Theo đó, các chuyên gia đã có những gợi ý rằng năng lực công nghệ của doanh nghiệp xuất khẩu rau quả sẽ góp phần gia tăng kết quả xuất khẩu và chiến lược markerting xuất khẩu thích nghi. Để có thêm cơ sở vững chắc hơn liên quan đến những gợi ý của các chuyên gia về yếu tố năng lực công nghệ, tác giả đã kết hợp lý thuyết dựa vào nguồn lực và lý thuyết quốc tế hóa để phát triển các đề nghị của các chuyên gia thành các giả thuyết nghiên cứu về ảnh hưởng tích cực của năng lực công nghệ đến kết quả xuất khẩu và chiến lược marketing xuất khẩu thích nghi luận giải ở giả thuyết H5a và H5b (đã trình bày ở mục 2.3.5).
Trái lại, rào cản kỹ thuật thương mại là yếu tố đặc thù của ngành có tác động tiêu cực đến kết quả xuất khẩu của doanh nghiệp xuất khẩu rau quả Việt Nam. Tương tự, để phát triển đề nghị của các chuyên gia xây dựng các giả thuyết có liên quan đến khái niệm rào cản kỹ thuật thương mại, tác giả đã kết hợp lý thuyết dựa vào nguồn lực, lý thuyết quốc tế hóa và lý thuyết thể chế thành các giả thuyết nghiên cứu về mối quan hệ giữa rào cản kỹ thuật thương mại đến kết quả xuất khẩu và chiến lược marketing xuất khẩu thích nghi ở giả thuyết H8a và H8b (đã trình bày ở mục 2.3.8).
Kết quả thảo luận tổng hợp cho thấy, các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xuất khẩu của doanh nghiệp XKRQ Việt Nam bao gồm 7 yếu tố: (i) Kinh nghiệm quốc tế,
(ii) cam kết xuất khẩu, (iii) đặc điểm sản phẩm, (iv) năng lực công nghệ, (v) sự khác biệt môi trường, (vi) cường độ cạnh tranh, (vii) rào cản kỹ thuật thương mại. Các chuyên gia đồng ý rằng, kết quả xuất khẩu của doanh nghiệp XKRQ Việt Nam bị tác động bởi các yếu tố nội bộ (i, ii, iii, iv) và các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp (v; vi, vii). Đồng thời, 7 yếu tố này cũng tác động đến khái niệm chiến lược marketing xuất khẩu thích nghi. Hầu hết các chuyên gia đồng thuận với các yếu tố như mô hình lý thuyết. Hơn nữa, theo nhận định của các chuyên gia đề xuất 2 yếu tố là năng lực công nghệ và rào cản kỹ thuật thương mại, và đây chính là các yếu tố thành phần mới tác động đến kết quả xuất khẩu của doanh nghiệp XKRQ Việt Nam, phù hợp với đặc trưng của ngành và thực tiễn hoạt động kinh doanh hiện nay của các doanh nghiệp XKRQ Việt Nam. Mối quan hệ giữa các yếu tố tác động đến kết quả xuất khẩu đề xuất phù hợp với nền kinh tế chuyển đổi cũng như văn hóa tại Việt Nam. Sau khi có
kết quả nghiên cứu định tính giai đoạn 1 ta xây dựng thang đo nháp 1 và dàn bài nghiên cứu định tính giai đoạn 2 (Phụ lục 1).
Bảng 3.3 Kết quả hiệu chỉnh thang đo nghiên cứu định tính giai đoạn 2
Mức độ đánh giá của chuyên gia
Tỷ lệ
Thang đo
Không đại
Đại diện tương
Đại diện rõ ràng
đồng thuận
Bổ sung, chỉnh sửa
diện | đối | ||||
Chiến lược marketing xuất khẩu thích nghi | 1 | 12 | 92,3% | Xem chi tiết ở Bảng 7 | |
Kinh nghiệm quốc tế | 2 | 11 | 84,62% | Phụ lục 1 | |
Cam kết xuất khẩu | 13 | 100% | |||
Đặc điểm sản phẩm | 1 | 12 | 92,3% | ||
Năng lực công nghệ | 13 | 100% | |||
Sự khác biệt môi trường | 13 | 100% | |||
Cường độ cạnh tranh | 2 | 11 | 84,62% | ||
Rào cản kỹ thuật thương mại | 1 | 12 | 92,3% | ||
Kết quả xuất khẩu | 13 | 100% |
Có thể bạn quan tâm!
- Sự Khác Biệt Môi Trường Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Xuất Khẩu Và Chiến Lược Marketing Xuất Khẩu Thích Nghi
- Tóm Tắt Các Giả Thuyết Nghiên Cứu
- Tiến Độ Thực Hiện Đề Tài Nghiên Cứu
- Kết Quả Phân Tích Độ Tin Cậy Của Các Thang Đo Sơ Bộ
- Kết Quả Phân Tích Phần Dư Của Thang Đo Nguyên Nhân
- Kết Quả Đánh Giá Độ Tin Cậy Và Giá Trị Hội Tụ
Xem toàn bộ 260 trang tài liệu này.
(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả nghiên cứu định tính giai đoạn 2)
Nghiên cứu định tính giai đoạn 2
Mục tiêu nghiên cứu định tính giai đoạn 2 nhằm điều chỉnh và bổ sung thang đo các khái niệm phù hợp với điều kiện và TTXK rau quả doanh nghiệp Việt Nam. Từ bảng tổng hợp các đánh giá, ý kiến của các đối tượng thảo luận cung cấp nhiều ý kiến điều chỉnh và bổ sung thang đo mới (Bảng 7, Phụ lục 1). Khái niệm kết quả xuất khẩu và các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xuất khẩu là một khái niệm nghiên cứu rộng, áp dụng cho đa ngành nên có rất nhiều biến thể. Một số nhà nghiên cứu đã sử dụng các kỹ thuật đa biến để phân tích ảnh hưởng của một số lượng hạn chế các yếu
tố giải thích cùng nhau đo lường tác động đến kết quả xuất khẩu (Hultman và cộng sự, 2009, 2011). Vì vậy, thang đo chính thức các khái niệm trong nghiên cứu này là các thang đo có sự chấp nhận của đối tượng nghiên cứu.
Tổng hợp và phân tích dữ liệu nghiên cứu định tính giai đoạn 2 cho thấy, các khái niệm nghiên cứu [kết quả xuất khẩu (EP), chiến lược marketing xuất khẩu thích nghi (EMS), kinh nghiệm quốc tế (IE), cam kết xuất khẩu (EC), đặc điểm sản phẩm (PC), năng lực công nghệ (TC), sự khác biệt môi trường (ED), cường độ cạnh tranh (CI), rào cản kỹ thuật thương mại (TBT)] có tồn tại và được khẳng định rõ ràng (Bảng 3.3). Mô hình nghiên cứu các yếu tố được lựa chọn đánh giá là phù hợp với thực tiễn và bối cảnh nghiên cứu tại thị trường Việt Nam.
Tóm lại, các khái niệm nghiên cứu được sử dụng trong luận án là chiến lược marketing xuất khẩu thích nghi, kinh nghiệm quốc tế, cam kết xuất khẩu, đặc điểm sản phẩm, năng lực công nghệ, sự khác biệt môi trường, cường độ cạnh tranh, rào cản kỹ thuật thương mại và kết quả xuất khẩu. Mức độ điều chỉnh, bổ sung các thang đo chi tiết của các khái niệm nghiên cứu đã được diễn giải chi tiết ở bảng 7, Phụ lục 1. Kết quả nghiên cứu định tính cho thấy: 40 biến quan sát dùng để đo lường khái niệm kết quả xuất khẩu và các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xuất khẩu đã được hình thành. Cụ thể như sau:
Thang đo chiến lược marketing xuất khẩu thích nghi
Khái niệm EMS được tiếp cận dưới góc độ EMS hỗn hợp thích nghi được đo lường bởi 4 biến quan sát sử dụng thang đo Likert 7 điểm (Bảng 3.4). EMS thể hiện mức độ thích nghi tại TTXK so với Việt Nam về chiến lược sản phẩm, giá cả, phân phối và truyền thông tiếp thị của các doanh nghiệp XKRQ Việt Nam. Thang đo EMS được điều chỉnh từ kết quả nghiên cứu định tính trên cơ sở thang đo khái niệm của Navarro và cộng sự (2010b) và Magnusson và cộng sự (2013), cả hai nghiên cứu trên đều sử dụng 4 biến quan sát giống nhau về 4 chiến lược thành phần của EMS.
Bảng 3.4: Thang đo chiến lược marketing xuất khẩu thích nghi Chiến lược marketing xuất khẩu thích nghi Ký hiệu
Các thành phần của sản phẩm (chất lượng, tính năng, bao bì, tên
thương hiệu, ghi nhãn, dịch vụ) đã thích nghi TTXK.
Các thành phần giá cả (tỷ suất lợi nhuận, chiết khấu, doanh số / điều khoản tín dụng, chính sách giảm giá) đã thích nghi TTXK
Các thành phần phân phối (mạng lưới phân phối, loại hoặc vai trò của trung gian, ngân sách phân phối) đã thích nghi TTXK
Các thành phần truyền thông tiếp thị (thông điệp / chủ đề, phân bổ phương tiện truyền thông, xúc tiến bán hàng, vai trò lực lượng bán hàng, ngân sách khuyến mãi) đã thích nghi TTXK
EMS1
EMS2
EMS3
EMS4
(Nguồn: Navarro và cộng sự (2010b), Magnusson và cộng sự (2013))
Thang đo kinh nghiệm quốc tế
Kinh nghiệm quốc tế là một khái niệm đơn hướng được đo lường bằng 4 biến quan sát (Bảng 3.5) với thang đo Likert 7 điểm, thể hiện mức độ hiểu biết TTXK dựa vào nguồn lực kinh nghiệm quản lý của doanh nghiệp xuất khẩu rau quả Việt Nam. Cả hai nghiên cứu của Lages và cộng sự (2008b) và Lages & Montgomery (2005) đều sử dụng cả 4 biến quan sát như nhau để đo lường thang đo kinh nghiệm quốc tế.
Bảng 3.5: Thang đo kinh nghiệm quốc tế
Kinh nghiệm quốc tế Ký hiệu
Cấp quản lý doanh nghiệp có kinh nghiệm chuyên nghiệp về quản
lý xuất khẩu
Cấp quản lý doanh nghiệp có kinh nghiệm sống và làm việc ở nước ngoài
Cấp quản lý doanh nghiệp được đào tạo về kinh doanh quốc tế, tham dự các khóa học chính thức và hội thảo xuất khẩu
Cấp quản lý doanh nghiệp có năng lực theo dõi các đầu mối thương mại tại TTXK chính
IE1
IE2
IE3
IE4
(Nguồn: Lages và cộng sự (2008b), Lages & Montgomery (2005))
Thang đo cam kết xuất khẩu
Khái niệm cam kết xuất khẩu được đo lường bởi 5 biến quan sát (Bảng 3.6) với thang đo Likert 7 điểm, thể hiện mức độ các nguồn lực tổ chức và quản lý được phân bổ cho hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp xuất khẩu rau quả Việt Nam. Các biến quan sát để đo lường khái niệm cam kết xuất khẩu dựa vào thang đo của Donthu & Kim (1993) và Navarro và cộng sự (2010b), trong đó cơ sở biến quan sát EC1 và EC4 dựa vào Donthu & Kim (1993) và cơ sở biến quan sát EC1, EC2, EC3, EC4, EC5 dựa vào Navarro và cộng sự (2010b).
Bảng 3.6: Thang đo cam kết xuất khẩu
Cam kết xuất khẩu Ký hiệu
Doanh nghiệp dành nhiều nguồn lực cho hoạt động xuất khẩu EC1 Doanh nghiệp phát triển chương trình kinh doanh cụ thể điều
hành kinh doanh xuất khẩu
Cấp quản lý doanh nghiệp có nỗ lực và dành thời gian cam kết cho hoạt động xuất khẩu
Doanh nghiệp dành nguồn lực tài chính cam kết cho hoạt động xuất khẩu
Doanh nghiệp dành nguồn lực nhân sự cam kết cho hoạt động xuất khẩu
EC2
EC3
EC4
EC5
(Nguồn: Donthu & Kim (1993), Navarro và cộng sự (2010b))
Thang đo đặc điểm sản phẩm
Khái niệm đặc điểm sản phẩm được đo lường bởi 4 biến quan sát (Bảng 3.7) với thang đo Likert 7 điểm, thể hiện mức độ độc đáo và đặc thù thuộc đặc điểm sản phẩm rau quả của các doanh nghiệp XKRQ Việt Nam. Thang đo của khái niệm đặc điểm sản phẩm được điều chỉnh, bổ sung từ kết quả nghiên cứu định tính dựa trên cơ sở thang đo của O'cass & Julian (2003b) và Cavusgil & Zou (1994). Trong đó, cơ sở cho biến quan sát PC1 và PC2 là từ Cavusgil & Zou (1994), cơ sở cho biến quan sát PC1, PC2 và PC3 là từ O'cass & Julian (2003b), biến quan sát PC4 là cơ sở đề xuất thêm mới từ kết quả nghiên cứu định tính.
Bảng 3.7: Thang đo đặc điểm sản phẩm
Đặc điểm sản phẩm Ký hiệu Sản phẩm xuất khẩu của doanh nghiệp có tính độc đáo PC1 Sản phẩm xuất khẩu của doanh nghiệp có tính văn hóa đặc trưng PC2
Sản phẩm xuất khẩu của doanh nghiệp được bảo hộ sở hữu trí tuệ (ví
dụ: chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu tập thể) ở mức độ cao
Sản phẩm xuất khẩu của doanh nghiệp đáp ứng kỳ vọng của khách hàng về chất lượng sản phẩm
PC3
PC4
(Nguồn: O'cass & Julian (2003b), Cavusgil & Zou (1994))
Thang đo năng lực công nghệ
Khái niệm năng lực công nghệ đo lường bởi 4 biến quan sát (Bảng 3.8) với thang đo Likert 7 điểm, thể hiện mức độ năng lực công nghệ của doanh nghiệp XKRQ Việt Nam. Các biến quan sát đo lường năng lực công nghệ dựa vào thang đo Knight & Cavusgil (2004) và được điều chỉnh bổ sung từ kết quả nghiên cứu định tính.
Bảng 3.8: Thang đo năng lực công nghệ
Năng lực công nghệ Ký hiệu
Doanh nghiệp áp dụng công nghệ tiên tiến trong ngành XKRQ TC1 Doanh nghiệp nghiên cứu cải tiến kỹ thuật, tăng hàm lượng công nghệ
hiện đại trong sản xuất và chế biến rau quả
So với các đối thủ cạnh tranh địa phương, sản phẩm rau quả xuất khẩu của doanh nghiệp được áp dụng công nghệ vượt trội
Sản phẩm rau quả xuất khẩu áp dụng công nghệ cải tiến được công nhận tại thị trường xuất khẩu chính
TC2
TC3
TC4
(Nguồn: Knight & Cavusgil (2004))
Thang đo sự khác biệt môi trường
Khái niệm sự khác biệt môi trường được đo lường bởi 4 biến quan sát (Bảng 3.9) với thang đo Likert 7 điểm, thể hiện sự khác biệt khoảng cách khác biệt giữa thị trường Việt Nam và TTXK về văn hoá, kinh tế, địa lý và chính trị. Các biến quan sát để đo lường khái niệm sự khác biệt môi trường dựa vào thang đo nghiên cứu của
Ghemawat (2001) và Magnusson và cộng sự (2013), hai nghiên cứu đều đề xuất cả 4 biến quan sát về sự khác biệt về văn hoá, kinh tế, địa lý và chính trị.
Bảng 3.9: Thang đo sự khác biệt môi trường
Sự khác biệt môi trường Ký hiệu
Sự khác biệt về văn hoá (ví dụ: ngôn ngữ, dân tộc, tôn giáo, chuẩn
mực xã hội).
Sự khác biệt về kinh tế (ví dụ: tổng sản phẩm trong nước, trình độ học vấn, cơ sở hạ tầng, tài chính)
ED1
ED2
Sự khác biệt về địa lý (ví dụ: khoảng cách vật lý, khí hậu). ED3
Sự khác biệt về chính trị (ví dụ: quan hệ giữa các quốc gia liên quan,
tham nhũng, môi trường pháp lý)
ED4
(Nguồn: Ghemawat (2001), Magnusson và cộng sự (2013))
Thang đo cường độ cạnh tranh
Khái niệm cường độ cạnh tranh được đo lường bởi 5 biến quan sát (Bảng 3.10) với thang đo Likert 7 điểm, thể hiện sự khác biệt giữa thị trường Việt Nam và TTXK với số lượng đối thủ cạnh tranh ở TTXK và cường độ của những yếu tố cạnh tranh bền vững. Các biến quan sát CI1, CI2, CI3, CI4 để đo lường khái niệm cường độ cạnh tranh dựa vào thang đo nghiên cứu của Hultman và cộng sự (2009). Cơ sở cho các biến quan sát CI1, CI2, CI3, CI4, CI5 được xây dựng từ Zeriti và cộng sự (2014), và được điều chỉnh/bổ sung từ nghiên cứu định tính.
Bảng 3.10: Thang đo cường độ cạnh tranh
Cường độ cạnh tranh Ký hiệu Có sự khác biệt về tốc độ đổi mới hình thức cạnh tranh CI1 Có sự khác biệt về tần suất cạnh tranh truyền thông tiếp thị CI2
Có sự khác biệt về tần suất giới thiệu sản phẩm mới của đối thủ
cạnh tranh
CI3
Có sự khác biệt về mức độ cạnh tranh trong ngành CI4
Có sự khác biệt về cạnh tranh giá cả CI5
(Nguồn: Hultman và cộng sự (2009), Zeriti và cộng sự (2014))
Thang đo rào cản kỹ thuật thương mại
Thang đo rào cản kỹ thuật thương mại được sử dụng là thang đo đơn hướng (Bảng 3.11), đo lường bởi 5 biến quan sát sử dụng thang đo Likert 7 điểm. Thang đo được điều chỉnh từ kết quả nghiên cứu định tính dựa trên cơ sở Leonidou (2004) và Kahiya (2018). Trong đó, các biến quan sát TBT3, TBT4 được lấy cơ sở từ Leonidou (2004), các biến quan sát TBT1, TBT2, TBT3 được lấy cơ sở từ Kahiya (2018) và biến quan sát TBT5 là cơ sở đề xuất thêm mới từ kết quả nghiên cứu định tính.
Bảng 3.11: Thang đo rào cản kỹ thuật thương mại
Rào cản kỹ thuật thương mại Ký hiệu
Doanh nghiệp có bị ảnh hưởng bởi rào cản về tiêu chuẩn / thông số
chất lượng sản phẩm rau quả xuất khẩu
Doanh nghiệp có bị ảnh hưởng bởi rào cản về đạt tiêu chuẩn đóng gói / dán nhãn xuất khẩu
Doanh nghiệp có bị ảnh hưởng bởi hàng rào phi thuế quan (Rào cản kỹ thuật thương mại) cao
Doanh nghiệp có bị ảnh hưởng bởi rào cản về các quy tắc và quy định nghiêm ngặt và phức tạp của TTXK
Doanh nghiệp có bị ảnh hưởng bởi đáp ứng tiêu chuẩn sản xuất sản phẩm rau quả xuất khẩu (đầu vào và / hoặc công nghệ sản xuất)
TBT1
TBT2
TBT3
TBT4
TBT5
(Nguồn: Leonidou (2004), Kahiya (2018))
Thang đo kết quả xuất khẩu
Khái niệm kết quả xuất khẩu được đo lường bởi 5 biến quan sát (Bảng 3.12) thể hiện mức độ đạt được mục tiêu và mức độ hài lòng kết quả xuất khẩu về tăng trưởng doanh thu, hình ảnh và doanh tiếng doanh nghiệp tại TTXK, lợi nhuận kinh doanh, thị phần, và sự mở rộng quốc tế của doanh nghiệp rau quả Việt Nam. Các biến quan sát EP1, EP3, EP5 được xây dựng từ thang đo gốc của Cadogan và cộng sự (2002), các biến quan sát EP1, EP2, EP3, EP4, EP5 được xây dựng từ thang đo gốc của Navarro và cộng sự (2010b). Sau đó, 5 biến quan sát để đo lường khái niệm kết quả xuất khẩu được điều chỉnh/bổ sung từ kết quả nghiên cứu định tính.