Hạn Chế Của Đề Tài Và Đề Xuất Hướng Nghiên Cứu Mới


ROAE đều giảm, cuối cùng cả tăng trưởng kinh tế và ROAA, ROAE đều tăng trong hai năm 2016 và 2017. Trong các nghiên cứu trước đây về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và KNSL của ngân hàng thì kết quả tùy thuộc vào từng điều kiện thị trường khác nhau, mối quan hệ có thể là cùng chiều hay ngược chiều. Với mẫu dữ liệu nghiên cứu này, hệ số ước lượng của biến growth thu được từ các mô hình với biến phụ thuộc ROAA hay ROAE đều có giá trị âm nhưng không có ý nghĩa thống kê. Như vậy, chưa đủ cơ sở để chấp nhận hay bác bỏ giả thuyết H9.

4.4 Kết luận chương


Trong chương 4, tác giả trình bày một số đặc điểm chính của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu từ 2006 – 2017, thực hiện thống kê mô tả và phân tích tương quan để có được tổng quan về mẫu dữ liệu nghiên cứu, tiếp đó tác giả thực hiện hồi quy và kiểm định mô hình hồi quy để lựa chọn được mô hình tốt nhất. Kết quả thực nghiệm cho thấy mức độ hỗn hợp kinh doanh có ảnh hưởng cùng chiều đến KNSL của NHTM, rủi ro thanh khoản có ảnh hưởng cùng chiều đến ROAA nhưng chưa tìm thấy bằng chứng về ảnh hưởng đến ROAE, lạm phát có ảnh hưởng cùng chiều đến ROAE nhưng chưa tìm thấy bằng chứng về ảnh hưởng đến ROAA, tỷ lệ vốn chủ sở hữu có ảnh hưởng cùng chiều đến ROAA nhưng ngược chiều đến ROAE, rủi ro tín dụng có ảnh hưởng ngược chiều đến ROAE nhưng chưa tìm thấy bằng chứng về ảnh hưởng đến ROAA. Cuối cùng hiệu quả quản lý có ảnh hưởng ngược chiều đến KNSL của NHTM.


CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN


5.1 Kết quả chính của bài nghiên cứu

Tác giả thực hiện nghiên cứu kiểm định các yếu tố ảnh hưởng đến KNSL của NHTM Việt Nam dựa trên mẫu dữ liệu thu thập được bao gồm 23 NHTM trong giai đoạn 2006 – 2017. Bắt đầu bằng việc sử dụng thống kê mô tả để thấy được tổng quan về KNSL cũng như các yếu tố ảnh hưởng. Tiếp đến, tác giả sử dụng các mô hình hồi quy POOLED OLS, REM, FEM cùng các kiểm định lựa chọn mô hình và khắc phục các vi phạm giả thuyết hồi quy để đi đến chọn được mô hình tốt nhất. Với phương pháp Robust standard errors của Driscoll and Kraay’s (1998) áp dụng cho mô hình FEM với biến phụ thuộc ROAA và REM với biến phụ thuộc ROAE, tác giả đã khắc phục được hiện tượng phương sai sai số thay đổi và hiện tượng tự tương quan để các hệ số ước lượng thu được hiệu quả và đáng tin cậy.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

Kết quả hồi quy cho thấy các yếu tố rủi ro thanh khoản, mức độ hỗn hợp kinh doanh và lạm phát tác động cùng chiều đến KNSL của NHTM, trong khi các yếu tố hiệu quả quản lý và rủi ro tín dụng tác động ngược chiều. Riêng yếu tố tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản tác động cùng chiều trong trường hợp yếu tố đại diện KNSL của NHTM là ROAA và ngược chiều trong trường hợp yếu tố đại diện KNSL của NHTM là ROAE.

5.2 Khuyến nghị

Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại Việt Nam - Nguyễn Xuân Hoàng - 12


Từ kết quả nghiên cứu thu được về tác động của các yếu tố đến KNSL của NHTM Việt Nam đã thảo luận ở chương 4, tác giả gợi ý các giải pháp để các nhà quản trị ngân hàng ứng dụng nhằm nâng cao KNSL như sau:

Quản lý thanh khoản hiệu quả: Yếu tố rủi ro thanh khoản trong bài nghiên cứu được đo lường bằng tỷ lệ dư nợ tín dụng trên tổng tiền gửi của khách hàng. Từ kết quả nghiên cứu, rủi ro thanh khoản tác động cùng chiều đến KNSL của NHTM gợi ý cho các nhà quản trị ngân hàng về việc duy trì một tỷ lệ hợp lý giữa dư nợ tín dụng và tài sản thanh khoản trong danh mục tài sản sẽ giúp gia tăng khả năng sinh lời. Khi tỷ lệ dư nợ tín dụng trên tổng tiền


gửi tăng, đồng nghĩa với việc sử dụng nguồn vốn huy động để cấp tín dụng nhiều hơn với việc nắm giữ tài sản thanh khoản thì KNSL của NHTM tăng. Rõ ràng các khoản cấp tín dụng có lãi suất cao hơn lãi suất của tài sản thanh khoản nên mang lại thu nhập nhiều hơn. Tuy nhiên, các nhà quản trị ngân hàng cần kiểm soát thường xuyên tỷ lệ này để đảm bảo sử dụng nguồn tiền gửi huy động được một cách tối ưu, vừa đảm bảo đáp ứng khả năng thanh khoản vừa sử dụng để cấp tín dụng đem lại thu nhập cao. Để làm được điều này, cần kiểm soát tốt dòng tiền vào ra, theo dõi danh mục tài sản thanh khoản hằng ngày, dự phóng dòng tiền trong tương lai, để từ đó có kế hoạch sử dụng nguồn tiền gửi huy động được tối ưu.

Đa dạng hóa hoạt động của NHTM: Yếu tố mức độ hỗn hợp kinh doanh trong bài nghiên cứu được đo lường bằng tỷ lệ thu nhập ngoài lãi trên tổng tài sản. Từ kết quả nghiên cứu, mức độ hỗn hợp kinh doanh tác động cùng chiều đến KNSL của NHTM, điều này gợi ý cho các nhà quản trị ngân hàng nên thực hiện đa dạng hóa hoạt động của NHTM để gia tăng khả năng sinh lời. Thật vậy, ngoài nguồn thu nhập chính từ hoạt động cấp tín dụng, việc mở rộng hoạt động cung ứng các dịch vụ thanh toán, chuyển tiền quốc tế, mua bán ngoại tệ, kinh doanh tiền tệ và chứng khoán… sẽ mang lại nhiều nguồn thu nhập cho NHTM. Tuy nhiên, các nhà quản trị ngân hàng cần kiểm soát tốt các chi phí phát sinh đi kèm với việc mở rộng hoạt động kinh doanh và đánh giá thường xuyên hiệu quả của từng hoạt động để có những điều chỉnh phù hợp với tình hình thị trường nhằm mang lại lợi nhuận tốt hơn, từ đó gia tăng khả năng sinh lời của NHTM.

Theo dõi và dự báo lạm phát: Lạm phát là yếu tố vĩ mô, không nằm trong sự kiểm soát nhưng NHTM có thể theo dõi và sử dụng thông tin này một cách hợp lý, đưa yếu tố lạm phát dự kiến vào trong kế hoạch kinh doanh của mình. Từ kết quả nghiên cứu, lạm phát tác động cùng chiều đến KNSL của NHTM, điều này gợi ý cho các nhà quản trị ngân hàng cần thường xuyên theo dõi tình hình lạm phát, dự báo lạm phát để kịp thời thay đổi lãi suất


nhanh hơn sự thay đổi của chi phí do lạm phát gây ra nhằm đảm bảo thu nhập lớn hơn chi phí, từ đó lợi nhuận thu được tốt hơn và gia tăng khả năng sinh lời của NHTM.

Nâng cao chất lượng các khoản cấp tín dụng: Yếu tố rủi ro tín dụng trong bài nghiên cứu được đo lường bằng tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ tín dụng. Từ kết quả nghiên cứu, rủi ro tín dụng tác động ngược chiều đến KNSL của NHTM, điều này gợi ý cho các nhà quản trị NHTM rằng muốn gia tăng khả năng sinh lời cần giảm các khoản trích lập dự phòng tín dụng. Dự phòng rủi ro tín dụng cao bắt nguồn từ các khoản nợ kém chất lượng, do đó để giảm các khoản dự phòng này, các nhà quản trị ngân hàng cần có biện pháp quản lý tín dụng tốt hơn. Để làm được điều này, các nhà quản trị ngân hàng cần cải thiện các quy trình thẩm định và đánh giá khách hàng trước khi cấp tín dụng, theo dõi và đánh giá sau cấp tín dụng, nâng cao trình độ và bồi dưỡng phẩm chất đạo đức của cán bộ thẩm định tín dụng. Đối với các khoản tín dụng kém chất lượng đã phát sinh, cần thực hiện các biện pháp nghiệp vụ để thu hồi gốc và lãi một cách tốt nhất có thể để giảm thiểu các khoản dự phòng vốn đã và đang làm bào mòn lợi nhuận của NHTM.

Tăng cường quản lý chi phí: Yếu tố hiệu quả quản lý trong bài nghiên cứu được đo lường bằng tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập hoạt động. Từ kết quả nghiên cứu, hiệu quả quản lý tác động ngược chiều đến KNSL của NHTM, điều này gợi ý cho các nhà quản trị ngân hàng rằng muốn gia tăng khả năng sinh lời cần giảm tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập hoạt động. Để làm được điều này, các nhà quản trị ngân hàng cần kiểm soát chặt chẽ, từ đó có biện pháp để giảm thiểu chi phí hoạt động. Phần lớn chi phí hoạt động là chi phí quản lý mà chủ yếu là lương và phúc lợi của nhân viên, do đó cần tinh gọn bộ máy hoạt động, áp dụng công nghệ hiện đại để giảm số nhân sự không cần thiết. Bên cạnh đó, cần sử dụng nguồn nhân lực một cách hiệu quả nhất có thể, khai thác tối đa hiệu suất của mỗi nhân viên để mang lại thu


nhập tương xứng, khi đó dù chi phí có gia tăng nhưng thu nhập mang lại vừa đủ bù đắp vừa có lợi nhuận.

Cân nhắc việc tăng vốn chủ sở hữu: Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản có tác động cùng chiều trong trường hợp yếu tố đại diện KNSL của NHTM là ROAA và ngược chiều trong trường hợp ROAE. Như vậy khi tăng vốn chủ sở hữu thì lợi nhuận mang lại trên tổng tài sản tăng nhưng lại làm cho lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu giảm. Điều này gợi ý cho các nhà quản trị ngân hàng rằng muốn gia tăng KNSL cần tăng vốn nhưng có kiểm soát chặt chẽ, nghĩa là cần đánh giá hiệu quả mang lại từ việc tăng vốn, khai thác hết nguồn vốn chủ sở hữu tăng thêm để mang lại khoản thu nhập tương xứng.

5.3 Hạn chế của đề tài và đề xuất hướng nghiên cứu mới


Nghiên cứu của tác giả đã góp phần xác định các yếu tố có ảnh hưởng đến KNSL của các NHTM Việt Nam, trên cơ sở đó gợi ý cho các nhà quản trị ngân hàng các giải pháp để gia tăng KNSL. Bên cạnh những kết quả đã đạt được, nghiên cứu của tác giả còn tồn tại một số hạn chế đó là chưa xem xét tác động của khủng hoảng tài chính đến KNSL của NHTM trong giai đoạn nghiên cứu. Với việc gia nhập Tổ chức thương mại thế giới năm 2007, nền kinh tế Việt Nam đã hội nhập sâu rộng hơn với nền kinh tế thế giới. Khủng hoảng tài chính toàn cầu nổ ra vào năm 2008 đã ảnh hưởng đến nền kinh tế của nước ta, đến môi trường hoạt động của các doanh nghiệp trong đó có các ngân hàng thương mại. Do đó, sẽ tốt hơn nếu xem xét tác động của khủng hoảng đến KNSL của NHTM. Ngoài ra, tác giả chưa xem xét ảnh hưởng của loại hình sở hữu ngân hàng như sở hữu tư nhân, sở hữu nhà nước đến KNSL của NHTM.

Những hạn chế của đề tài cũng đã mở ra hướng nghiên cứu tiếp theo đó là xem xét tác động của khủng hoảng tài chính cũng như ảnh hưởng của loại hình sở hữu ngân hàng đến KNSL của NHTM.


TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tài liệu tiếng Việt


Báo cáo thường niên của ngân hàng Nhà nước Việt Nam giai đoạn 2007-2016.


Hồ Thị Hồng Minh & Nguyễn Thị Cành, 2015. Đa dạng hóa thu nhập và các yếu tố tác động đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Tạp chí Công nghệ Ngân hàng, 106-107: 13.

Luật các tổ chức tín dụng 2010.


Nguyễn Phạm Nhã Trúc & Nguyễn Phạm Thiên Thanh, 2016. Các nhân tố tác động đến khả năng sinh lời của hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Tạp chí Kinh tế Phát triển, số 228, trang 52-60.

Nguyễn Thế Bính, 2016. Tập trung thị trường trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam. Tạp chí phát triển & hội nhập, số 26.

Trịnh Quốc Trung & cộng sự, 2013. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Tạp chí ngân hàng, số 85, trang 11-15.

Tài liệu tiếng Anh


Alexiou, Sofoklis, 2009. Determinants of Bank Profitability: Evidence from The Greek Banking Sector. Economic Annals, Volume LIV No. 182.

Arnold, 2013. Economics. 11th ed. Mason: Cengage.


Athanasoglou, Brissimis, Delis, 2008. Bank-specific, industry-specific and macroeconomic determinants of bank profitability. Journal of International Financial Markets, Institutions & Money, 18: 121-136.

Berger, Herring, Szegö, 1995. The role of capital in financial institutions. Journal of Banking & Finance, 19: 393-430.


Breusch, Pagan, 1980. The Lagrange Multiplier Test and its Applications to Model Specification in Econometrics. The Review of Economic Studies, Vol. 47, No. 1, 239-253.

Capraru, Ihnatov, 2014. Banks’ Profitability in Selected Central and Eastern European Countries. Procedia Economics and Finance, 16: 587-591.

Dietrich, Wanzenried, 2011. Determinants of bank profitability before and during the crisis: Evidence from Switzerland. Journal of International Financial Markets, Institutions & Money, 21: 307-327.

Driscoll, Kraay, 1998. Consistent Covariance Matrix Estimation with Spatially Dependent Panel Data. Review of Economics and Statistics, 80(4): 549–560.

Pasiouras, Kosmidou, 2007. Factors influencing the profitability of domestic and foreign commercial banks in the European Union. Research in International Business and Finance, 21: 222-237.

Perera, Skully, Chaudhry, 2013. Determinants of Commercial Bank Profitability: South Asian Evidence. Asian Journal of Finance & Accounting, Vol. 5, No. 1.

Perry, 1992. Do banks gain or lose from inflation? Journal of Retail Banking, Vol. 14, No. 2, 25-30.

Petria, Capraru, Ihnatov, 2015. Determinants of banks’ profitability: evidence from EU 27 banking. Procedia Economics and Finance, 20: 518-524.

Smirlock, 1985. Evidence on the (Non) Relationship between Concentration and Profitability in Banking. Journal of Money, Credit and Banking, Vol. 17, No. 1, 69- 83.

Sufian, Chong, 2008. Determinants of Bank Profitability in A Developing Economy: Empirical Evidence from The Philippines. Asian Academy of Management Journal of Accounting and Finance, Vol. 4, 2: 91–112.


Wooldridge, J. M. 2002. Econometric Analysis of Cross Section and Panel Data.

Cambridge, MA: The MIT Press.

Xem tất cả 115 trang.

Ngày đăng: 07/04/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí