Kiểm Định Cách Thức Đo Lường Các Biến Số Trong Mô Hình Nghiên Cứu


thừa từ nghiên cứu của King & Grace (2012) và Cable &DeRue ( 2002) được chỉnh sửa cho phù hợp với điều kiện môi trường lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam.

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu sơ bộ, mô hình nghiên cứu được hoàn thiện thêm biến số mới, hoàn chỉnh cách thức đo lường các biến số cho phù hợp với điều kiện ngành ngân hàng tại Việt Nam. Tác giả đã sử dụng phương pháp chọn mẫu phân tầng không theo tỷ lệ trong thu thập dữ liệu cho nghiên cứu chính thức và sử dụng phần mềm SPSS20 và Amos20 để kiểm định sự phù hợp của mô hình lý thuyết và các giả thuyết nghiên cứu. Kết quả sẽ được trình bày cụ thể ở chương sau.


CHƯƠNG 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU


4.1 Kiểm định cách thức đo lường các biến số trong mô hình nghiên cứu

4.1.1 Kiểm định bằng phân tích Cronbach’ alpha

Các tiêu chí được sử dụng khi thực hiện đánh giá độ tin cậy thang đo là:

- Loại các biến quan sát có hệ số tương quan biến-tổng nhỏ (nhỏ hơn 0,3); tiêu chuẩn chọn thang đo khi có độ tin cậy Alpha lớn hơn 0,6 (Alpha càng lớn thì độ tin cậy nhất quán nội tại càng cao) (Nunally & Bernstein, 1994).

- Các mức giá trị của Alpha: lớn hơn 0,8 là thang đo lường tốt; từ 0,7 đến 0,8 là sử dụng được; từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng trong trường hợp khái niệm nghiên cứu là mới hoặc mới trong bối cảnh nghiên cứu (Nunally, 1978; Peterson, 1994).

- Các biến quan sát có tương quan biến-tổng nhỏ (nhỏ hơn 0,4) được xem là biến rác thì sẽ được loại ra và thang đo được chấp nhận khi hệ số tin cậy Cronbach Alpha đạt yêu cầu (lớn hơn 0,7).

Căn cứ vào những tiêu chí trên, nghiên cứu thực hiện đánh giá thang đo như sau:

- Loại các biến quan sát có hệ số tương quan biến-tổng nhỏ hơn 0,4 (đây là những biến không đóng góp nhiều cho sự mô tả của khái niệm cần đo và nhiều nghiên cứu trước đây đã sử dụng tiêu chí này).

- Chọn thang đo có độ tin cậy Alpha lớn hơn 0,6 (các khái niệm trong nghiên cứu này tương đối mới đối với đối tượng nghiên cứu khi tham gia trả lời).


Bảng 4.12:Kết quả phân tích Cronbach’ alpha từ nghiên cứu định lượng chính thức



Biến

Biến quan sát

Hệ số tương quan hiến - tổng

Hệ số Cronbach’ alpha nếu loại bỏ biến

Hệ số

Cronbach alpha

CK

CK1

0,653

0,840

0,862

CK2

0,666

0.834

CK3

0,594

0,850

CK4

0,619

0,846

CK5

0,734

0,825

CK6

0,673

0,837

HD

HD1

0,557

0,894

0,892

HD2

0,734

0,872

HD3

0,715

0,873

HD4

0,665

0,879

HD5

0,721

0,872

HD6

0,771

0,867

HD7

0,694

0,876

DHQH

DHQH1

0,699

0,899

0,910

DHQH2

0,638

0,905

DHQH3

0,782

0,892

DHQH4

0,749

0,895

DHQH5

0,744

0,896

DHQH6

0,675

0,901

DHQH7

0,678

0,901

DHQH8

0,709

0,899

XHH

XHH1

0,832

0,903

0,922

XHH2

0,641

0,922

XHH3

0,712

0,914

XHH4

0,783

0,907

XHH5

0,775

0,908

XHH6

0,742

0,911

XHH7

0,821

0,903

TM

TN1

0,728

0,917

0,924

TN2

0,814

0,906

TN3

0,782

0,910

TN4

0,732

0,918

TN5

0,828

0,904

TN6

0,807

0,906

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 130 trang tài liệu này.



Biến

Biến quan sát

Hệ số tương quan hiến - tổng

Hệ số Cronbach’ alpha nếu loại bỏ biến

Hệ số

Cronbach alpha

NS

NS1

0,554

0,657

0,745

0,880

0,779

0,892

NS2

0,680

0,740

0,724

0,870

NS3

-0,033


0,829


NS4

0,615

0,676

0,736

0,878

NS5

0,704

0,753

0,723

0,869

NS6

0,576

0,662

0,741

0,880

NS7

-0,008


0,823


NS8

0,654

0,653

0,730

0,881

NS9

0,644

0,683

0,731

0,877

Nguồn: Dữ liệu từ nghiên cứu định lượng chính thức được xử lý bằng SPSS 20

Biến HD1 nếu bị loại khỏi thang đo sẽ làm hệ số Cronbach’ alpha tăng lên từ 0,888 lên 0,890 (mức độ tăng không đáng kể). Đồng thời, hệ số tương quan biến– tổng là lớn 0,557 thỏa mãn điều kiện > 0,4. Hơn nữa, theo tác giả, các khoản mục thang đo phải trải qua một quá trình tìm tòi, nghiên cứu… của các nhà nghiên cứu Burmann, Zeplin & Riley (2009) và King & Grace (2012) chứ không dễ dàng có được. Đồng thời, hoạt động nghiên cứu định tính của tác giả ghi nhận không có phản đối với khoản mục thang đo này. Vì những lý do trên nên tác giả vẫn giữ lại HD1 tiếp tục đưa vào phân tích nhân tố. Theo kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo bằng Cronbach alpha, và dựa vào tiêu chí lựa chọn thì hai biến quan sát NS3 và NS7 cần được loại khỏi bộ thang đo khi đưa vào phân tích nhân tố.

4.1.2 Kiểm định bằng EFA

4.1.2.1 Phân tích nhân tố khám phá cho các biến độc lập

Sau EFA tác giả sẽ làm tiếp CFA và SEM nên quan tâm đến cấu trúc của thang đo, các khái niệm sau khi rút ra có thể tương quan với nhau và quan tâm đến sự phân biệt rõ ràng giữa các nhân tố. Vì vậy, EFA được thực hiện với những điểm lưu ý như sau (Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị MaiTrang, 2008):

- Sử dụng phương pháp trích Principal Axis Factoring với phép xoay Promax

- Quan tâm đến tiêu chuẩn hệ số tải nhân tố lớn nhất của mỗi khoản mục thang đo

>= 0,5

- Quan tâm đến tiêu chuẩn tại mỗi khoản mục thang đo chênh lệch hệ số tải nhân


tố lớn nhất và hệ số tải nhân tố bất kỳ phải >= 0,3

- Tổng phương sai trích >= 50%

- KMO >= 0,5, kiểm định Bartlett có ý nghĩa thống kê (sig <0,05)

Kết quả ban đầu cho việc thực hiện phân tích nhân tố khám phá cho các biến độc lập được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 4.13: Trọng số nhân tố các biến tác động lên Sức mạnh thương hiệu bên trong (kết quả EFA lần đầu)


Biến quan sát

Nhân tố


Tiếp nhận


Xã hội hóa

Sự phù hợp nhu cầu cá nhân- đáp ứng của ngân hàng

Định hướng quan hệ

DHQH1

0,102

0,325

-0,200

0,562

DHQH2

-0,029

0,014

-0,022

0,752

DHQH3

-0,094

0,311

0,112

0,550

DHQH4

-0,090

0,380

-0,050

0,599

DHQH5

0,057

0,323

-0,006

0,435

DHQH6

0,402

0,140

0,257

0,052

DHQH7

0,355

0,016

0,252

0,212

DHQH8

0,265

0,186

0,023

0,370

XHH1

-0,067

0,694

0,154

0,121

XHH2

0,017

0,180

0,198

0,438

XHH3

0,071

0,769

-0,052

-0,022

XHH4

0,093

0,638

0,021

0,109

XHH5

0,046

0,781

-0,080

0,066

XHH6

0,093

0,678

0,053

0,001

XHH7

-0,046

0,790

0,104

0,050

TN1

0,682

0,015

0,053

0,053

TN2

0,912

0,089

-0,045

-0,143

TN3

0,833

0,077

-0,004

-0,107

TN4

0,885

-0,119

-0,049

0,006

TN5

0,824

-0,023

-0,085

0,164

TN6

0,744

0,139

0,034

-0,020

NS1

0,291

0,023

0,265

0,281

NS2

0,010

-0,180

0,524

0,487

NS4

0,003

-0,131

0,618

0,263

NS5

0,016

-0,022

0,678

0,176

NS6

0,039

-0,161

0,620

0,184

NS8

-0,166

0,184

0,862

-0,188

NS9

0,087

0,213

0,817

-0,322

Nguồn: Dữ liệu từ nghiên cứu định lượng chính thức


Sau khi lần lượt loại từng biến không đạt yêu cầu (biến nào tệ nhất bị loại trước) bao gồm các biến quan sát DHQH 6,7,8; XHH2 và NS1, kết quả EFA lần cuối cho các biến độc lập được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 4.14: Trọng số nhân tố các biến tác động lên Sức mạnh thương hiệu bên trong (kết quả EFA lần cuối)


Biến quan sát

N

hân tố


Tiếp nhận


Xã hội hóa

Sự phù hợp nhu cầu cá nhân- đáp ứng

của ngân hàng


Định hướng quan hệ

DHQH1




0,.653

DHQH2




9,717

DHQH3




0,679

DHQH4




0,695

DHQH5




0,573

XHH1


0,719



XHH3


0,730



XHH4


0,690



XHH5


0,825



XHH6


0,708



XHH7


0,809



TN1

0,661




TN2

0,879




TN3

0,810




TN4

0,828




TN5

0,790




TN6

0,696




NS2



0,568


NS4



0,681


NS5



0,748


NS6



0,674


NS8



0,800


NS9



0,727


Phương sai trích

51,887

59,422

65,722

70,075

Eigen value

11,934

1,733

1,449

1,001

Nguồn: Dữ liệu từ nghiên cứu định lượng chính thức


Như vậy có 4 nhân tố được rút ra:

- Nhân tố 1 gồm các biến quan sát DHQH1–DHQH5. Như vậy các biến quan sát DHQH 6,7,8 thể hiện mối quan hệ hỗ trợ của ngân hàng với cá nhân nhân viên đều không được dữ liệu nghiên cứu định lượng hỗ trợ đưa vào phân tích trong mô hình. Nghiên cứu định tính cũng cho thấy các nhân viên ngân hàng yêu cầu cần cụ thể hóa các mối quan hệ nhân viên – nhân viên, nhân viên – sếp trực tiếp, nhân viên – khách hàng để phát triển tính định hướng quan hệ trong môi trường làm việc thay vì nói tới mối quan hệ chung chung không cụ thể rõ ràng giữa nhân viên – ngân hàng. Những kết quả này có thể cho thấy việc phát triển mạng lưới quan hệ trong môi trường làm việc của ngân hàng chưa tập trung vào từng cá nhân nhân viên ngân hàng nên những biến quan sát này không được lựa chọn/ không thể hiện được tính định hướng quan hệ trong môi trường làm việc của các ngân hàng Việt Nam.

- Nhân tố 2 gồm các biến quan sát, XHH1, XHH3- XHH7. Biến quan sát XHH2 thể hiện hiệu quả của hoạt động đào tạo của ngân hàng đối với cá nhân nhân viên không được dữ liệu ủng hộ khi đưa vào phân tích. Như vậy trong môi trường làm việc của các ngân hàng Việt Nam hoạt động đào tạo chưa tập trung vào từng cá nhân vì vậy cũng sẽ không hỗ trợ cho việc học hỏi giá trị thương hiệu và hành động hướng tới thương hiệu của nhân viên.

- Nhân tố 3 gồm các biến quan sát TN1 – TN6.

- Nhân tố 4 gồm các biến quan sát NS2, NS4-NS6, NS8-NS9. NS2 được chấp nhận trong khi NS1 không được chấp nhận cho thấy những thứ mà nhân viên ngân hàng mong muốn ở công việc của mình không đồng nghĩa với đó là những thứ phù hợp với họ. Cùng với việc biến NS3 và NS7 không được chấp nhận (mặc dù đã có thay đổi trong việc sử dụng từ “không” thành “chưa”) cho thấy cần có thêm nghiên cứu định tính tìm hiểu kỹ hơn về biến số “sự phù hợp nhu cầu cá nhân – đáp ứng của ngân hàng”

Tổng phương sai trích (hay tổng biến thiên được giải thích) bằng 63,698% (>50%), KMO = 0,937 (>0,5) và kiểm định Bartlett có ý nghĩa thống kê (sig <0,05) (Xem phụ lục 4.4) nên EFA là phù hợp.



4.1.2.2 EFA cho khái niệm sức mạnh thương hiệu nội bộ

Khái niệm “Sức mạnh thương hiệu bên trong” được cấu thành bởi hai khái niệm thành phần là “cam kết của nhân viên với thương hiệu” và “hành động của nhân viên hướng tới thương hiệu” và các biến quan sát tương ứng cho từng khái niệm là CK1-CK6 cho biến “cam kết của nhân viên với thương hiệu” và HD1-HD7 cho biến “hành động của nhân viên hướng tới thương hiệu”. Thực hiện EFA ta được kết quả như sau:

Bảng 4.15: Trọng số nhân tố Sức mạnh thương hiệu bên trong


Nhâ

n tố

Hành động

Cam kết

CK1

-0,172

0,858

CK2

0,025

0,694

CK3

0,248

0,559

CK4

0,238

0,590

CK5

0,040

0,779

CK6

0,190

0,600

HD1

0,519

0,111

HD2

0,699

0,085

HD3

0,688

0,092

HD4

0,731

-0,035

HD5

0,778

-0,013

HD6

0,816

0,032

HD7

0,807

-0,062

Phương sai trích

51,676

61,165

Eigen value

6,718

1,234

Nguồn: Dữ liệu từ nghiên cứu định lượng chính thức được xử lý bằng SPSS 20

Có hai nhân tố được rút ra:

- Nhân tố 1 gồm các biến quan sát CK1-CK6, kết quả này cho thấy việc phát triển biến CK6 ở nghiên cứu định tính là hoàn toàn phù hợp thể hiện được cam kết của nhân viên với thương hiệu ngân hàng.

- Nhân tố 2 gồm các biến quan sát HD1- HD7.


Tổng phương sai trích (hay tổng biến thiên được giải thích) bằng 54,373% (>50%), KMO = 0,905 (>0,5) và kiểm định Bartlett có ý nghĩa thống kê (sig <0,05) (Xem phụ lục 4.5) nên EFA là phù hợp.

4.1.3 Kiểm định bằng CFA

Phân tích nhân tố khẳng định (CFA) cần được sử dụng để xem mô hình đo lường này có đạt yêu cầu không, các thang đo có đạt được yêu cầu của một thang đo tốt không.

Để đo lường mức độ phù hợp của mô hình với thông tin thị trường, người ta sử dụng Chi-square (CMIN); Chi-square điều chỉnh theo bậc tự do (CMIN/df)); chỉ số thích hợp so sánh (CFI_ Comparative Fit Index). chỉ số Tucker & Lewis (TLI_Tucker & Lewis Index); chỉ số RMSEA (Root Mean Square Error Approximation). Mô hình được xem là thích hợp với dữ liệu thị trường khi kiểm định Chi-square có P-value > 0,05. Điều này thực tế rất khó xảy ra bởi vì χ2 rất nhạy với kích thước mẫu lớn và độ mạnh của kiểm định, nên thực tế người ta dùng chỉ số χ2 /df để đánh giá. Một số tác giả đề nghị 1 < χ2/df < 3 (Hair và cộng sự, 1998) [43], trong một số nghiên cứu thực tế người ta phân biệt ra 2 trường hợp : χ2/df < 5(với mẫu N > 200) ; hay < 3 (khi cỡ mẫu N < 200) thì mô hình được xem là phù hợp tốt (Kettinger và Lee,1995). Nếu một mô hình nhận được các giá trị GFI, TLI, CFI ≥ 0,9, CMIN/df≤ 3 thì mô hình được xem là phù hợp. Thọ & Trang (2008)

[9] cho rằng nếu mô hình nhận được các giá trị TLI, CFI ≥0,9, CMIN/df ≤0,2, RMSEA ≤ 0,08 thì mô hình phù hợp (tương thích) với dữ liệu thị trường. Ngoài ra khi CFA nên thực hiên các đánh giá khác như:

- Đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số tin cậy tổng hợp, tổng phương sai trích được và hệ số Cronbach alpha (Hair và cộng sự, 1998).

- Tập biến quan sát cần đạt được tính đơn hướng/ đơn nguyên khi mô hình phù hợp với dữ liệu thị trường trừ khi các biến quan sát có tương quan với nhau (Steenkamp &Van Trip, 1991).

- Thang đo đạt được giá trị hội tụ khi các trọng số chuẩn hóa của thang đo đều cao (>0,5) và có ý nghĩa thống kê (P<0.05) (Gerbring & Anderson, 1988).


5.1.3.1 Kiểm định CFA thang đo cho khái niệm “Sức mạnh thương hiệu bên trong”


Hình 4.13: Kết quả CFA thang đo khái niệm sức mạnh thương hiệu bên trong

Kết quả CFA thu được thể hiện trên hình 5.13 có Chi-square/df = 4,654 <5 là chấp nhận được với mẫu nghiên cứu trên 500 quan sát , GFI =0,902 , TLI = 0,903 , CFI = 0,923 , RMSEA = 0.79 <0,08, chứng tỏ mô hình thang đo các yếu tố của SMTH bên trong phù hợp với dữ liệu cuộc nghiên cứu.

Các trọng số (chuẩn hóa) đều > 0,5 và các trọng số (chưa chuẩn hóa) đều có ý nghĩa thống kê nên các khái niệm đều đạt được giá trị hội tụ (xem phụ lục 5.6 và 5.7).

Tuy nhiên thang đo khái niệm Hành động có sự tương quan sai số của một số biến quan sát nên thang đo không đạt được tính đơn nguyên. Song cũng cần nhận thức rằng ít có mô hình nào cùng đạt được tất cả các tiêu chuẩn. Thực tế nhiều nghiên cứu, giá trị p value và tính đơn hướng thường khó đạt được trên tất cả các thang đo của các khái niệm nghiên cứu (Thọ & Trang, 2008).


Thang đo khái niệm SMTH bên trong đạt được giá trị phân biệt do hệ số tương quan giữa các khái niệm cam kết và hành động nhỏ hơn 0,9 (xem phụ lục 4.8).

Hệ số tin cậy tổng hợp thang đo SMTH bên trong đều lớn hơn 0,5 và tổng phương sai trích đều lớn hơn 50% và đạt yêu cầu. Kết quả này được tính toán trong phụ lục 4.12 và được tổng hợp ở bảng 4.16 dưới đây.

Bảng 4.16: Hệ số tin cậy tổng hợp và tổng phương sai trích của các thang đo


STT

Thang đo

Hệ số tin cậy tổng hợp

Tổng phương sai trích

1

Cam kết

0,870

52,81%

2

Hành động

0,916

56,92%

3

DHQH

0,861

59,27%

4

XHH

0,916

64,43%

5

TN

0,909

62,66%

6

NS

0,889

57,18%

Nguồn: Dữ liệu từ nghiên cứu định lượng chính thức

4.1.3.2 Kiểm định CFA mô hình tới hạn

Thực hiện kiểm định CFA mô hình tới hạn thu được kết quả thể hiện trên hình

4.14 có Chi-square/df =4.641 < 5 với mẫu nghiên cứu N = 512 có thể cho là tạm được, GFI =0,869 , TLI =0,903, CFI =0, 917 , RMSEA = 0,76 <0,08 có thể tạm chấp nhận dữ liệu của cuộc nghiên cứu ủng hộ cho mô hình. Tuy nhiên chỉ tiêu GFI chưa đạt.

Các trọng số (chuẩn hóa) đều > 0,5 và các trọng số (chưa chuẩn hóa) đều có ý nghĩa thống kê nên các khái niệm đều đạt được giá trị hội tụ (xem phụ lục 4.9 và 4.10). Các sai số của các biến quan sát không có tương quan với nhau nên thang đo đạt được tính đơn nguyên và thang đo các khái niệm trong mô hình tới hạn đạt được giá trị phân biệt do hệ số tương quan giữa các khái niệm nhỏ hơn 0,9 (xem phụ lục 4.11). Hệ số tin cậy tổng hợp thang đo sức mạnh thương hiệu bên trong đều lớn hơn 0,5 và tổng phương sai trích đều lớn hơn 50% và đạt yêu cầu. Kết quả này được tính toán trong phụ lục 4.12 và được tổng hợp ở bảng 4.16 ở trên.

Có thể cải thiện mô hình dựa vào chỉ số Modification Indices (MI). Lựa chọn những trường hợp có MI lớn (MI>10) để móc các cặp sai số (lưu ý chỉ móc các cặp


sai số của cùng một thang đo lường) nhằm cải thiện Chi-square, nhờ đó cải thiện các chỉ số.


Hình 4.14: Kết quả CFA mô hình tới hạn (chuẩn hóa)

Sau khi móc các cặp sai số có chỉ số MI cao ta được mô hình như ở hình 5.15 với các kết quả Chi-square/df = 3,943, GFI =0,904 , TLI =0,945, CFI =0,958 , RMSEA = 0,68 là tạm chấp nhận được.

Xem tất cả 130 trang.

Ngày đăng: 23/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí