập trung ở trung tâm huyện; ngoài ra còn có các hộ kinh doanh khác ở một số xã như: Nam Sơn, Thanh Sơn, Đồn Đạc, cơ bản phần nào đã đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch.

Bảng 3.2: Cơ sở dịch vụ ăn uống huyện Ba Chẽ qua các năm


Cơ sở dịch vụ ăn uống

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Nhà hàng

7

7

8

Quan án bình dân

10

12

13

(Nguồn: Báo cáo KT – XH huyện Ba Chẽ, 2019)

Sang năm 2019 số lượng nhà hàng của huyện đã tăng lên là 8 nhà hàng, các hộ dân cũng đã mở thêm các quán ăn bình dân tại nhà với tổng số quán ăn là 13 quán cho thấy huyện đã chú trọng đầu tư phát triển cho hoạt động phục vụ khách du lịch.

3.1.3.3. Điểm mua sắm

Gồm 4 điểm mua sắm (điểm lớn) trên tuyến phục vụ nhu cầu khách du lịch, chủ yếu là các mặt hàng của người dân địa phương.

3.1.3.4. Dịch vụ vận chuyển

Dịch vụ vận tải: Tổng lượng xe khách vận chuyển hành khách trên địa bàn huyện gồm 12 chiếc, trong đó chủ yếu luân chuyển khách từ các huyện Ba Chẽ

- Hạ Long; Ba Chẽ - Móng Cái; Ba Chẽ - Đông Triều và tỉnh lân cận như Hà Nội, Lạng Sơn. Trong đó gồm 04 xe thực hiện vận chuyển khách hợp đồng. Chất lượng xe và mọi nhu cầu phục vụ khách đảm bảo.


Tuy nhiên, kết cấu hạ tầng hạn chế nhất là đường giao thông chưa thuận tiện, một số tuyến đường thông thương các xã đã xuống cấp, đi lại khó khăn nhất là mùa mưa lũ.

3.1.3.5. Doanh thu du lịch từ các cơ sở vật chất, hạ tầng phục vụ du lịch

Tổng doanh thu du lịch của huyện ngày càng tăng trong giai đoạn 2017

– 2019, từ 1.204.162 đồng năm 2017 lên 1.726.811 đồng năm 2019, trong đó doanh thu từ dịch vụ lưu trú chiếm tỷ trọng lớn nhất (trên 50%)

Bảng 3.3: Doanh thu du lịch từ các cơ sở vật chất, hạ tầng phục vụ du lịchqua các năm


Chỉ tiêu

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Số tiền

(đồng)

Tỷ lệ

(%)

Số tiền

(đồng)

Tỷ lệ

(%)

Số tiền

(đồng)

Tỷ lệ

(%)

Doanh thu du lịch

1.204.162

100

1.521.442

100

1.726.811

100

- Dịch vụ lưu trú

638.206

55

852.008

56

949.746

55

- Dịch vụ ăn uống

325.124

27

410.789

27

466.239

27

- Dịch vụ vận

chuyển

144.499

12

197.787

13

224.485


13

- Dịch vụ mua sắm

72.250

6

60.858

4

86.341

5

(Nguồn: Báo cáo KT – XH huyện Ba Chẽ, 2019)

Doanh thu từ dịch vụ ăn uống cũng tăng đều trong giai đoạn 2017 – 2019, cho dù tỷ lệ trong tổng doanh thu du lịch không thay đổi. Tỷ lệ doanh thu sắm chiếm tỷ trọng thấp nhất trong tổng doanh thu du lịch, do vậy trong thời gian tới huyện nên mở các cửa hàng trưng bày các sản phẩm đặc trưng của huyện như các sản phẩm về ba kích, trà hoa vàng..., các cửa hàng đồ lưu niệm, trung tâm mua sắm để thúc đẩy hoạt động mua sắm của du khách.

3.1.4. Thực trạng môi trường du lịch

Do các ngành công nghiệp – xây dựng tại địa phương chưa phát triển mạnh, đánh giá chung về chất lượng môi trường không khí tại Ba Chẽ tương


đối trong lành không nhiễm các thành phần độc hại. Môi trường nước không bị ô nhiễm kim loại nặng từ các hoạt động công nghiệp. Tuy nhiên, môi trường nước tại Ba Chẽ lại bị ô nhiễm hữu cơ từ hoạt động sinh hoạt của dân cư do nước thải sinh hoạt chưa được thu gom, xử lý trước khi thải ra nguồn sông suối. Bên cạnh đó, tỷ lệ đất trống, đồi trọc cao cũng làm cho môi trường đất tại

Ba Chẽ chịu ảnh hưởng thêm vào đó là hoạt động khai thác cát, đá, sỏi ven sông cũng làm cho đất bị xói lở, giảm chất lượng đất, đất bị chai hóa. Đặc biệt, vào mùa lũ, lượng mưa lớn, đất tơi xốp, dễ dàng bị rửa trôi, dễ chai hóa làm đẩy nhanh quá trình hoang mạc hóa.

Rác thải tại địa phương cũng chưa có biện pháp thu gom xử lý hiệu quả. Rác thải công nghiệp, độc hại, rác thải y tế tại địa phương chiếm tỷ lệ thấp. Thành phần chính là rác thải sinh hoạt. Tuy nhiên, tỷ lệ thu gom rác thải hiện nay tại đô thị: 90%; tại nông thôn 71,5%; tỷ lệ chất thải rắn đô thị được xử lý hợp vệ sinh là 80%.

Công tác quản lý Nhà nước về môi trường còn hạn chế, cán bộ làm công tác môi trường còn thiếu, chưa được đào tạo về chuyên ngành. Nhận thức của nhân dân trong việc bảo vệ môi trường chuyển biến còn chậm, chưa hình thành được thói quen sử dụng tiết kiệm hợp lý nguồn tài nguyên.

3.1.5. Thực trạng lao động ngành du lịch

Nguồn nhân lực làm việc trong lĩnh vực du lịch chưa có; cán bộ nhân viên phục vụ trong các nhà nghỉ, dịch vụ ăn uống chưa được đào tạo chuyên nghiệp; dịch vụ ăn uống ở điểm du lịch, hạn chế về trình độ chuyên môn đặc biệt là ngoại ngữ. Cán bộ chuyên ngành du lịch của huyện không có nên việc triển khai các nhiệm vụ phát triển du lịch, công tác quản lý về du lịch trên địa bàn chưa được hình thành.

Chất lượng lao động phục vụ ở các nhà hàng, nhà nghỉ còn nhiều hạn chế, thiếu tính chuyên nghiệp; hầu hết những lao động này làm theo mùa vụ, chưa qua đào tạo, thiếu trình độ ngoại ngữ, kỹ năng giao tiếp, do vậy đã ảnh hưởng


không nhỏ đến phát triển dịch vụ cũng như kết quả hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn.

3.1.6. Thực trạng tổ chức quản lý du lịch

Giai đoạn 2017 - 2019, các cấp uỷ Đảng, chính quyền đã có sự quan tâm đối với công tác phát triển du lịch. Công tác quản lý nhà nước về du lịch được tăng cường, các biện pháp quản lý lễ hội, hoạt động kinh doanh nhà hàng, khách sạn, đã từng bước đi vào nề nếp; công tác bảo vệ môi trường, đảm bảo an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, các tệ nạn xã hội ảnh hưởng đến du lịch được ngăn chặn.

Sự quan tâm của nhiều cấp uỷ chính quyền cấp cơ sở và nhận thức của nhân dân về phát triển du lịch còn hạn chế. Do đó, công tác chỉ đạo, phối hợp giữa các cơ quan, ban ngành trong việc thực hiện chủ trương phát triển du lịch của huyện chưa thường xuyên, liên tục và chưa được quan tâm đúng mức.

Công tác quy hoạch, lập dự án và đầu tư phát triển du lịch chưa được triển khai thực hiện. Công tác nghiên cứu khai thác tiềm năng du lịch và nghiên cứu các giá trị văn hoá dân tộc và phát triển sản phẩm du lịch của địa phương chưa được thực hiện.

3.1.7. Thực trạng trạng đầu tư vào lĩnh vực du lịch

Dịch vụ du lịch trong những năm gần đây được huyện quan tâm trú trọng bằng việc tập trung xây dựng các đề án, dự án, kế hoạch, quy hoạch để triển khai thực hiện:

(1) Xây dựng Đề án Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và giá trị di tích, danh thắng của huyện huyện; Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế

- xã hội được lập xong và tổ chức hội nghị công bố quy hoạch gắn với xúc tiến đầu tư và phát tiển kinh tế dịch vụ, trong đó quan tâm hình thành các tuyến du lịch kết nối các điểm thăm quan trên địa bàn huyện với các huyện trong và ngoài tỉnh;


(2) Tập trung huy động nguồn lực từ ngân sách nhà nước và nguồn xã hội hóa để trùng tu tôn tạo di tích lịch sử, cách mạng, văn hóa, tâm linh trên địa bàn huyện: Đầu tư hoàn thiện hạ tầng di tích lịch sử văn hóa Đình Làng Dạ - xã Thanh Lâm; đang thực hiện xây dựng hoàn thiện các hạng mục tại di tích Miếu Ông, Miếu Bà xã Nam Sơn; và tiếp tục hoàn thiện các dị tích còn lại của huyện di tích lịch sử khu căn cứ Kháng chiến chống thực dân Pháp xã Lương Mông - Minh Cầm; Lò gốm cổ thôn Làng Mới - xã Nam Sơn,...

(3) Các biện pháp quản lý lễ hội, hoạt động kinh doanh nhà hàng, nhà nghỉ từng bước được đi vào nề nếp, có sự kiểm tra thường xuyên; công tác bảo vệ môi trường, trật tự an toàn xã hội; đảm bảo an toàn cho người du khách đã được tốt hơn đến nay trên địa bàn huyện (có 05 cơ sở lưu trú với 50 phòng nghỉ, trong đó có 01 nhà khách, 03 nhà nghỉ, 16 dịch vụ ăn uống (trong đó Thị trấn 12 dịch vụ) ngoài ra còn ở một số xã Nam Sơn, Thanh Sơn, Đồn Đạc, Lương Mông,...);

(4) Công tác đầu tư cho bảo tồn giá trị văn hóa tại một số thôn, bản đã được thực hiện: Mở các lớp hát Đối, hát Soóng Cọ, hát Then đàn tính; thêu thổ cẩm,…thu hút trên 200 học viên tham gia.

Tuy nhiên, lĩnh vực thu hút đầu tư chưa được chú trọng, nguồn vốn đầu tư từ ngân sách cho lĩnh vực du lịch còn ít, chưa đáp ứng được yêu cầu nên các sản phẩm du lịch, điểm, tuyến du lịch chưa được hình thành, thiếu sức thu hút. Công tác xã hội hoá trong đầu tư phát triển du lịch chưa mạnh, hiệu quả thấp (Thiếu doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này).

3.1.8. Thực trạng công tác tuyên truyền quảng bá sản phẩm du lịch

Công tác xúc tiến quảng bá du lịch bước đầu đã được triển khai, nhiều hoạt động quảng bá hình ảnh, sản phẩm hàng hóa, tiềm năng du lịch Ba Chẽ, hoạt động xúc tiến đầu tư trong lĩnh vực dịch vụ được thực hiện, góp phần thu hút du khách đến với Ba Chẽ.


Song, công tác tuyên truyền quảng bá du lịch chưa rộng; kinh phí đầu tư cho quảng bá, xúc tiến chưa nhiều; nội dung tuyên truyền quảng bá còn đơn điệu, chưa xây dựng được trang web thông tin về du lịch và cẩm nang du lịch của huyện.

3.2. Khách du lịch và sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch

Mặc dù có nhiều tiềm năng về tài nguyên du lịch, khách du lịch đến với Ba Chẽ hiện nay chủ yếu vẫn là khách nội địa với thời gian lưu trú ngắn. Khách quốc tế đến Ba Chẽ đa phần mới mục tiêu về thăm thân nhân với số lượng ít. Đối tượng khách đến Ba Chẽ chủ yếu là khách đi qua đến với Khu di tích Miếu Ông - Miếu Bà và dự các lễ hội do huyện mời và một phần chiêm bái, lượng khách lưu trú và ở lại tham quan qua đêm rất ít; số ngày lưu trú và mức độ chi tiêu của khách thấp do các khu điểm du lịch chưa có.

3.2.1. Thực trạng khách du lịch

3.2.1.1. Khách du lịch quốc tế

Mặc dù hàng năm đón một lượng không lớn các du khách quốc tế so với một vài địa phương khác trong tỉnh Quảng Ninh như Hạ Long, Móng Cái. Nhưng qua điều tra cho thấy thị trường khách du lich quốc tế đến với Ba Chẽ tương đối đa dạng bao gồm cả các du khách mang quốc tịch châu Âu, Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, châu Mỹ,... Số lượng khách du lịch quốc tế đến Ba Chẽ được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3.4: Hiện trạng khách du lịch quốc tế đến Ba Chẽ giai đoạn 2017 -2019

(Đơn vị tính: Lượt)


Năm

2017

2018

2019

Tổng số

19.807

24.160

27.600

Khách quốc tế

112

150

212

(Phòng kinh tế - Hạ tầnghuyện Ba Chẽ)

Khách quốc tế vẫn chiếm con số ít ỏi trong tổng lượng khách đến với khu vực này. Trong vài năm trở lại đây, rõ ràng khách quốc tế đến với Ba Chẽ năm sau tăng hơn năm trước. Tuy nhiên con số này vẫn còn khá nhiều khiêm

Xem tất cả 103 trang.

Ngày đăng: 17/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí