Kết Quả Phân Tích Phần Dư Của Thang Đo Nguyên Nhân


TC3

15,094

14,626

,804

,874

TC4

15,379

16,081

,902

,843

Sự khác biệt môi trường: (α = ,914)

ED1

12,336

12,799

,827

,883

ED2

12,120

15,359

,762

,905

ED3

12,232

13,745

,833

,879

ED4

12,189

13,477

,812

,886

Cường độ cạnh tranh: (α = ,837)

CI1

19,0776

12,855

,637

,804

CI2

19,7500

14,989

,604

,817

CI3

19,4138

13,393

,612

,811

CI4

19,8190

12,567

,688

,789

CI5

19,4224

12,437

,674

,794

Rào cản kỹ thuật thương mại: (α = ,865)

TBT1

20,931

16,847

,689

,836

TBT2

20,913

17,036

,714

,830

TBT3

20,741

16,541

,786

,812

TBT4

20,931

17,404

,626

,852

TBT5

21,000

17,461

,623

,853

Chiến lược marketing xuất khẩu thích nghi: (α = ,875)

EMS1

14,077

6,698

,721

,845

EMS2

13,775

6,471

,752

,832

EMS3

13,896

7,241

,708

,852

EMS4

13,646

5,935

,764

,830

Kết quả xuất khẩu: (α = ,899)

EP1

22,025

16,460

,701

,888

EP2

22,060

16,475

,728

,882

EP3

22,051

16,676

,814

,865

EP4

22,103

16,215

,794

,867

EP5

22,069

16,343

,726

,882

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 260 trang tài liệu này.

Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xuất khẩu rau quả của doanh nghiệp Việt Nam - 15

(Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu của tác giả)


Phân tích yếu tố khám phá EFA

Sau khi phân tích độ tin cậy của thang đo cho các khái niệm nghiên cứu, các thang đo được đánh giá tiếp theo bằng phương pháp phân tích yếu tố khám phá EFA. Theo mô hình nghiên cứu có 9 khái niệm đơn hướng là IE, EC, PC, TC, ED, CI, TBT, EMS và kết quả xuất khẩu. Cả 9 khái niệm này với 40 biến quan sát, sẽ được phân tích EFA gộp chung nhằm đánh giá giá trị hội tụ và phân biệt của chúng.

Kết quả phân tích EFA thể hiện rằng: toàn bộ 40 biến quan sát dùng để đo lường các khái niệm trong mô hình nghiên cứu được rút thành 09 yếu tố (Bảng 1, Phụ lục 3). Cụ thể: 05 biến quan sát EP1, EP2, EP3, EP4, EP5 được rút thành 1 nhân tố “kết quả xuất khẩu” với phương sai giải thích là 29,176% và Eigenvalue là 11,670; 4 biến quan sát ED1, ED2, ED3, ED4 được rút thành 1 nhân tố “sự khác biệt môi trường” với phương sai giải thích là 9,716% và Eigenvalue là 3,887; 5 biến quan sát TBT1, TBT2, TBT3, TBT4, TBT5 được rút thành 1 nhân tố “rào cản kỹ thuật thương mại” với phương sai giải thích là 8,195 % và Eigenvalue là 3,278; 4 biến quan sát TC1, TC2, TC3, TC4 được rút thành 1 nhân tố “năng lực công nghệ” với phương sai giải thích là 5,696% và Eigenvalue là 2,278; 5 biến quan sát EC1, EC2, EC3, EC4, EC5 được rút thành 1 nhân tố “cam kết xuất khẩu” với phương sai giải thích là 4,990

% và Eigenvalue là 1,996; 04 biến quan PC1, PC2, PC3, PC4 được rút thành 1 nhân tố là “đặc điểm sản phẩm” với phương sai giải thích là 4,707 % và Eigenvalue là 1,883; 5 biến quan sát CI1, CI2, CI3, CI4, CI5 được rút thành 1 nhân tố là “cường độ cạnh tranh” với phương sai giải thích là 4,131 % và Eigenvalue là 1,652; 4 biến quan sát IE1, IE2, IE3, IE4 được rút thành 1 nhân tố là “kinh nghiệm xuất khẩu” với phương sai giải thích là 3,673 % và Eigenvalue là 1,669; 4 biến quan sát EMS1, EMS2, EMS3, EMS4 được rút thành 1 nhân tố là “chiến lược marketing xuất khẩu thích nghi” với phương sai giải thích là 2,983 % và Eigenvalue là 1,193.

Kết quả phân tích EFA ở Bảng 1 Phụ lục 3 cho thấy KMO = 0,842 > 0,5; sig.

= ,000 < 0,01; có 9 nhân tố được rút trích với tổng phương sai trích 73,268% > 60%. Hệ số tải các nhân tố đều > 0,5 (từ 0,599 đến 0,890). Như vậy, các thang đo IE, EC,


PC, TC, ED, CI, TBT, EMS và kết quả xuất khẩu đạt giá trị hội tụ và phân biệt và giá trị của thang đo giải thích tốt các khái niệm.

Kết luận về nghiên cứu sơ bộ

Nghiên cứu sơ bộ được phân tích trên số phiếu phỏng vấn là 116 phiếu đạt yêu cầu và được tiến hành kiểm tra độ tin cậy thang đo. Nghiên cứu đã nhận định các thang đo có độ tin cậy phù hợp. Sau đó, các thang đo đạt yêu cầu được phân tích nhân tố khám phá để đánh giá giá trị của các biến đo lường trong thang đo. Kiểm định trong nghiên cứu sơ bộ giúp đánh giá tính phân biệt của các thang đo trong mô hình. Kết quả nghiên cứu sơ bộ là cơ sở khoa học chọn lựa và sàng lọc và được đưa vào danh sách các thang đo sử dụng cho chương trình nghiên cứu chính thức (Phụ lục 2).

3.5 Tóm tắt chương 3

Chuơng 3 giới thiệu quy trình và phương pháp nghiên cứu triển khai qua 3 bước: Nghiên cứu định tính, nghiên cứu định lượng sơ bộ và chính thức. Kết quả nghiên cứu định tính nhằm chuẩn hóa mô hình lý thuyết, khám phá các yếu tố tác động đến kết quả xuất khẩu doanh nghiệp XKRQ Việt Nam, bổ sung và điều chỉnh thang đo các khái niệm nghiên cứu để phù hợp với ngữ cảnh. Kỹ thuật sử dụng trong nghiên cứu định tính là thảo luận tay đôi với chuyên gia.

Nghiên cứu định lượng sơ bộ thực hiện khảo sát 116 doanh nghiệp, kết quả là cơ sở hình thành thang đo sử dụng cho nghiên cứu chính thức. Các khái niệm, phương pháp nghiên cứu và thực hiện chương trình nghiên cứu sơ bộ thông qua kiểm định độ tin cậy Cronbach’s alpha và phân tích nhân tố EFA. Kết quả cho thấy có 40 biến quan sát dùng để đo lường khái niệm kết quả xuất khẩu và các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xuất khẩu, các thành phần của nó thỏa mãn các chỉ tiêu của 02 phương pháp đánh giá trên. Vì thế, các thang đo này được áp dụng cho nghiên cứu chính thức tiếp theo. Nghiên cứu chính thức sẽ được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định lượng. Các thang đo được đánh giá độ tin cậy, giá trị hội tụ và giá trị phân biệt ở mô hình đo lường và đánh giá mô hình cấu trúc PLS - SEM sẽ được sử dụng để kiểm

định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu ở chương 4.


Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Giới thiệu chương 4

Nội dung Chương 3 đã trình bày quy trình và phương pháp nghiên cứu, kết quả nghiên cứu định tính, và kết quả nghiên cứu định lượng sơ bộ. Trong chương 4, luận án sẽ trình bày kết quả nghiên cứu chính thức. Nội dung gồm có: (i) Đặc điểm mẫu nghiên cứu, (ii) kiểm định các thang đo, (iii) đánh giá mô hình đo lường nguyên nhân và kết quả, (iv) đánh giá mô hình cấu trúc PLS- SEM, (v) phân tích đa nhóm.

4.1 Đặc điểm mẫu nghiên cứu chính thức

Dữ liệu chính thức được khảo sát từ tháng 02/2019 đến 08/2019. Bảng khảo sát được gửi đến các doanh nghiệp XKRQ ở các tỉnh khu vực Nam Bộ (Tp. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang, An Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp, Bến Tre, Vĩnh Long), Bình Thuận và Lâm Đồng. Đây là khu vực hiện chiếm tỷ trọng chính của tổng kim ngạch XKRQ, chiếm hơn 80% tổng sản lượng rau quả của cả nước (Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, 2018; Hiệp hội Rau quả Việt Nam, 2019). Nghiên cứu này sử dụng phương pháp lấy mẫu định mức, là các doanh nghiệp XKRQ có hình thức xuất khẩu trực tiếp và có số năm hoạt động xuất khẩu trên 3 năm (Azar & Ciabuschi, 2017) từ cơ sở dữ liệu được cung cấp bởi Hiệp hội rau quả Việt Nam và Cục xúc tiến thương mại. Mặc dù, điều này làm giảm khả năng tổng quát của các phát hiện, nhưng nó tạo ra một cơ sở dữ liệu đáng tin cậy, vì dữ liệu được thu thập và thẩm định từ các chuyên gia quản lý.

Để đảm bảo rằng cuộc khảo sát sẽ được nhận bởi đúng người (nhà quản lý xuất khẩu), các cuộc điện thoại trước đã được thực hiện cho tất cả các doanh nghiệp đủ điều kiện để thu thập tên của những nhà quản lý thích hợp nhất để nhận bảng câu hỏi và loại hình kênh phản hồi thuận tiện với từng doanh nghiệp. Quy trình này đã tạo ra 758 tên từ 785 doanh nghiệp, vì 27 doanh nghiệp hoặc không hoạt động hoặc không tham gia cuộc khảo sát. Tổng cộng 364 bảng câu hỏi được phản hồi từ các doanh nghiệp này, chiếm tỷ lệ 48,02%. Người trả lời được đảm bảo rằng câu trả lời của họ là ẩn danh để kiểm soát sự thiên vị về mong muốn xã hội. Kết quả cuối cùng có 339 bảng đạt yêu cầu và được đưa vào sử dụng trong nghiên cứu chính thức. Đặc


điểm mẫu nghiên cứu chính thức (Bảng 4.1) với N = 339 doanh nghiệp XKRQ Việt Nam được phân loại theo loại hình doanh nghiệp, quy mô lao động, số năm hoạt động xuất khẩu, và TTXK chính.

Về loại hình hoạt động doanh nghiệp, tỷ lệ đối tượng phỏng vấn trong nghiên cứu đang quản lý các doanh nghiệp có hình thức sở hữu DNTN chiếm tỷ lệ 11,50%; hình thức sở hữu công ty TNHH chiếm tỷ lệ 50,74%, hình thức sở hữu CTCP chiếm 25,07% và các hình thức sở hữu khác chiếm tỷ lệ 12,68%.

Về quy mô lao động, số doanh nghiệp được khảo sát có số lượng lao động dưới 50, chiếm tỷ lệ 7,67%; số doanh nghiệp có số lượng lao động từ 50 đến dưới 300, chiếm tỷ lệ 69,03% và số doanh nghiệp có số lượng lao động từ 300 trở lên chiếm tỷ lệ 23,30%.

Về số năm doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu, tỷ lệ đối tượng khảo sát quản lý các doanh nghiệp có số năm kinh nghiệm hoạt động xuất khẩu hoạt động trên 10 năm chiếm tỷ lệ 46,31 % và doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu từ 3 năm đến dưới 10 năm chiếm tỷ lệ 53,69%.

Về TTXK chính, các doanh nghiệp khảo sát có TTXK chính ở thị trường Trung Quốc chiếm tỷ lệ 61,95% và các doanh nghiệp có TTXK là các quốc gia còn lại chiếm tỷ lệ 38,05%.

Bảng 4.1: Đặc điểm mẫu nghiên cứu chính thức



Tần số

Tỷ lệ (%)



Doanh nghiệp tư nhân

39

11,50

Loại hình

hoạt

Công ty trách nhiệm hữu

hạn

172

50,74

động


Công ty cổ phần

85

25,07



Loại hình khác

43

12,68



Dưới 50

26

7,67

Quy mô lao động



Trung Quốc

210

61,95


Các quốc gia khác

129

38,05

Số năm hoạt động xuất khẩu

TTXK chính

Từ 50 đến dưới 300 234 69,03

Từ 300 trở lên 79 23,30

Từ 3 năm đến dưới 10 năm 182 53,69

Từ 10 năm trở lên 157 46,31


(Nguồn: Tính toán của tác giả)


4.2 Đánh giá mô hình đo lường

Đánh giá mô hình đo lường: Tiêu chí đánh giá tuân theo hướng dẫn của Henseler và cộng sự (2016a) như sau:

1. Đánh giá thang đo biến nguyên nhân:

- Phân tích phần dư: hệ số đường dẫn > 0,7

- Kiểm định ý nghĩa của trọng số ngoài.

Sau đó, đánh giá mô hình thang đo dạng kết quả triển khai theo các bước sau:

2. Độ tin cậy nhất quán nội tại: (CR) ≥ 0,7

3. Giá trị hội tụ:

- Hệ số tải ngoài của biến quan sát (outer reliability) ≥ 0,7;

- Giá trị phương sai trích (AVE): ≥ 0,5

- Hệ số rho_A: > 0,7

4. Giá trị phân biệt:

- Chỉ số tải ngoài của biến quan sát nên cao hơn hệ số tải chéo của nó với các biến khác. Hơn thế nữa, căn bậc hai của AVE của mỗi biến nên lớn hơn hệ số tương quan cao nhất của nó với bất kỳ biến nào khác trong mô hình (Fornell – Larcker).

- Sử dụng tiêu chí HTMT để đánh giá giá trị phân biệt, khoảng tin cậy thống kê của HTMT không nên chứa giá trị 1 cho tất cả các sự kết hợp của các biến.

Mô hình đo lường hỗn hợp bao gồm 9 biến nghiên cứu tiềm ẩn, trong đó 1 biến sử dụng thang đo nguyên nhân và 8 biến sử dụng thang đo kết quả. Biến “Chiến lược marketing xuất khẩu thích nghi” (EMS) được xếp loại là thang đo nguyên nhân (Navarro và cộng sự, 2010b) bởi vì ba lý do sau: (1) Quan hệ nhân quả thiết lập từ biến quan sát đến biến nghiên cứu và biến quan sát đại diện cho nguyên nhân của biến nghiên cứu; (2) biến nghiên cứu là một sự kết hợp của các biến quan sát; và (3) các biến đo lường không thể hoán đổi lẫn nhau.


4.2.1 Đánh giá thang đo dạng nguyên nhân

Đầu tiên giá trị hội tụ biến nguyên nhân được kiểm tra thông qua phân tích 1

Đầu tiên, giá trị hội tụ biến nguyên nhân được kiểm tra thông qua phân tích phần dư. Khi thiết kế nghiên cứu, trong bảng câu hỏi khảo sát, tác giả đã xác định biến “Chiến lược marketing xuất khẩu thích nghi” là thang đo nguyên nhân, do đó trong bảng câu hỏi khảo sát chính thức có một phát biểu bổ sung “Hãy đánh giá chung mức độ thích nghi chiến lược marketing xuất khẩu” đã được phát triển và được đo lường theo thang đo Likert 7 điểm. Đây được xem là một biến bao trùm (toàn thể) tóm tắt bản chất của biến quan sát nguyên nhân. Mục tiêu của việc thiết kế biến bao trùm này không nhằm để nắm bắt đầy đủ phạm vị nội dung, mà được dùng là biến phụ thuộc của thang đo nguyên nhân, được xem xét trong phân tích phần dư nhằm đánh giá mức độ hội tụ của biến nguyên nhân.


Hình 4.1: Kết quả phân tích phần dư của thang đo nguyên nhân

(Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu của tác giả)

Phân tích mô hình Redundancy analysis EMS minh họa kết quả phân tích phần dư của biến EMS (Hình 4.1). Biến nguyên nhân ban đầu được dán nhãn là EMS, trong khi đánh giá toàn bộ mức độ thích nghi chiến lược marketing xuất khẩu sử dụng biến bao trùm đơn biến được dán nhãn là EMS Re. Phân tích phần dư mang lại hệ số đường dẫn là 0,854 ở trên ngưỡng 0,7; do đó ủng hộ giá trị hội tụ của thang đo nguyên nhân của khái niệm EMS trong mô hình đo lường.

Tiếp theo, biến EMS được phân tích trọng số ngoài (outer weights). Báo cáo kết quả bootstrapping Bảng 4.2 hiển thị ước lượng trọng số ngoài, hệ số tải ngoài, giá trị t, giá trị p và khoảng tin cậy Bca 95%. Nhìn vào mức ý nghĩa, ta thấy các biến quan sát nguyên nhân EMS1, EMS2, EMS4 có ý nghĩa tại mức ý nghĩa 5%, ngoại trừ biến EMS3. Tuy nhiên, hệ số tải ngoài của EMS1, EMS2, EMS3, EMS4 thấp nhất 0,825. Thêm vào đó, giá trị p của 4 hệ số tải ngoài đều dưới 0,01, tất cả hệ số tải ngoài


đều có ý nghĩa tại mức 1%. Hơn nữa, hệ số tải ngoài EMS3 > 0,5; được hiểu là quan trọng tuyệt đối chứ không phải quan trọng tương đối và cơ sở lý thuyết lẫn các nghiên cứu trước đây cũng đưa ra hỗ trợ về sự liên quan của biến quan sát EMS3 (Mức độ thích nghi các thành phần phân phối) của biến nghiên cứu EMS doanh nghiệp. Do đó, nghiên cứu giữ lại biến quan sát EMS3. Tóm lại, biến nguyên nhân EMS cho thấy các mức đạt yêu cầu về chất lượng để tiến hành đánh giá mô hình cấu trúc.

Bảng 4.2 Kết quả phân tích trọng số ngoài thang đo nguyên nhân

Biến Giá trị

nghiên ngoài (hệ số

quan sát t

Giá trị

p

Khoảng tin

cậy Bca 95%

cứu tải ngoài)



0,05)

0,303

EMS EMS1 3,407

0,001

[0,124; 0,476]

0,284

EMS2 3,099

0,002

[0,107; 0,473]

0,225

EMS3 1,911

0,056

[-0,004; 0,453]

Không

0,346

EMS4 3,751

0

[0,159; 0,521]

(0,874)




Biến

Trọng số

Ý nghĩa (p <


(0,825)


(0,865)


(0,837)



(Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu của tác giả)

4.2.2 Đánh giá thang đo dạng kết quả

Mô hình các yếu tố tác động đến kết quả xuất khẩu doanh nghiệp XKRQ Việt Nam bao gồm 8 biến nghiên cứu tiềm ẩn (1 biến có thang đo nguyên nhân đã phân tích). Tiếp theo, nghiên cứu sẽ phân tích và nhận định 8 biến thang đo kết quả. Nghiên cứu cần ước lượng mối quan hệ giữa biến tiềm ẩn kết quả và biến quan sát thông qua hệ số tải ngoài (Outer loadings) (Hình 4.2, bảng 4.3). Kết quả cho thấy tất cả chỉ số hệ số tải ngoài của các khái niệm IE, EC, PC, TC, ED, CI, TBT EP đều lớn hơn giá trị tối thiểu cho phép (ngưỡng) là 0,708 đạt yêu cầu đối với hệ số tải ngoài.

Xem tất cả 260 trang.

Ngày đăng: 31/03/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí